Vi phạm quy định về thời gian thử việc bị xử lý như thế nào?

Tóm tắt câu hỏi

Xin chào luật sư, tôi có câu hỏi như sau rất mong được luật sư tư vấn: 
Hiện tại tôi đang trong thời gian thử việc tại Công ty A. Theo hợp đồng thử việc thì thời hạn là 4 tháng. Hiện tại tôi đã làm việc được 3 tháng, tuy nhiên do thấy không phù hợp với công việc nên tôi có ý định xin nghỉ. Luật sư cho tôi hỏi nếu tôi nghỉ như vậy thì có phải thực hiện thủ tục gì không và có bị coi là vi pham không? Xin cám ơn luật sư!
Người gửi: Minh Quang (Thái Bình)
Bài viết liên quan:

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình đến Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, Luật Việt Phong xin tư vấn cho bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

-Bộ luật lao động 2012
-Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 08 năm 2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động

2/ Vi phạm quy định về thời gian thử việc bị xử lý như thế nào?

Với trường hợp của ban chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn theo hai vấn đề bao gồm: thời gian thử việc và việc chấm dứt hợp đồng trước khi kết thúc thời gian thử việc.
Thứ nhất, thời gian thử việc.
Theo thông tin bạn cung cấp thì thời gian thử việc của bạn là 4 tháng. Mặc dù bạn không trình bày rõ về công việc của bạn, đặc biệt liên quan đến yếu tố chuyên môn tuy nhiên việc công ty A áp dụng thời gian thử việc với bạn như trên là vi phạm quy đinh của pháp luật. Cụ thể, tại Điều 27 Bộ luật lao động quy định như sau:
“Điều 27. Thời gian thử việc
Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.”
Như vậy, dù với công việc cần trình độ chuyên môn cao thì pháp luật quy đinh thời gian thử việc tối đa là 60 ngày. Quy định này vừa đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng lao động để xem xét trình độ chuyên môn của người lao động có phù hợp với vị trí công việc mà ho đang cần tìm kiếm không. Đồng thời việc giới han thời gian như trên cũng có ý nghĩa bảo vệ quyền lợi của người lao động tránh bị lợi dụng, bóc lột sức lao động vì mức lương trong thời gian thử việc sẽ thấp hơn so với mức lương theo hợp đồng lao đông chính thức. Theo đó, hành vi của công ty A là vi phạm quy định về lao động và công ty A sẽ bị xử lý hành chính về hành vi này theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 08 năm 2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động, như sau:
“Điều 6. Vi phạm quy định về thử việc
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần;
b) Thử việc quá thời gian quy định;
c) Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả đủ 100% tiền lương cho người lao động trong thời gian thử việc đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều này.”
Căn cứ theo quy định trên thì công ty A sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Đồng thời bạn sẽ được thanh toán 100% tiền lương cho thời gian vượt quá. Theo đó, bạn có thể căn cứ vào tính chất chuyên môn công việc bạn thưc hiện để xác định thời gian đã vượt quá và yêu cầu công ty A thanh toán.
Thứ hai, về thủ tục xin nghỉ trước khi hết thời gian theo hợp đồng thử việc.
Liên quan đến vấn đề này, tại khoản 2 Điều 29 Bộ luật Lao động quy định như sau:
“Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc
1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.”
Căn cứ theo quy định trên cũng như áp dụng và trường hợp của bạn thì bạn có quyền được xin nghỉ việc trước khi kết thúc thời han 4 tháng theo hơp đồng đã ký kết trước đó mà không cần thủ tục báo trước và cũng không phải bồi thường.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Vi phạm quy định về thời gian thử việc bị xử lý như thế nào? Chúng tôi hy vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài 1900 6589 tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Phùng Thị Mai

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Vi phạm quy định về thời gian thử việc bị xử lý như thế nào?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề