Bố có hành vi bạo lực đối với con sẽ bị xử lý như thế nào?

Tóm tắt vụ việc:

Bố có hành vi bạo lực đối với con sẽ bị xử lý như thế nào?

Tôi là hàng xóm của nhà ông M, gần đây tôi thường nghe thấy tiếng Văn Anh (13 tuổi) – con trai M kêu khóc rất to, vài lần tôi có chạy sang hỏi thăm thì ông ta bảo cháu đùa nghịch nên bị ngã, nhưng gần đây tôi để ý trên tay chân của cháu có nhiều vết bầm tím, mặt cũng bị sưng. Tôi hỏi cháu thì cháu sợ không dám nói, tôi hỏi vài lần thì cháu nói là bị bố đánh, lý do là cháu lấy tiền của bố đi chơi game. Gia đình ông M kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn, vợ đi làm ở Hà Nội, ông M ở nhà thường xuyên uống rượu bia cùng một số thành phần bất hảo trong xóm. Tôi thấy rất bức xúc vì hành vi đánh đập trẻ em của ông M, mà lại là đánh con ruột của mình. Tôi có nói chuyện với ông M về việc này, nhưng ông ta nói chuyện gia đình không ai được can thiệp. Luật sư cho tôi hỏi tôi phải làm gì để giúp đỡ cháu bé trước hành vi của ông M?

Người gửi: Nguyễn Văn Tiến (Thái Nguyên)

Bố có hành vi bạo lực đối với con sẽ bị xử lý như thế nào?

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

Luật sư tư vấn:

Xin chào anh! Cám ơn anh đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của anh, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn anh như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

– Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004

– Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009.

– Nghị định số 144/2013/NĐ-CP  ngày 29 tháng 10 năm 2013  Quy định xử phạt hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

2/ Bố có hành vi bạo lực đối với con sẽ bị xử lý như thế nào?

Theo quy định của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì trẻ em là công dân dưới 16 tuổi, theo thông tin anh cung cấp thì cháu Anh mới 13 tuổi cho nên cháu là đối tượng được bảo vệ luật này, các luật khác có liên quan cũng như sự quan tâm giúp đỡ của toàn xã hội.

Khoản 6 Điều 7 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 có quy định về hành vi bị pháp luật nghiêm cấm: 

“Hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ, người giám hộ hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác”

Như vậy, dù ông M có đưa ra lý do mình là bố cháu Văn Anh, có quyền giáo dục cháu và đánh cháu  là một biện pháp giáo dục vì cháu lấy cắp tiền đi chơi điện tử thì hành vi đánh cháu Anh của ông M vẫn là vi phạm pháp luật. Cháu Anh mới 13 tuổi, là độ tuổi ham chơi nên gia đình cần có những biện pháp giáo dục hiệu quả phối hợp cùng với nhà trường để quản lý cháu chứ không phải là đánh đập, hành hạ cháu, hành vi này không chỉ làm tổn thương đến sức khỏe của cháu mà còn ảnh hưởng đến tâm lý, tình cảm cũng như giao tiếp xã hội của cháu sau này. Theo quy định pháp luật hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập trẻ em tùy vào tính chất, mức độ của hành vi mà người vi phạm sẽ bị xử lý, mức độ ít nghiêm trọng thì bị xử lý hành chính. 

Điều 27  Nghị định số 144/2013/NĐ-CP  có quy định:

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em;

b) Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy him hoặc các hình thức đi xử ti tệ khác với trẻ em;

c) Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưng đến sự phát triển của trẻ em;

d) Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em làm trẻ em tổn thương, đau đớn về thể xác, tinh thần;

đ) Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương tinh thần.”

“4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại Khoản 2 Điều này;

b) Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em đối với hành vi vi phạm tại Điểm đ Khoản 2 Điều này;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại Khoản 3 Điều này.”

Nếu hành vi đánh đập, hành hạ cháu Anh mà gây ra thương tích cho cháu đủ mức độ hậu quả để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự thì sẽ bị xử lý về tội cố ý gây thương tích.

Nếu ông M có hành vi hành hạ trẻ em chưa đến mức truy cứu về tội cố ý gây thương tích nhưng gây chấn động tâm lý, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống, tâm lý của cháu Anh thì người ông M trong trường hợp này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành hạ người khác theo quy định tại Điều 110 Bộ luật hình sự .

1. Người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật;
b) Đối với nhiều người.”
Theo đó, anh có thể thông báo hoặc tố cáo hành vi của ông M đến cơ quan công an nơi anh cư trú để họ thực hiện những công việc cần thiết bảo vệ quyền lợi của cháu Văn Anh.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về vấn đề xử phạt đối với hành vi đánh đập, hành hạ trẻ em. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

LUẬT VIỆT PHONG – PHÒNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Bố có hành vi bạo lực đối với con sẽ bị xử lý như thế nào?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề