Từ ngày nhà nước mở rộng chính sách cho Việt kiều mua nhà ở tại Việt Nam, tỷ lệ Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, để tham gia vào các giao dịch nhà đất tại Việt Nam, điều kiện tiên quyết là chủ thể cần chứng minh được mình là người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Đồng thời còn phải nắm rõ những quy định phức tạp của pháp luật đất đai để có thể hạn chế rủi ro đối với những giao dịch có giá trị lớn như mua bán nhà đất. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong trong lĩnh vực pháp luật bất động sản, Luật Việt Phong tư vấn thủ tục để Việt kiều mua nhà ở tại Việt Nam cho khách hàng có nhu cầu.
226 1

1. Điều kiện để Việt Kiều được mua nhà ở tại Việt Nam

– Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở đối với Việt Kiều tại Việt Nam: 
+ Phải nhập cảnh vào Việt Nam và có nhà ở hợp pháp thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây được gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); 
+ Mua, nhận, tặng cho, nhân đôi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình cá nhân, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức nhà ở theo quy định pháp luật.
– Chủ thể cần chứng minh được là người Việt Nam định cư ở nước ngoài. 
Giấy tờ chứng minh: là người Việt Nam định cư ở nước ngoài để được mua nhà với tư cách là người Việt Nam định cư ở nước ngoài như sau: 
+ Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu;
+Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Hồ sơ cần chuẩn bị 

Quý khách hàng là Việt Kiều, muốn mua nhà tại Việt Nam cần chuẩn bị những tài liệu/giấy tờ sau:
– Đơn đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo Mẫu số 04/ĐK;
– Bản chính Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;
– Hợp đồng mua bán nhà ở;
– Bản chính giấy tờ tùy thân của bên mua và bên bán gồm:
+ Sổ hộ khẩu của các bên (bản sao chứng thực)/hoặc hộ chiếu/giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam, gốc Việt Nam.
+ Giấy đăng ký kết hôn (trường hợp đã kết hôn); hoặc Giấy xác nhận độc thân (trường hợp đang độc thân hoặc đã ly hôn);
– Biên lai nộp nghĩa vụ tài chính (bản chính);
– Văn bản ủy quyền;

3. Trình tự, thủ tục để Việt Kiều mua nhà ở tại Việt Nam

Bước 1: Xác định có đủ điều kiện để được mua nhà tại Việt Nam hay không?
+ Chủ thể cần chứng minh được mình là người Việt Nam định cư ở nước ngoài
+ Xác định loại bất động sản (nhà đất) mà mình muốn mua có phù hợp với quy định hay không (loại bất động sản mà Việt kiều được quyền sở hữu)
Bước 2: Kiểm tra giấy tờ pháp lý của nhà đất
*Nếu là nhà ở thương mại (nhà ở trong dự án) thì yêu cầu chủ đầu tư cung cấp những giấy tờ sau:
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngành nghề kinh doanh bất động sản
+ Giấy phép đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư 
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) của cả khu đất thực hiện dự án
+ Hồ sơ chứng từ liên quan việc hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư
+ Giấy phép xây dựng và các giấy phép khác liên quan đến việc xây dựng
+ Hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
* Nếu là nhà ở hình thành trong tương lai: Biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng, hợp đồng bảo lãnh, văn bản cho phép bán, cho thuê mua của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai
* Nếu là nhà ở riêng lẻ (nhà phố): Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất
Ngoài ra, cần kiểm tra trên giấy tờ nhà đất và thực tế xem có đúng như quy hoạch trên bản vẽ, có làm thủ tục hoàn công hay chưa, nhà đất đã từng sữa chữa, thay đổi kiến trúc hay không, nếu có phải được cập nhật vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất. Đảm bảo rằng nhà ở hoặc nhà trong dự án không nằm trong quy hoạch của Nhà nước, không thuộc diện tranh chấp, không bị kê biên đảm bảo thi hành án.
Bước 3: Ký hợp đồng đặt cọc (nếu có)
Đây là một loại thủ tục không bắt buộc, có giá trị như một loại giao ước giữa bên bán và bên mua. Thường thì các bên sẽ tự thỏa thuận về nội dung hợp đồng đặt cọc cũng như số tiền đặt cọc (khoảng 5 – 15% giá trị nhà đất), thời gian đặt cọc (khoảng 10 – 30 ngày). Trường hợp bên mua thanh toán một lần thì không cần ký hợp đồng đặt cọc
Bước 4: Công chứng hợp đồng
Các bên đến cơ quan công chứng lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở.
Bước 5: Nộp hồ sơ sang tên 
Để nắm rõ chi tiết thủ tục sang tên sổ đỏ, khách hàng có thể tham khảo bài viết: Dịch vụ sang tên sổ đỏ tại Hà Nội

4. Dịch vụ Luật Việt Phong cung cấp

– Tư vấn các quy định pháp lý có liên quan cho khách hàng về thủ tục mua nhà ở tại Việt Nam;
– Thay khách hàng thực hiện toàn bộ các thủ tục cần thiết để Việt Kiều mua nhà ở tại Việt Nam;
– Tư vấn chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đất;
– Tư vấn thủ tục sang tên sổ đỏ, đính chính sổ đỏ, cấp mới sổ đỏ, cấp lại lại sổ đỏ;
–  Giải quyết khiếu nại, tranh chấp về đất đai.
Quý khách có nhu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ qua số 1900 6589 để được các chuyên viên pháp lý hỗ trợ. Công ty Luật Việt Phong luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng 24/24 ( kể cả ngày nghỉ). Rất mong được hợp tác cùng quý khách!