Xử phạt thế nào khi khai man thông tin để được cấp chứng minh thư nhân dân

Luật sư cho tôi hỏi, năm 2004 tôi lấy tên anh ruột tôi để làm chứng minh nhân dân. Đến năm 2018 tôi bị công an phát hiện vậy tôi có phải chịu trách nhiệm hành chính đối với hành vi khai man của mình vào năm 2004 không? Nếu công an xử phạt tôi là đúng hay sai?

Trần Bảo

Căn cứ pháp lý

1 arse rpjo 5

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong đối với câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: từ những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi nhận thấy bạn đang gặp vướng mắc trong vấn đề pháp lý liên quan đến xử lý vi phạm hành chính về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Dựa theo thông tin được cung cấp và căn cứ theo pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm về lĩnh vực an ninh, trật tự xã hội, tại điều 9 Nghị định 167/2013 quy định:

Điều 9. Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chứng minh nhân dân
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Khai man, giả mạo hồ sơ, cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp chứng minh nhân dân;
b) Làm giả chứng minh nhân dân;
c) Sử dụng chứng minh nhân dân giả
Theo đó, người có hành vi cung cấp sai sự thật những thông tin có liên quan đến nhân thân cá nhân  sẽ bị xử phạt tiền.

Ngoài ra liên quan đến thắc mắc về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính, căn cứ theo điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:

Điều 6. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm
b) Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau:
Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
d) Trong thời hạn được quy định tại điểm a và điểm b khoản này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Từ quy định trên, áp dụng vào trường hợp này do việc bị phát hiện về hành vi cung cấp sai thông tin chưa hết thời hạn là 1 năm nên người có hành vi sai pháp luật vẫn có thể bị xử phạt hành chính. Ngoài ra, trong trường hợp cá nhân cố tình trốn tránh việc bị xử phạt, tức là cố ý làm lại chứng minh thư nhân dân/ căn cước công dân sau thời hạn 1 năm kể từ thời điểm bị phát hiện thì thời hạn xử lý vi phạm vẫn được tính lại và có nghĩa vụ chịu trách nhiệm xử phạt hành chính.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về xử lý vi phạm hành chính về an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Văn Minh

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề