Dịch vụ tư vấn xin giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất đậu hũ

Posted on An toàn thực phẩm 188 lượt xem

Đậu hũ hay còn được gọi là đậu phụ là loại thực phẩm quen thuộc đối với người tiêu dùng. Không chỉ vậy, với quy trình sản xuất tương đối dễ dàng, sản xuất đậu hũ được nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm đầu tư kinh doanh. Hiện nay, việc được tiếp cận với thực phẩm an toàn đang trở thành mối quan tâm hàng đầu đối với mọi người tiêu dùng. Chính vì vậy, việc cấp phép chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm trở thành điều kiện bắt buộc đối với các cơ sở sản xuất đậu hũ.

Tuy nhiên, trình tự thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm có thể gây khó khăn đối với một số chủ thể không chuyên.

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, Luật Việt Phong xin cung cấp tới quý khách dịch vụ xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở sản xuất đậu hũ cam kết uy tín, hiệu quả với chi phí hợp lý nhất.

tau hu 1

Liên hệ đặt dịch vụ: 0904 582 555 / 0984 597 647 (tư vấn miễn phí 24/7)

Cơ sở sản xuất không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (sau đây gọi là Giấy chứng nhận ATTP)

Căn cứ quy định tại Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm, các cơ sở sản xuất sau đây không thuộc diện cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm:

  • Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
  • Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
  • Sơ chế nhỏ lẻ;
  • Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
  • Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) còn hiệu lực.

Điều kiện xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 

Thứ nhất, có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12, cụ thể:

Điều kiện về cơ sở sản xuất

  • Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
  • Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất thực phẩm;
  • Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
  • Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
  • Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất thực phẩm;
  • Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất thực phẩm;
  • Quy trình sơ chế, chế biến phải bảo đảm thực phẩm không bị ô nhiễm chéo, tiếp xúc với các yếu tố gây ô nhiễm hoặc độc hại.

Điều kiện về bảo quản thực phẩm

  • Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải có diện tích đủ rộng để bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt, có thể thực hiện kỹ thuật xếp dỡ an toàn và chính xác, bảo đảm vệ sinh trong quá trình bảo quản;
  • Ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; bảo đảm đủ ánh sáng; có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của loại thực phẩm;
  • Tuân thủ các quy định về bảo quản của tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm.

Điều kiện về vận chuyển thực phẩm

  • Phương tiện vận chuyển thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm, dễ làm sạch;
  • Bảo đảm điều kiện bảo quản thực phẩm trong suốt quá trình vận chuyển theo hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh;
  • Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hoá độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.

Thứ hai, có đăng ký ngành, nghề sản xuất đậu hũ trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Hồ sơ khách hàng cần cung cấp

  • Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề sản xuất đậu hũ;
  • Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh sản xuất đậu hũ;
  • Sơ đồ quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển, bày bán sản phẩm đậu hũ;
  • Kết quả kiểm nghiệm nước nguồn;
  • Bản mô tả quy trình chế biến (quy trình công nghệ) cho sản phẩm đậu hũ;
  • Sơ đồ quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở;
  • Bản sao công chứng giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe;
  • Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống (trừ cá nhân có bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng y, dược chuyên khoa Vệ sinh thực phẩm, Dịch tễ, Dinh dưỡng; bằng tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng – khoa Công nghệ);
  • Danh sách những người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm gồm chủ cơ sở và nhân viên.

>>>>> Trong suốt quá trình soạn thảo hồ sơ và thực hiện thủ tục, Luật Việt Phong sẽ hỗ trợ tư vấn miễn phí các vướng mắc của quý khách hàng về các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục xin cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở sản xuất đậu hũ. 

Quy trình thực hiện 

Bước 1: Chủ cơ sở, người trực tiếp tham gia chế biến phải được khám sức khỏe và tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm tại Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản địa phương nơi đặt cơ sở sản xuất.

Bước 3: Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản xét duyệt hồ sơ và cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở sản xuất.

Thời gian thực hiện 

Thời gian để Luật Việt Phong thực hiện xong các thủ tục cho khách hàng là 45 ngày làm việc kể từ khi nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền.

Riêng đối với những trường hợp khách hàng có nhu cầu làm nhanh xin liên hệ với chúng tôi thông qua tổng đàiemail hoặc trực tiếp tại Văn phòng Luật Việt Phong để được tư vấn cụ thể hơn.

Các công việc Luật Việt Phong đại diện khách hàng thực hiện

Với trên 08 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm, Luật Việt Phong sẽ phân tích kỹ lưỡng các quy định pháp luật về giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm để quý khách có được cái nhìn tổng quan và rõ hơn về vấn đề mình đang vướng mắc; tư vấn chi tiết trình tự, thủ tục thực hiện cũng như phương hướng giải quyết hiệu quả nhất cho quý khách; đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của quý khách.

Khi quý khách hàng sử dụng dịch vụ xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh sinh phẩm cho cơ sở sản xuất đậu hũ của Luật Việt Phong, chúng tôi sẽ thay mặt quý khách hàng thực hiện các công việc sau:

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan tới thủ tục xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm;
  • Tiến hành khảo sát mặt bằng cơ sở sản xuất của khách hàng và tư vấn điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo kinh doanh;
  • Thay mặt khách hàng soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm;
  • Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản địa phương nơi đặt cơ sở sản xuất;
  • Thay mặt khách hàng theo dõi tiến trình xử lý và báo cáo tiến độ tới khách hàng;
  • Đại diện khách hàng nhận kết quả là Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Bàn giao kết quả trực tiếp tới khách hàng.

>>>>> Trong suốt quá trình soạn thảo hồ sơ và thực hiện thủ tục, Luật Việt Phong sẽ hỗ trợ tư vấn miễn phí các vướng mắc của quý khách hàng về các vấn đề pháp lý liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở sản xuất đậu hũ.

Tiện ích quý khách nhận được khi lựa chọn dịch vụ của Luật Việt Phong

  • Đội ngũ luật sư và chuyên viên giàu kinh nghiệm
  • Chuyên nghiệp trong cung cấp dịch vụ pháp lý
  • Uy tín khi thực hiện thủ tục
  • Miễn phí tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan
  • Hỗ trợ 24/24 các vấn đề pháp lý của quý khách
  • Cam kết 100% ra kết quả đúng ngày cho quý khách

Để liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật về giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở sản xuất đậu hũ, quý khách vui lòng liên hệ số 0904 582 555/ 0984 597 647 để gặp luật sư, chuyên viên pháp lý tư vấn. Luật Việt Phong sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ khách hàng 24/24.

Luật Việt Phong luôn sẵn sàng phục vụ quý khách!

5/5 - (2 bình chọn)

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tổng đài 24/7 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

2 thoughts on “Dịch vụ tư vấn xin giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất đậu hũ

    • Ha Anh says:

      Quý khách vui lòng liên hệ tới số 0904 582 555/ 0984 597 647 để được luật sư và chuyên viên của Luật Việt Phong tư vấn cụ thể và hỗ trợ quý khách vấn đề của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề