Xử lý hình sự người sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn.

Tóm tắt tình huống:

Gia đình tôi nuôi heo thương phẩm, cả đàn có hơn 100 con. Ngày 12/6/2017, đoàn thanh tra xuống kiểm tra và lập biên bản xử lý do gia đình tôi có sử dụng chất cấm trong chăn nuôi là salbutamol. Tôi chỉ biết người quen giới thiệu pha loại bột này cho heo ăn sẽ mau lớn, thịt ngon nên cho heo ăn chứ không biết nó bị Nhà nước cấm. Thanh tra còn nói tôi có thể bị truy tố hình sự và phải ngồi tù vì dùng chất cấm trong chăn nuôi. Mong luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn.
Người gửi: Ngô Hương Ly
cach yodr 1459037615236 0 0 255 500 crop 1459037869425 1

Luật sư tư vấn:

Xin chào chị! Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi của mình tới luật Việt Phong. Về câu hỏi của chị, công ty luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho chị như sau:

1/ Căn cứ pháp luật

– Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009;
– Nghị định số 59/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện;
– Thông tư số 28/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam.
– Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 9/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi

2/ Xử lý hình sự người sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn.

Căn cứ Theo PHỤ LỤC I DANH MỤC HÀNG HÓA, DỊCH VỤ CẤM KINH DOANH Ban hành kèm theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ thì salbutamol không phải là hàng hóa cấm kinh doanh.
Salbutamol là một dược liệu dùng trong sản xuất thuốc cho con người được Bộ Y tế cho phép nhập khẩu nhưng cấm sử dụng trong chăn nuôi, đặc biệt là heo. Salbutamol có tác dụng làm kích thích sự tăng trưởng, tích nước và protein trong cơ thể động vật, làm tăng lượng thịt, giảm mỡ và rút ngắn thời gian chăn nuôi. Tuy nhiên Salbutamol tồn dư trong thịt gây ra biến chứng trên cơ thể người, ngộ độc cấp tính và các tổn hại nghiêm trọng cho cơ thể khi sử dụng lâu dài nên bị cấm trong chăn nuôi.
Thông tư số 28/2014/TT-BNNPTNT ngày 04/9/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam quy định Salbutamol tại mục số 14.
Căn cứ theo quy định tại Điều 244 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 về tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:
1. Người nào chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người tiêu dùng, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì nếu chị và gia đình không biết việc mình sử dụng phụ gia trong chăn nuôi có chất cấm theo quy định của pháp luật thì chỉ bị xử lý hành chính mà không bị xử lý hình sự.
Xử lý hành chính về trường hợp này quy định tại Điều 36 Nghị định số 119/2013/NĐ-CP như sau:
“1. Phạt tiền đối với các hành vi vi phạm sau đây:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi nông hộ;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trang trại.
c) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất cấm trong sản xuất, gia công và kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động sản xuất, gia công, kinh doanh thức ăn chăn nuôi trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cơ sở chăn nuôi tiếp tục nuôi dưỡng vật nuôi đã sử dụng chất cấm đến khi kiểm tra không còn tồn dư chất cấm mới được phép xuất bán hoặc giết mổ đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này; buộc tiêu hủy vật nuôi trong trường hợp tái phạm.
b) Buộc cơ sở vi phạm phải tiêu hủy toàn bộ chất cấm, thức ăn chăn nuôi có chất cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.”
Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Xử lý hình sự người sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Đỗ Đức Toàn

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Xử lý hình sự người sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn.
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề