Xử lý hành vi bạo lực trong gia đình

Tóm tắt câu hỏi:

Xử lí hành vi bạo lực trong gia đình

Bố tôi là công nhân về hưu do mất sức lao động. Cuộc sống gia đình tôi rất khó khăn khiến bố tôi vô cùng chán nản và thường xuyên chửi rủa, đánh đập mẹ tôi và đuổi mẹ con tôi ra khỏi nhà. Tình trạng kéo dài suốt mấy năm nay, hàng xóm xung quanh cũng thương cảm khuyên mẹ tôi không nên chung sống với bố tôi nữa. Xin hỏi luật sư, hành vi của bố tôi có vi phạm pháp luật hay không?

Người gửi: Phạm Thành Trung (Tuyên Quang)

Xử lí hành vi bạo lực trong gia đình

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

Tư vấn pháp luật:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn công ty luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

–  Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007

– Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình.

2/ Quy định pháp luật về hành vi bạo lực gia đình

Căn cứ điều 2 luật phòng chống bạo lực gia đình có quy định về các hành vi bạo lực gia đình như sau:

“1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;

e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.”

Theo thông tin bạn đã cung cấp bố bạn thường xuyên chửi rủa, xúc phạm và đánh đập mẹ bạn, đuổi mẹ con bạn ra khỏi nhà là  hành vi của bố bạn là một trong những hành vi bạo lực gia đình theo quy định pháp luật nêu trên.

3/ Xử lý vi phạm

Căn cứ và tính chất, mức độ của hành vi mà bố bạn sẽ phải chịu mức xử phạt hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu thuộc trường hợp xử phạt hành chính thì mức phạt được cụ thể hóa trong Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

Nếu đánh đập, gây thương tích cho mẹ bạn và những người khác trong gia đình thì sẽ bị xử phạt về hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình theo quy định tại Điều 49 của Nghị định số 167/2013/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng. Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình thì sẽ bị phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Hành vi thường xuyên chửi bới, lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình thì sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình theo quy định tại Điều 51 của Nghị định số 167/2013/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Trường hợp hành vi có tính chất nghiêm trọng, cấu thành tội phạm có thể bị xử lý hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe người khác (Điều 104); tội hành hạ người khác (Điều 110),… Theo đó, hình phạt với các tội này có thể là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong  về xử lý hành vi bạo lực trong gia đình. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

LUẬT VIỆT PHONG – PHÒNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Xử lý hành vi bạo lực trong gia đình
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề