Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn về thư tín, điện thoại, điện tín của người khác

Tóm tắt câu hỏi:

Luật sư cho tôi hỏi hiện nay pháp luật có quy định như thế nào về tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác. Mong luật sư tư vấn giúp tôi.

Người gửi: Phạm Thị Vân Anh (Hải Dương)

Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn về thư tín, điện thoại, điện tín của người khác

 

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới  luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: 

Điều 125 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 có quy định:

“1. Người nào chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính hoặc có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ một triệu đồng đến năm triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ một năm đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm:

a) Có tổ chức;b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Phạm tội nhiều lần;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng.

đ) Tái phạm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.”

1. Dấu hiệu pháp lý

a. Khách thể của tội phạm

Khoản 2 Điều 21 Luật Hiến pháp năm 2013 có quy định:

“Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.

Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.”

Việc thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm được quy định tại Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự.

Do vậy, tội phạm xâm phạm quyền đảm bảo bí mật và an toàn về thư tín, điện tín của công dân. Đồng thời tội phạm xâm phạm những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về việc thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại bưu điện.

b. Mặt khách quan của tội phạm

Đối tượng tác động của tội phạm là thư tín, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác của cá nhân được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy vi tính. Các hành vi phạm tội thể hiện sau đây:

Hành vi chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác của cá nhân được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy vi tính là dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác công khai hay bí mật để chiếm lấy những thứ nêu trên của người khác về cho mình vì động cơ cá nhân. Thư từ, điện tín có thể là để ngỏ hay dán kín; có thể là ở thùng thư, bưu điện hay ở nhà riêng, đang do mình có trách nhiệm chuyển giao hay lừa người khác nhận chuyển hộ rồi chiếm đoạt. Hành vi xâm phạm an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác còn thể hiện như tịch thu trái phép thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác.

Hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác là dùng mọi thủ đoạn để biết được nội dung thông tin trong bức thư, điện thoại, điện tín. Các hành vi như bóc xem trộm thư, điện tín, sao chụp lại chúng; nghe trộm, ghi âm các cuộc điện thoại…, trong trường hợp này, thư tín, điện thoại, điện tín còn nguyên vẹn mà chỉ bị lộ các thông tin trong đó. Trường hợp xem một bức thư hay một bức điện bỏ ngỏ thì không phạm tội.

Người có hành vi nêu trên là người đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì mới cấu thành tội phạm.

c. Chủ thể của tội phạm

Người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt, phải làm rõ chức vụ, quyền hạn này.

d. Chủ thể của tội phạm

Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý. Lỗi cố ý ở đây là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

2. Hình phạt

– Khung 1: phạt cảnh cáo, phạt tiền từ một triệu đồng đến năm triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.

– Khung 2: phạt cải tạo không giam giữ từ một năm đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm áp dụng cho trường hợp:

+ Có tổ chức;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Phạm tội nhiều lần;

+ Gây hậu quả nghiêm trọng.

+ Tái phạm

– Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn về thư tín, điện thoại, điện tín của người khác. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn về thư tín, điện thoại, điện tín của người khác
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề