Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Posted on Luật 291 lượt xem

QUỐC HỘI
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Luật số: 101/2015/QH13

Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2015

 

BỘ LUẬT

TỐTỤNG HÌNH SỰ

Căn cứ Hiến pháp nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Bộ luật tốtụng hình sự,

PHẦN THỨ NHẤT

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Chương I

PHẠMVI ĐIỀU CHỈNH, NHIỆM VỤ, HIỆU LỰC CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Bộluật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủtục tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố,xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quanhệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiếnhành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người có thẩm quyền tiếnhành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức,cá nhân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự.

Điều 2. Nhiệm vụ của Bộluật tố tụng hình sự

Bộluật tố tụng hình sự có nhiệm vụ bảo đảm phát hiện chính xác và xử lý côngminh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không đểlọt tội phạm, không làm oan người vô tội; góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyềncon người, quyền côngdân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợiích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giáo dục mọi người ý thức tuân theo phápluật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Điều 3. Hiệu lực của Bộ luật tốtụng hình sự

1. Bộluật tố tụng hình sự có hiệu lực đối với mọi hoạt động tố tụng hình sự trênlãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2.Hoạt động tố tụng hình sự đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tiến hành theo quy định của điều ướcquốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyêntắc có đi có lại.

Trườnghợp người nước ngoài thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặclãnh sự theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam là thành viên hoặc tập quán quốc tế thì được giải quyết theo quy địnhcủa điều ước quốc tế hoặc tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đókhông quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì được giải quyết bằng conđường ngoại giao.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

1.Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

a) Cơquan có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm cơ quan tiến hành tố tụng và cơquan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

b) Ngườicó thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm người tiến hành tố tụng và người đượcgiao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

c) Ngườitham gia tố tụng là cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia hoạt động tố tụngtheo quy định của Bộ luật này.

d) Nguồntin về tội phạm gồm tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của cơquan, tổ chức, cá nhân, lời khai của người phạm tội tự thú và thông tin về tộiphạm do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện.

đ) Ngườibị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.

e) Ngườithân thích của người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụnglà người có quan hệ với người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hànhtố tụng gồm vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi,mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chịruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dìruột, cháu ruột.

g) Đươngsự gồm nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liênquan đến vụ án hình sự.

h) Tựthú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hànhvi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện.

i) Đầuthú là việc người phạm tội sau khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diệnvà khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình.

k) Ápgiải là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người bị giữ trong trường hợpkhẩn cấp, bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo đến địa điểm tiến hành điều tra,truy tố hoặc xét xử.

l) Dẫngiải là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người làm chứng, người bị tốgiác hoặc bị kiến nghị khởi tố đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố, xét xửhoặc người bị hại từ chối giám định.

m) Danhbản là bản ghi thông tin tóm tắt về lý lịch, nhân dạng, ảnh chụp ba tư thế,in dấu vân hai ngón tay trỏ của bị can do cơ quan có thẩm quyền lập và lưu giữ.

n) Chỉbản là bản ghi thông tin tóm tắt về lý lịch và in dấu vân tất cả các ngóntay của bị can do cơ quan có thẩm quyền lập và lưu giữ.

o) Viphạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là việc cơ quan, người có thẩm quyền tiếnhành tố tụng trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử không thực hiệnhoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các trình tự, thủ tục do Bộ luật nàyquy định và đã xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thamgia tố tụng hoặc làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diệncủa vụ án.

2. Trong Bộ luật này, những từngữ dưới đây được gọi như sau:

a) Cơquan điều tra Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phốthuộc thành phố trực thuộc trung ương sau đây gọi là Cơ quan điều tra cấphuyện.

b) Cơquan điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau đây gọi là Cơquan điều tra cấp tỉnh.

c) Cơquan điều tra quân sự quân khu và tương đương sau đây gọi là Cơ quan điều traquân sự cấp quân khu.

d)Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phốthuộc thành phố trực thuộc trung ương sau đây gọi là Viện kiểm sát nhândân cấp huyện.

đ)Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau đây gọi làViện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.

e)Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương sau đây gọi là Viện kiểm sátquân sự cấp quân khu.

g) Tòaán nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộcthành phố trực thuộc trung ương sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp huyện.

h) Tòaán nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau đây gọi là Tòa án nhândân cấp tỉnh.

i) Tòaán quân sự quân khu và tương đương sau đây gọi là Tòa án quân sự cấp quân khu.

Điều 5. Trách nhiệm của cơ quannhà nước, tổ chức và cá nhân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm

1.Trong phạm vi trách nhiệm của mình, cơ quan nhà nước phải áp dụng các biện phápphòng ngừa tội phạm, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trongviệc đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Cơ quannhà nước phải thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệmvụ được giao; phát hiện kịp thời hành vi vi phạm pháp luật để xử lý và thôngbáo ngay cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát mọi hành vi phạm tội xảy ra trongcơ quan và trong lĩnh vực quản lý của mình; kiến nghị và gửi tài liệu có liênquan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát xem xét, khởi tố đối với người thựchiện hành vi phạm tội.

Thủtrưởng cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm về việc không thông báo hoặc cungcấp thông tin sai sự thật về hành vi phạm tội xảy ra trong cơ quan và tronglĩnh vực quản lý của mình cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát.

2. Tổchức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác, báo tin về tội phạm;tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm.

3. Cơquan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm tạo điều kiện để cơ quannhà nước, tổ chức và cá nhân tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm.

4. Cơquan nhà nước, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu và tạo điềukiện để cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ.

5. Cơquan thanh tra, kiểm toán nhà nước có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩmquyền tiến hành tố tụng trong việc phát hiện và xử lý tội phạm. Khi phát hiệnvụ việc có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển ngay các tài liệu, đồ vật có liênquan và kiến nghị Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát xem xét, khởi tố vụ án hìnhsự.

6.Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền tiếnhành tố tụng thực hiện nhiệm vụ.

Điều 6. Phát hiện và khắc phục nguyên nhân,điều kiện phạm tội

1.Trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tốtụng có trách nhiệm phát hiện nguyên nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu, kiếnnghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và phòng ngừa.

2. Cơquan, tổ chức hữu quan phải thực hiện yêu cầu, kiến nghị của cơ quan có thẩmquyền tiến hành tố tụng. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu,kiến nghị, cơ quan, tổ chức hữu quan phải trả lời bằng văn bản về việc thựchiện yêu cầu, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Chương II

NHỮNGNGUYÊN TẮC CƠ BẢN

Điều 7. Bảo đảm pháp chếxã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự

Mọihoạt động tố tụng hình sự phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật này.Không được giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xửngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định.

Điều 8. Tôn trọng và bảovệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân

Khitiến hành tố tụng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, ngườicó thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyềnvà lợi ích hợp pháp của cá nhân; thường xuyênkiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thờihủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặckhông còn cần thiết.

Điều 9. Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật

Tốtụng hình sự được tiến hành theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước phápluật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần vàđịa vị xã hội. Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật.

Mọipháp nhân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu vàthành phần kinh tế.

Điều 10. Bảo đảm quyền bấtkhả xâm phạm về thân thể

Mọingười có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai bị bắt nếu không có quyếtđịnh của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợpphạm tội quả tang.

Việcgiữ người trong trường hợp khẩn cấp, việc bắt, tạm giữ, tạm giam người phảitheo quy định của Bộ luật này. Nghiêm cấm tra tấn, bức cung, dùng nhục hìnhhay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏecủa con người.

Điều 11. Bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; danhdự, uy tín, tài sản của pháp nhân

Mọingười có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhânphẩm, tài sản.

Mọihành vi xâm phạm trái pháp luật tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tàisản của cá nhân; xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân đều bị xử lýtheo pháp luật.

Côngdân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác.

Điều 12. Bảo đảm quyền bấtkhả xâm phạm về chỗ ở, đời sốngriêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điệnthoại, điện tín của cá nhân

Khôngai được xâm phạm trái pháp luật chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bímật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thứctrao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân.

Việckhám xét chỗ ở; khám xét, tạm giữ và thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, dữliệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác phải được thựchiện theo quy định của Bộ luật này.

Điều 13. Suy đoán vô tội

Ngườibị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự,thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lựcpháp luật.

Khikhông đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự,thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tốtụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.

Điều 14.Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm

Không được khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối vớingười mà hành vi của họ đã có bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, trừtrường hợp họ thực hiện hành vi nguy hiểm khác cho xã hội mà Bộ luật hình sựquy định là tội phạm.

Điều 15. Xácđịnh sự thật của vụ án

Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan cóthẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộcphải chứng minh là mình vô tội.

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan cóthẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác địnhsự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xácđịnh có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảmnhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.

Điều 16. Bảođảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củabị hại, đương sự

Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặcngười khác bào chữa.

Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có tráchnhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sựthực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật này.

Điều 17.Trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

Trong quá trình tiến hành tố tụng, cơ quan, người có thẩmquyền tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh thực hiện quy định của pháp luật vàphải chịu trách nhiệm về hành vi, quyết định của mình.

Người vi phạm pháp luật trong việc giữ người trong trườnghợp khẩn cấp, bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành ánthì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu tráchnhiệm hình sự theo quy định của luật.

Điều 18. Trách nhiệm khởi tố vàxử lý vụ án hình sự

Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm, trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có tráchnhiệm khởi tố vụ án, áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác địnhtội phạm và xử lý người phạm tội, pháp nhân phạm tội.

Không được khởi tố vụ án ngoài những căn cứ và trình tự,thủ tục do Bộ luật này quy định.

Điều 19.Tuân thủ pháp luật trong hoạt động điều tra

Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hànhmột số hoạt động điều tra phải tuân thủ pháp luật khi tiến hành hoạt động điềutra theo quy định của Bộ luật này.

Mọi hoạt độngđiều tra phải tôn trọng sự thật, tiếnhành khách quan, toàn diện và đầy đủ; phát hiện nhanh chóng, chính xác mọi hànhvi phạm tội, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tìnhtiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nguyên nhân, điều kiệnphạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án.

Điều 20.Trách nhiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trongtố tụng hình sự

Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát việctuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, quyết định việc buộc tội, phát hiệnvi phạm pháp luật nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội, người phạm tội, pháp nhânphạm tội, vi phạm pháp luật đều phải được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêmminh, việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúngtội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, pháp nhân phạmtội, không làm oan người vô tội.

Điều 21. Bảo đảm sự vôtư của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng,người tham gia tố tụng

Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người phiên dịch,người dịch thuật, người giám định, người định giá tài sản, người chứng kiếnkhông được tham gia tố tụng nếu có lý do cho rằng họ có thể không vô tư trongkhi thực hiện nhiệm vụ.

Điều 22. Thực hiện chế độ xét xửcó Hội thẩm tham gia

Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án có Hội thẩm tham gia, trừtrường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn do Bộ luật này quy định.

Điều 23. Thẩm phán, Hội thẩm xétxử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo phápluật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩmphán, Hội thẩm.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử củaThẩm phán, Hội thẩm dưới bất kỳ hình thức nào thì tùy tính chất, mức độ vi phạmmà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệmhình sự theo quy định của luật.

Điều 24. Tòaán xét xử tập thể

Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừtrường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn do Bộ luật này quy định.

Điều 25. Tòa án xét xử kịp thời,công bằng, công khai

Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, bảo đảmcông bằng.

Tòa án xét xử công khai, mọi người đều có quyền tham dựphiên tòa, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định. Trường hợp đặc biệt cần giữbí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổihoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Tòa án cóthể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai.

Điều 26.Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm

Trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, Điềutra viên, Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng,người bị buộc tội, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác đều có quyềnbình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làmrõ sự thật khách quan của vụ án.

Tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án do Viện kiểm sátchuyển đến Tòa án để xét xử phải đầy đủ và hợp pháp. Phiên tòa xét xử vụ ánhình sự phải có mặt đầy đủ những người theo quy định của Bộ luật này, trườnghợp vắng mặt phải vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan hoặctrường hợp khác do Bộ luật này quy định. Tòa án có trách nhiệm tạo điềukiện cho Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, những người tham gia tố tụngkhác thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình và tranh tụng dân chủ, bìnhđẳng trước Tòa án.

Mọi chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội,tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, áp dụng điểm,khoản, điều của Bộ luật hình sự để xác định tội danh, quyết định hình phạt, mứcbồi thường thiệt hại đối với bị cáo, xử lý vật chứng và những tình tiết khác cóý nghĩa giải quyết vụ án đều phải được trình bày, tranh luận, làm rõ tại phiêntòa.

Bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quảkiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa.

Điều 27. Chế độ xét xử sơ thẩm,phúc thẩm được bảo đảm

1. Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm.

Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị khángcáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này. Bản án, quyết định sơ thẩm khôngbị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do Bộ luật này quy định thì có hiệu lựcpháp luật.

Bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thìvụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án cóhiệu lực pháp luật.

2. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luậtmà phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết mới theo quyđịnh của Bộ luật này thì được xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc táithẩm.

Điều 28. Bảo đảm hiệu lực của bảnán, quyết định của Tòa án

1. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luậtphải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hữuquan phải nghiêm chỉnh chấp hành.

2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của mình,cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện và thực hiệnyêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ thi hành bản án, quyết địnhcủa Tòa án.

Điều 29.Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự

Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự là tiếngViệt. Người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộcmình, trường hợp này phải có phiên dịch.

Điều 30. Giải quyết vấn đề dân sựtrong vụ án hình sự

Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự đượctiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Trường hợp vụ án hình sự phảigiải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại, bồi hoàn mà chưa có điều kiện chứngminh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì vấn đề dân sự cóthể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

Điều 31. Bảo đảm quyền được bồithường của người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự

1. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt,bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án oan, tráipháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồidanh dự.

Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và phục hồidanh dự, quyền lợi cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bịtạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án oan, tráipháp luật do cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra.

2. Người khác bị thiệt hại do cơ quan, người có thẩmquyền tiến hành tố tụng gây ra có quyền được Nhà nước bồi thường thiệt hại.

Điều 32. Bảođảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự

Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại, cá nhân cóquyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự của cơquan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc của bất cứ cá nhân nào thuộccác cơ quan đó.

Cơ quan, người có thẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét vàgiải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời, đúng pháp luật; gửi văn bản kết quả giảiquyết cho người khiếu nại, tố cáo, cơ quan, tổ chức khiếu nại và có biệnpháp khắc phục.

Trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tốcáo do Bộ luật này quy định.

Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợidụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống người khác.

Điều 33. Kiểm tra, giám sát trongtố tụng hình sự

1. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phảithường xuyên kiểm tra việc tiến hành các hoạt động tố tụng thuộc thẩm quyền;thực hiện kiểm soát giữa các cơ quan trong việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tinvề tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

2. Cơ quan nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vàcác tổ chức thành viên của Mặt trận, đại biểu dân cử có quyền giám sát hoạtđộng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; giám sát việc giảiquyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Nếu phát hiện hành vi trái pháp luật của cơ quan, ngườicó thẩm quyền tiến hành tố tụng thì cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử có quyềnyêu cầu, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặttrận có quyền kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét,giải quyết theo quy định của Bộ luật này. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tốtụng phải xem xét, giải quyết và trả lời kiến nghị, yêu cầu đó theo quy địnhcủa pháp luật.

ChươngIII

CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG, NGƯỜI CÓTHẨM QUYỀN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG

Điều 34. Cơ quan tiếnhành tố tụng và người tiến hành tố tụng

1. Cơ quan tiến hành tố tụng gồm:

a) Cơ quan điều tra;

b) Viện kiểm sát;

c) Tòa án.

2. Người tiến hành tố tụng gồm:

a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơquan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra;

b) Viện trưởng, Phó Viện trưởngViện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên;

c) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án,Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên.

Điều 35.Cơ quan và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

1. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiếnhành một số hoạt động điều tra gồm:

a) Các cơ quan của Bộ đội biênphòng;

b) Các cơ quan của Hải quan;

c) Các cơ quan của Kiểm lâm;

d) Các cơ quan của lực lượngCảnh sát biển;

đ) Các cơ quan của Kiểm ngư;

e) Các cơ quan của Công an nhândân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

g) Các cơ quan khác trong Quânđội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

Các cơ quan cụ thể được giaonhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quy định tại khoảnnày được quy định tại Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự.

2. Người được giao nhiệm vụ tiếnhành một số hoạt động điều tra gồm:

a) Người được giao nhiệm vụ tiếnhành một số hoạt động điều tra của Bộ đội biên phòng gồm Cục trưởng, Phó Cụctrưởng Cục trinh sát biên phòng; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục phòng, chống matúy và tội phạm; Đoàn trưởng, Phó Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túyvà tội phạm; Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương; Đồn trưởng, Phó Đồn trưởng Đồn biên phòng; Chỉ huytrưởng, Phó Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng;

b) Người được giao nhiệm vụ tiếnhành một số hoạt động điều tra của Hải quan gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cụcđiều tra chống buôn lậu; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục kiểm tra sau thôngquan; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu;

c) Người được giao nhiệm vụ tiếnhành một số hoạt động điều tra của Kiểm lâm gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng CụcKiểm lâm; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Hạt trưởng, PhóHạt trưởng Hạt Kiểm lâm;

d) Người được giao nhiệm vụ tiếnhành một số hoạt động điều tra của lực lượng Cảnh sát biển gồm Tư lệnh, Phó Tưlệnh Cảnh sát biển; Tư lệnh vùng, Phó Tư lệnh vùng Cảnh sát biển; Cục trưởng,Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật; Đoàn trưởng, Phó Đoàn trưởng Đoànđặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy; Hải đoàn trưởng, Phó Hải đoàn trưởng;Hải đội trưởng, Phó Hải đội trưởng; Đội trưởng, Phó Đội trưởng Đội nghiệp vụCảnh sát biển;

đ) Người được giao nhiệm vụ tiếnhành một số hoạt động điều tra của Kiểm ngư gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng CụcKiểm ngư; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;

e) Người được giao nhiệm vụ tiếnhành một số hoạt động điều tra của các cơ quan khác trong Công an nhân dân gồmGiám đốc, Phó giám đốc Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy; Cục trưởng, Phó Cụctrưởng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hànhmột số hoạt động điều tra của Công an nhân dân, Giám thị, Phó Giám thị Trạigiam theo quy định của Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự;

g) Người được giao nhiệm vụ tiếnhành một số hoạt động điều tra của các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân gồmGiám thị, Phó Giám thị Trại giam; Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn vàtương đương.

h) Cán bộ điều tra thuộc các cơquan quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 36. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó Thủtrưởng Cơ quan điều tra

1. Thủ trưởng Cơ quan điều tra cónhững nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Trực tiếp tổ chức và chỉ đạoviệc thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, việc khởi tố, điều tra của Cơquan điều tra;

b) Quyết định phân công hoặc thayđổi Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm,kiểm tra việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự của Phó Thủ trưởng Cơ quan điềutra; quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và tráipháp luật của Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra.

c) Quyết định phân công hoặc thayđổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra; kiểm tra các hoạt động thụ lý, giải quyếtnguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra vụ án hình sự của Điều tra viên, Cánbộ điều tra; quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ các quyết định không có căn cứ vàtrái pháp luật của Điều tra viên.

d) Giải quyết khiếu nại, tố cáothuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra.

Khi vắng mặt, Thủ trưởng Cơ quanđiều tra ủy quyền cho một Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn của Thủ trưởng Cơ quan điều tra. Phó Thủ trưởng chịu trách nhiệmtrước Thủ trưởng về nhiệm vụ được ủy quyền.

2. Khi tiến hành tố tụng hình sự,Thủ trưởng Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Quyết định tạm đình chỉ việcgiải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; quyết định khởi tố,không khởi tố, bổ sung hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án; quyết định khởitố, bổ sung hoặc thay đổi quyết định khởi tố bị can; quyết định nhập hoặc táchvụ án; quyết định ủy thác điều tra;

b) Quyết định áp dụng, thay đổi,hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, biện pháp điều tra tố tụng đặcbiệt theo quy định của Bộ luật này;

c) Quyết định truy nã, đình nã bịcan, khám xét, thu giữ, tạm giữ, xử lý vật chứng;

d) Quyết định trưng cầu giám định,giám định bổ sung hoặc giám định lại, khai quật tử thi, thực nghiệm điều tra,thay đổi hoặc yêu cầu thay đổi người giám định. Yêu cầu định giá, định giá lạitài sản, yêu cầu thay đổi người định giá tài sản.

đ) Trực tiếp kiểm tra, xác minhnguồn tin về tội phạm và tiến hành các biện pháp điều tra;

e) Kết luận điều tra vụ án;

g) Quyết định tạm đình chỉ điềutra, đình chỉ điều tra, phục hồi điều tra vụ án, bị can;

h) Ra các lệnh, quyết định và tiếnhành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra.

3. Khi được phân công tiến hànhviệc khởi tố, điều tra vụ án hình sự, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra có nhữngnhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trừ quy định tạiđiểm b khoản 1 Điều này. Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra không đượcgiải quyết khiếu nại, tố cáo về hành vi, quyết định của mình.

4. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơquan điều tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định củamình. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra không được ủy quyền cho Điềutra viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Điều 37. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên

1. Điều tra viên được phân côngtiến hành hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyềnhạn:

a) Trực tiếp kiểm tra, xác minh vàlập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm;

b) Lập hồ sơ vụ án hình sự;

c) Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thayđổi người bào chữa; yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật;

d) Triệu tập và hỏi cung bị can;triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác,kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân; lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp,người bị bắt, người bị tạm giữ; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng,bị hại, đương sự;

đ) Quyết định áp giải người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp,người bị bắt, bị tạm giữ, bị can; quyết định dẫn giải người làm chứng, ngườibị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại; quyết định giaongười dưới 18 tuổi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giám sát;quyết định thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội;

e) Thi hành lệnh giữ người trongtrường hợp khẩn cấp, lệnh hoặc quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét, thugiữ, tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, xử lý vật chứng;

g) Tiến hành khám nghiệm hiệntrường, khai quật tử thi, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể,đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra;

h) Thực hiện nhiệm vụ, quyềnhạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra theo sự phân côngcủa Thủ trưởng Cơ quan điều tra theo quy định của Bộ luật này.

2. Điều tra viên phải chịu tráchnhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra vềhành vi, quyết định của mình.

Điều 38. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Cán bộ điều tra của Cơquan điều tra

1. Cán bộ điều tra thực hiện nhữngnhiệm vụ, quyền hạn sau đây theo sự phân công của Điều tra viên:

a) Ghi biên bản lấy lời khai, ghibiên bản hỏi cung và ghi các biên bản khác khi Điều tra viên tiến hành kiểmtra, xác minh nguồn tin về tội phạm và điều tra vụ án hình sự;

b) Giao, chuyển, gửi các lệnh,quyết định và các văn bản tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

c) Giúp Điều tra viên trong việclập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm, hồ sơ vụ án và thựchiện hoạt động tố tụng khác.

2. Cán bộ điều tra phải chịu tráchnhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra,Điều tra viên về hành vi của mình.

Điều 39. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cấp trưởng, cấp phó, cánbộ điều tra của các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lựclượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạtđộng điều tra

1. Cấp trưởng các cơ quan được giaonhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quy định tại các điểm a, b, c, dvà đ khoản 2 Điều 35 của Bộ luật này có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Trực tiếp chỉ đạo hoạt động thụlý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra vụ án hình sự theo thẩmquyền;

b) Quyết định phân công hoặc thayđổi cấp phó, cán bộ điều tra trong việc thụ lý, giải quyết nguồn tin về tộiphạm, khởi tố, điều tra vụ án hình sự;

c) Kiểm tra hoạt động thụ lý, giảiquyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra vụ án hình sự của cấp phó và cánbộ điều tra;

d) Quyết định thay đổi hoặc hủy bỏquyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cấp phó, cán bộ điều tra;

đ) Quyết định giao người bị buộc tội làngười dưới18 tuổi chongười đại diện của họ giám sát.

Khi vắng mặt, cấp trưởng ủy quyềncho một cấp phó được thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cấp trưởng. Cấp phó chịutrách nhiệm trước cấp trưởng về nhiệm vụ được ủy quyền. Cấp trưởng, cấp phókhông được ủy quyền cho cán bộ điều tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

2. Khi tiến hành tố tụng hình sựđối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứvà lý lịch người phạm tội rõ ràng, những người quy định tại các điểm a, b, c, dvà đ khoản 2 Điều 35 của Bộ luật này có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Thu thập chứng cứ, tài liệu, đồvật từ những người có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm;

b) Quyết định tạm đình chỉ việcgiải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; quyết định khởi tố,không khởi tố, thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án; quyết định khởitố, thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can;

c) Trực tiếp tổ chức và chỉ đạo việckhám nghiệm hiện trường;

d) Quyết định trưng cầu giám định,yêu cầu định giá tài sản; quyết định khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vậtchứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án;

đ) Triệu tập và hỏi cung bị can;triệu tập và lấy lời khai bị hại, đương sự; triệu tập và lấy lời khai người tốgiác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, kiến nghị khởi tố; triệu tập vàlấy lời khai người làm chứng; lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩncấp;

e) Quyết định áp dụng biện phápngăn chặn, biện pháp cưỡng chế theo quy định của Bộ luật này;

g) Kết luận điều tra, đề nghị truytố hoặc kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra; quyết định tạm đìnhchỉ điều tra; quyết định phục hồi điều tra.

3. Khi tiến hành tố tụng hình sựđối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tộiphạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp, những người được quy định tại các điểm a,b, c, d và đ khoản 2 Điều 35 của Bộ luật này có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Thu thập chứng cứ, tài liệu, đồvật từ những người có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm;

b) Quyết định tạm đình chỉ việcgiải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; quyết định khởi tố,không khởi tố, thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án;

c) Quyết định khám xét, thu giữ,tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án;

d) Triệu tập và lấy lời khaingười làm chứng, bị hại, đương sự.

4. Cán bộ điều tra có những nhiệmvụ, quyền hạn:

a) Lập hồ sơ giải quyết nguồn tinvề tội phạm; lấy lời khai của những người có liên quan để kiểm tra, xác minhnguồn tin về tội phạm;

b) Lập hồ sơ vụ án hình sự;

c) Hỏi cung bị can; lấy lời khaingười tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởitố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ,người làm chứng, bị hại, đương sự;

d) Tiến hành khám nghiệm hiệntrường; thi hành lệnh khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tàiliệu liên quan trực tiếp đến vụ án.

5. Trong phạm vi trách nhiệm của mình,cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra của các cơ quan của Bộ đội biên phòng,Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụtiến hành một số hoạt động điều tra phải chịu trách nhiệm trước phápluật về hành vi, quyết định của mình. Cấp trưởng, cấp phó không được ủy quyềncho cán bộ điều tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Điều 40. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cấp trưởng, cấp phó, cánbộ điều tra của các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân đượcgiao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

1. Cấp trưởng các cơ quan được giaonhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quy định tại điểm e và điểm gkhoản 2 Điều 35 của Bộ luật này có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Trực tiếp chỉ đạo hoạt động khởitố, điều tra vụ án hình sự theo thẩm quyền;

b) Quyết định phân công hoặc thayđổi cấp phó, cán bộ điều tra trong việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự;

c) Kiểm tra hoạt động thụ lý, giảiquyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra vụ án hình sự của cấp phó và cánbộ điều tra;

d) Quyết định thay đổi hoặc hủy bỏquyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cấp phó, cán bộ điều tra.

Khi cấp trưởng vắng mặt, một cấpphó được ủy quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cấp trưởng và chịu tráchnhiệm trước cấp trưởng về nhiệm vụ được ủy quyền.

2. Khi tiến hành tố tụng hình sự,những người được quy định tại điểm e và điểm g khoản 2 Điều 35 của Bộ luật nàycó những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Thu thập chứng cứ, tài liệu, đồvật từ những người có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm;

b) Quyết định tạm đình chỉ việcgiải quyết nguồn tin về tội phạm; quyết định khởi tố, không khởi tố, thay đổihoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án;

c) Trực tiếp tổ chức và chỉ đạoviệc khám nghiệm hiện trường;

d) Quyết định khám xét, thu giữ,tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án;

đ) Triệu tập và lấy lời khai ngườitố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố,người làm chứng, bị hại, đương sự.

3. Cán bộ điều tra có những nhiệmvụ, quyền hạn:

a) Lập hồ sơ giải quyết nguồn tinvề tội phạm; lấy lời khai của những người có liên quan để kiểm tra, xác minhnguồn tin về tội phạm;

b) Lập hồ sơ vụ án hình sự;

c) Lấy lời khai người tố giác, báotin về tội phạm, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người làmchứng, bị hại, đương sự;

d) Tiến hành khám nghiệm hiệntrường; thi hành lệnh khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tàiliệu liên quan trực tiếp đến vụ án;

đ) Giao, gửi các lệnh, quyết địnhvà các văn bản tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.

4. Trong phạm vi trách nhiệm củamình, cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra của các cơ quan của Công an nhândân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều traphải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình. Cấptrưởng, cấp phó không được ủy quyền cho cán bộ điều tra thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn của mình.

Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Việntrưởng Viện kiểm sát

1. Viện trưởng Viện kiểm sát cónhững nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Trực tiếp tổ chức và chỉ đạohoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tốtụng hình sự;

b) Quyết định phân công hoặc thayđổi Phó Viện trưởng Viện kiểm sát; kiểm tra hoạt động thực hành quyền công tốvà kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự của Phó Viện trưởngViện kiểm sát; quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ quyết định không có căn cứ vàtrái pháp luật của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát;

c) Quyết định phân công hoặc thayđổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; kiểm tra hoạt động thực hành quyền công tố vàkiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự của Kiểm sát viên, Kiểmtra viên; quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ quyết định không có căn cứ và tráipháp luật của Kiểm sát viên;

d) Quyết định rút, đình chỉ hoặchủy bỏ quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới;

đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáothuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát.

Khi vắng mặt, Viện trưởng Viện kiểmsát ủy quyền cho một Phó Viện trưởng Viện kiểm sát thực hiện nhiệm vụ, quyềnhạn của Viện trưởng và chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Viện kiểm sát vềnhiệm vụ được ủy quyền.

2. Khi thực hành quyền công tố vàkiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự, Viện trưởngViện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơquan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tiếp nhận, giảiquyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tốvụ án hình sự, khởi tố bị can; quyết định khởi tố, không khởi tố, thay đổi, bổsung quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo quy định của Bộ luật này;

b) Quyết định tạm đình chỉ việcgiải quyết nguồn tin về tội phạm; quyết định khởi tố, không khởi tố, bổ sunghoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án; quyết định khởi tố, bổ sung hoặc thayđổi quyết định khởi tố bị can; quyết định nhập, tách vụ án;

c) Quyết định áp dụng, thay đổi,hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, biện pháp điều tra tố tụng đặcbiệt; quyết định việc gia hạn kiểm tra và xác minh nguồn tin về tội phạm, giahạn tạm giữ, gia hạn điều tra, gia hạn tạm giam, gia hạn truy tố;

d) Quyết định khám xét, thu giữ,tạm giữ, xử lý vật chứng;

đ) Quyết định trưng cầu giám định,giám định bổ sung hoặc giám định lại, thực nghiệm điều tra; thay đổi hoặc yêucầu thay đổi người giám định. Yêu cầu định giá, định giá lại tài sản, yêu cầuthay đổi người định giá tài sản;

e) Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điềutra, cấp trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều trathay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra;

g) Phê chuẩn hoặc không phê chuẩnquyết định, lệnh của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành mộtsố hoạt động điều tra;

h) Quyết định hủy bỏ các quyếtđịnh, lệnh không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra, cơ quan đượcgiao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

i) Giải quyết tranh chấp về thẩmquyền giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra; quyết định chuyển vụán;

k) Quyết định áp dụng, đình chỉbiện pháp bắt buộc chữa bệnh;

l) Quyết định áp dụng thủ tục rútgọn hoặc hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn;

m) Quyết định truy tố bị can, trảhồ sơ để điều tra bổ sung hoặc điều tra lại;

n) Yêu cầu phục hồi điều tra; quyếtđịnh tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối vớibị can; quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin vềtội phạm; quyết định phục hồi điều tra vụ án, phục hồi điều tra đối với bịcan, phục hồi vụ án, phục hồi vụ án đối với bị can;

o) Kháng nghị theo thủ tục phúcthẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án theo quy định củaBộ luật này;

p) Thực hiện quyền kiến nghị theoquy định của pháp luật;

q) Ban hành quyết định, lệnh vàtiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát.

3. Khi được phân công thực hànhquyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, PhóViện trưởng Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 vàkhoản 2 Điều này, trừ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Phó Việntrưởng Viện kiểm sát không được giải quyết khiếu nại, tố cáo vềhành vi, quyết định của mình.

4. Viện trưởng, Phó Viện trưởngViện kiểm sát phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định củamình. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát không được ủy quyền cho Kiểmsát viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Điều 42. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên

1. Kiểm sát viên được phân côngthực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hìnhsự có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Kiểm sát việc tiếp nhận, giảiquyết nguồn tin về tội phạm của cơ quan, người có thẩm quyền;

b) Trực tiếp giải quyết và lập hồsơ giải quyết nguồn tin về tội phạm;

c) Kiểm sát việc thụ lý, giải quyếtnguồn tin về tội phạm, khởi tố, áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡngchế; kiểm sát việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm, việc lập hồ sơvụ án của cơ quan, người có thẩm quyền điều tra; kiểm sát hoạt động khởi tố,điều tra của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạtđộng điều tra;

d) Trực tiếp kiểm sát việc khámnghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọngnói, thực nghiệm điều tra, khám xét;

đ) Kiểm sát việc tạm đình chỉ,phục hồi việc giải quyết nguồn tin về tội phạm; việc tạm đình chỉ điều tra,đình chỉ điều tra, phục hồi điều tra, kết thúc điều tra;

e) Đề ra yêu cầu điều tra; yêu cầuCơ quan điều tra truy nã, đình nã bị can;

g) Triệu tập và hỏi cung bị can;triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác,người bị kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân,người làm chứng, bị hại, đương sự; lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;

h) Quyết định áp giải người bị bắt,bị can; quyết định dẫn giải người làm chứng, người bị tố giác, người bịkiến nghị khởi tố, bị hại; quyết định giao người dưới 18 tuổi cho cơquan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giám sát; quyết định thay đổi ngườigiám sát người dưới 18 tuổi phạm tội;

i) Trực tiếp tiến hành một số hoạtđộng điều tra theo quy định của Bộ luật này;

k) Yêu cầu thay đổi người có thẩmquyền tiến hành tố tụng; yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; yêucầu cử, đề nghị thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật;

l) Tiến hành tố tụng tại phiên tòa;công bố cáo trạng hoặc quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn, các quyết địnhkhác của Viện kiểm sát về việc buộc tội đối với bị cáo; xét hỏi, đưa ra chứngcứ, tài liệu, đồ vật, luận tội, tranh luận, phát biểu quan điểm về việcgiải quyết vụ án tại phiên tòa, phiên họp;

m) Kiểm sát việc tuân theo phápluật trong giai đoạn xét xử của Tòa án và những người tham gia tố tụng; kiểmsát bản án, quyết định và các văn bản tố tụng khác của Tòa án;

n) Kiểm sát việc thi hành bản án,quyết định của Tòa án;

o) Thực hiện quyền yêu cầu, kiếnnghị theo quy định của pháp luật;

p) Thực hiện nhiệm vụ, quyềnhạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát theo sự phân công củaViện trưởng Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật này.

2. Kiểm sát viên phải chịu tráchnhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng Viện kiểm sát, Phó Viện trưởng Việnkiểm sát về hành vi, quyết định của mình.

Điều 43. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm tra viên

1. Kiểm tra viên thực hiện nhữngnhiệm vụ, quyền hạn sau đây theo sự phân công của Kiểm sát viên:

a) Ghi biên bản lấy lời khai, ghibiên bản hỏi cung và ghi các biên bản khác trong tố tụng hình sự;

b) Giao, chuyển, gửi các lệnh,quyết định và các văn bản tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

c) Giúp Kiểm sát viên trong việclập hồ sơ kiểm sát, hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm và tiến hànhhoạt động tố tụng khác.

2. Kiểm tra viên phải chịu tráchnhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát vàKiểm sát viên về hành vi của mình.

Điều 44.Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Chánh án, Phó Chánh án Tòa án

1. Chánh án Tòa án có những nhiệmvụ, quyền hạn:

a) Trực tiếp tổ chức việc xét xử vụán hình sự; quyết định giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử;

b) Quyết định phân công Phó Chánhán Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm giải quyết, xét xử vụ án hình sự; quyết địnhphân công Thư ký Tòa án tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự; quyết địnhphân công Thẩm tra viên thẩm tra hồ sơ vụ án hình sự;

c) Quyết định thay đổi Thẩm phán,Hội thẩm, Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa;

d) Ra quyết định thi hành án hìnhsự;

đ) Quyết định hoãn chấp hành ánphạt tù;

e) Quyết định tạm đình chỉ chấphành án phạt tù;

g) Quyết định xoá án tích;

h) Giải quyết khiếu nại, tố cáothuộc thẩm quyền của Tòa án.

Khi vắng mặt, Chánh án Tòa án ủyquyền cho một Phó Chánh án Tòa án thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án.Phó Chánh án Tòa án phải chịu trách nhiệm trước Chánh án Tòa án về nhiệm vụđược ủy quyền.

2. Khi tiến hành việc giải quyết vụán hình sự, Chánh án Tòa án có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Quyết định áp dụng, thay đổihoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam, xử lý vật chứng;

b) Quyết định áp dụng, đình chỉbiện pháp bắt buộc chữa bệnh;

c) Quyết định áp dụng thủ tục rútgọn hoặc hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn;

d) Kiến nghị, kháng nghị theo thủtục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án;

đ) Quyết định và tiến hành hoạtđộng tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án;

e) Tiến hành hoạt động tốtụng khác theo quy định của Bộ luật này.

3. Khi được phân công giải quyết,xét xử vụ án hình sự, Phó Chánh án Tòa án có những nhiệm vụ, quyền hạn quy địnhtại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trừ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.Phó Chánh án Tòa án không được giải quyết khiếu nại, tố cáo vềhành vi, quyết định của mình.

4. Chánh án, Phó Chánh án Tòa ánphải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình. Chánhán, Phó Chánh án Tòa án không được ủy quyền cho Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn của mình.

Điều 45. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán

1. Thẩm phán được phân công giảiquyết, xét xử vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khimở phiên tòa;

b) Tiến hành xét xử vụ án;

c) Tiến hành hoạt động tố tụng vàbiểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử;

d) Tiến hành hoạt động tố tụng khácthuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án.

2. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa cónhững nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này và những nhiệm vụ,quyền hạn:

a) Quyết định áp dụng, thay đổi,hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trừ biện pháp tạm giam;

b) Quyết định trả hồ sơ để điều trabổ sung;

c) Quyết định đưa vụ án ra xét xử;quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án;

d) Điều hành việc xét xử vụ án,tranh tụng tại phiên tòa;

đ) Quyết định trưng cầu giám định, giámđịnh bổ sung hoặc giám định lại, thực nghiệm điều tra; thay đổi hoặc yêu cầuthay đổi người giám định; yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu thay đổi người địnhgiá tài sản;

e) Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thayđổi người bào chữa; thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội; yêucầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật;

g) Quyết định triệu tập những ngườicần xét hỏi đến phiên tòa;

h) Thực hiện nhiệm vụ, quyềnhạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh ánTòa án theo quy định của Bộ luật này.

3. Thẩm phán phải chịu trách nhiệmtrước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.

Điều 46. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Hội thẩm

1. Hội thẩm được phân công xét xửsơ thẩm vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khimở phiên tòa;

b) Tiến hành xét xử vụ án;

c) Tiến hành hoạt động tố tụng vàbiểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử.

2. Hội thẩm phải chịu trách nhiệmtrước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.

Điều 47. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thư ký Tòa án

1. Thư ký Tòa án được phân côngtiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Kiểm tra sự có mặt của những ngườiđược Tòa án triệu tập; nếu có người vắng mặt thì phải nêu lý do;

b) Phổ biến nội quy phiên tòa;

c) Báo cáo Hội đồng xét xử danhsách những người được triệu tập đến phiên tòa và những người vắng mặt;

d) Ghi biên bản phiên tòa;

đ) Tiến hành hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền củaTòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án.

2. Thư ký Tòa án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật vàtrước Chánh án Tòa án về hành vi của mình.

Điều 48.Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm tra viên

1. Thẩm tra viên được phân công tiến hành tố tụng đối vớivụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Thẩm tra hồ sơ vụ án mà bản án, quyết định của Tòa ánđã có hiệu lực pháp luật theo sự phân công của Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòaán;

b) Kết luận việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra vớiChánh án Tòaán hoặc Phó Chánhán Tòa án;

c) Thẩm tra viên giúp Chánh án Tòa án thực hiện nhiệm vụ về công tác thihành án thuộc thẩm quyền của Tòa án và nhiệm vụ khác theo sự phân công củaChánh án Tòaán hoặc Phó Chánhán Tòa án.

2. Thẩm tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật vàtrước Chánh án, Phó Chánh án Tòa án về hành vi của mình.

Điều 49. Cáctrường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối tiếnhành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:

1. Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện,người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;

2. Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làmchứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịchthuật trong vụ án đó;

3. Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vôtư trong khi làm nhiệm vụ.

Điều 50. Người có quyềnđề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

1. Kiểm sát viên.

2. Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơndân sự, bị đơn dân sự và người đại diện của họ.

3. Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự.

Điều 51.Thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra

1. Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải từ chối tiến hànhtố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ luật này;

b) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách làKiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên hoặc Thư kýTòa án.

2. Việc thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra do Thủtrưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơquan điều tra quyết định.

Điều tra viên bị thay đổi là Thủ trưởng Cơ quan điềutra thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì việc điềutra vụ án do Cơ quan điều tra cấp trên trực tiếp tiến hành.

Điều 52.Thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên

1. Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải từ chối tiến hành tốtụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ luật này;

b) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách làĐiều tra viên, Cán bộ điều tra, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên hoặc Thư kýTòa án.

2. Việc thay đổi Kiểm sát viên trước khi mở phiên tòa doViện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp được phân công giảiquyết vụ án quyết định.

Kiểm sát viên bị thay đổi là Viện trưởng Viện kiểm sátthì do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quyết định.

Trường hợp phải thay đổi Kiểm sát viên tại phiên tòa thìHội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa.

Điều 53.Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm

1. Thẩm phán, Hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặcbị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ luật này;

b) Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thânthích với nhau;

c) Đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc tiếnhành tố tụng vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sátviên, Kiểm tra viên, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.

2. Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm trước khi mở phiêntòa do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án được phân công giải quyết vụ án quyếtđịnh.

Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì do Chánh ánTòa án trên một cấp quyết định.

Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa do Hộiđồng xét xử quyết định trước khi bắt đầu xét hỏi bằng cách biểu quyết tại phòngnghị án. Khi xem xét thay đổi thành viên nào thì thành viên đó được trình bày ýkiến của mình, Hội đồng quyết định theo đa số.

Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiêntòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa.

Điều 54.Thay đổi Thư ký Tòa án

1. Thư ký Tòa án phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bịthay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ luật này;

b) Đã tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Kiểm sátviên, Kiểm tra viên, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩmtra viên, Thư ký Tòa án.

2. Việc thay đổi Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa doChánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án được phân công giải quyết vụ án quyết định.

Việc thay đổi Thư ký Tòa án tại phiên tòa do Hội đồng xétxử quyết định.

Trường hợp phải thay đổi Thư ký Tòa án tại phiên tòa thìHội đồng xét xử ra quyết định tạm ngừng phiên tòa.

ChươngIV

NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG

Điều 55.Người tham gia tố tụng

1. Người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

2. Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.

3. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp.

4. Người bị bắt.

5. Người bị tạm giữ.

6. Bị can.

7. Bị cáo.

8. Bị hại.

9. Nguyên đơn dân sự.

10. Bị đơn dân sự.

11. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

12. Người làm chứng.

13. Người chứng kiến.

14. Người giám định.

15. Người định giá tài sản.

16. Người phiên dịch, người dịch thuật.

17. Người bào chữa.

18. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại,đương sự.

19. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bịtố giác, bị kiến nghị khởi tố.

20. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội,người đại diện khác theo quy định của Bộ luật này.

Điều 56.Người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố

1. Cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm; cơ quan, tổchức đã báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố có quyền:

a) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giữ bí mật việc tố giác,báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự,nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ, ngườithân thích của họ khi bị đe dọa;

b) Được thông báo kết quả giải quyết tố giác, tin báo vềtội phạm, kiến nghị khởi tố;

c) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan,người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc tiếp nhận, giải quyết tốgiác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điềunày phải có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm, trình bày trung thực về những tình tiếtmà mình biết vềsự việc.

Điều 57.Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố

1. Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố cóquyền:

a) Được thông báo về hành vi bị tố giác, bị kiến nghịkhởi tố;

b) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quyđịnh tại Điều này;

c) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến;

d) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

đ) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liênquan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

e) Tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp cho mình;

g) Được thông báo kết quả giải quyết tố giác, kiến nghịkhởi tố;

h) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan,người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

2. Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố phải cómặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, kiến nghị khởitố.

Điều 58.Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt

1. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắttrong trường hợp phạm tội quả tang và người bị bắt theo quyết định truy nã cóquyền:

a) Được nghe, nhận lệnh giữ người trong trường hợp khẩncấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định phê chuẩn lệnhbắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định truy nã;

b) Được biết lý do mình bị giữ, bị bắt;

c) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

d) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phảiđưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liênquan và yêu cầu người có thẩm quyền tố tụng kiểm tra, đánh giá;

g) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;

h) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan,người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc giữ người, bắtngười.

2. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắtcó nghĩa vụ chấp hành lệnh giữ người, lệnh bắt người và yêu cầu của cơ quan,người có thẩm quyền giữ người, bắt người theo quy định của Bộ luật này.

Điều 59.Người bị tạm giữ

1. Người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩncấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nãhoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ.

2. Người bị tạm giữ có quyền:

a) Được biết lý do mình bị tạm giữ; nhận quyết định tạmgiữ, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạmgiữ và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

b) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quyđịnh tại Điều này;

c) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phảiđưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

d) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;

đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liênquan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

g) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan,người có thẩm quyền tiến hành tố tụng về việc tạm giữ.

3. Người bị tạm giữ có nghĩa vụ chấp hành các quy địnhcủa Bộ luật này và Luật thi hành tạm giữ, tạm giam.

Điều 60. Bịcan

1. Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự.Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đạidiện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.

2. Bị can có quyền:

a) Được biết lý do mình bị khởi tố;

b) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quyđịnh tại Điều này;

c) Nhận quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi,bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bịcan, quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bịcan; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡngchế; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyếtđịnh đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố và cácquyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

d) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phảiđưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liênquan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

g) Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổingười có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản,người phiên dịch, người dịch thuật;

h) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;

i) Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được sốhóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quanđến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu;

k) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan,người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

3. Bịcan có nghĩa vụ:

a) Cómặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợpvắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì cóthể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã;

b)Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tốtụng.

4. Bộtrưởng Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tốicao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết trình tự, thủ tục, thời hạn, địa điểm bị can đọc, ghichép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa khi bị can có yêu cầu quy định tại điểm i khoản 2Điều này.

Điều 61. Bị cáo

1. Bịcáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền vànghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theopháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.

2. Bịcáo có quyền:

a)Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biệnpháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyếtđịnh của Tòa án và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

b)Tham gia phiên tòa;

c)Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

d) Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩmquyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiêndịch, người dịch thuật; đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tàisản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hànhtố tụng tham gia phiên tòa;

đ) Đưara chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan vàyêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

g) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;

h) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phảiđưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

i) Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi ngườitham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa;

k) Nói lời sau cùng trước khi nghị án;

l) Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổsung vào biên bản phiên tòa;

m) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;

n) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan,người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

o) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

3. Bị cáo có nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. Trường hợp vắngmặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thểbị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã;

b) Chấp hành quyết định, yêu cầu của Tòa án.

Điều 62. Bịhại

1. Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất,tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín dotội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.

2. Bị hại hoặc người đại diện của họ có quyền:

a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy địnhtại Điều này;

b) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

c) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liênquan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

d) Đề nghị giám định, định giá tài sản theo quy định củapháp luật;

đ) Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án;

e) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tốtụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịchthuật;

g) Đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt hại, biệnpháp bảo đảm bồi thường;

h) Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọaphiên tòa hỏi bị cáo và người khác tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiêntòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; xem biên bản phiên tòa;

i) Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcho mình;

k) Tham gia các hoạt động tố tụng theo quy định của Bộluật này;

l) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệtính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp kháccủa mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;

m) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;

n) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan,người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

o) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hạithì bị hại hoặc người đại diện của họ trình bày lời buộc tội tại phiên tòa.

4. Bị hại có nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyềntiến hành tố tụng; trường hợp cố ý vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặckhông do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải;

b) Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người cóthẩm quyền tiến hành tố tụng.

5. Trường hợp bị hại chết, mất tích, bị mất hoặc bị hạnchế năng lực hành vi dân sự thì người đại diện thực hiện quyền và nghĩa vụ củangười bị hại quy định tại Điều này.

Cơ quan, tổ chức là bị hại có sự chia, tách, sáp nhập,hợp nhất thì người đại diện theo pháp luật hoặc tổ chức, cá nhân kế thừa quyềnvà nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó có những quyền và nghĩa vụ theo quy địnhtại Điều này.

Điều 63.Nguyên đơn dân sự

1. Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bịthiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.

2. Nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện của họ có quyền:

a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy địnhtại Điều này;

b) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

c) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liênquan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

d) Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án;

đ) Yêu cầu giám định, định giá tài sản theo quy định củapháp luật;

e) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tốtụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịchthuật;

g) Đề nghị mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảmbồi thường;

h) Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọaphiên tòa hỏi người tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn; xem biên bản phiên tòa;

i) Tự bảovệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;

k) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan,người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

l) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồithường thiệt hại;

m) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

3. Nguyên đơn dân sự có nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyềntiến hành tố tụng;

b) Trình bày trung thực những tình tiết liên quan đếnviệc bồi thường thiệt hại;

c) Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người cóthẩm quyền tiến hành tố tụng.

Điều 64. Bịđơn dân sự

1. Bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà phápluật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

2. Bị đơn dân sự hoặc người đại diện của họ có quyền:

a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy địnhtại Điều này;

b) Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầucủa nguyên đơn dân sự;

c) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

d) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liênquan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

đ) Yêu cầu giám định, định giá tài sản theo quy định củapháp luật;

e) Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án cóliên quan đến việc đòi bồi thường thiệt hại;

g) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tốtụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịchthuật;

h) Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọaphiên tòa hỏi người tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn; xem biên bản phiên tòa;

i) Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcho mình;

k) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan,người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

l) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồithường thiệt hại;

m) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

3. Bị đơn dân sự có nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyềntiến hành tố tụng;

b) Trình bày trung thực những tình tiết liên quan đếnviệc bồi thường thiệt hại;

c) Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người cóthẩm quyền tiến hành tố tụng.

Điều 65.Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án

1. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là cánhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.

2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặcngười đại diện của họ có quyền:

a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy địnhtại Điều này;

b) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

c) Yêu cầu giám định, định giá tài sản theo quy định củapháp luật;

d) Tham gia phiên tòa; phát biểu ý kiến, đề nghị chủ tọaphiên tòa hỏi những người tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảovệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; xem biên bản phiên tòa;

đ) Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcho mình;

e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liênquan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

g) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về những vấnđề trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của mình;

h) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan,người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

i) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án cónghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyềntiến hành tố tụng;

b) Trình bày trung thực những tình tiết liên quan đếnquyền và nghĩa vụ của mình;

c) Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người cóthẩm quyền tiến hành tố tụng.

Điều 66.Người làm chứng

1. Người làm chứng là người biết được những tình tiếtliên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyềntiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.

2. Những người sau đây không được làm chứng:

a) Người bào chữa của người bị buộc tội;

b) Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà khôngcó khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, vềvụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.

3. Người làm chứng có quyền:

a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy địnhtại Điều này;

b) Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khoẻ,danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, ngườithân thích của mình khi bị đe dọa;

c) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan,người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia làmchứng;

d) Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại vànhững chi phí khác theo quy định của pháp luật.

4. Người làm chứng có nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyềntiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả khánghoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việcgiải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thểbị dẫn giải;

b) Trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết liênquan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và lý do biết được những tình tiếtđó.

5. Người làm chứng khai báo gian dối hoặc từ chối khaibáo, trốn tránh việc khai báo mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trởngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luậthình sự.

6. Cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng làm việc hoặc họctập có trách nhiệm tạo điều kiện để họ tham gia tố tụng.

Điều 67.Người chứng kiến

1. Người chứng kiến là người được cơ quan có thẩm quyềntiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng theo quyđịnh của Bộ luật này.

2. Những người sau đây không được làm người chứng kiến:

a) Người thân thích của người bị buộc tội, người cóthẩm quyền tiến hành tố tụng;

b) Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà khôngcó khả năng nhận thức đúng sự việc;

c) Người dưới 18 tuổi;

d) Có lý do khác cho thấy người đó không khách quan.

3. Người chứng kiến có quyền:

a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy địnhtại Điều này;

b) Yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tuân thủquy định của pháp luật, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sảnvà quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bịđe dọa;

c) Xem biên bản tố tụng, đưa ra nhận xét về hoạt động tốtụng mà mình chứng kiến;

d) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan,người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia chứngkiến;

đ) Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí theo quyđịnh của pháp luật.

4. Người chứng kiến có nghĩa vụ:

a) Có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiếnhành tố tụng;

b) Chứng kiến đầy đủ hoạt động tố tụng được yêu cầu;

c) Ký biên bản về hoạt động mà mình chứng kiến;

d) Giữ bí mật về hoạt động điều tra mà mình chứng kiến;

đ) Trình bày trung thực những tình tiết mà mình chứngkiến theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Điều 68.Người giám định

1. Người giám định là người có kiến thức chuyên môn vềlĩnh vực cần giám định, được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu,người tham gia tố tụng yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật.

2. Người giám định có quyền:

a) Tìm hiểu tài liệu của vụ án có liên quan đến đối tượngphải giám định;

b) Yêu cầu cơ quan trưng cầu, người tham gia tố tụng yêucầu giám định cung cấp tài liệu cần thiết cho việc kết luận;

c) Tham dự vào việc hỏi cung, lấy lời khai và đặt câu hỏivề những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định;

d) Từ chối thực hiện giám định trong trường hợp thời giankhông đủ để tiến hành giám định, các tài liệu cung cấp không đủ hoặc không cógiá trị để kết luận, nội dung yêu cầu giám định vượt quá phạm vi hiểu biếtchuyên môn của mình;

đ) Ghiriêng ý kiến của mình vào bản kết luận chung nếu không thống nhất với kết luậnchung trong trường hợp giám định do tập thể giám định tiến hành;

e) Các quyền khác theo quy định của Luật giám định tưpháp.

3. Người giám định có nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyềntiến hành tố tụng;

b) Giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiệngiám định;

c) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật giám định tưpháp.

4. Người giám định kết luận gian dối hoặc từ chối kếtluận giám định mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại kháchquan thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

5. Người giám định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bịthay đổi khi thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện,người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;

b) Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làmchứng, người phiên dịch, người dịch thuật, người định giá tài sản trong vụ ánđó;

c) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó.

6. Việc thay đổi người giám định do cơ quan trưng cầugiám định quyết định.

Điều 69.Người định giá tài sản

1. Người định giá tài sản là người có kiến thức chuyênmôn về lĩnh vực giá, được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người thamgia tố tụng yêu cầu định giá tài sản theo quy định của pháp luật.

2. Người định giá tài sản có quyền:

a) Tìm hiểu tài liệu của vụ án liên quan đến đối tượngphải định giá;

b) Yêu cầu cơ quan yêu cầu định giá, người tham gia tốtụng yêu cầu định giá cung cấp tài liệu cần thiết cho việc định giá;

c) Từ chối thực hiện định giá trong trường hợp thời giankhông đủ để tiến hành định giá, các tài liệu cung cấp không đủ hoặc không cógiá trị để định giá, nội dung yêu cầu định giá vượt quá phạm vi hiểu biếtchuyên môn của mình;

d) Ghi ý kiến kết luận của mình vào bản kết luận chungnếu không thống nhất với kết luận của Hội đồng định giá tài sản;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

3. Người định giá tài sản có nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyềntiến hành tố tụng;

b) Giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiệnđịnh giá tài sản;

c) Các nghĩa vụ khác theo quy định của luật.

4. Người định giá tài sản kết luận gian dối hoặc từ chốitham gia định giá mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại kháchquan thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

5. Người định giá tài sản phải từ chối tham gia tố tụnghoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện,người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;

b) Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làmchứng, người giám định, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;

c) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó.

6. Việc thay đổi người định giá tài sản do cơ quan yêucầu định giá tài sản quyết định.

Điều 70.Người phiên dịch, người dịch thuật

1. Người phiên dịch, người dịch thuật là người có khảnăng phiên dịch, dịch thuật và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêucầu trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việthoặc có tài liệu tố tụng không thể hiện bằng tiếng Việt.

2. Người phiên dịch, người dịch thuật có quyền:

a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy địnhtại Điều này;

b) Đề nghị cơ quan yêu cầu bảo vệ tính mạng, sức khoẻ,danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình,người thân thích của mình khi bị đe dọa;

c) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan,người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc phiên dịch, dịchthuật;

d) Được cơ quan yêu cầu chi trả thù lao phiên dịch, dịchthuật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.

3. Người phiên dịch, người dịch thuật có nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyềntiến hành tố tụng;

b) Phiên dịch, dịch thuật trung thực. Nếu phiên dịch,dịch thuật gian dối thì người phiên dịch, người dịch thuật phải chịu tráchnhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự;

c) Giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi phiên dịch,dịch thuật;

d) Phải cam đoan trước cơ quan đã yêu cầu về việc thựchiện nghĩa vụ của mình.

4. Người phiên dịch, người dịch thuật phải từ chối thamgia tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện,người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;

b) Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làmchứng, người giám định, người định giá tài sản trong vụ án đó;

c) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó.

5. Việc thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật do cơquan yêu cầu phiên dịch, dịch thuật quyết định.

6. Những quy định tại Điều này cũng áp dụng đối vớingười biết được cử chỉ, hành vi của người câm, người điếc, chữ của người mù.

Điều 71.Trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ củangười tham gia tố tụng

1. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng cótrách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ củangười tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này.

Trường hợp người bị buộc tội, người bị hại thuộc diệnđược trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý thì cơ quan,người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm giải thích cho họ quyềnđược trợ giúp pháp lý; nếu họ đề nghị được trợ giúp pháp lý thì cơ quan, người cóthẩm quyền tiến hành tố tụng thông báo cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.

2. Việc thông báo, giải thích phải ghi vào biên bản.

ChươngV

BÀO CHỮA, BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA BỊHẠI, ĐƯƠNG SỰ

Điều 72.Người bào chữa

1. Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bàochữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan,người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.

2. Người bào chữa có thể là:

a) Luật sư;

b) Người đại diện của người bị buộc tội;

c) Bào chữa viên nhân dân;

d) Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộctội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.

3. Bào chữa viên nhân dân là công dân Việt Nam từ 18 tuổitrở lên, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức pháplý, đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, được Ủy ban Mặt trận Tổquốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận cử tham gia bào chữa chongười bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.

4. Những người sau đây không được bào chữa:

a) Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thíchcủa người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó;

b) Người tham gia vụ án đó với tư cách là người làmchứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịchthuật;

c) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bịkết án mà chưa được xoá án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hànhchính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.

5. Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bịbuộc tội trong cùng vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau.

Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bịbuộc tội.

Điều 73.Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa

1. Người bào chữa có quyền:

a) Gặp, hỏi người bị buộc tội;

b) Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ,khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cungđồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lờikhai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏingười bị bắt, người bị tạm giữ, bị can;

c) Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng,nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luậtnày;

d) Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trướcvề thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hànhhoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;

đ) Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia củamình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;

e) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tốtụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịchthuật; đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;

g) Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định củaBộ luật này; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác,người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

h) Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

i) Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ,tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

k) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thuthập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản;

l) Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơvụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra;

m) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa;

n) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan,người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

o) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo làngười dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất theo quyđịnh của Bộ luật này.

2. Người bào chữa có nghĩa vụ:

a) Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làmsáng tỏ những tình tiết xác định người bị buộc tội vô tội, những tình tiết giảmnhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo;

b) Giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của họ;

c) Không được từ chối bào chữa cho người bị buộc tội màmình đã đảm nhận bào chữa nếu không vì lý do bất khả kháng hoặc không phải dotrở ngại khách quan;

d) Tôn trọng sự thật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặcxúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật;

đ) Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án; trường hợp chỉđịnh người bào chữa theo quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật nàythì phải có mặt theo yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát;

e) Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết khithực hiện bào chữa; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồsơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyềnvà lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

g) Không được tiết lộ thông tin về vụ án, về người bịbuộc tội mà mình biết khi bào chữa, trừ trường hợp người này đồng ý bằng vănbản và không được sử dụng thông tin đó vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhànước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cánhân.

3. Người bào chữa vi phạm pháp luật thì tùy tính chất,mức độ vi phạm mà bị hủy bỏ việc đăng ký bào chữa, bị xử lý kỷ luật, xửphạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hạiphải bồi thường theo quy định của luật.

Điều 74.Thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng

Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.

Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham giatố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quanđược giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyếtđịnh tạm giữ.

Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâmphạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định đểngười bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.

Điều 75. Lựachọn người bào chữa

1. Người bào chữa do người bị buộc tội, người đại diệnhoặc người thân thích của họ lựa chọn.

2. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đơn yêucầu người bào chữa của người bị bắt, bị tạm giữ thì cơ quan có thẩm quyềnđang quản lý người bị bắt, người bị tạm giữ có trách nhiệm chuyển đơn này cho ngườibào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của họ. Trường hợp người bị bắt,người bị tạm giữ không nêu đích danh người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyềnđang quản lý người bị bắt, bị tạm giữ phải chuyển đơn này cho người đại diệnhoặc người thân thích của họ để những người này nhờ người bào chữa.

Trong thời hạn 24 giờ kể khi nhận được đơn yêu cầungười bào chữa của người bị tạm giam thì cơ quan có thẩm quyền đang quảnlý người bị tạm giam có trách nhiệm chuyển đơn này cho người bào chữa, ngườiđại diện hoặc người thân thích của họ. Trường hợp người bị tạm giam không nêuđích danh người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền đang quản lý người bị tạmgiam phải chuyển đơn này cho người đại diện hoặc người thân thích của họ đểnhững người này nhờ người bào chữa.

3. Trường hợp người đại diện hoặc người thân thích củangười bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam có đơn yêu cầu nhờ người bàochữa thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo ngay cho người bị bắt,người bị tạm giữ, người bị tạm giam để có ý kiến về việc nhờ người bào chữa.

4. Người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thânthích của họ đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viêncủa Mặt trận từ huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phốthuộc thành phố trực thuộc trung ương trở lên cử bào chữa viên nhân dân đểbào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.

Điều 76. Chỉđịnh người bào chữa

1. Trong các trường hợp sau đây nếu người bị buộc tội,người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơquan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ:

a) Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mứccao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình;

b) Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà khôngthể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.

2. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải yêu cầuhoặc đề nghị các tổ chức sau đây cử người bào chữa cho các trường hợp quy địnhtại khoản 1 Điều này:

a) Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư cửngười bào chữa;

b) Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử Trợ giúp viênpháp lý, luật sư bào chữa cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý;

c) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thànhviên của Mặt trận cử bào chữa viên nhân dân bào chữa cho người bị buộc tội làthành viên của tổ chức mình.

Điều 77.Thay đổi hoặc từ chối người bào chữa

1. Những người sau đây có quyền từ chối hoặc đề nghị thayđổi người bào chữa:

a) Người bị buộc tội;

b) Người đại diện của người bị buộc tội;

c) Người thân thích của người bị buộc tội.

Mọi trường hợp thay đổi hoặc từ chối người bào chữa đềuphải có sự đồng ý của người bị buộc tội và được lập biên bản đưa vào hồ sơ vụ án,trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này.

2. Trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ, người bịtạm giam trong giai đoạn điều tra có đề nghị từ chối người bào chữa do ngườithân thích của họ nhờ thì Điều tra viên phải cùng người bào chữa đó trực tiếpgặp người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam để xác nhận việc từchối.

3. Trường hợp chỉ định người bào chữa quy định tại khoản1 Điều 76 của Bộ luật này, người bị buộc tội và người đại diện hoặc người thânthích của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa.

Trường hợp thay đổi người bào chữa thì việc chỉ địnhngười bào chữa khác được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 76 của Bộluật này.

Trường hợp từ chối người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyềntiến hành tố tụng lập biên bản về việc từ chối người bào chữa của người bịbuộc tội hoặc người đại diện, người thân thích của người bị buộc tộiquy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này và chấm dứt việcchỉ định người bào chữa.

Điều 78. Thủtục đăng ký bào chữa

1. Trong mọi trường hợp tham gia tố tụng, người bào chữaphải đăng ký bào chữa.

2. Khi đăng ký bào chữa, người bào chữa phải xuất trìnhcác giấy tờ:

a) Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao cóchứng thực và giấy yêu cầu luật sư của người bị buộc tội hoặc của người đạidiện, người thân thích của người bị buộc tội;

b) Người đại diện của người bị buộc tội xuất trình Chứngminh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và giấytờ có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về mối quan hệ của họ với người bịbuộc tội;

c) Bào chữa viên nhân dân xuất trình Chứng minh nhân dânhoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử bàochữa viên nhân dân của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thànhviên của Mặt trận;

d) Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúppháp lý xuất trình văn bản cử người thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chứcthực hiện trợ giúp pháp lý và Thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc Thẻ luật sư kèmtheo bản sao có chứng thực.

3. Trường hợp chỉ định người bào chữa quy định tại Điều76 của Bộ luật này thì người bào chữa xuất trình các giấy tờ:

a) Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao cóchứng thực và văn bản cử luật sư của tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đóhành nghề hoặc văn bản phân công của Đoàn luật sư đối với luật sư hành nghề làcá nhân;

b) Bào chữa viên nhân dân xuất trình Chứng minh nhân dânhoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử bào chữaviên nhân dân của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viêncủa Mặt trận;

c) Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúppháp lý xuất trình Thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc Thẻ luật sư kèm theo bảnsao có chứng thực và văn bản cử người thực hiện trợ giúp pháp lý của Trung tâmtrợ giúp pháp lý nhà nước.

4. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ quyđịnh tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụngphải kiểm tra giấy tờ và thấy không thuộc trường hợp từ chối việc đăng ký bàochữa quy định tại khoản 5 Điều này thì vào sổ đăng ký bào chữa, gửi ngay vănbản thông báo người bào chữa cho người đăng ký bào chữa, cơ sở giam giữ và lưugiấy tờ liên quan đến việc đăng ký bào chữa vào hồ sơ vụ án; nếu xét thấykhông đủ điều kiện thì từ chối việc đăng ký bào chữa và phải nêu rõ lý do bằngvăn bản.

5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng từ chối việcđăng ký bào chữa khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 72 của Bộ luậtnày;

b) Người bị buộc tội thuộc trường hợp chỉ định người bàochữa từ chối người bào chữa.

6. Văn bản thông báo người bào chữa có giá trị sử dụngtrong suốt quá trình tham gia tố tụng, trừ các trường hợp:

a) Người bị buộc tội từ chối hoặc đề nghị thay đổi ngườibào chữa;

b) Người đại diện hoặc người thân thích của ngườibị buộc tội quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này từ chối hoặcđề nghị thay đổi người bào chữa.

7. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hủy bỏ việcđăng ký bào chữa và thông báo cho người bào chữa, cơ sở giam giữ khithuộc một trong các trường hợp:

a) Khi phát hiện người bào chữa thuộc trường hợp quy địnhtại khoản 4 Điều 72 của Bộ luật này;

b) Vi phạm pháp luật khi tiến hành bào chữa.

Điều 79.Trách nhiệm thông báo cho người bào chữa

1. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải báo trướcmột thời gian hợp lý cho người bào chữa về thời gian, địa điểm tiến hành hoạtđộng tố tụng mà họ có quyền tham gia theo quy định của Bộ luật này.

2. Trường hợp người bào chữa đã được cơ quan có thẩmquyền tiến hành tố tụng báo trước mà không có mặt thì hoạt động tố tụng vẫnđược tiến hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 291 của Bộ luật này.

Điều 80. Gặpngười bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam

1. Để gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam, người bào chữa phảixuất trình văn bản thông báo người bào chữa, Thẻ luật sư hoặc Thẻ trợ giúpviên pháp lý hoặc Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.

2. Cơ quan quản lý người bị bắt, người bị tạm giữ, bịcan, bị cáo đang bị tạm giamphải phổ biến nội quy, quy chế của cơ sở giam giữ và yêu cầu người bào chữachấp hành nghiêm chỉnh. Trường hợp phát hiện người bào chữa vi phạm quy định vềviệc gặp thì phải dừng ngay việc gặp và lập biên bản, báo cáo người có thẩmquyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 81. Thu thập, giaochứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa

1. Người bào chữa thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật,tình tiết liên quan đến việc bào chữa theo quy định tại khoản 2 Điều 88 của Bộluật này.

2. Tùy từng giai đoạn tố tụng, khi thu thập được chứngcứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa, người bào chữa phải kịpthời giao cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để đưa vào hồ sơ vụ án.Việc giao, nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật phải được lập biên bản theo quy địnhtại Điều 133 của Bộ luật này.

3. Trường hợp không thể thu thập được chứng cứ, tài liệu,đồ vật liên quan đến việc bào chữa thì người bào chữa có thể đề nghị cơ quan cóthẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập.

Điều 82.Đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án

1. Sau khi kết thúc điều tra, nếu có yêu cầu đọc, ghichép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa thì cơquan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm bố trí thời gian, địa điểmđể người bào chữa đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án.

2. Sau khi đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu, người bàochữa phải bàn giao nguyên trạng hồ sơ vụ án cho cơ quan đã cung cấp hồ sơ. Nếuđể mất, thất lạc, hư hỏng tài liệu, hồ sơ vụ án thì tùy tính chất, mức độ viphạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 83. Người bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố

1. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tốgiác, người bị kiến nghị khởi tố là người được người bị tố giác, người bịkiến nghị khởi tố nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

2. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tốgiác, người bị kiến nghị khởi tố có thể là:

a) Luật sư;

b) Bào chữa viên nhân dân;

c) Người đại diện;

d) Trợ giúp viên pháp lý.

3. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tốgiác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền:

a) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

b) Kiểm tra,đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêucầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

c) Có mặt khi lấy lời khai người bị tố giác, người bịkiến nghị khởi tố và nếu được Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên đồng ý thì đượchỏi người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố. Sau mỗi lần lấy lời khai củangười có thẩm quyền kết thúc thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củangười bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền hỏi người bị tố giác,người bị kiến nghị khởi tố;

d) Có mặt khi đối chất, nhận dạng, nhận biết giọngnói người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;

đ) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan,người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

4. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tốgiác, người bị kiến nghị khởi tố có nghĩa vụ:

a) Sử dụng các biện pháp do pháp luật quy định để gópphần làm rõ sự thật khách quan của vụ án;

b) Giúp người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố vềpháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Điều 84. Người bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự

1. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại,đương sự là người được bị hại, đương sự nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

2. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại,đương sự có thể là:

a) Luật sư;

b) Người đại diện;

c) Bào chữa viên nhân dân;

d) Trợ giúp viên pháp lý.

3. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại,đương sự có quyền:

a) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

b) Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan vàyêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

c) Yêu cầu giám định, định giá tài sản;

d) Có mặt khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lấylời khai, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói của người mà mình bảovệ; đọc, ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việcbảo vệ quyền lợi của bị hại và đương sự sau khi kết thúc điều tra;

đ) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa; xem biên bản phiêntòa;

e) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan,người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

g) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tốtụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịchthuật;

h) Kháng cáo phần bản án, quyết định của Tòa án có liênquan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ là người dưới 18 tuổi,người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

4. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại,đương sự có nghĩa vụ:

a) Sử dụng các biện pháp do pháp luật quy định để gópphần làm rõ sự thật khách quan của vụ án;

b) Giúp bị hại, đương sự về pháp lý nhằm bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của họ.

ChươngVI

CHỨNG MINH VÀ CHỨNG CỨ

Điều 85.Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự

Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, cơ quan cóthẩm quyền tiến hành tố tụng phảichứng minh:

1. Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địađiểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;

2. Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi haykhông có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mụcđích, động cơ phạm tội;

3. Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hìnhsự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;

4. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gâyra;

5. Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;

6. Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ tráchnhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.

Điều 86.Chứng cứ

Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trìnhtự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có haykhông có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiếtkhác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

Điều 87. Nguồn chứng cứ

1. Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:

a) Vậtchứng;

b) Lời khai, lời trình bày;

c) Dữ liệu điện tử;

d) Kết luận giám định, định giá tài sản;

đ) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố,xét xử, thi hành án;

e) Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tếkhác;

g) Các tài liệu, đồ vật khác.

2. Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trìnhtự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không đượcdùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự.

Điều 88. Thuthập chứng cứ

1. Để thu thập chứng cứ, cơ quan có thẩm quyền tiến hànhtố tụng có quyền tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ theo quy định của Bộluật này; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồvật, dữ liệu điện tử, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án.

2. Để thu thập chứng cứ, người bào chữa có quyền gặpngười mà mình bào chữa, bị hại, người làm chứng và những người khác biết về vụán để hỏi, nghe họ trình bày về những vấn đề liên quan đến vụ án; đề nghị cơquan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đếnviệc bào chữa.

3. Những người tham gia tố tụng khác, cơ quan, tổ chứchoặc bất cứ cá nhân nào đều có thể đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệuđiện tử và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án.

4. Khi tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điệntử liên quan đến vụ án do những người quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều nàycung cấp, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lập biên bản giao nhậnvà kiểm tra, đánh giá theo quy định của Bộ luật này.

5. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày lập biên bản về hoạtđộng điều tra, thu thập, nhận được tài liệu liên quan đến vụ án mà Kiểm sátviên không trực tiếp kiểm sát theo quy định của Bộ luật này thì Cơ quan điềutra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có tráchnhiệm chuyển biên bản, tài liệu này cho Viện kiểm sát để kiểm sát việc lập hồsơ vụ án. Trường hợp dotrở ngại khách quan thì thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá15 ngày. Trong thời hạn 03 ngày, Viện kiểm sátđóng dấu bút lục và sao lưu biên bản, tài liệu lưu hồ sơ kiểm sát và bàn giaonguyên trạng tài liệu, biên bản đó cho Cơ quan điều tra, cơ quan được giaonhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Việc giao, nhận tài liệu,biên bản được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luậtnày.

Điều 89. Vậtchứng

Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạmtội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vậtkhác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trongviệc giải quyết vụ án.

Điều 90. Bảoquản vật chứng

1. Vật chứng phải được bảo quản nguyên vẹn, không để mấtmát, lẫn lộn, hư hỏng. Việc bảo quản vật chứng được thực hiện như sau:

a) Vật chứng cần được niêm phong thì phải niêm phong ngaysau khi thu thập. Việc niêm phong, mở niêm phong được lập biên bản và đưa vàohồ sơ vụ án. Việc niêm phong, mở niêm phong vật chứng được thực hiệntheo quy định của Chính phủ;

b) Vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồcổ, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, vũ khí quân dụng phải đượcgiám định ngay sau khi thu thập và phải chuyển ngay để bảo quản tại Kho bạc Nhànước hoặc cơ quan chuyên trách khác. Nếu vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khíquý, đá quý, đồ cổ lưu dấu vết của tội phạm thì tiến hành niêm phong theo quyđịnh tại điểm a khoản này; vật chứng là vi khuẩn nguy hại, bộ phận cơ thểngười, mẫu mô, mẫu máu và các mẫu vật khác của cơ thể người được bảo quản tạicơ quan chuyên trách theo quy định của pháp luật;

c) Vật chứng không thể đưa về cơ quan có thẩm quyền tiếnhành tố tụng để bảo quản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng giao vậtchứng đó cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp đồ vật, tài sản hoặc người thânthích của họ hoặc chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi có vật chứng bảoquản;

d) Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì cơquan có thẩm quyền trong phạm vi quyền hạn của mình quyết định bán theo quyđịnh của pháp luật và chuyển tiền đến tài khoản tạm giữ của cơ quan có thẩmquyền tại Kho bạc Nhà nước để quản lý;

đ) Vật chứng đưa về cơ quan có thẩm quyền tiến hànhtố tụng bảo quản thì cơ quan Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, cơ quanđược giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có tráchnhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn điều tra, truy tố; cơ quan thi hànhán dân sự có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn xét xử và thihành án.

2. Người có trách nhiệm bảo quản vật chứng mà để mất mát,hư hỏng, phá hủy niêm phong, tiêu dùng, sử dụng trái phép, chuyển nhượng, đánhtráo, cất giấu, hủy hoại vật chứng của vụ án thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạmmà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định củaluật.

Trường hợp thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy, làm hưhỏng vật chứng của vụ án nhằm làm sai lệch hồ sơ vụ án thì phải chịu tráchnhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của luật.

Điều 91. Lờikhai của người làm chứng

1. Người làm chứng trình bày những gì mà họ biết nguồntin về tội phạm, về vụ án, nhân thân của người bị buộc tội, bị hại, quan hệgiữa họ với người bị buộc tội, bị hại, người làm chứng khác và trả lời nhữngcâu hỏi đặt ra.

2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do ngườilàm chứng trình bày nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.

Điều 92. Lờikhai của bị hại

1. Bị hại trình bày những tình tiết về nguồn tin về tộiphạm, vụ án, quan hệ giữa họ với người bị buộc tội và trả lời những câu hỏi đặtra.

2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do bị hạitrình bày nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.

Điều 93. Lờikhai của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự

1. Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trình bày những tìnhtiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra.

2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do nguyênđơn dân sự, bị đơn dân sự trình bày nếu họ không thể nói rõ vì sao biết đượctình tiết đó.

Điều 94. Lờikhai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án

1. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trìnhbày những tình tiết trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.

2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do ngườicó quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trình bày nếu họ không thể nói rõ vìsao biết được tình tiết đó.

Điều 95. Lời khai của người bịgiữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố,người phạm tội tự thú, đầu thú, người bị bắt, bị tạm giữ

Ngườibị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởitố, người phạm tội tự thú, đầu thú, người bị bắt, bị tạm giữ trình bày nhữngtình tiết liên quan đến việc họ bị nghi thực hiện tội phạm.

Điều 96. Lời khai của người tốgiác, báo tin về tội phạm

Người tố giác, báo tin về tội phạm trình bày những tìnhtiết liên quan đến việc họ tố giác, báo tin về tội phạm.

Điều 97. Lờikhai của người chứng kiến

Người chứng kiến trình bày những tình tiết mà họ đã chứngkiến trong hoạt động tố tụng.

Điều 98. Lờikhai của bị can, bị cáo

1. Bị can, bị cáo trình bày những tình tiết của vụ án.

2. Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi làchứng cứ nếu phù hợp với những chứng cứ khác của vụ án.

Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứngcứ duy nhất để buộc tội, kết tội.

Điều 99. Dữliệu điện tử

1. Dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hìnhảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận đượcbởi phương tiện điện tử.

2. Dữ liệu điện tử được thu thập từ phương tiện điện tử,mạng máy tính, mạng viễn thông, trên đường truyền và các nguồn điện tử khác.

3. Giá trị chứng cứ của dữ liệu điện tử được xác định căncứ vào cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi dữ liệu điện tử; cách thứcbảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu điện tử; cách thức xác định ngườikhởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.

Điều100. Kết luận giám định

1. Kết luận giám định là văn bản do cá nhân hoặc cơ quan,tổ chức giám định lập để kết luận chuyên môn về những vấn đề được trưng cầu,yêu cầu giám định.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân kết luận về vấn đề đượctrưng cầu, yêu cầu giám định và phải chịu trách nhiệm về kết luận đó.

Nếu việc giám định do tập thể giám định tiến hành thì tấtcả thành viên đều ký vào bản kết luận. Trường hợp có ý kiến khác nhau thì mỗingười ghi ý kiến kết luận của mình vào bản kết luận.

3. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụngkhông đồng ý với kết luận giám định thì phải nêu rõ lý do, nếu kết luận chưa rõhoặc chưa đầy đủ thì quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại theo thủtục chung quyđịnh tại Bộ luật này.

4. Kết luận giám định của người được trưng cầu giám địnhthuộc trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi thì không có giá trị pháp lý vàkhông được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án.

Điều101. Kết luận định giá tài sản

1. Kết luận định giá tài sản là văn bản do Hội đồng địnhgiá tài sản lập để kết luận về giá của tài sản được yêu cầu.

Hội đồng định giá tài sản kết luận giá của tài sản vàphải chịu trách nhiệm về kết luận đó.

2. Kết luận định giá tài sản phải có chữ ký của tất cảthành viên Hội đồng định giá tài sản. Trường hợp không đồng ý với giá của tàisản do Hội đồng quyết định thì thành viên của Hội đồng ghi ý kiến kết luận củamình vào bản kết luận.

3. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụngkhông đồng ý với kết luận định giá tài sản thì phải nêu rõ lý do; nếu kết luậnchưa rõ thì quyết định định giá lại theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này.

4. Kết luận định giá của Hội đồng định giá tài sản viphạm quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật về định giá thì khôngcó giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án.

Điều102. Biên bản về hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi tố,điều tra, truy tố, xét xử

Những tình tiết được ghi trong biên bản về hoạt động kiểmtra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đượclập theo quy định của Bộ luật này có thể được coi là chứng cứ.

Điều 103. Kếtquả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác

Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khácdo cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp có thể được coi là chứng cứnếu phù hợp với chứng cứ khác của vụ án.

Điều104.Các tài liệu, đồ vật khác trong vụ án

Những tình tiết liên quan đến vụ án ghi trong tài liệu,đồ vật do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp có thể được coi là chứng cứ.Trường hợp tài liệu, đồ vật này có đặc điểm quy định tại Điều 89 của Bộ luậtnày thì được coi là vật chứng.

Điều105. Thu thập vật chứng

Vật chứng phải được thu thập kịp thời, đầy đủ, mô tả đúngthực trạng vào biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án. Trường hợp vật chứng không thểđưa vào hồ sơ vụ án thì phải chụp ảnh, có thể ghi hình để đưa vào hồ sơ vụ án.Vật chứng phải được niêm phong, bảo quản theo quy định của pháp luật.

Điều106. Xử lý vật chứng

1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, cơ quan đượcgiao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án đượcđình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đìnhchỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉở giai đoạn chuẩn bị xét xử; do Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa raxét xử. Việc thi hành quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.

2. Vật chứng được xử lý như sau:

a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấmtàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy;

b) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sáchnhà nước;

c) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thìbị tịch thu và tiêu hủy.

3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan,người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

a) Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng khôngphải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;

b) Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quảnlý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;

c) Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì cóthể được bán theo quy định của pháp luật; trường hợp không bán được thì tiêuhủy;

d) Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoạilai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyênngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

4. Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vậtchứng thì giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Điều 107. Thu thập phương tiệnđiện tử, dữ liệu điện tử

1.Phương tiện điện tử phải được thu giữ kịp thời, đầy đủ, mô tả đúng thực trạngvà niêm phong ngay sau khi thu giữ. Việc niêm phong, mở niêm phong được tiếnhành theo quy định của pháp luật.

Trườnghợp không thể thu giữ phương tiện lưu trữ dữ liệu điện tử thì cơ quan có thẩmquyền tiến hành tố tụng sao lưu dữ liệu điện tử đó vào phương tiện điện tử vàbảo quản như đối với vật chứng, đồng thời yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhânliên quan lưu trữ, bảo toàn nguyên vẹn dữ liệu điện tử mà cơ quan có thẩm quyềntiến hành tố tụng đã sao lưu và cơ quan, tổ chức, cá nhân này phải chịu tráchnhiệm trước pháp luật.

2. Khithu thập, chặn thu, sao lưu dữ liệu điện tử từ phương tiện điện tử, mạng máytính, mạng viễn thông hoặc trên đường truyền, cơ quan có thẩm quyền tiến hànhtố tụng tiến hành phải lập biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án.

3. Khinhận được quyết định trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tốtụng thì cá nhân, tổ chức có trách nhiệm thực hiện phục hồi, tìm kiếm, giámđịnh dữ liệu điện tử.

4.Việc phục hồi, tìm kiếm, giám định dữ liệu điện tử chỉ được thực hiện trên bảnsao; kết quả phục hồi, tìm kiếm, giám định phải chuyển sang dạng có thể đọc,nghe hoặc nhìn được.

5.Phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử được bảo quản như vật chứng theo quy địnhcủa Bộ luật này. Khi xuất trình chứng cứ là dữ liệu điện tử phải kèm theophương tiện lưu trữ dữ liệu hoặc bản sao dữ liệu điện tử.

Điều 108. Kiểm tra, đánh giáchứng cứ

1. Mỗichứng cứ phải được kiểm tra, đánh giá để xác định tính hợp pháp, xác thực vàliên quan đến vụ án. Việc xác định những chứng cứ thu thập được phải bảo đảm đủđể giải quyết vụ án hình sự.

2. Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn của mình phải kiểm tra, đánh giá đầy đủ, khách quan, toàndiện mọi chứng cứ đã thu thập được về vụ án.

ChươngVII

BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN, BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ

Mục I. BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN

Điều 109. Các biện pháp ngăn chặn

1. Đểkịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽgây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặcđể bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trongphạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợpkhẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏinơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.

2. Cáctrường hợp bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt ngườiphạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam,bắt người bị yêu cầu dẫn độ.

Điều 110. Giữ người trong trườnghợp khẩn cấp

1. Khithuộc một trong các trường hợp khẩn cấp sau đây thì được giữ người:

a) Cóđủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêmtrọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

b)Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tộiphạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xétthấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;

c) Códấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phươngtiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việcngười đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.

2.Những người sau đây có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp:

a) Thủtrưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;

b) Thủtrưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng,Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòngtỉnh, thành phố trực truộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộđội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biênphòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biênphòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và phápluật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tộiphạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;

c)Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bếncảng.

3.Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của ngườibị giữ, lý do, căn cứ giữ người quy định tại khoản 1 Điều này và các nội dung quyđịnh tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này. Việc thi hành lệnh giữ ngườitrong trường hợp khẩn cấp phải theo đúng quy định tại khoản 2 Điều113 của Bộ luật này.

4.Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc nhậnngười bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giaonhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và nhữngngười quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này phải ra quyết định tạmgiữ, ra lệnh bắt người bị giữ hoặc trả tự do ngay cho người đó. Lệnh bắt ngườibị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặcViện kiểm sát có thẩm quyền kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người đểxét phê chuẩn.

Saukhi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, những người quy định tại điểm c khoản2 Điều này phải giải ngay người bị giữ kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữngười trong trường hợp khẩn cấp đến Cơ quan điều tra nơi có sân bay hoặc bếncảng đầu tiên tàu trở về. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi tiếp nhận người bịgiữ, Cơ quan điều tra phải lấy lời khai ngay và những người quy định tại điểm akhoản 2 Điều này phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ trongtrường hợp khẩn cấp hoặc trả tự do ngay cho người đó. Lệnh bắt người bị giữtrong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp kèm theo tàiliệu liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn.

Lệnhbắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải ghi rõ họ tên, địa chỉ củangười bị giữ, lý do, căn cứ giữ người quy định tại khoản 1 Điều này và các nộidung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.

5. Hồsơ đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩncấp gồm:

a) Vănbản đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩncấp;

b)Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trườnghợp khẩn cấp, quyết định tạm giữ;

c)Biên bản giữ người trong trường hợp khẩn cấp;

d)Biên bản ghi lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;

đ)Chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc giữ người trong trường hợp khẩncấp.

6.Viện kiểm sát phải kiểm sát chặt chẽ căn cứ giữ người quy định tại khoản 1 Điềunày. Trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên phải trực tiếp gặp, hỏi người bị giữtrong trường hợp khẩn cấp trước khi xem xét, quyết định phê chuẩn hoặc quyếtđịnh không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Biên bảnghi lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp do Kiểm sát viên lậpphải đưa vào hồ sơ vụ việc, vụ án.

Trongthời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt ngườibị giữ trong trường hợp khẩn cấp, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩnhoặc quyết định không phê chuẩn. Trường hợp Viện kiểm sát quyết định khôngphê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì người đã ra lệnhgiữ người trong trường hợp khẩn cấp, Cơ quan điều tra đã nhận người bị giữtrong trường hợp khẩn cấp phải trả tự do ngay cho người bị giữ.

Điều 111. Bắt người phạm tội quảtang

1. Đốivới người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bịphát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngayngười bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gầnnhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắthoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

2. Khibắt người phạm tội quả tang thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khícủa người bị bắt.

3.Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếpnhận người phạm tội quả tang thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quảntài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai banđầu, bảo vệ hiện trường theo quy định của pháp luật; giải ngay người bị bắthoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Điều 112. Bắt người đang bị truynã

1. Đốivới người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngayngười bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gầnnhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắthoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

2. Khibắt người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí củangười bị bắt.

3.Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếpnhận người đang bị truy nã thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quảntài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai banđầu; giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Điều 113. Bắt bị can, bị cáo đểtạm giam

1.Những người sau đây có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạmgiam:

a) Thủtrưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phảiđược Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;

b)Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, PhóViện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;

c)Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sựcác cấp; Hội đồng xét xử.

2.Lệnh bắt, quyết định phê chuẩn lệnh, quyết định bắt phải ghi rõ họ tên, địa chỉcủa người bị bắt; lý do bắt và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 củaBộ luật này.

Ngườithi hành lệnh, quyết định phải đọc lệnh, quyết định; giải thích lệnh, quyếtđịnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt; giaolệnh, quyết định cho người bị bắt.

Khitiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã,phường, thị trấn và người khác chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơingười đó làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làmviệc, học tập chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứngkiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.

3.Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắtngười đang bị truy nã.

Điều 114. Những việc cần làm ngaysau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người hoặc nhận người bịgiữ, bị bắt

1. Saukhi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người hoặc nhận người bị giữ, bịbắt, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt độngđiều tra phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 12 giờ phải ra quyết định tạmgiữ hoặc trả tự do cho người bị bắt.

2. Saukhi lấy lời khai người bị bắt theo quyết định truy nã thì Cơ quan điều tra nhậnngười bị bắt phải thông báo ngay cho Cơ quan đã ra quyết định truy nã đến nhậnngười bị bắt. Sau khi nhận người bị bắt, cơ quan đã ra quyết định truy nã phảira ngay quyết định đình nã.

Trườnghợp cơ quan đã ra quyết định truy nã không thể đến nhận ngay người bị bắt thìsau khi lấy lời khai, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải ra ngay quyếtđịnh tạm giữ và thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truy nã biết; nếuđã hết thời hạn tạm giữ mà cơ quan ra quyết định truy nã vẫn chưa đến nhận thìCơ quan điều tra nhận người bị bắt gia hạn tạm giữ và gửi ngay quyết định giahạn tạm giữ kèm theo tài liệu liên quan cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phêchuẩn.

Trườnghợp không thể đến nhận ngay người bị bắt thì cơ quan đã ra quyết định truy nãcó thẩm quyền bắt để tạm giam phải ra ngay lệnh tạm giam và gửi lệnh tạm giamđã được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn cho Cơ quan điều tra nhận người bị bắt.Sau khi nhận được lệnh tạm giam, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải giảingay người đó đến Trại tạm giam nơi gần nhất.

3.Trường hợp người bị bắt có nhiều quyết định truy nã thì Cơ quan điều tra nhậnngười bị bắt chuyển giao người bị bắt cho cơ quan đã ra quyết định truy nã nơigần nhất.

Điều 115. Biên bản về việc giữngười trong trường hợp khẩn cấp, biên bản bắt người

1.Người thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, thi hành lệnh hoặcquyết định bắt trong mọi trường hợp đều phải lập biên bản.

Biênbản phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm giữ, bắt, nơi lập biên bản;những việc đã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh giữ, lệnh hoặcquyết định bắt, tài liệu, đồ vật bị tạm giữ, tình trạng sức khỏe và ý kiến,khiếu nại của người bị giữ, người bị bắt và các nội dung quy định tại Điều 133của Bộ luật này.

Biênbản được đọc cho người bị giữ, người bị bắt và người chứng kiến nghe. Người bịgiữ, người bị bắt, người thi hành lệnh giữ, lệnh hoặc quyết định bắt và ngườichứng kiến cùng ký tên vào biên bản, nếu ai có ý kiến khác hoặc không đồng ývới nội dung biên bản thì có quyền ghi vào biên bản và ký tên.

Việctạm giữ tài liệu, đồ vật của người bị giữ, người bị bắt phải được tiến hànhtheo quy định của Bộ luật này.

2. Khigiao, nhận người bị giữ, người bị bắt phải lập biên bản.

Ngoàinội dung quy định tại khoản 1 Điều này, biên bản giao nhận còn phải ghi rõviệc bàn giao biên bản lấy lời khai, tài liệu, đồ vật đã thu thập được, tìnhtrạng sức khoẻ của người bị giữ, người bị bắt và những tình tiết xảy ra khigiao nhận.

Điều 116. Thông báo về việc giữngười trong trường hợp khẩn cấp, bắt người

Saukhi giữ người, bắt người, người ra lệnh giữ người, lệnh hoặc quyết địnhbắt người phải thông báo ngay cho gia đình người bị giữ, bị bắt, chính quyềnxã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làmviệc, học tập biết.

Trongthời hạn 24 giờ kể từ khi nhận người bị giữ, bị bắt, Cơ quan điều tra nhậnngười bị giữ, bị bắt phải thông báo cho gia đình người bị giữ, bị bắt, chínhquyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi ngườiđó làm việc, học tập biết; trường hợp người bị giữ, người bị bắt là công dânnước ngoài thì phải thông báo cho cơ quan ngoại giao của Việt Nam để thông báocho cơ quan đại diện ngoại giao của nước có công dân bị giữ, bị bắt.

Nếuviệc thông báo cản trở truy bắt đối tượng khác hoặc cản trở điều tra thì saukhi cản trở đó không còn, người ra lệnh giữ người, lệnh hoặc quyết định bắtngười, Cơ quan điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt phải thông báo ngay.

Điều 117. Tạm giữ

1. Tạmgiữ có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bịbắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặcđối với người bị bắt theo quyết định truy nã.

2.Những người có thẩm quyền ra lệnh giữ người quy định tại khoản 2 Điều 110 củaBộ luật này có quyền ra quyết định tạm giữ.

Quyếtđịnh tạm giữ phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị tạm giữ, lý dotạm giữ, giờ, ngày bắt đầu và giờ, ngày hết thời hạn tạm giữ và các nộidung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này. Quyết định tạm giữ phảigiao cho người bị tạm giữ.

3.Người thi hành quyết định tạm giữ phải thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụcủa người bị tạm giữ quy định tại Điều 59 của Bộ luật này.

4.Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ra quyết định tạm giữ, người ra quyết định tạmgiữ phải gửi quyết định tạm giữ kèm theo các tài liệu làm căn cứ tạm giữ choViện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền. Nếu xét thấy việc tạmgiữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏquyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho ngườibị tạm giữ.

Điều 118. Thời hạn tạm giữ

1.Thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan đượcgiao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bịbắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khiCơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú.

2.Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưngkhông quá 03 ngày. Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể giahạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày.

Mọitrường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểmsát có thẩm quyền phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận hồ sơ đề nghịgia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết địnhkhông phê chuẩn.

3.Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì Cơ quan điều tra, cơquan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải trả tự do ngaycho người bị tạm giữ; trường hợp đã gia hạn tạm giữ thì Viện kiểm sát phải trảtự do ngay cho người bị tạm giữ.

4.Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tínhbằng một ngày tạm giam.

Điều 119. Tạm giam

1. Tạmgiam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tộirất nghiêm trọng.

2. Tạmgiam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêmtrọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xácđịnh người đó thuộc một trong các trường hợp:

a) Đãbị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;

b)Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;

c) Bỏtrốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;

d)Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;

đ) Cóhành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấptài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án,tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làmchứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

3. Tạmgiam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luậthình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốnvà bị bắt theo quyết định truy nã.

4. Đốivới bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, làngười già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì khôngtạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ các trường hợp:

a) Bỏtrốn và bị bắt theo quyết định truy nã;

b)Tiếp tục phạm tội;

c) Cóhành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấptài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án,tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làmchứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những ngườinày;

d) Bịcan, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu khôngtạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.

5.Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này cóquyền ra lệnh, quyết định tạm giam. Lệnh tạm giam của những người được quy địnhtại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấpphê chuẩn trước khi thi hành. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được lệnhtạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ liên quan đến việc tạm giam, Viện kiểmsát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Viện kiểm sátphải hoàn trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra ngay sau khi kết thúc việc xét phêchuẩn.

6. Cơquan điều tra phải kiểm tra căn cước của người bị tạm giam và thông báo ngaycho gia đình người bị tạm giam, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người bịtạm giam cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị tạm giam làm việc, học tậpbiết.

Điều 120. Việc chăm nom ngườithân thích và bảo quản tài sản của người bị tạm giữ, tạm giam

1.Trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam có người thân thích là người tàn tật, giàyếu, có nhược điểm về tâm thần mà không có người chăm sóc thì cơ quan ra quyếtđịnh tạm giữ, lệnh hoặc quyết định tạm giam giao người đó cho người thân thíchkhác chăm nom; trường hợp không có người thân thích thì cơ quan ra quyết địnhtạm giữ, lệnh hoặc quyết định tạm giam giao những người đó cho chính quyền xã,phường, thị trấn nơi họ cư trú chăm nom. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em làcon của người bị tạm giữ, tạm giam thực hiện theo quy định của Luật thi hànhtạm giữ, tạm giam.

2.Trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam có nhà ở hoặc tài sản khác mà không cóngười bảo quản thì cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh hoặc quyết định tạm giamphải áp dụng những biện pháp bảo quản.

3. Cơquan ra quyết định tạm giữ, lệnh hoặc quyết định tạm giam thông báo cho ngườibị tạm giữ, tạm giam biết việc chăm nom, chăm sóc người thân thích và bảo quảntài sản của họ. Việc thông báo được lập văn bản và đưa vào hồ sơ vụ án.

Điều 121. Bảo lĩnh

1. Bảolĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độnguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điềutra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.

2. Cơquan, tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người của cơ quan, tổchức mình. Cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh phải có giấy cam đoan và có xác nhậncủa người đứng đầu cơ quan, tổ chức.

Cánhân là người đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành phápluật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh thì có thểnhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ và trong trường hợpnày thì ít nhất phải có 02 người. Cá nhân nhận bảo lĩnh phải làm giấy camđoan có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặccơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.

Tronggiấy cam đoan, cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh phải cam đoan khôngđể bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều này. Cơ quan,tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án liênquan đến việc nhận bảo lĩnh.

3. Bịcan, bị cáo được bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:

a) Cómặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngạikhách quan;

b)Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;

c)Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tàiliệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án,tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làmchứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

Trườnghợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạmgiam.

4.Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩmphán chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định bảo lĩnh. Quyết định của nhữngngười quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểmsát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

5.Thời hạn bảo lĩnh không được quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theoquy định của Bộ luật này. Thời hạn bảo lĩnh đối với người bị kết án phạt tùkhông quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hànhán phạt tù.

6. Cơquan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh để bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ đã camđoan thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị phạt tiền theo quy định của phápluật.

Điều 122. Đặt tiền để bảo đảm

1. Đặttiền để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ tính chất, mứcđộ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bịcan, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họhoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm.

2. Bịcan, bị cáo được đặt tiền phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:

a) Cómặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngạikhách quan;

b)Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;

c) Khôngmua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệusai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩután tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làmchứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

Trườnghợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạmgiam và số tiền đã đặt bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước.

3.Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này,Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định về việc đặt tiền để bảo đảm.Quyết định của những người quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật nàyphải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

4. Thờihạn đặt tiền không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định tạiBộ luật này. Thời hạn đặt tiền đối với người bị kết án phạt tù không quá thờihạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù. Bịcan, bị cáo chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan thì Viện kiểm sát, Tòa áncó trách nhiệm trả lại cho họ số tiền đã đặt.

5.Người thân thích của bị can, bị cáo được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòaán chấp nhận cho đặt tiền để bảo đảm phải làm giấy cam đoan không để bị can, bịcáo vi phạm các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều này, nếu vi phạm thì số tiềnđã đặt bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước. Khi làm giấy cam đoan, người nàyđược thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến bị can, bị cáo.

6. Bộ trưởngBộ Công an chủ trì, phối hợp với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao,Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiếttrình tự, thủ tục, mức tiền đặt, việc tạm giữ, hoàn trả, tịch thu, nộp ngânsách nhà nước số tiền đã đặt để bảo đảm.

Điều 123. Cấm đi khỏi nơi cư trú

1. Cấmđi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với bị can, bị cáocó nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệutập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.

2. Bịcan, bị cáo bị cấm đi khỏi nơi cư trú phải làm giấy cam đoan thực hiện cácnghĩa vụ:

a)Không đi khỏi nơi cư trú nếu không được cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cưtrú cho phép;

b) Cómặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngạikhách quan;

c)Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;

d)Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tàiliệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án,tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làmchứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

Trườnghợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạmgiam.

3.Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này,Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Đồn trưởng Đồn biên phòng có quyền ra lệnh cấm đikhỏi nơi cư trú.

4.Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xétxử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ngườibị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm ngườiđó đi chấp hành án phạt tù.

5.Người ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú phải thông báo về việc áp dụng biện pháp nàycho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú, đơn vị quân độiđang quản lý bị can, bị cáo và giao bị can, bị cáo cho chính quyền xã, phường,thị trấn hoặc đơn vị quân đội đó để quản lý, theo dõi họ.

Trườnghợp bị can, bị cáo vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan phải tạmthời đi khỏi nơi cư trú thì phải được sự đồng ý của chính quyền xã, phường, thịtrấn nơi người đó cư trú hoặc đơn vị quân đội quản lý họ và phải có giấy chophép của người đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.

6. Nếubị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan thì chính quyền xã, phường, thị trấnnơi bị can, bị cáo cư trú, đơn vị quân đội đang quản lý bị can, bị cáo phải báongay cho cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú biết để xử lý theo thẩmquyền.

Điều 124. Tạm hoãn xuất cảnh

1. Cóthể tạm hoãn xuất cảnh đối với những người sau đây khi có căn cứ xác định việcxuất cảnh của họ có dấu hiệu bỏ trốn:

a)Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủcăn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặnngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ;

b) Bịcan, bị cáo.

2.Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩmphán chủ tọa phiên tòa có quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh. Quyết định tạmhoãn xuất cảnh của những người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộluật này phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thihành.

3.Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không được quá thời hạn giải quyết nguồn tin về tộiphạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thờihạn tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từkhi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.

Điều 125. Hủy bỏ hoặc thay thếbiện pháp ngăn chặn

1. Mọibiện pháp ngăn chặn đang áp dụng phải được hủy bỏ khi thuộc một trong cáctrường hợp:

a)Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;

b)Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;

c)Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;

d) Bịcáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễnhình phạt, hình phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc hình phạt cảnh cáo,phạt tiền, cải tạo không giam giữ.

2. Cơquan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy khôngcòn cần thiết hoặc có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác.

Đốivới những biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn trong giai đoạn điềutra thì việc hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác phải do Việnkiểm sát quyết định; trong thời hạn 10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng biệnpháp ngăn chặn, trừ biện pháp tạm giữ do Viện kiểm sát phê chuẩn, cơ quan đã đềnghị áp dụng biện pháp ngặn chặn này phải thông báo cho Viện kiểm sát để quyếtđịnh hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn khác.

Mục II. BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ

Điều 126. Các biện pháp cưỡng chế

Để bảođảm hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, trong phạm vithẩm quyền của mình, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể ápdụng biện pháp áp giải, dẫn giải, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản.

Điều 127. Áp giải, dẫn giải

1. Ápgiải có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bịbuộc tội.

2. Dẫngiải có thể áp dụng đối với:

a)Người làm chứng trong trường hợp họ không có mặt theo giấy triệu tập mà khôngvì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;

b)Người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưngcầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả khánghoặc không do trở ngại khách quan;

c)Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủcăn cứ xác định người đó liên quan đến hành vi phạm tội được khởi tố vụ án, đãđược triệu tập mà vẫn vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trởngại khách quan.

3.Điều tra viên, cấp trưởng của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạtđộng điều tra, Kiểm sát viên, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Hội đồng xét xử cóquyền ra quyết định áp giải, dẫn giải.

4.Quyết định áp giải, quyết định dẫn giải phải ghi rõ họ tên, ngày, tháng, nămsinh, nơi cư trú của người bị áp giải, dẫn giải; thời gian, địa điểm người bịáp giải, dẫn giải phải có mặt và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132của Bộ luật này.

5.Người thi hành quyết định áp giải, dẫn giải phải đọc, giải thích quyết định vàlập biên bản về việc áp giải, dẫn giải theo quy định tại Điều 133 của Bộ luậtnày.

Cơquan Công an nhân dân, Quân đội nhân dân có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chứcthi hành quyết định áp giải, dẫn giải.

6.Không được bắt đầu việc áp giải, dẫn giải người vào ban đêm; không được ápgiải, dẫn giải người già yếu, người bị bệnh nặng có xác nhận của cơ quan ytế.

Điều 128. Kê biên tài sản

1. Kêbiên tài sản chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quyđịnh hình phạt tiền hoặc có thể bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thườngthiệt hại.

2.Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩmphán chủ tọa phiên tòa có quyền ra lệnh kê biên tài sản. Lệnh kê biên của nhữngngười được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được thôngbáo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.

3. Chỉkê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu hoặcphải bồi thường thiệt hại. Tài sản bị kê biên được giao cho chủ tài sản hoặcngười quản lý hợp pháp hoặc người thân thích của họ bảo quản. Người được giaobảo quản mà có hành vi tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoạitài sản bị kê biên thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luậthình sự.

4. Khitiến hành kê biên tài sản phải có mặt những người:

a) Bịcan, bị cáo hoặc người đủ 18 tuổi trở lên trong gia đình hoặc người đại diệncủa bị can, bị cáo;

b) Đạidiện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi có tài sản bị kê biên;

c)Người chứng kiến.

Ngườitiến hành kê biên phải lập biên bản, ghi rõ tên và tình trạng từng tài sản bịkê biên. Biên bản được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này, đọc chonhững người có mặt nghe và cùng ký tên. Ý kiến, khiếu nại của những người quyđịnh tại điểm a khoản này liên quan đến việc kê biên được ghi vào biên bản, cóchữ ký xác nhận của họ và của người tiến hành kê biên.

Biênbản kê biên được lập thành bốn bản, trong đó một bản được giao ngay cho ngườiđược quy định tại điểm a khoản này sau khi kê biên xong, một bản giao ngay chochính quyền xã, phường, thị trấn nơi có tài sản bị kê biên, một bản gửi choViện kiểm sát cùng cấp và một bản đưa vào hồ sơ vụ án.

Điều 129. Phong tỏa tài khoản

1.Phong tỏa tài khoản chỉ áp dụng đối với người bị buộc tội về tội mà Bộ luậthình sự quy định hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thườngthiệt hại khi có căn cứ xác định người đó có tài khoản tại tổ chức tín dụnghoặc Kho bạc Nhà nước. Phong tỏa tài khoản cũng được áp dụng đối với tài khoảncủa người khác nếu có căn cứ cho rằng số tiền trong tài khoản đó liên quan đếnhành vi phạm tội của người bị buộc tội.

2.Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩmphán chủ tọa phiên tòa có quyền ra lệnh phong tỏa tài khoản. Lệnh phong tỏa tàikhoản của những người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật nàyphải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.

3. Chỉphong tỏa số tiền trong tài khoản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bịtịch thu tài sản hoặc bồi thường thiệt hại. Người được giao thực hiện lệnhphong tỏa, quản lý tài khoản bị phong tỏa mà giải tỏa việc phong tỏa tài khoảnthì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

4. Khitiến hành phong tỏa tài khoản, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền phảigiao quyết định phong tỏa tài khoản cho tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nướcđang quản lý tài khoản của người bị buộc tội hoặc tài khoản của người khác cóliên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội. Việc giao, nhận lệnhphong tỏa tài khoản phải được lập thành biên bản theo quy định tại Điều 178 củaBộ luật này.

Ngaysau khi nhận được lệnh phong tỏa tài khoản, tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhànước đang quản lý tài khoản của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặctài khoản của người khác có liên quan đến hành vi phạm tội của người bịbắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo phải thực hiện ngay việc phong tỏa tài khoản vàlập biên bản về việc phong tỏa tài khoản.

Biênbản về việc phong tỏa tài khoản được lập thành năm bản, trong đó một bản đượcgiao ngay cho người bị buộc tội, một bản giao cho người khác có liên quan đếnngười bị buộc tội, một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, một bản đưa vào hồsơ vụ án, một bản lưu tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước.

Điều 130. Hủy bỏ biện pháp kêbiên tài sản, phong tỏa tài khoản

1.Biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản đang áp dụng phải được hủy bỏkhi thuộc một trong các trường hợp:

a)Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;

b)Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;

c) Bịcáo được Tòa án tuyên không có tội;

d) Bịcáo không bị phạt tiền, tịch thu tài sản và bồi thường thiệt hại.

2. Cơquan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp kê biên tài sản, phongtỏa tài khoản khi thấy không còn cần thiết.

Đốivới biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản trong giai đoạn điều tra,truy tố thì việc hủy bỏ hoặc thay thế phải thông báo cho Viện kiểm sát trướckhi quyết định.

Chương VIII

HỒ SƠVỤ ÁN, VĂN BẢN TỐ TỤNG, THỜI HẠN VÀ CHI PHÍ TỐ TỤNG

Điều 131. Hồ sơ vụ án

1. Khitiến hành tố tụng trong giai đoạn khởi tố, điều tra, Cơ quan điều tra phải lậphồ sơ vụ án.

2. Hồsơ vụ án gồm:

a)Lệnh, quyết định, yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát;

b) Cácbiên bản tố tụng do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát lập;

c) Cácchứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án.

3. Cácchứng cứ, tài liệu do Viện kiểm sát, Tòa án thu thập trong giai đoạn truy tố,xét xử phải đưa vào hồ sơ vụ án.

4. Hồsơ vụ án phải có thống kê tài liệu kèm theo. Thống kê tài liệu ghi rõ tên tàiliệu, số bút lục và đặc điểm của tài liệu (nếu có). Trường hợp có bổ sung tàiliệu vào hồ sơ vụ án thì phải có thống kê tài liệu bổ sung. Hồ sơ vụ án phảiđược quản lý, lưu giữ, sử dụng theo quy định của pháp luật.

Điều 132. Văn bản tố tụng

1. Vănbản tố tụng gồm lệnh, quyết định, yêu cầu, kết luận điều tra, bản cáo trạng,bản án và các văn bản tố tụng khác trong hoạt động tố tụng được lập theo mẫuthống nhất.

2. Vănbản tố tụng ghi rõ:

a) Số,ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành văn bản tố tụng;

b) Căncứ ban hành văn bản tố tụng;

c) Nộidung của văn bản tố tụng;

d) Họtên, chức vụ, chữ ký của người ban hành văn bản tố tụng và đóng dấu.

Điều 133. Biên bản

1. Khitiến hành hoạt động tố tụng phải lập biên bản theo mẫu thống nhất.

Biênbản ghi rõ địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm tiến hành tố tụng, thời gian bắtđầu và thời gian kết thúc, nội dung của hoạt động tố tụng, người có thẩmquyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng hoặc người liên quan đếnhoạt động tố tụng, khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của họ.

2.Biên bản phải có chữ ký của những người mà Bộ luật này quy định. Những điểm sửachữa, thêm, bớt, tẩy xóa trong biên bản phải được xác nhận bằng chữ ký của họ.

Trườnghợp người tham gia tố tụng không ký vào biên bản thì người lập biên bản ghi rõlý do và mời người chứng kiến ký vào biên bản.

Trườnghợp người tham gia tố tụng không biết chữ thì người lập biên bản đọc biên bảncho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến. Biên bản phải có điểm chỉ củangười tham gia tố tụng và chữ ký của người chứng kiến.

Trườnghợp người tham gia tố tụng có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc vì lýdo khác mà không thể ký vào biên bản thì người lập biên bản đọc biên bản cho họnghe với sự có mặt của người chứng kiến và những người tham gia tố tụng khác.Biên bản phải có chữ ký của người chứng kiến.

Điều 134. Tính thời hạn

1.Thời hạn mà Bộ luật này quy định được tính theo giờ, ngày, tháng, năm. Đêm đượctính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.

Khitính thời hạn theo ngày thì thời hạn sẽ hết vào lúc 24 giờ ngày cuối cùng củathời hạn.

Khitính thời hạn theo tháng thì thời hạn hết vào ngày trùng của tháng sau; nếutháng đó không có ngày trùng thì thời hạn hết vào ngày cuối cùng của tháng đó;nếu thời hạn hết vào ngày nghỉ thì ngày làm việc đầu tiên tiếp theo được tínhlà ngày cuối cùng của thời hạn.

Khitính thời hạn tạm giữ, tạm giam thì thời hạn hết vào ngày kết thúc thời hạnđược ghi trong lệnh, quyết định. Nếu thời hạn được tính bằng tháng thì 01tháng được tính là 30 ngày.

2.Trường hợp có đơn hoặc giấy tờ gửi qua dịch vụ bưu chính thì thời hạn đượctính theo dấu bưu chính nơi gửi. Nếu có đơn hoặc giấy tờ gửi qua cơ sở giamgiữ thì thời hạn được tính từ ngày Trưởng Nhà tạm giữ, Trưởng Buồngtạm giữ thuộc Đồn biên phòng, Giám thị Trại tạm giam, Giám thị Trại giamnhận đơn hoặc giấy tờ đó.

Điều 135. Chi phí tố tụng

1. Chiphí trong tố tụng hình sự gồm án phí, lệ phí và các chi phí tố tụng.

2. Ánphí gồm án phí sơ thẩm, phúc thẩm hình sự, án phí sơ thẩm, phúc thẩm dân sựtrong vụ án hình sự.

3. Lệphí gồm lệ phí cấp bản sao bản án, quyết định, các giấy tờ khác của cơ quan cóthẩm quyền tiến hành tố tụng và các khoản lệ phí khác mà pháp luật quy định.

4. Chiphí tố tụng gồm:

a) Chiphí cho người làm chứng, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữatrong trường hợp chỉ định người bào chữa;

b) Chiphí giám định, định giá tài sản;

c) Cáckhoản chi phí khác theo quy định của pháp luật.

Điều 136. Trách nhiệm chi trả chiphí tố tụng, lệ phí

1. Chiphí quy định tại khoản 4 Điều 135 của Bộ luật này do các cơ quan, người đãtrưng cầu, yêu cầu, chỉ định chi trả; trường hợp Trung tâm trợ giúp pháplý nhà nước cử người bào chữa thì do Trung tâm này chi trả.

2. Ánphí do người bị kết án hoặc Nhà nước chịu theo quy định của pháp luật. Người bịkết án phải trả án phí theo quyết định của Tòa án. Mức án phí và căn cứ áp dụngđược ghi rõ trong bản án, quyết định của Tòa án.

3. Trườnghợp vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại, nếu Tòa án tuyên bố bị cáo không cótội hoặc vụ án bị đình chỉ khi có căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 của Bộluật này thì bị hại phải trả án phí.

4. Đốivới các hoạt động tố tụng do người tham gia tố tụng yêu cầu thì việc chi trảlệ phí, chi phí theo quy định của pháp luật.

Điều 137. Việc cấp, giao, chuyển,gửi, niêm yết hoặc thông báo văn bản tố tụng

1.Việc cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết hoặc thông báo văn bản tố tụng được thựchiện thông qua các phương thức:

a)Cấp, giao, chuyển trực tiếp;

b) Gửiqua dịch vụ bưu chính;

c)Niêm yết công khai;

d)Thông báo qua phương tiện thông tin đại chúng.

2.Việc cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết hoặc thông báo văn bản tố tụng phải thựchiện theo quy định của Bộ luật này.

Điều 138. Thủ tục cấp, giao,chuyển trực tiếp văn bản tố tụng

1.Người thực hiện việc cấp, giao, chuyển văn bản tố tụng phải trực tiếp chuyểngiao cho người được nhận. Người nhận phải ký nhận vào biên bản hoặc sổ giaonhận. Thời điểm để tính thời hạn tố tụng là ngày họ ký nhận vào biên bản hoặcsổ giao nhận.

2.Trường hợp người được nhận văn bản tố tụng vắng mặt thì văn bản tố tụng có thểđược giao cho người thân thích của họ có đủ năng lực hành vi dân sự ký nhận vàyêu cầu người này cam kết giao lại ngay cho người được nhận. Ngày ký nhận củangười thân thích là ngày được cấp, giao văn bản tố tụng.

Trườnghợp không thể giao cho người được nhận văn bản tố tụng quy định tại khoản nàythì có thể chuyển giao văn bản đó cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơingười đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập để giaolại cho người được nhận. Cơ quan, tổ chức phải thông báo ngay kết quả việc cấp,giao, gửi văn bản tố tụng cho các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tốtụng đã yêu cầu. Ngày ký nhận của cơ quan, tổ chức là ngày được cấp, giaovăn bản tố tụng.

3.Trường hợp người được nhận văn bản tố tụng vắng mặt hoặc không rõ địa chỉ thìngười thực hiện việc cấp, giao phải lập biên bản về việc không thực hiện đượcviệc cấp, giao, có xác nhận của đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú,làm việc, học tập.

Trườnghợp người được nhận văn bản tố tụng từ chối nhận văn bản tố tụng thì người thựchiện việc cấp, giao phải lập biên bản về việc từ chối và có xác nhận của chínhquyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi ngườiđó làm việc, học tập.

4.Trường hợp người được cấp, giao văn bản tố tụng là cơ quan, tổ chức thì văn bảntố tụng được giao trực tiếp cho người đại diện của cơ quan, tổ chức đó và phảiđược người này ký nhận. Thời điểm để tính thời hạn tố tụng là ngày họ ký nhậnvào biên bản hoặc sổ giao nhận.

Điều 139. Thủ tục gửi văn bản tốtụng qua dịch vụ bưu chính

Việcgửi văn bản tố tụng qua dịch vụ bưu chính phải bằng thư bảo đảm và có xác nhậncủa người nhận văn bản tố tụng. Văn bản có xác nhận phải được chuyển lại cho cơquan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Thời điểm để tính thời hạn tố tụng làngày họ xác nhận đã nhận được văn bản tố tụng.

Điều 140. Thủ tục niêm yết côngkhai văn bản tố tụng

1. Việcniêm yết công khai văn bản tố tụng được thực hiện khi không rõ địa chỉ hoặckhông rõ người được cấp, giao đang ở đâu.

2.Việc niêm yết công khai văn bản tố tụng được thực hiện tại trụ sở Ủy ban nhândân xã, phường, thị trấn nơi cuối cùng người được cấp, giao văn bản tốtụng cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi cuối cùng người đó làm việc, họctập.

Vănbản tố tụng phải được niêm yết công khai ít nhất là 15 ngày kể từ ngày niêmyết. Việc niêm yết công khai được lập biên bản ghi rõ ngày, tháng, năm niêmyết.

Thờiđiểm để tính thời hạn tố tụng là ngày kết thúc việc niêm yết.

Điều 141. Thủ tục thông báo vănbản tố tụng trên phương tiện thông tin đại chúng

1.Việc thông báo văn bản tố tụng trên phương tiện thông tin đại chúng được thựchiện khi việc niêm yết công khai không có kết quả hoặc các trường hợp khác theoquy định của pháp luật.

2.Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng được đăng trên báo hàng ngày củatrung ương trong 03 số liên tiếp và phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đàitruyền hình của trung ương ba lần trong 03 ngày liên tiếp.

Thờiđiểm để tính thời hạn tố tụng là ngày kết thúc việc thông báo.

Điều 142. Trách nhiệm cấp, giao,chuyển, gửi, niêm yết, thông báo văn bản tố tụng

1. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phảicấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết, thông báo văn bản tố tụng cho người tham giatố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Bộ luật này.

2. Người được giao trách nhiệm cấp, giao, chuyển, gửi,niêm yết, thông báo văn bản tố tụng nhưng không thực hiện, thực hiện không đầyđủ theo quy định của Bộ luật này thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lýkỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

PHẦN THỨ HAI

KHỞI TỐ, ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ

ChươngIX

KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ

Điều143. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự

Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tộiphạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:

1. Tố giác của cá nhân;

2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;

4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;

5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp pháthiện dấu hiệu tội phạm;

6. Người phạm tội tự thú.

Điều144. Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tốcáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

2. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấuhiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyềnhoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.

3. Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩmquyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quancho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc códấu hiệu tội phạm.

4. Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằngvăn bản.

5. Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sựthật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạmhành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

Điều145. Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tộiphạm, kiến nghị khởi tố

1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tốphải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có tráchnhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm,kiến nghị khởi tố.

2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tinbáo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tinbáo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo vềtội phạm.

3. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm,kiến nghị khởi tố:

a) Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tộiphạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;

b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt độngđiều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra củamình;

c) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm,kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan đượcgiao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêmtrọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiếnnghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằngvăn bản nhưng không được khắc phục.

4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo vềtội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết chocá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Điều146. Thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

1. Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tố giác, báotin về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơquan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyềnquy định tại khoản 2 Điều 145 của Bộ luật này phải lập biên bản tiếpnhận và ghi vào sổ tiếp nhận; có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việctiếp nhận.

Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởitố gửi qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khácthì ghi vào sổ tiếp nhận.

2. Trường hợp phát hiện tố giác, tin báo về tội phạm,kiến nghị khởi tố không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Cơ quan điềutra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có tráchnhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tàiliệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay tố giác,tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếpnhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều 145 của Bộluật này thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày Viện kiểm sát có yêu cầu, cơquan có thẩm quyền đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiếnnghị khởi tố đó phải chuyển hồ sơ có liên quan cho Viện kiểm sát để xem xét,giải quyết.

3. Công an phường, thị trấn, Đồn Công an có trách nhiệmtiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểmtra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tàiliệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Công an xã có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo vềtội phạm, lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tố giác,tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điềutra có thẩm quyền.

4. Các cơ quan, tổ chức khác sau khi nhận được tố giác,tin báo về tội phạm thì chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Trườnghợp khẩn cấp thì có thể báo tin trực tiếp qua điện thoại hoặc hình thức kháccho Cơ quan điều tra nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản.

5. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận tố giác,tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giaonhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm thông báo bằng vănbản về việc tiếp nhận đó cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát cóthẩm quyền.

Điều147. Thời hạn, thủ tục giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởitố

1. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác,tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giaonhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra mộttrong các quyết định:

a) Quyết định khởi tố vụ án hình sự;

b) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;

c) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tinbáo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

2. Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạmhoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minhtại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tốcó thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việckiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Việnkiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thểgia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.

Chậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xácminh quy định tại khoản này, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiếnhành một số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấphoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh.

3. Khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghịkhởi tố, cơ quan có thẩm quyền có quyền tiến hành các hoạt động:

a) Thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tổchức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin;

b) Khám nghiệm hiện trường;

c) Khám nghiệm tử thi;

d) Trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản.

4. Trình tự, thủ tục, thời hạn Viện kiểm sát giải quyếttố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được thực hiện theo quy địnhtại Điều này.

Điều148. Tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởitố

1. Hết thời hạn quy định tại Điều 147 của Bộ luật này, cơquan có thẩm quyền giải quyết quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác,tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Đã trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêucầu nước ngoài tương trợ tư pháp nhưng chưa có kết quả;

b) Đã yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tàiliệu, đồ vật quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với việc khởi tố hoặc khôngkhởi tố vụ án nhưng chưa có kết quả.

2. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định tạm đìnhchỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quanđiều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phảigửi quyết định tạm đình chỉ kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát cùngcấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để kiểm sát và gửi quyết định tạmđình chỉ đó cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiếnnghị khởi tố.

Trường hợp quyết định tạm đình chỉ không có căn cứ thìViện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ để tiếp tục giảiquyết. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm đìnhchỉ, Viện kiểm sát phải gửi quyết định đó cho Cơ quan điều tra, cơ quan được giaonhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tốgiác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Thời hạn giải quyết tố giác, tinbáo về tội phạm, kiến nghị khởi tố tiếp không quá 01 tháng kể từ ngày Cơ quanđiều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhậnđược quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ.

3. Trường hợp tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tinbáo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì việc giám định, định giá tài sản hoặctương trợ tư pháp vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả.

Điều149. Phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

1. Khi lý do tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tinbáo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không còn, Cơ quan điều tra, cơ quan đượcgiao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định phục hồi giảiquyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Thời hạn giải quyết tốgiác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố tiếp không quá 01 tháng kể từ ngàyra quyết định phục hồi.

2. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định phụchồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơquan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều traphải gửi quyết định phục hồi cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểmsát có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tộiphạm, kiến nghị khởi tố.

Điều150. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tộiphạm, kiến nghị khởi tố

1. Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báovề tội phạm, kiến nghị khởi tố do Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp giải quyết.Tranh chấp thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởitố của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra do Việnkiểm sát có thẩm quyền giải quyết.

2. Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báovề tội phạm, kiến nghị khởi tố giữa các Cơ quan điều tra cấp tỉnh, giữa các Cơquan điều tra quân sự cấp quân khu do Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểmsát quân sự trung ương giải quyết. Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác,tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố giữa các Cơ quan điều tra cấp huyệnthuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau, giữa các Cơ quan điềutra quân sự khu vực thuộc các quân khu khác nhau do Viện kiểm sát nhân dân cấptỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu nơi đầu tiên tiếp nhận tố giác, tinbáo về tội phạm, kiến nghị khởi tố giải quyết.

3. Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báovề tội phạm, kiến nghị khởi tố giữa các Cơ quan điều tra của Công an nhân dân,Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhândân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao giải quyết.

Điều151. Giải quyết vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan có thẩm quyền tiến hànhtố tụng trực tiếp phát hiện

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp pháthiện dấu hiệu tội phạm thì quyết định việc khởi tố vụ án theo thẩm quyền hoặcchuyển cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết.

Điều152. Người phạm tội tự thú, đầu thú

1. Khi người phạm tội đến tự thú, đầu thú, cơ quan, tổchức tiếp nhận phải lập biên bản ghi rõ họ tên, tuổi, nghề nghiệp, chỗ ở và lờikhai của người tự thú, đầu thú. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận người phạm tội tựthú, đầu thú có trách nhiệm thông báo ngay cho Cơ quan điều tra hoặc Việnkiểm sát.

2. Trường hợp xác định tội phạm do người tự thú, đầuthú thực hiện không thuộc thẩm quyền điều tra của mình thì Cơ quan điều tratiếp nhận người tự thú, đầu thú phải thông báo ngay cho Cơ quan điều tra cóthẩm quyền để tiếp nhận, giải quyết.

3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi tiếp nhận người phạmtội tự thú, đầu thú, Cơ quan điều tra có thẩm quyền phải thông báo bằngvăn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp.

Điều153. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự

1. Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự đốivới tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan đượcgiao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồngxét xử đang thụ lý, giải quyết quy định tại các khoản 2, 3 và 4Điều này.

2. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt độngđiều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp quy định tại Điều164 của Bộ luật này.

3. Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sựtrong trường hợp:

a) Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ ánhình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạtđộng điều tra;

b) Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo vềtội phạm, kiến nghị khởi tố;

c) Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạmhoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.

4. Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầuViện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà pháthiện có việc bỏ lọt tội phạm.

Điều154. Quyết định khởi tố vụ án hình sự

1. Quyết định khởi tố vụ án hình sự phải ghi rõ căn cứkhởi tố, điều, khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng và các nội dung quy địnhtại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.

2. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tốvụ án hình sự, Viện kiểm sát phải gửi quyết định đó đến Cơ quan điều tra cóthẩm quyền để tiến hành điều tra.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụán hình sự, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một sốhoạt động điều tra phải gửi quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan đến Việnkiểm sát có thẩm quyền để kiểm sát việc khởi tố.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụán hình sự, Tòa án phải gửi quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan đến Việnkiểm sát cùng cấp.

Điều155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạmquy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bịhại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặcđã chết.

2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụán phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rútyêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy ngườiđã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫntiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầukhởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị épbuộc, cưỡng bức.

Điều156. Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự

1. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hànhmột số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định thay đổi quyết định khởitố vụ án hình sự khi có căn cứ xác định tội phạm đã khởi tố không đúng với hànhvi phạm tội xảy ra; ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự khicó căn cứ xác định còn tội phạm khác chưa bị khởi tố.

2. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định thay đổihoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, cơ quan đượcgiao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải gửi quyết định kèm theocác tài liệu liên quan đến việc thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ ánhình sự cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền đểkiểm sát việc khởi tố.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định thay đổihoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát phải gửi cho Cơquan điều tra để tiến hành điều tra.

Điều157. Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự

Không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong các căncứ sau:

1. Không có sự việc phạm tội;

2. Hành vi không cấu thành tội phạm;

3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đếntuổi chịu trách nhiệm hình sự;

4. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặcquyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;

5. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;

6. Tội phạm đã được đại xá;

7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết,trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;

8. Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136,138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc ngườiđại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.

Điều158. Quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởitố vụ án hình sự

1. Khi có một trong các căn cứ quy định tại Điều 157 củaBộ luật này thì người có quyền khởi tố vụ án ra quyết định không khởi tố vụ ánhình sự; nếu đã khởi tố thì phải ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụán hình sự và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin vềtội phạm, kiến nghị khởi tố biết rõ lý do; nếu xét thấy cần xử lý bằng biệnpháp khác thì chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏquyết định khởi tố vụ án hình sự và các tài liệu có liên quan phải gửi cho Việnkiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 24 giờ kể từkhi ra quyết định.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác hoặc báo tin vềtội phạm có quyền khiếu nại quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Thẩm quyềnvà thủ tục giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định tại ChươngXXXIII của Bộ luật này.

Điều159. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trongviệc giải quyết nguồn tin về tội phạm

1. Phê chuẩn, không phê chuẩn việc bắt người bị giữtrong trường hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ; phê chuẩn, không phê chuẩn các biệnpháp khác hạn chế quyền con người, quyền công dân trong việc giải quyết nguồntin về tội phạm theo quy định của Bộ luật này.

2. Khi cần thiết, đề ra yêu cầu kiểm tra, xác minh và yêucầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm thực hiện.

3. Quyết định gia hạn thời hạn giải quyết tố giác, tinbáo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; quyết định khởi tố vụ án hình sự.

4. Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụtiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố vụ án hình sự.

5. Trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm,kiến nghị khởi tố trong các trường hợp do Bộ luật này quy định.

6. Hủy bỏ quyết định tạm giữ, quyết định khởi tố vụ ánhình sự, quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định tạm đình chỉgiải quyết nguồn tin về tội phạm và các quyết định tố tụng khác trái pháp luậtcủa Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt độngđiều tra.

7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc thựchành quyền công tố theo quy định của Bộ luật này nhằm chống bỏ lọt tội phạm,chống làm oan người vô tội.

Điều160. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong việc tiếp nhận và kiểm sátviệc giải quyết nguồn tin về tội phạm

1. Tiếp nhận đầy đủ tố giác, tin báo về tội phạm, kiếnnghị khởi tố do cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyển đến, tiếp nhận người phạm tộitự thú, đầu thú và chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết.

2. Kiểm sát việc tiếp nhận, trực tiếp kiểm sát, kiểm sát việckiểm tra, xác minh và việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm của Cơquan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;kiểm sát việc tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin về tội phạm; kiểm sát việcphục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm.

3. Khi phát hiện việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin vềtội phạm không đầy đủ, vi phạm pháp luật thì yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quanđược giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện các hoạt động:

a) Tiếp nhận, kiểm tra, xác minh, ra quyết định giảiquyết nguồn tin về tội phạm đầy đủ, đúng pháp luật;

b) Kiểm tra việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tộiphạm và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát;

c) Cung cấp tài liệu về vi phạm pháp luật trong việc tiếpnhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm;

d) Khắc phục vi phạm pháp luật và xử lý nghiêm người viphạm;

đ) Yêu cầu thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra.

4. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết nguồntin về tội phạm.

5. Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụtiến hành một số hoạt động điều tra cung cấp tài liệu liên quan để kiểm sátviệc giải quyết nguồn tin về tội phạm.

6. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát việctiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm theo quy định của Bộ luật này.

Điều161. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố và kiểmsát việc khởi tố vụ án hình sự

1. Khi thực hành quyền công tố trong việc khởi tố vụ ánhình sự, Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụtiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết địnhkhởi tố vụ án hình sự;

b) Hủy bỏ quyết định khởi tố, quyết định thay đổi hoặc bổsung quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định không khởi tố vụ án hìnhsự không có căn cứ và trái pháp luật;

c) Trường hợp quyết định khởi tố vụ án hình sự của Hộiđồng xét xử không có căn cứ thì Viện kiểm sát kháng nghị lên Tòa án trên mộtcấp;

d) Khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ ánhình sự trong các trường hợp do Bộ luật này quy định;

đ) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác để thực hànhquyền công tố trong việc khởi tố vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật này.

2. Khi kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sátcó những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tốcủa Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt độngđiều tra, bảo đảm mọi tội phạm được phát hiện đều phải được khởi tố, việc khởitố vụ án có căn cứ và đúng pháp luật;

b) Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụtiến hành một số hoạt động điều tra cung cấp tài liệu liên quan để kiểm sátviệc khởi tố vụ án hình sự;

c) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát việckhởi tố vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật này.

Điều162. Trách nhiệm của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành mộtsố hoạt động điều tra trong việc thực hiện yêu cầu, quyết định của Viện kiểmsát trong việc khởi tố

1. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hànhmột số hoạt động điều tra phải thực hiện yêu cầu, quyết định của Viện kiểm sáttrong việc khởi tố.

2. Đối với quyết định quy định tại khoản 1 và khoản 6Điều 159, điểm b khoản 1 Điều 161 của Bộ luật này, nếu không nhất trí, Cơ quanđiều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra vẫnphải thực hiện nhưng có quyền kiến nghị với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp.Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị của Cơ quan điều tra hoặctrong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị của cơ quan được giaonhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếpphải xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan đã kiếnnghị.

ChươngX

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ

Điều163. Thẩm quyền điều tra

1. Cơ quan điều tra của Công an nhân dân điều tra tất cảcác tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tratrong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

2. Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân điều tra cáctội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.

3. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơquan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra tội phạm xâm phạm hoạtđộng tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII vàChương XXIV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạmtội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quanthi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.

4. Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ ánhình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trường hợp tội phạm đượcthực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tộiphạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tộiphạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.

5. Việc phân cấp thẩm quyền điều tra như sau:

a) Cơ quan điều tra cấp huyện, Cơ quan điều tra quân sựkhu vực điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử củaTòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực;

b) Cơ quan điều tra cấp tỉnh điều tra vụ án hình sự vềnhững tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc nhữngvụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp huyện xảy ra trên địabàn nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thànhphố trực thuộc trung ương, phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngoàinếu xét thấy cần trực tiếp điều tra;

Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu điều tra vụ án hìnhsự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự cấp quân khuhoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp khu vựcnếu xét thấy cần trực tiếp điều tra;

c) Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra BộQuốc phòng điều tra vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do Hộiđồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại; vụ án hình sự vềtội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương, vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phứctạp liên quan đến nhiều quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra.

Điều164. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan,Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư và cơ quan khác của Công an nhândân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt độngđiều tra

1. Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm trong lĩnhvực và địa bàn quản lý của mình thì các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hảiquan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiếnhành một số hoạt động điều tra có nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạmtội quả tang, chứng cứ và lý lịch người phạm tội rõ ràng thì quyết định khởi tốvụ án hình sự, khởi tố bị can, tiến hành điều tra và chuyển hồ sơ vụ án choViện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra quyết địnhkhởi tố vụ án hình sự;

b) Đối với tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêmtrọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phứctạp thì quyết định khởi tố vụ án hình sự, tiến hành hoạt động điều tra banđầu và chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 07ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.

2. Trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, ngoài cácCơ quan điều tra quy định tại Điều 163 của Bộ luật này, các cơ quan khác đượcgiao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong khi làm nhiệm vụ củamình, nếu phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thì có quyền khởi tố vụ ánhình sự, tiến hành hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ vụ án cho Cơquan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết địnhkhởi tố vụ án hình sự.

3. Các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểmlâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư, cơ quan khác trong Công an nhân dân,Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phảithực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 39 và Điều 40 của Bộ luậtnày và thực hiện đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục tố tụng đối với hoạt độngđiều tra do Bộ luật này quy định. Viện kiểm sát có trách nhiệm thực hành quyềncông tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra của cáccơ quan này.

4. Thẩm quyền điều tra cụ thể của các cơ quan của Bộđội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư và cơquan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hànhmột số hoạt động điều tra thực hiện theo quy định của Luật tổ chức cơ quan điềutra hình sự.

Điều165. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố tronggiai đoạn điều tra vụ án hình sự

1. Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụtiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết địnhkhởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can.

2. Phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố, quyết địnhthay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can không có căn cứ và trái phápluật.

3. Khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ ánhình sự, khởi tố bị can trong các trường hợp do Bộ luật này quy định.

4. Phê chuẩn, không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trongtrường hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ, việc tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền đểbảo đảm, khám xét, thu giữ, tạm giữ đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưuphẩm, áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt; phê chuẩn, không phê chuẩncác quyết định tố tụng khác không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điềutra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quyđịnh của Bộ luật này; hủy bỏ các quyết định tố tụng không có căn cứ và tráipháp luật của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một sốhoạt động điều tra. Trường hợp không phê chuẩn hoặc hủy bỏ thì trong quyết địnhkhông phê chuẩn hoặc hủy bỏ phải nêu rõ lý do.

5. Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngănchặn, biện pháp cưỡng chế theo quy định của Bộ luật này.

6. Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra, cơquan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tiến hành điều trađể làm rõ tội phạm, người phạm tội; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can, ápdụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.

7. Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra trongtrường hợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi xét phê chuẩn lệnh,quyết định của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một sốhoạt động điều tra hoặc trường hợp phát hiện có dấu hiệu oan, sai, bỏ lọt tộiphạm, vi phạm pháp luật mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng khôngđược khắc phục hoặc trường hợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khiquyết định việc truy tố.

8. Khởi tố vụ án hình sự khi phát hiện hành vi của ngườicó thẩm quyền trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghịkhởi tố và trong việc khởi tố, điều tra có dấu hiệu tội phạm; yêu cầu Cơ quanđiều tra khởi tố vụ án hình sự khi phát hiện hành vi của người có thẩm quyềntrong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trongviệc khởi tố, điều tra có dấu hiệu tội phạm.

9. Quyết định việc gia hạn thời hạn điều tra, thời hạntạm giam; quyết định chuyển vụ án, áp dụng thủ tục rút gọn, áp dụng biện phápbắt buộc chữa bệnh; hủy bỏ quyết định tách, nhập vụ án.

10. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc thựchành quyền công tố theo quy định của Bộ luật này.

Điều166. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát điều tra vụ án hình sự

1. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởitố, điều tra và lập hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệmvụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

2. Kiểm sát hoạt động tố tụng hình sự của người tham giatố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lýnghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật.

3. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền điều tra.

4. Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụtiến hành một số hoạt động điều tra cung cấp tài liệu liên quan để kiểm sátviệc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố, điều tra khi cần thiết.

5. Khi phát hiện việc điều tra không đầy đủ, vi phạm phápluật thì Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụtiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện các hoạt động:

a) Tiến hành hoạt động điều tra đúng pháp luật;

b) Kiểm tra việc điều tra và thông báo kết quả cho Việnkiểm sát;

c) Cung cấp tài liệu liên quan đến hành vi, quyết định tốtụng có vi phạm pháp luật trong việc điều tra.

6. Kiến nghị, yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giaonhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khắc phục vi phạm trong việc khởitố, điều tra.

7. Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra, cơ quan được giaonhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thay đổi Điều tra viên, Cán bộđiều tra, xử lý nghiêm minh Điều tra viên, Cán bộ điều tra vi phạm pháp luậttrong hoạt động tố tụng.

8. Kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biệnpháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.

9. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc kiểm sátđiều tra vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật này.

Điều167. Trách nhiệm của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành mộtsố hoạt động điều tra trong việc thực hiện yêu cầu, quyết định của Viện kiểmsát trong giai đoạn điều tra

1. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hànhmột số hoạt động điều tra phải thực hiện yêu cầu, quyết định của Viện kiểm sáttrong giai đoạn điều tra.

2. Đối với quyết định quy định tại khoản 4 và khoản 5Điều 165 của Bộ luật này nếu không nhất trí, Cơ quan điều tra, cơ quan đượcgiao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra vẫn phải thực hiện nhưng cóquyền kiến nghị với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn 20 ngày kểtừ ngày nhận được kiến nghị của Cơ quan điều tra hoặc trong thời hạn 05 ngày kểtừ ngày nhận được kiến nghị của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một sốhoạt động điều tra, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp phải xem xét, giải quyếtvà thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan đã kiến nghị.

Điều168. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quyết định,yêu cầu của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạtđộng điều tra, Viện kiểm sát

Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải nghiêm chỉnh thực hiệnquyết định, yêu cầu của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hànhmột số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án hìnhsự; trường hợp không chấp hành mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không dotrở ngại khách quan thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều169. Chuyển vụ án để điều tra

1. Viện kiểm sát cùng cấp quyết định việc chuyển vụ án đểđiều tra khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Cơ quan điều tra cùng cấp xét thấy vụ án không thuộcthẩm quyền điều tra và đề nghị chuyển vụ án;

b) Cơ quan điều tra cấp trên rút vụ án để điều tra;

c) Điều tra viên bị thay đổi là Thủ trưởng Cơ quan điềutra;

d) Viện kiểm sát đã yêu cầu chuyển vụ án mà Cơ quan điềutra không thực hiện.

2. Việc chuyển vụ án ra ngoài phạm vi tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương hoặc ngoài phạm vi quân khu do Viện kiểm sát nhân dân cấptỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu quyết định.

3. Thủ tục chuyển vụ án để điều tra theo thẩm quyền:

a) Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được đề nghịcủa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền phải ra quyết định chuyển vụán;

b) Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định chuyểnvụ án, Viện kiểm sát phải gửi quyết định đó đến Cơ quan điều tra đang điều travụ án, Cơ quan điều tra có thẩm quyền tiếp tục điều tra vụ án, bị can hoặcngười đại diện của bị can, người bào chữa, bị hại và Viện kiểm sát có thẩmquyền.

4. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết địnhchuyển vụ án, Cơ quan điều tra đang điều tra vụ án có trách nhiệm chuyển hồ sơvụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiếp tục điều tra.

5. Thời hạn điều tra được tính tiếp từ ngày Cơ quan điềutra nhận được hồ sơ vụ án cho đến hết thời hạn điều tra vụ án theo quy định củaBộ luật này. Trường hợp hết thời hạn điều tra mà không thể kết thúc việc điềutra thì Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, quyết định gia hạn điều tra theothủ tục chung quy định tại Bộ luật này.

Điều170. Nhập hoặc tách vụ án hình sự để tiến hành điều tra

1. Cơ quan điều tra có thể nhập để tiến hành điều tratheo thẩm quyền trong cùng một vụ án khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Bị can phạm nhiều tội;

b) Bị can phạm tội nhiều lần;

c) Nhiều bị can cùng thực hiện một tội phạm hoặc cùngvới bị can còn có những người khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tộiphạm, tiêu thụ tài sản do bị can phạm tội mà có.

2. Cơ quan điều tra chỉ được tách vụ án trong trường hợpcần thiết khi không thể hoàn thành sớm việc điều tra đối với tất cả các tộiphạm và nếu việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan,toàn diện của vụ án.

3. Quyết định nhập hoặc tách vụ án phải gửi cho Viện kiểmsát cùng cấp trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định. Trường hợp khôngnhất trí với quyết định nhập hoặc tách vụ án của Cơ quan điều tra thì Việnkiểm sát ra quyết định hủy bỏ và nêu rõ lý do.

Điều171. Ủy thác điều tra

1. Khi cần thiết, Cơ quan điều tra ủy thác cho Cơ quanđiều tra khác tiến hành một số hoạt động điều tra. Quyết định ủy thác điều traphải ghi rõ yêu cầu và gửi cho Cơ quan điều tra được ủy thác, Viện kiểm sátcùng cấp với Cơ quan điều tra được ủy thác.

2. Cơ quan điều tra được ủy thác phải thực hiện đầy đủnhững việc được ủy thác trong thời hạn mà Cơ quan điều tra ủy thác yêu cầu vàchịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực hiện ủy thác điều tra. Trườnghợp không thực hiện được việc ủy thác thì phải có ngay văn bản nêu rõ lý do gửiCơ quan điều tra đã ủy thác.

3. Viện kiểm sát cùng cấp với Cơ quan điều tra được ủythác có trách nhiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tiến hành hoạtđộng điều tra của Cơ quan điều tra được ủy thác và phải chuyển ngay kết quảthực hành quyền công tố và kiểm sát việc ủy thác điều tra cho Viện kiểm sát đãủy thác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.

Điều172. Thời hạn điều tra

1. Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đốivới tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng,không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệtnghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.

2. Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạpcủa vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quanđiều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.

Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:

a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạnđiều tra một lần không quá 02 tháng;

b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điềutra hai lần, lần thứ nhất không quá 03 tháng và lần thứ hai không quá 02 tháng;

c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạnđiều tra hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng;

d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được giahạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá 04 tháng.

3. Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà thời hạn giahạn điều tra đã hết nhưng do tính chất rất phức tạp của vụ án mà chưa thể kếtthúc việc điều tra thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể giahạn thêm một lần không quá 04 tháng.

Đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần không quá 04tháng.

4. Trường hợp thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụán hình sự, nhập vụ án thì tổng thời hạn điều tra không vượt quá thời hạn quyđịnh tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

5. Thẩm quyền gia hạn điều tra của Viện kiểm sát:

a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng thì Viện kiểm sátnhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra. Trường hợpvụ án do Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra cấp quân khu thụ lýđiều tra thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quânkhu gia hạn điều tra;

b) Đối với tội phạm nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhândân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra lần thứ nhất vàlần thứ hai. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tracấp quân khu thụ lý điều tra thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểmsát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai;

c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng thì Viện kiểm sátnhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra lần thứnhất; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu giahạn điều tra lần thứ hai. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơquan điều tra cấp quân khu thụ lý điều tra thì Viện kiểm sát nhân dân cấptỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lầnthứ hai;

d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì Viện kiểmsát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lầnthứ nhất và lần thứ hai; Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sựtrung ương gia hạn điều tra lần thứ ba.

6. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơquan điều tra Bộ Quốc phòng, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dântối cao thụ lý điều tra thì việc gia hạn điều tra thuộc thẩm quyền của Việnkiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương.

Điều173. Thời hạn tạm giam để điều tra

1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạmnghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạmđặc biệt nghiêm trọng.

2. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cầnphải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặchủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam,Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.

Việc gia hạn tạm giam được quy định nh¬ư sau:

a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạntạm giam một lần không quá 01 tháng;

b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạmgiam một lần không quá 02 tháng;

c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạntạm giam một lần không quá 03 tháng;

d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được giahạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.

3. Thẩm quyền gia hạn tạm giam của Viện kiểm sát:

a) Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quânsự khu vực có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạmnghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng. Trường hợp vụ án do Cơ quan điềutra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra cấp quân khu thụ lý điều tra thì Viện kiểm sátnhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền gia hạn tạm giamđối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêmtrọng và gia hạn tạm giam lần thứ nhất đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

b) Trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam lần thứ nhất quyđịnh tại điểm a khoản này đã hết mà chưa thể kết thúc việc điều tra và không cócăn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện kiểm sát nhân dâncấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có thể gia hạn tạm giam lần thứhai đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

4. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơquan điều tra Bộ Quốc phòng, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dântối cao thụ lý điều tra thì việc gia hạn tạm giam thuộc thẩm quyền của Việnkiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương.

5. Trường hợp cần thiết đối với tội xâm phạm an ninh quốcgia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm mộtlần không quá 04 tháng. Trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam quy định tại khoảnnày đã hết mà chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổihoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối caocó quyền gia hạn thêm một lần nhưng không quá 01 tháng đối với tội phạm nghiêmtrọng, không quá 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 04 thángđối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trường hợp đặc biệt đối với tội phạmđặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia mà không có căn cứ để hủybỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết địnhviệc tạm giam cho đến khi kết thúc việc điều tra.

6. Trường hợp cần thiết đối với tội phạm đặc biệt nghiêmtrọng không phải là tội xâm phạm an ninh quốc gia và không có căn cứ để thayđổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tốicao có quyền gia hạn thêm một lần nhưng không quá 04 tháng; trường hợp đặc biệtkhông có căn cứ để hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhândân tối cao quyết định việc tạm giam cho đến khi kết thúc việc điều tra.

7. Trong thời hạn tạm giam, nếu xét thấy không cầnthiết phải tiếp tục tạm giam thì Cơ quan điều tra phải kịp thời đề nghị Việnkiểm sát hủy bỏ việc tạm giam để trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét thấycần thiết thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

Khi đã hết thời hạn tạm giam thì người bị tạm giam phảiđược trả tự do. Trường hợp xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyềntiến hành tố tụng áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

Điều174. Thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại

1. Trường hợp phục hồi điều tra quy định tại Điều 235 củaBộ luật này thì thời hạn điều tra tiếp không quá 02 tháng đối với tội phạm ítnghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và không quá 03 tháng đối với tội phạm rấtnghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi có quyết định phục hồiđiều tra cho đến khi kết thúc điều tra.

Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp củavụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điềutra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.

Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:

a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạnđiều tra một lần không quá 01 tháng;

b) Đối với tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêmtrọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng;

c) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được giahạn điều tra một lần không quá 03 tháng.

Thẩm quyền gia hạn điều tra đối với từng loại tội phạmtheo quy định tại khoản 5 Điều 172 của Bộ luật này.

2. Trường hợp vụ án do Viện kiểm sát trả lại để yêu cầuđiều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá 02 tháng; nếu do Tòaán trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá01 tháng. Viện kiểm sát chỉ được trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung hai lần.Thẩm phán chủ tọa phiên tòa chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần vàHội đồng xét xử chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần.

Thời hạn điều tra bổ sung tính từ ngày Cơ quan điều tranhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra bổ sung.

3. Trường hợp vụ án được trả lại để điều tra lại thì thờihạn điều tra và gia hạn điều tra thực hiện theo quy định tại Điều 172 của Bộluật này.

Thời hạn điều tra được tính từ khi Cơ quan điều tra nhậnhồ sơ và yêu cầu điều tra lại.

4. Khi phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại,Cơ quan điều tra có quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biệnpháp cưỡng chế theo quy định của Bộ luật này.

Trường hợp có căn cứ theo quy định của Bộ luật này cầnphải tạm giam thì thời hạn tạm giam để phục hồi điều tra, điều tra bổ sungkhông được quá thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung quy định tại khoản1 và khoản 2 Điều này.

Thời hạn tạm giam và gia hạn tạm giam trong trường hợp vụán được điều tra lại thực hiện theo quy định tại Điều 173 của Bộ luật này.

Điều175. Giải quyết yêu cầu, đề nghị của người tham gia tố tụng

1. Khi người tham gia tố tụng có yêu cầu, đề nghị vềnhững vấn đề liên quan đến vụ án thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệmvụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát trong phạm vi trách nhiệmcủa mình giải quyết yêu cầu, đề nghị đó và báo cho họ biết kết quả. Trườnghợp không chấp nhận yêu cầu, đề nghị thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giaonhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc Viện kiểm sát phải trả lời vànêu rõ lý do.

2. Trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết của Cơquan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều trahoặc Viện kiểm sát thì người tham gia tố tụng có quyền khiếu nại. Việc khiếunại và giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định tại Chương XXXIII củaBộ luật này.

Điều176. Sự tham dự của người chứng kiến

Người chứng kiến được triệu tập để chứng kiến hoạt độngđiều tra trong các trường hợp do Bộ luật này quy định.

Người chứng kiến có trách nhiệm xác nhận nội dung, kếtquả công việc mà người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã tiến hành trongkhi mình có mặt và có thể nêu ý kiến cá nhân. Ý kiến này được ghi vào biên bản.

Điều177. Không được tiết lộ bí mật điều tra

Trường hợp cần giữ bí mật điều tra, Điều tra viên, Cán bộđiều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải yêu cầu người tham gia tố tụngkhông được tiết lộ bí mật điều tra. Yêu cầu này được ghi vào biên bản.

Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm traviên, người tham gia tố tụng tiết lộ bí mật điều tra thì tùy tính chất, mức độvi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứutrách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

Điều178. Biên bản điều tra

Khi tiến hành hoạt động điều tra, người có thẩm quyềntiến hành tố tụng phải lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luậtnày.

Điều tra viên, Cán bộ điều tra lập biên bản phải đọc biênbản cho người tham gia tố tụng nghe, giải thích cho họ quyền được bổ sung vànhận xét về biên bản. Ý kiến bổ sung, nhận xét được ghi vào biên bản; trườnghợp không chấp nhận bổ sung thì ghi rõ lý do vào biên bản. Người tham gia tốtụng, Điều tra viên, Cán bộ điều tra cùng ký tên vào biên bản.

Trường hợp Kiểm sát viên, Kiểm tra viên lập biên bản thìbiên bản được thực hiện theo quy định tại Điều này. Biên bản phải được chuyểnngay cho Điều tra viên để đưa vào hồ sơ vụ án.

Việc lập biên bản trong giai đoạn khởi tố được thực hiệntheo quy định tại Điều này.

ChươngXI

KHỞI TỐ BỊ CAN VÀ HỎI CUNG BỊ CAN

Điều179. Khởi tố bị can

1. Khi có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhânđã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm thì Cơ quan điềutra ra quyết định khởi tố bị can.

2. Quyết định khởi tố bị can ghi rõ thời gian, địa điểmra quyết định; họ tên, chức vụ người ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, nămsinh, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, giới tính, chỗ ở, nghề nghiệp của bị can;bị can bị khởi tố về tội gì, theo điều, khoản nào của Bộ luật hình sự; thờigian, địa điểm phạm tội và những tình tiết khác của tội phạm.

Trường hợp bị can bị khởi tố về nhiều tội khác nhau thìquyết định khởi tố bị can phải ghi rõ từng tội danh và điều, khoản của Bộ luậthình sự được áp dụng.

3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tốbị can, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định khởi tố và tài liệu liên quan đếnviệc khởi tố bị can cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn. Trong thời hạn03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phảiquyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can hoặc yêucầu bổ sung chứng cứ, tài liệu làm căn cứ để quyết định việc phê chuẩn và gửingay cho Cơ quan điều tra.

Trường hợp Viện kiểm sát yêu cầu bổ sung chứng cứ, tàiliệu thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được chứng cứ, tài liệu bổsung, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyếtđịnh khởi tố bị can.

4. Trường hợp phát hiện có người đã thực hiện hành vi màBộ luật hình sự quy định là tội phạm chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát yêu cầuCơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can hoặc trực tiếp ra quyết định khởitố bị can nếu đã yêu cầu nhưng Cơ quan điều tra không thực hiện. Trong thời hạn24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải gửi cho Cơquan điều tra để tiến hành điều tra.

Sau khi nhận hồ sơ và kết luận điều tra nếu Viện kiểmsát phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định làtội phạm trong vụ án chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố bịcan và trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung.

5. Sau khi nhận được quyết định phê chuẩn quyết định khởitố bị can hoặc quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát, Cơ quan điều traphải giao ngay quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởitố bị can và giải thích quyền, nghĩa vụ cho bị can.

Sau khi nhận được quyết định phê chuẩn quyết định khởi tốbị can, Cơ quan điều tra phải chụp ảnh, lập danh bản, chỉ bản của người bị khởitố và đưa vào hồ sơ vụ án.

Việc giao, nhận các quyết định nêu trên được lập biên bảntheo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.

Điều180. Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can

1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát thay đổi quyết địnhkhởi tố bị can khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Khi tiến hành điều tra nếu có căn cứ xác định hành vicủa bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố;

b) Quyết định khởi tố ghi không đúng họ, tên, tuổi, nhânthân của bị can.

2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải bổ sung quyếtđịnh khởi tố bị can nếu có căn cứ xác định bị can còn thực hiện hành vi khác màBộ luật hình sự quy định là tội phạm.

3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định thay đổihoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải gửi quyết địnhnày và tài liệu có liên quan đến việc thay đổi hoặc bổ sung đó cho Viện kiểmsát cùng cấp để xét phê chuẩn. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận đượcquyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phảiquyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định thay đổi hoặc bổ sungquyết định khởi tố bị can hoặc yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu làm căn cứ đểquyết định việc phê chuẩn và gửi ngay cho Cơ quan điều tra.

Trường hợp Viện kiểm sát yêu cầu bổ sung chứng cứ, tàiliệu thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được chứng cứ, tài liệu bổsung, Viện kiểm sát ra quyết định phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định thay đổihoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi Viện kiểm sát ra quyếtđịnh thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải gửicho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra.

4. Sau khi nhận được quyết định phê chuẩn hoặc quyết địnhhủy bỏ quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết địnhthay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát, Cơ quan điềutra phải giao ngay quyết định này cho người đã bị khởi tố.

Việc giao, nhận các quyết định nêu trên được lập biên bảntheo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.

Điều181. Tạm đình chỉ chức vụ bị can đang đảm nhiệm

Khi xét thấy việc bị can tiếp tục giữ chức vụ gây khókhăn cho việc điều tra thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiếnhành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với cơ quan,tổ chức có thẩm quyền quản lý bị can tạm đình chỉ chức vụ của bị can. Trongthời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị, cơ quan, tổ chức này phải trảlời bằng văn bản cho Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành mộtsố hoạt động điều tra, Viện kiểm sát đã kiến nghị biết.

Điều182. Triệu tập bị can

1. Khi triệu tập bị can, Điều tra viên phải gửi giấytriệu tập. Giấy triệu tập bị can ghi rõ họ tên, chỗ ở của bị can; giờ, ngày,tháng, năm, địa điểm có mặt, thời gian làm việc, gặp ai và trách nhiệm về việcvắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.

2. Giấy triệu tập bị can được gửi cho chính quyền xã,phường, thị trấn nơi bị can cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị can làm việc,học tập. Cơ quan, tổ chức nhận được giấy triệu tập có trách nhiệm chuyển ngaygiấy triệu tập cho bị can.

Khi nhận giấy triệu tập, bị can phải ký nhận và ghi rõgiờ, ngày nhận. Người chuyển giấy triệu tập phải chuyển phần giấy triệu tập cóký nhận của bị can cho cơ quan đã triệu tập bị can; nếu bị can không ký nhậnthì lập biên bản về việc đó và gửi cho cơ quan triệu tập bị can; nếu bị canvắng mặt thì có thể giao giấy triệu tập cho người thân thích của bị can có đủnăng lực hành vi dân sự để ký xác nhận và chuyển cho bị can.

3. Bị can phải có mặt theo giấy triệu tập. Trường hợpvắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan hoặc có biểuhiện trốn tránh thì Điều tra viên có thể ra quyết định áp giải.

4. Trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể triệu tậpbị can. Việc triệu tập bị can được tiến hành theo quy định tại Điều này.

Điều183. Hỏi cung bị can

1. Việc hỏi cung bị can do Điều tra viên tiến hành ngaysau khi có quyết định khởi tố bị can. Có thể hỏi cung bị can tại nơi tiến hànhđiều tra hoặc tại nơi ở của người đó. Trước khi hỏi cung bị can, Điều tra viênphải thông báo cho Kiểm sát viên và người bào chữa thời gian, địa điểm hỏicung. Khi xét thấy cần thiết, Kiểm sát viên tham gia việc hỏi cung bị can.

2. Trước khi tiến hành hỏi cung lần đầu, Điều tra viênphải giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 60của Bộ luật này. Việc này phải ghi vào biên bản.

Trường hợp vụ án có nhiều bị can thì hỏi riêng từng ngườivà không để họ tiếp xúc với nhau. Có thể cho bị can viết bản tự khai của mình.

3. Không hỏi cung bị can vào ban đêm, trừ trường hợpkhông thể trì hoãn được nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

4. Kiểm sát viên hỏi cung bị can trong trường hợp bị cankêu oan, khiếu nại hoạt động điều tra hoặc có căn cứ xác định việc điều tra viphạm pháp luật hoặc trong trường hợp khác khi xét thấy cần thiết. Việc Kiểm sátviên hỏi cung bị can được tiến hành theo quy định tại Điều này.

5. Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểmtra viên bức cung, dùng nhục hình đối với bị can thì phải chịu trách nhiệmhình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

6. Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụsở Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điềutra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

Việc hỏi cung bị can tại địa điểm khác được ghi âm hoặcghi hình có âm thanh theo yêu cầu của bị can hoặc của cơ quan, người có thẩmquyền tiến hành tố tụng.

Điều184. Biên bản hỏi cung bị can

1. Mỗi lần hỏi cung bị can đều phải lập biên bản.

Biên bản hỏi cung bị can được lập theo quy định tại Điều178 của Bộ luật này; phải ghi đầy đủ lời trình bày của bị can, các câu hỏi vàcâu trả lời. Nghiêm cấm Điều tra viên, Cán bộ điều tra tự mình thêm, bớt hoặcsửa chữa lời khai của bị can.

2. Sau khi hỏi cung, Điều tra viên, Cán bộ điều tra phảiđọc biên bản cho bị can nghe hoặc để bị can tự đọc. Trường hợp bổ sung, sửachữa biên bản thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra và bị can cùng ký xác nhận.Nếu biên bản có nhiều trang thì bị can ký vào từng trang biên bản. Trường hợpbị can viết bản tự khai thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra và bị can cùng kýxác nhận vào bản tự khai đó.

3. Trường hợp hỏi cung bị can có người phiên dịch thìĐiều tra viên, Cán bộ điều tra phải giải thích quyền và nghĩa vụ của ngườiphiên dịch, đồng thời giải thích cho bị can biết quyền yêu cầu thay đổi ngườiphiên dịch; người phiên dịch phải ký vào từng trang của biên bản hỏi cung.

Trường hợp hỏi cung bị can có mặt người bào chữa, ngườiđại diện của bị can thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải giải thích chonhững người này biết quyền và nghĩa vụ của họ trong khi hỏi cung bị can. Bịcan, người bào chữa, người đại diện cùng ký vào biên bản hỏi cung. Trường hợpngười bào chữa được hỏi bị can thì biên bản phải ghi đầy đủ câu hỏi của ngườibào chữa và trả lời của bị can.

4. Trường hợp Kiểm sát viên hỏi cung bị can thì biên bảnđược thực hiện theo quy định của Điều này. Biên bản hỏi cung bị can được chuyểnngay cho Điều tra viên để đưa vào hồ sơ vụ án.

ChươngXII

LẤY LỜI KHAI NGƯỜI LÀM CHỨNG, NGƯỜI BỊ HẠI, NGUYÊNĐƠN DÂN SỰ, BỊ ĐƠN DÂN SỰ, NGƯỜI CÓ QUYỀN LỢI, NGHĨA VỤ LIÊN QUAN ĐẾN VỤ ÁN,ĐỐI CHẤT VÀ NHẬN DẠNG

Điều185. Triệu tập người làm chứng

1. Khi triệu tập người làm chứng đến lấy lời khai, Điềutra viên phải gửi giấy triệu tập.

2. Giấy triệu tập người làm chứng ghi rõ họ tên, chỗ ởhoặc nơi làm việc, học tập của người làm chứng; giờ, ngày, tháng, năm vàđịa điểm có mặt; mục đích và nội dung làm việc, thời gian làm việc; gặp ai vàtrách nhiệm về việc vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trởngại khách quan.

3. Việc giao giấy triệu tập được thực hiện như sau:

a) Giấy triệu tập được giao trực tiếp cho người làm chứnghoặc thông qua chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người làm chứng cư trú hoặccơ quan, tổ chức nơi người làm chứng làm việc, học tập. Trong mọi trường hợp,việc giao giấy triệu tập phải được ký nhận. Chính quyền xã, phường, thị trấnnơi người làm chứng cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng làm việc,học tập có trách nhiệm tạo điều kiện cho người làm chứng thực hiện nghĩa vụ;

b) Giấy triệu tập người làm chứng dưới 18 tuổi được giaocho cha, mẹ hoặc người đại diện khác của họ;

c) Việc giao giấy triệu tập người làm chứng theo ủy tháctư pháp của nước ngoài được thực hiện theo quy định tại khoản này và Luật tươngtrợ tư pháp.

4. Trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể triệu tậpngười làm chứng để lấy lời khai. Việc triệu tập người làm chứng được thựchiện theo quy định tại Điều này.

Điều186. Lấy lời khai người làm chứng

1. Việc lấy lời khai người làm chứng được tiến hành tạinơi tiến hành điều tra, nơi cư trú, nơi làm việc hoặc nơi học tập của người đó.

2. Nếu vụ án có nhiều người làm chứng thì phải lấy lờikhai riêng từng người và không để cho họ tiếp xúc, trao đổi với nhau trong thờigian lấy lời khai.

3. Trước khi lấy lời khai, Điều tra viên, Cán bộ điều traphải giải thích cho người làm chứng biết quyền và nghĩa vụ của họ theo quy địnhtại Điều 66 của Bộ luật này. Việc này phải ghi vào biên bản.

4. Trước khi hỏi về nội dung vụ án, Điều tra viên phảihỏi về mối quan hệ giữa người làm chứng với bị can, bị hại và những tình tiếtkhác về nhân thân của người làm chứng. Điều tra viên yêu cầu người làm chứngtrình bày hoặc tự viết một cách trung thực và tự nguyện những gì họ biết về vụán, sau đó mới đặt câu hỏi.

5. Trường hợp xét thấy việc lấy lời khai của Điều traviên không khách quan hoặc có vi phạm pháp luật hoặc xét cần làm rõ chứng cứ,tài liệu để quyết định việc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định tố tụngcủa Cơ quan điều tra hoặc để quyết định việc truy tố thì Kiểm sát viên có thểlấy lời khai người làm chứng. Việc lấy lời khai người làm chứng được tiến hànhtheo quy định tại Điều này.

Điều187. Biên bản ghi lời khai của người làm chứng

Biên bản ghi lời khai của người làm chứng được lập theoquy định tại Điều 178 của Bộ luật này.

Việc lấy lời khai của người làm chứng có thể ghi âm hoặcghi hình có âm thanh.

Điều188. Triệu tập, lấy lời khai của bị hại, đương sự

Việc triệu tập, lấy lời khai của bị hại, đương sự đượcthực hiện theo quy định tại các điều 185, 186 và 187 của Bộ luật này.

Việc lấy lời khai của bị hại, đương sự có thể ghi âm hoặcghi hình có âm thanh.

Điều189. Đối chất

1. Trường hợp có mâu thuẫn trong lời khai giữa hai ngườihay nhiều người mà đã tiến hành các biện pháp điều tra khác nhưng chưa giảiquyết được mâu thuẫn thì Điều tra viên tiến hành đối chất. Trước khi tiến hànhđối chất, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để cử Kiểmsát viên kiểm sát việc đối chất. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc đốichất. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bản đối chất.

2. Nếu có người làm chứng hoặc bị hại tham gia thì trướckhi đối chất Điều tra viên phải giải thích cho họ biết trách nhiệm về việc từchối, trốn tránh khai báo hoặc cố tình khai báo gian dối. Việc này phải ghi vàobiên bản.

3. Khi bắt đầu đối chất, Điều tra viên hỏi về mối quan hệgiữa những người tham gia đối chất, sau đó hỏi họ về những tình tiết cần làmsáng tỏ. Sau khi nghe đối chất, Điều tra viên có thể hỏi thêm từng người.

Trong quá trình đối chất, Điều tra viên có thể đưa rachứng cứ, tài liệu, đồ vật có liên quan; có thể để cho những người tham gia đốichất hỏi lẫn nhau; câu hỏi và trả lời của những người này phải ghi vào biênbản.

Chỉ sau khi những người tham gia đối chất đã khai xongmới được nhắc lại những lời khai trước đó của họ.

4. Biên bản đối chất được lập theo quy định tại Điều 178của Bộ luật này. Việc đối chất có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

5. Trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể tiến hànhđối chất. Việc đối chất được tiến hành theo quy định tại Điều này.

Điều190. Nhận dạng

1. Khi cần thiết, Điều tra viên có thể đưa người, ảnhhoặc vật cho người làm chứng, bị hại hoặc bị can nhận dạng.

Số người, ảnh hoặc vật đưa ra để nhận dạng ít nhất phảilà ba và bề ngoài phải tương tự nhau, trừ trường hợp nhận dạng tử thi.

Trước khi tiến hành nhận dạng, Điều tra viên phải thôngbáo cho Viện kiểm sát cùng cấp để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc nhận dạng.Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc nhận dạng. Nếu Kiểm sát viênvắng mặt thì ghi rõ vào biên bản nhận dạng.

2. Những người sau đây phải tham gia việc nhận dạng:

a) Người làm chứng, bị hại hoặc bị can;

b) Người chứng kiến.

3. Nếu người làm chứng hoặc bị hại là người nhận dạng thìtrước khi tiến hành, Điều tra viên phải giải thích cho họ biết trách nhiệm vềviệc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố ý khai báo gian dối. Việc này phảighi vào biên bản.

4. Điều tra viên phải hỏi trước người nhận dạng về nhữngtình tiết, vết tích và đặc điểm mà nhờ đó họ có thể nhận dạng được.

Trong quá trình tiến hành nhận dạng, Điều tra viên khôngđược đặt câu hỏi gợi ý. Sau khi người nhận dạng đã xác nhận một người, một vậthay một ảnh trong số được đưa ra để nhận dạng thì Điều tra viên yêu cầu họ giảithích là họ đã căn cứ vào các vết tích hoặc đặc điểm gì mà xác nhận được người,vật hay ảnh đó.

5. Biên bản nhận dạng được lập theo quy định tại Điều 178của Bộ luật này. Biên bản ghi rõ nhân thân, tình trạng sức khỏe của người nhậndạng và của những người được đưa ra để nhận dạng; đặc điểm của vật, ảnh đượcđưa ra để nhận dạng; các lời khai báo, trình bày của người nhận dạng; điều kiệnánh sáng khi thực hiện nhận dạng.

Điều191. Nhận biết giọng nói

1. Khi cần thiết, Điều tra viên có thể cho bị hại, ngườilàm chứng hoặc người bị bắt, bị tạm giữ, bị can nhận biết giọng nói.

Số giọng nói được đưa ra để nhận biết ít nhất phải là bavà phải có âm sắc, âm lượng tương tự nhau.

Trước khi tiến hành nhận biết giọng nói, Điều tra viênphải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để cử Kiểm sát viên kiểm sát việcnhận biết giọng nói. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc nhận biết giọngnói. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bản nhận biếtgiọng nói.

2. Những người sau đây phải tham gia việc nhận biết giọngnói:

a) Giám định viên về âm thanh;

b) Người được yêu cầu nhận biết giọng nói;

c) Người được đưa ra để nhận biết giọng nói, trừ trườnghợp việc nhận biết giọng nói được thực hiện qua phương tiện ghi âm;

d) Người chứng kiến.

3. Nếu người làm chứng, bị hại được yêu cầu nhận biếtgiọng nói thì trước khi tiến hành, Điều tra viên phải giải thích cho họ biếttrách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố ý khai báo gian dối.Việc này phải ghi vào biên bản.

4. Điều tra viên phải hỏi trước người được yêu cầu nhậnbiết giọng nói về những đặc điểm mà nhờ đó họ có thể nhận biết được giọng nói.

Trong quá trình tiến hành nhận biết giọng nói, Điều traviên không được đặt câu hỏi gợi ý. Sau khi người được yêu cầu nhận biết giọngnói đã xác nhận được tiếng nói trong số giọng nói được đưa ra thì Điều tra viênyêu cầu họ giải thích là họ đã căn cứ vào đặc điểm gì mà xác nhận giọng nói đó.

5. Biên bản nhận biết giọng nói được lập theo quy địnhtại Điều 178 của Bộ luật này. Biên bản ghi rõ nhân thân, tình trạng sức khỏecủa người được yêu cầu nhận biết giọng nói và của những người được đưa ra đểnhận biết giọng nói; đặc điểm của giọng nói được đưa ra để nhận biết, lời trìnhbày của người nhận biết giọng nói; điều kiện về không gian khi thực hiện nhậnbiết giọng nói.

ChươngXIII

KHÁM XÉT, THU GIỮ, TẠM GIỮ TÀI LIỆU, ĐỒ VẬT

Điều192. Căn cứ khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, tàiliệu, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử

1. Việc khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm,phương tiện chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở,nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tàiliệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệukhác có liên quan đến vụ án.

Việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiệncũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giảicứu nạn nhân.

2. Khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín,bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu,đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì có thể khám xét thư tín, điện tín, bưukiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử.

Điều193. Thẩm quyền ra lệnh khám xét

1. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều113 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Lệnh khám xét của những ngườiđược quy định tại khoản 2 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật nàyphải được Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn trước khi thi hành.

2. Trong trường hợp khẩn cấp, những người có thẩm quyềnquy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Trongthời hạn 24 giờ kể từ khi khám xét xong, người ra lệnh khám xét phải thông báobằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền thựchành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ việc, vụ án.

3. Trước khi tiến hành khám xét, Điều tra viên phải thôngbáo cho Viện kiểm sát cùng cấp về thời gian và địa điểm tiến hành khám xét đểcử Kiểm sát viên kiểm sát việc khám xét, trừ trường hợp khám xét khẩn cấp.Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám xét. Nếu Kiểm sát viên vắngmặt thì ghi rõ vào biên bản khám xét.

4. Mọi trường hợp khám xét đều được lập biên bản theo quyđịnh tại Điều 178 của Bộ luật này và đưa vào hồ sơ vụ án.

Điều194. Khám xét người

1. Khi bắt đầu khám xét người, người thi hành lệnh khámxét phải đọc lệnh và đưa cho người bị khám xét đọc lệnh đó; giải thích chongười bị khám xét và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ.

Người tiến hành khám xét phải yêu cầu người bị khám xétđưa ra các tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án, nếu họ từ chối hoặc đưa rakhông đầy đủ các tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án thì tiến hành khám xét.

2. Việc khám xét người phải do người cùng giới thực hiệnvà có người khác cùng giới chứng kiến. Việc khám xét không được xâm phạm đếntính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị khám xét.

3. Có thể tiến hành khám xét người mà không cần có lệnhtrong trường hợp bắt người hoặc khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tạinơi khám xét giấu trong người vũ khí, hung khí, chứng cứ, tài liệu, đồ vật liênquan đến vụ án.

Điều195. Khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện

1. Khi khám xét chỗ ở thì phải có mặt người đó hoặc ngườitừ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở, có đại diện chính quyền xã, phường, thịtrấn và người chứng kiến; trường hợp người đó, người từ đủ 18 tuổi trở lêncùng chỗ ở cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việckhám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải cóđại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và hai ngườichứng kiến.

Không được bắt đầu việc khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừtrường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

2. Khi khám xét nơi làm việc của một người thì phải cómặt người đó, trừ trường hợp không thể trì hoãn nhưng phải ghi rõ lý do vàobiên bản.

Việc khám xét nơi làm việc phải có đại diện của cơ quan,tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Trong trường hợp không có đại diện cơquan, tổ chức thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chínhquyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và 02 người chứng kiến.

3. Khi khám xét địa điểm phải có đại diện chính quyền xã,phường, thị trấn nơi khám xét và người chứng kiến.

4. Việc khám xét phương tiện phải có mặt chủ sở hữu hoặcngười quản lý phương tiện và người chứng kiến. Trường hợp chủ sở hữu hoặc ngườiquản lý phương tiện vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặtmà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưngphải có hai người chứng kiến.

Khi khám xét phương tiện có thể mời người có chuyên mônliên quan đến phương tiện tham gia.

5. Khi tiến hành khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm,phương tiện, những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám,không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khikhám xét xong.

Điều196. Thu giữ phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử

1. Việc thu giữ phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử dongười có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện và có thể mời người có chuyênmôn liên quan tham gia. Trường hợp không thể thu giữ được thì phải sao lưu vàophương tiện lưu trữ và thu giữ như đối với vật chứng.

2. Khi thu giữ các phương tiện điện tử có thể thu thiếtbị ngoại vi kèm theo và các tài liệu có liên quan.

Điều197. Thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưuchính, viễn thông

1. Khi cần thiết phải thu giữ thư tín, điện tín, bưukiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông thì Cơ quan điều trara lệnh thu giữ. Lệnh này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khithi hành.

2. Trường hợp không thể trì hoãn việc thu giữ thư tín,điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông thì Cơquan điều tra có thể tiến hành thu giữ nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.Sau khi thu giữ phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bản kèmtheo tài liệu liên quan đến việc thu giữ để xét phê chuẩn.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị xét phêchuẩn và tài liệu liên quan đến việc thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưuphẩm, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phêchuẩn. Nếu Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn thì người đã ra lệnh thugiữ phải trả lại ngay cho cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông, đồng thờithông báo cho người có thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ biết.

3. Người thi hành lệnh phải thông báo cho người phụ tráchcơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông hữu quan trước khi tiến hành thu giữ.Người quản lý cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông hữu quan phải tạo điềukiện để người thi hành lệnh thu giữ hoàn thành nhiệm vụ.

Khi thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, phảicó đại diện của cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông chứng kiến và ký xácnhận vào biên bản.

Cơ quan ra lệnh thu giữ phải thông báo cho người có thưtín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ biết. Nếu việc thông báo cản trởđiều tra thì sau khi cản trở đó không còn nữa, cơ quan ra lệnh thu giữ phảithông báo ngay.

Điều198. Tạm giữ tài liệu, đồ vật khi khám xét

1. Khi khám xét, Điều tra viên được tạm giữ đồ vật là vậtchứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án. Đối với đồ vật thuộc loạicấm tàng trữ, lưu hành thì phải thu giữ và chuyển ngay cho cơ quan quản lý cóthẩm quyền. Trường hợp cần thiết phải niêm phong thì tiến hành trước mặt chủ sởhữu đồ vật, người quản lý đồ vật, người chứng kiến, đại diện gia đình, đại diệnchính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét.

2. Việc tạm giữ tài liệu, đồ vật khi tiến hành khám xétđược lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này. Biên bản tạm giữđược lập thành bốn bản, trong đó một bản giao cho người chủ tài liệu, đồ vậthoặc người quản lý tài liệu, đồ vật, một bản đưa vào hồ sơ vụ án, một bản giaocho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản giao cho cơ quan quản lý tài liệu, đồ vậtbị tạm giữ.

Điều199. Trách nhiệm bảo quản phương tiện, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, thưtín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ, tạm giữ hoặc bị niêm phong

1. Phương tiện, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, thưtín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ, tạm giữ hoặc bị niêm phong phảiđược bảo quản nguyên vẹn.

2. Người nào phá hủy niêm phong, tiêu dùng, chuyểnnhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại phương tiện, tài liệu, đồ vật, dữliệu điện tử, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm thì phải chịu trách nhiệmhình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

Điều200. Trách nhiệm của người ra lệnh, người thi hành lệnh khám xét, thu giữ, tạmgiữ

Người ra lệnh, người thi hành lệnh khám xét, thu giữ, tạmgiữ trái pháp luật thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặcbị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

ChươngXIV

KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG, KHÁM NGHIỆM TỬ THI, XEM XÉTDẤU VẾT TRÊN THÂN THỂ, THỰC NGHIỆM ĐIỀU TRA

Điều 201. Khám nghiệm hiện trường

1.Điều tra viên chủ trì tiến hành khám nghiệm nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạmđể phát hiện dấu vết của tội phạm, thu giữ vật chứng, tài liệu, đồ vật, dữliệu điện tử khác liên quan và làm sáng tỏ những tình tiết có ý nghĩa đối vớiviệc giải quyết vụ án.

2.Trước khi tiến hành khám nghiệm hiện trường, Điều tra viên phải thông báo choViện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian, địa điểm tiến hành khám nghiệm để cửKiểm sát viên kiểm sát khám nghiệm hiện trường. Kiểm sát viên phải cómặt để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường.

Khikhám nghiệm hiện trường phải có người chứng kiến; có thể cho bị can, người bàochữa, bị hại, người làm chứng tham gia và mời người có chuyên môn tham dự việckhám nghiệm.

3. Khikhám nghiệm hiện trường phải tiến hành chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hiện trường,đo đạc, dựng mô hình; xem xét tại chỗ và thu lượm dấu vết của tội phạm, tàiliệu, đồ vật có liên quan đến vụ án; ghi rõ kết quả khám nghiệm vào biên bản.Biên bản khám nghiệm hiện trường được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộluật này.

Trườnghợp không thể xem xét ngay được thì tài liệu, đồ vật thu giữ phải được bảoquản, giữ nguyên trạng hoặc niêm phong đưa về nơi tiến hành điều tra.

Điều 202. Khám nghiệm tử thi

1.Việc khám nghiệm tử thi do giám định viên pháp y tiến hành dưới sự chủ trì củaĐiều tra viên và phải có người chứng kiến.

Trướckhi khám nghiệm tử thi, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấpbiết về thời gian và địa điểm tiến hành khám nghiệm để cử Kiểm sát viênkiểm sát việc khám nghiệm tử thi. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sátviệc khám nghiệm tử thi.

2.Giám định viên kỹ thuật hình sự có thể được mời tham gia khám nghiệm tử thi đểphát hiện, thu thập dấu vết phục vụ việc giám định.

3. Khikhám nghiệm tử thi phải tiến hành chụp ảnh, mô tả dấu vết để lại trên tử thi;chụp ảnh, thu thập, bảo quản mẫu vật phục vụ công tác trưng cầu giám định; ghirõ kết quả khám nghiệm vào biên bản. Biên bản khám nghiệm tử thi được lập theoquy định tại Điều 178 của Bộ luật này.

4.Trường hợp cần khai quật tử thi thì phải có quyết định của Cơ quan điều tra vàthông báo cho người thân thích của người chết biết trước khi tiến hành.Trường hợp người chết không có hoặc không xác định được người thân thích của họthì thông báo cho đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi chôn cất tử thibiết.

Điều 203. Xem xét dấu vết trênthân thể

1. Khicần thiết, Điều tra viên tiến hành xem xét dấu vết của tội phạm hoặc các dấuvết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án trên thân thể người bị giữtrong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bịhại, người làm chứng. Trong trường hợp cần thiết thì Cơ quan điều tra trưng cầugiám định.

2.Việc xem xét dấu vết trên thân thể phải do người cùng giới tiến hành và phảicó người cùng giới chứng kiến. Trường hợp cần thiết thì có thể mời bác sĩtham gia.

Nghiêmcấm xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị xem xét dấu vết trênthân thể.

Khixem xét dấu vết trên thân thể phải lập biên bản mô tả dấu vết để lại trênthân thể; trường hợp cần thiết phải chụp ảnh, trưng cầu giám định. Biên bảnxem xét dấu vết trên thân thể được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộluật này.

Điều 204. Thực nghiệm điều tra

1. Đểkiểm tra, xác minh tài liệu, tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụán, Cơ quan điều tra có thể thực nghiệm điều tra bằng cách dựng lại hiệntrường, diễn lại hành vi, tình huống hoặc những tình tiết khác của một sự việcnhất định và tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết. Khi thực nghiệmđiều tra phải đo đạc, chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ, ghi rõ kết quả thực nghiệmđiều tra vào biên bản.

Nghiêmcấm việc thực nghiệm điều tra xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhânphẩm, tài sản của người tham gia thực nghiệm điều tra và người khác.

2.Trước khi tiến hành thực nghiệm điều tra, Điều tra viên phải thông báo cho Việnkiểm sát cùng cấp biết về thời gian và địa điểm tiến hành thực nghiệm điều tra.Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc thực nghiệm điều tra. Nếu Kiểmsát viên vắng mặt thì phải ghi rõ vào biên bản.

3.Điều tra viên chủ trì tiến hành thực nghiệm điều tra và việc thực nghiệm điềutra phải có người chứng kiến.

Khitiến hành thực nghiệm điều tra, Cơ quan điều tra có thể mời người có chuyên môntham gia. Trường hợp cần thiết, người bị tạm giữ, bị can, người bào chữa, bịhại, người làm chứng có thể tham gia.

4.Trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát tiến hành thực nghiệm điều tra. Việc thựcnghiệm điều tra được tiến hành theo quy định tại Điều này.

Chương XV

GIÁMĐỊNH VÀ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

Điều 205. Trưng cầu giám định

1. Khithuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 206 của Bộ luật này hoặc khixét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết địnhtrưng cầu giám định.

2.Quyết định trưng cầu giám định có các nội dung:

a) Têncơ quan trưng cầu giám định; họ tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định;

b) Têntổ chức; họ tên người được trưng cầu giám định;

c) Tênvà đặc điểm của đối tượng cần giám định;

d) Têntài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);

đ) Nộidung yêu cầu giám định;

e)Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định.

3.Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định trưng cầu giám định, cơ quantrưng cầu giám định phải giao hoặc gửi quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ,đối tượng trưng cầu giám định cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định; gửiquyết định trưng cầu giám định cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyềncông tố và kiểm sát điều tra.

Điều 206. Các trường hợp bắt buộcphải trưng cầu giám định

Bắtbuộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:

1.Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực tráchnhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khicó sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về nhữngtình tiết của vụ án;

2.Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyếtvụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờvề tính xác thực của những tài liệu đó;

3.Nguyên nhân chết người;

4.Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;

5.Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ,tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ;

6. Mứcđộ ô nhiễm môi trường.

Điều 207. Yêu cầu giám định

1.Đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyềntiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợiích hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc giám định liên quan đến việc xác địnhtrách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.

Trongthời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan tiến hành tốtụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định. Trường hợp không chấpnhận đề nghị thì thông báo cho người đã đề nghị giám định biết bằng văn bản vànêu rõ lý do. Hết thời hạn này hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chốitrưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì người đềnghị giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.

2.Người yêu cầu giám định có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật giámđịnh tư pháp.

Điều 208. Thời hạn giám định

1.Thời hạn giám định đối với trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định:

a)Không quá 03 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 206 của Bộ luậtnày;

b)Không quá 01 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 6 Điều 206của Bộ luật này;

c)Không quá 09 ngày đối với trường hợp quy định tại các khoản 2, 4 và 5 Điều 206của Bộ luật này.

2.Thời hạn giám định đối với các trường hợp khác thực hiện theo quyết định trưngcầu giám định.

3.Trường hợp việc giám định không thể tiến hành trong thời hạn quy định tại khoản1 và khoản 2 Điều này thì tổ chức, cá nhân tiến hành giám định phải kịp thờithông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giámđịnh.

4.Thời hạn giám định quy định tại Điều này cũng áp dụng đối với trường hợp giámđịnh bổ sung, giám định lại.

Điều 209. Tiến hành giám định

1.Việc giám định có thể tiến hành tại cơ quan giám định hoặc tại nơi tiến hànhđiều tra vụ án ngay sau khi có quyết định trưng cầu, yêu cầu giám định.

Điềutra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, người yêu cầu giám định có thể tham dự giámđịnh nhưng phải báo trước cho người giám định biết.

2.Việc giám định do cá nhân hoặc do tập thể thực hiện.

Điều 210. Giám định bổ sung

1.Việc giám định bổ sung được tiến hành trong trường hợp:

a) Nộidung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ;

b) Khiphát sinh vấn đề mới cần phải giám định liên quan đến tình tiết của vụ án đã cókết luận giám định trước đó.

2.Việc giám định bổ sung có thể do tổ chức, cá nhân đã giám định hoặc tổ chức, cánhân khác thực hiện.

3. Việctrưng cầu, yêu cầu giám định bổ sung được thực hiện như giám định lần đầu.

Điều 211. Giám định lại

1.Việc giám định lại được thực hiện khi có nghi ngờ kết luận giám định lần đầukhông chính xác. Việc giám định lại phải do người giám định khác thực hiện.

2. Cơquan trưng cầu giám định tự mình hoặc theo đề nghị của người tham gia tố tụngquyết định việc trưng cầu giám định lại. Trường hợp người trưng cầu giám địnhkhông chấp nhận yêu cầu giám định lại thì phải thông báo cho người đề nghị giámđịnh bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3.Trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giámđịnh lại về cùng một nội dung giám định thì việc giám định lại lần thứ hai dongười trưng cầu giám định quyết định. Việc giám định lại lần thứ hai phải doHội đồng giám định thực hiện theo quy định của Luật giám định tư pháp.

Điều 212. Giám định lại trongtrường hợp đặc biệt

Trườnghợp đặc biệt, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhândân tối cao quyết định việc giám định lại sau khi đã có kết luận của Hội đồnggiám định. Việc giám định lại trong trường hợp đặc biệt phải do Hội đồng mớithực hiện, những người đã tham gia giám định trước đó không được giám định lại.Kết luận giám định lại trong trường hợp này được sử dụng để giải quyết vụ án.

Điều 213. Kết luận giám định

1. Kếtluận giám định phải ghi rõ kết quả giám định đối với những nội dung đã đượctrưng cầu, yêu cầu và những nội dung khác theo quy định của Luật giám định tưpháp.

2.Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra kết luận giám định, tổ chức, cá nhân đã tiếnhành giám định phải gửi kết luận giám định cho cơ quan đã trưng cầu, người yêucầu giám định.

Trongthời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được kết luận giám định, cơ quan đã trưng cầu,người yêu cầu giám định phải gửi kết luận giám định cho Viện kiểm sát thực hànhquyền công tố và kiểm sát điều tra.

3. Đểlàm sáng tỏ nội dung kết luận giám định, cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giámđịnh có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân đã tiến hành giám định giải thích kếtluận giám định; hỏi thêm người giám định về những tình tiết cần thiết.

Điều 214. Quyền của bị can, bịcáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác đối với kết luận giám định

1.Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị trưng cầu giám định của bịcan, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác, cơ quan có thẩm quyền tiếnhành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định.

2.Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được kết luận giám định thì cơ quancó thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo kết luận giám định cho bịcan, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có liên quan.

3. Bịcan, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến củamình về kết luận giám định; đề nghị giám định bổ sung hoặc giám định lại.Trường hợp họ trình bày trực tiếp thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa ánphải lập biên bản.

4.Trường hợp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án không chấp nhận đề nghị củabị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác thì phải thông báo chongười đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 215. Yêu cầu định giá tàisản

1. Khicần xác định giá của tài sản để giải quyết vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyềntiến hành tố tụng ra văn bản yêu cầu định giá tài sản.

2. Vănbản yêu cầu định giá tài sản có các nội dung:

a) Têncơ quan yêu cầu định giá; họ tên người có thẩm quyền yêu cầu định giá;

b) TênHội đồng định giá tài sản được yêu cầu;

c)Thông tin và đặc điểm của tài sản cần định giá;

d) Têntài liệu có liên quan (nếu có);

đ) Nộidung yêu cầu định giá tài sản;

e) Ngày,tháng, năm yêu cầu định giá tài sản, thời hạn trả kết luận định giá tài sản.

3.Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra văn bản yêu cầu định giá tài sản, cơ quanyêu cầu định giá phải giao hoặc gửi văn bản yêu cầu định giá tài sản, hồ sơ,đối tượng yêu cầu định giá tài sản cho Hội đồng định giá tài sản được yêu cầu;gửi văn bản yêu cầu định giá tài sản cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hànhquyền công tố và kiểm sát điều tra.

4.Việc yêu cầu định giá tài sản để giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sựđược thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Điều 216. Thời hạn định giá tàisản

Việcđịnh giá tài sản, trả kết luận định giá tài sản thực hiện theo thời hạn nêutrong văn bản yêu cầu định giá tài sản. Trường hợp việc định giá tài sản khôngthể tiến hành trong thời hạn yêu cầu, Hội đồng định giá tài sản phải kịp thờithông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan, người đã yêu cầu định giábiết.

Điều 217. Tiến hành định giá tàisản

1.Việc định giá tài sản do Hội đồng định giá tài sản tiến hành. Phiên họp địnhgiá tài sản có thể thực hiện tại nơi có tài sản được định giá hoặc nơi kháctheo quyết định của Hội đồng định giá tài sản.

Điềutra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán có thể tham dự phiên họp định giá tài sảnnhưng phải báo trước cho Hội đồng định giá tài sản biết; khi được sự đồng ý củaHội đồng định giá tài sản thì có quyền đưa ra ý kiến.

2.Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của Hội đồng địnhgiá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản.

Điều 218. Định giá lại tài sản

1.Trường hợp có nghi ngờ kết luận định giá lần đầu, cơ quan có thẩm quyền tiếnhành tố tụng tự mình hoặc theo đề nghị của người bị buộc tội, người tham gia tốtụng khác ra văn bản yêu cầu định giá lại tài sản. Việc định giá lại tài sản doHội đồng định giá tài sản cấp trên trực tiếp thực hiện.

2.Trường hợp có mâu thuẫn giữa kết luận định giá lần đầu và kết luận định giá lạivề giá của tài sản cần định giá, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ravăn bản yêu cầu định giá lại lần thứ hai. Việc định giá lại lần thứ hai do Hộiđồng định giá tài sản có thẩm quyền thực hiện. Kết luận định giá lại trongtrường hợp này được sử dụng để giải quyết vụ án.

Điều 219. Định giá tài sản trongtrường hợp tài sản bị thất lạc hoặc không còn

Trườnghợp tài sản cần định giá bị thất lạc hoặc không còn thì việc định giá tài sảnđược thực hiện theo hồ sơ của tài sản trên cơ sở các thông tin, tài liệu thuthập được về tài sản cần định giá.

Điều 220. Định giá lại tài sảntrong trường hợp đặc biệt

Trườnghợp đặc biệt, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhândân tối cao quyết định việc định giá lại tài sản khi đã có kết luận định giálại lần hai của Hội đồng định giá tài sản. Việc định giá lại tài sản trongtrường hợp đặc biệt phải do Hội đồng mới thực hiện. Người đã tham gia định giátrước đó không được định giá lại. Kết luận định giá lại trong trường hợp nàyđược sử dụng để giải quyết vụ án.

Điều 221. Kết luận định giá tàisản

1. Kếtluận định giá tài sản phải ghi rõ kết luận về giá của tài sản theo nội dung yêucầu định giá và các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

2.Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra kết luận định giá tài sản, Hội đồng định giátài sản phải gửi kết luận cho cơ quan yêu cầu định giá tài sản, người yêu cầuđịnh giá tài sản.

Trongthời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được kết luận định giá tài sản, cơ quan đã yêucầu, người yêu cầu định giá tài sản phải gửi kết luận định giá tài sản cho Việnkiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.

3. Đểlàm sáng tỏ nội dung kết luận định giá tài sản, cơ quan yêu cầu định giá tàisản có quyền yêu cầu Hội đồng định giá tài sản giải thích kết luận định giá;hỏi thêm Hội đồng định giá tài sản về những tình tiết cần thiết.

Điều 222. Quyền của bị can, bịcáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác đối với kết luận định giá tài sản

1.Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị định giá tài sản của bịcan, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác, cơ quan có thẩm quyền tiếnhành tố tụng phải xem xét, ra văn bản yêu cầu định giá tài sản.

2.Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được kết luận định giá tài sảnthì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo kết luận địnhgiá tài sản cho bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có liênquan.

3. Bịcan, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến củamình về kết luận định giá; đề nghị định giá lại. Trường hợp họ trình bày trựctiếp thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải lập biên bản.

4.Trường hợp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án không chấp nhận đề nghị củabị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác thì phải thông báo chongười đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Chương XVI

BIỆNPHÁP ĐIỀU TRA TỐ TỤNG ĐẶC BIỆT

Điều 223. Các biện pháp điều tratố tụng đặc biệt

Saukhi khởi tố vụ án, trong quá trình điều tra, người có thẩm quyền tiến hànhtố tụng có thể áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt:

1. Ghiâm, ghi hình bí mật;

2.Nghe điện thoại bí mật;

3. Thuthập bí mật dữ liệu điện tử.

Điều 224. Trường hợp áp dụngbiện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

Có thểáp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt đối với các trường hợp:

1. Tộixâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tội phạm về tham nhũng, tộikhủng bố, tội rửa tiền;

2. Tộiphạm khác có tổ chức thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Điều 225. Thẩm quyền, trách nhiệmquyết định và thi hành quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụngđặc biệt

1. Thủtrưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan điều tra quân sự cấp quânkhu trở lên tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dâncấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền ra quyết địnháp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Trường hợp vụ án do Cơ quan điềutra cấp huyện, Cơ quan điều tra quân sự khu vực thụ lý, điều tra thì Thủtrưởng Cơ quan điều tra cấp huyện, Thủ trưởng Cơ quan điều tra quân sự khu vựcđề nghị Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan điều tra quânsự cấp quân khu xem xét, quyết định áp dụng.

2.Quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt ghi rõ thông tin cầnthiết về đối tượng bị áp dụng, tên biện pháp được áp dụng, thời hạn, địa điểmáp dụng, cơ quan tiến hành biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt và các nội dungquy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.

3.Quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt phải được Viện trưởngViện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Thủ trưởng Cơ quan điềutra đã ra quyết định áp dụng có trách nhiệm kiểm tra chặt chẽ việc áp dụng biệnpháp này, kịp thời đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ nếu xét thấy không còn cầnthiết.

Cơquan chuyên trách trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân theo quy định củapháp luật có trách nhiệm thi hành quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụngđặc biệt.

4. Thủtrưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền và ngườithi hành quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt phải giữ bímật.

Điều 226. Thời hạn áp dụng biệnpháp điều tra tố tụng đặc biệt

1.Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt không quá 02 tháng kể từngày Viện trưởng Viện kiểm sát phê chuẩn. Trường hợp phức tạp có thể gia hạnnhưng không quá thời hạn điều tra theo quy định của Bộ luật này.

2.Chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụngđặc biệt, nếu xét thấy cần gia hạn thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra đã ra quyếtđịnh áp dụng phải có văn bản đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn xemxét, quyết định việc gia hạn.

Điều 227. Sử dụng thông tin, tàiliệu thu thập được bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

1.Thông tin, tài liệu thu thập được bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt chỉđược sử dụng vào việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự; thôngtin, tài liệu không liên quan đến vụ án phải tiêu hủy kịp thời.

Nghiêmcấm sử dụng thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được vào mục đích khác.

2.Thông tin, tài liệu thu thập được bằng việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụngđặc biệt có thể dùng làm chứng cứ để giải quyết vụ án.

3. Cơquan điều tra có trách nhiệm thông báo ngay kết quả việc áp dụng biện pháp điềutra tố tụng đặc biệt cho Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn.

Điều 228. Hủy bỏ việc áp dụngbiện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

Việntrưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp điều tratố tụng đặc biệt phải kịp thời hủy bỏ quyết định đó khi thuộc một trongcác trường hợp:

1. Cóđề nghị bằng văn bản của Thủ trưởng Cơ quan điều tra có thẩm quyền;

2. Cóvi phạm trong quá trình áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt;

3.Không cần thiết tiếp tục áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.

Chương XVII

TẠMĐÌNH CHỈ ĐIỀU TRA VÀ KẾT THÚC ĐIỀU TRA

Điều 229. Tạm đình chỉ điều tra

1. Cơquan điều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra khi thuộc một trong cáctrường hợp:

a) Khichưa xác định được bị can hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu nhưng đã hếtthời hạn điều tra vụ án. Trường hợp không biết rõ bị can đang ở đâu, Cơ quanđiều tra phải ra quyết định truy nã trước khi tạm đình chỉ điều tra;

b) Khicó kết luận giám định tư pháp xác định bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểmnghèo thì có thể tạm đình chỉ điều tra trước khi hết thời hạn điều tra;

c) Khitrưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tưpháp chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn điều tra. Trong trường hợp này, việcgiám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp vẫn tiếp tục được tiến hành chođến khi có kết quả.

2.Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà lý do tạm đình chỉ điều tra không liên quanđến tất cả bị can thì có thể tạm đình chỉ điều tra đối với từng bị can.

3.Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ điều tra, Cơ quanđiều tra phải gửi quyết định này cho Viện kiểm sát cùng cấp, bị can, ngườibào chữa hoặc người đại diện của bị can; thông báo cho bị hại, đương sự vàngười bảo vệ quyền lợi của họ.

Điều 230. Đình chỉ điều tra

1. Cơquan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra khi thuộc một trong các trườnghợp:

a) Cómột trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 và Điều 157 của Bộ luật nàyhoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91của Bộ luật hình sự;

b) Đãhết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tộiphạm.

2.Quyết định đình chỉ điều tra ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định, lý do vàcăn cứ đình chỉ điều tra, việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế,trả lại tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), việc xử lý vật chứng và những vấnđề khác có liên quan.

Trườnghợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ điều tra không liên quan đếntất cả bị can thì có thể đình chỉ điều tra đối với từng bị can.

3.Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định đình chỉ điều tra kèmtheo hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra, nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra cócăn cứ thì Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra để giảiquyết theo thẩm quyền; nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra không có căn cứthì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra phục hồiđiều tra; nếu thấy đủ căn cứ để truy tố thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều travà ra quyết định truy tố theo thời hạn, trình tự, thủ tục quy định tại Bộ luậtnày.

Điều 231. Truy nã bị can

1. Khibị can trốn hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu thì Cơ quan điều tra phải raquyết định truy nã bị can.

2.Quyết định truy nã ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của bị can,đặc điểm để nhận dạng bị can, tội phạm mà bị can đã bị khởi tố và các nội dungquy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này; kèm theo ảnh bị can (nếu có).

Quyếtđịnh truy nã bị can được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo công khaiđể mọi người phát hiện, bắt người bị truy nã.

3. Saukhi bắt được bị can theo quyết định truy nã thì Cơ quan điều tra đã ra quyếtđịnh truy nã phải ra quyết định đình nã. Quyết định đình nã được gửi cho Việnkiểm sát cùng cấp và thông báo công khai.

Điều 232. Kết thúc điều tra

1. Khikết thúc điều tra, Cơ quan điều tra phải ra bản kết luận điều tra.

2.Việc điều tra kết thúc khi Cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra đề nghịtruy tố hoặc ra bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra.

3. Bảnkết luận điều tra ghi rõ ngày, tháng, năm; họ tên, chức vụ và chữ ký của ngườira kết luận.

4.Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra bản kết luận điều tra, Cơ quan điều traphải giao bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc bản kết luận điều tra kèmtheo quyết định đình chỉ điều tra cùng hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp;giao bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tracho bị can hoặc người đại diện của bị can; gửi bản kết luận điều tra đề nghịtruy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra cho người bào chữa; thông báo cho bịhại, đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Điều 233. Kết luận điều tra trongtrường hợp đề nghị truy tố

Trongtrường hợp đề nghị truy tố thì bản kết luận điều tra ghi rõ diễn biến hành viphạm tội; chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bị can, thủ đoạn, động cơ, mụcđích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; việc ápdụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; tình tiết tăngnặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đặc điểm nhân thân của bị can; việc thugiữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và việc xử lý vật chứng; nguyên nhân và điều kiệndẫn đến hành vi phạm tội và tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án; lý do vàcăn cứ đề nghị truy tố; tội danh, điều, khoản, điểm của Bộ luật hình sự được ápdụng; những ý kiến đề xuất giải quyết vụ án.

Bảnkết luận điều tra phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra kết luận; họ tên, chức vụ vàchữ ký của người ra kết luận điều tra.

Điều 234. Kết luận điều tra trongtrường hợp đình chỉ điều tra

Trongtrường hợp đình chỉ điều tra thì bản kết luận điều tra ghi rõ diễn biến sựviệc, quá trình điều tra, lý do và căn cứ đình chỉ điều tra.

Bảnkết luận điều tra phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra kết luận; họ tên, chức vụ vàchữ ký của người ra kết luận điều tra.

Quyếtđịnh đình chỉ điều tra ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định, lý do và căncứ đình chỉ điều tra, việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trảlại tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), việc xử lý vật chứng và các vấn đềkhác có liên quan.

Điều 235. Phục hồi điều tra

1. Khicó lý do để hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định tạm đình chỉđiều tra thì Cơ quan điều tra ra quyết định phục hồi điều tra, nếu chưa hếtthời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nếuviệc điều tra bị đình chỉ theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 157 của Bộluật này mà bị can không đồng ý và yêu cầu điều tra lại thì Cơ quan điều trahoặc Viện kiểm sát cùng cấp ra quyết định phục hồi điều tra.

2.Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định phục hồi điều tra, Cơ quan điềutra phải gửi quyết định này cho Viện kiểm sát cùng cấp, bị can, người bàochữa hoặc người đại diện của bị can; thông báo cho bị hại, đương sự và ngườibảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

PHẦN THỨ BA

TRUY TỐ

Chương XVIII

NHỮNGQUY ĐỊNH CHUNG

Điều 236. Nhiệm vụ, quyền hạn củaViện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố

1.Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can.

2. Yêucầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu liên quan đến vụ án trongtrường hợp cần thiết.

3.Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra nhằm kiểm tra, bổ sung tài liệu,chứng cứ để quyết định việc truy tố hoặc khi Tòa án yêu cầu điều tra bổ sung màxét thấy không cần thiết phải trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra.

4.Quyết định khởi tố, quyết định thay đổi, quyết định bổ sung quyết định khởi tốvụ án, bị can trong trường hợp phát hiện còn có hành vi phạm tội, người phạmtội khác trong vụ án chưa được khởi tố, điều tra.

5.Quyết định trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để yêu cầu điều tra bổ sung.

6.Quyết định tách, nhập vụ án; chuyển vụ án để truy tố theo thẩm quyền, áp dụngthủ tục rút gọn, áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

7.Quyết định gia hạn, không gia hạn thời hạn truy tố, thời hạn áp dụng các biệnpháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế.

8. Quyếtđịnh truy tố.

9.Quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụán đối với bị can; quyết định phục hồi vụ án, quyết định phục hồi vụ án đối vớibị can.

10.Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác để quyết định việc truy tố theo quy định củaBộ luật này.

Điều 237. Nhiệm vụ, quyền hạn củaViện kiểm sát khi kiểm sát trong giai đoạn truy tố

1. Khikiểm sát trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn:

a)Kiểm sát hoạt động tố tụng hình sự của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiếnnghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham giatố tụng vi phạm pháp luật;

b)Kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm và viphạm pháp luật;

c)Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác để kiểm sát trong giai đoạn truy tốtheo quy định của Bộ luật này.

2.Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, kiến nghị quy định tạiđiểm a và điểm b khoản 1 Điều này, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cótrách nhiệm thông báo việc thực hiện yêu cầu, kiến nghị cho Viện kiểm sát.

Điều 238. Giao, nhận hồ sơ vụ ánvà bản kết luận điều tra

1. KhiCơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điềutra giao hồ sơ vụ án kèm theo bản kết luận điều tra đề nghị truy tố và vậtchứng (nếu có) thì Viện kiểm sát phải kiểm tra và xử lý như sau:

a)Trường hợp tài liệu trong hồ sơ vụ án, vật chứng kèm theo (nếu có) đã đầy đủ sovới bảng kê tài liệu, vật chứng và bản kết luận điều tra đã được giao cho bịcan hoặc người đại diện của bị can thì nhận hồ sơ vụ án;

b)Trường hợp tài liệu trong hồ sơ vụ án, vật chứng kèm theo (nếu có) không đủ sovới bảng kê tài liệu, vật chứng hoặc bản kết luận điều tra chưa được giao chobị can hoặc người đại diện của bị can thì chưa nhận hồ sơ vụ án và yêu cầu Cơquan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều trabổ sung tài liệu, vật chứng; yêu cầu giao bản kết luận điều tra cho bị canhoặc người đại diện của bị can.

2.Việc giao, nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra được lập biên bản theo quyđịnh tại Điều 133 của Bộ luật này và đưa vào hồ sơ vụ án.

Điều 239. Thẩm quyền truy tố

1.Viện kiểm sát cấp nào thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thì Việnkiểm sát cấp đó quyết định việc truy tố. Thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sátđược xác định theo thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với vụ án.

Trườnghợp vụ án không thuộc thẩm quyền truy tố của mình, Viện kiểm sát ra ngay quyếtđịnh chuyển vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền. Việc chuyển vụ án cho Việnkiểm sát ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc ngoài phạm viquân khu do Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khuquyết định.

Đốivới vụ án do Viện kiểm sát cấp trên thực hành quyền công tố và kiểm sát điềutra thì Viện kiểm sát cấp trên quyết định việc truy tố. Chậm nhất là 02 thángtrước khi kết thúc điều tra, Viện kiểm sát cấp trên phải thông báo cho Việnkiểm sát cấp dưới cùng cấp với Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án để cửKiểm sát viên tham gia nghiên cứu hồ sơ vụ án. Ngay sau khi quyết định truy tố,Viện kiểm sát cấp trên ra quyết định phân công cho Viện kiểm sát cấp dưới thựchành quyền công tố và kiểm sát xét xử; sau khi nhận được hồ sơ vụ án kèm theobản cáo trạng, Viện kiểm sát cấp dưới có thẩm quyền thực hành quyền công tố vàkiểm sát xét xử theo đúng quy định của Bộ luật này.

2.Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định chuyển vụ án, Viện kiểm sátphải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đã kết thúc điều tra vụ án, bị can hoặcngười đại diện của bị can, người bào chữa, bị hại, người tham gia tố tụng khác.

Việcgiao, gửi hồ sơ vụ án kèm theo bản cáo trạng được thực hiện theo quy định tạikhoản 2 Điều 240 của Bộ luật này. Trong trường hợp này, thời hạn truy tố đượctính từ ngày Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố nhận được hồ sơ vụ án.

Điều 240. Thời hạn quyết địnhviệc truy tố

1.Trong thời hạn 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêmtrọng, 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêmtrọng kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phảira một trong các quyết định:

a)Truy tố bị can trước Tòa án;

b) Trảhồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;

c)Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bịcan.

Trườnghợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn thời hạn quyết địnhviệc truy tố nhưng không quá 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tộiphạm nghiêm trọng, không quá 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng, khôngquá 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

2.Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra một trong các quyết định quy định tạikhoản 1 Điều này, Viện kiểm sát phải thông báo cho bị can, người bào chữahoặc người đại diện của bị can, bị hại biết việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung;giao cho bị can hoặc người đại diện của bị can và gửi cho Cơ quan điều tra,người bào chữa bản cáo trạng, quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạmđình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can hoặc quyết định tạmđình chỉ vụ án đối với bị can; thông báo cho bị hại, đương sự, người bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Việcgiao, nhận các văn bản nêu trên được lập biên bản theo quy định tại Điều133 của Bộ luật này và đưa vào hồ sơ vụ án.

Trườnghợp vụ án phức tạp thì thời hạn giao bản cáo trạng, quyết định đình chỉ vụ ánhoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án cho bị can hoặc người đại diện của bị can cóthể kéo dài nhưng không quá 10 ngày.

3. Cácquyết định nêu tại khoản 1 Điều này phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cấptrên. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền rút, đình chỉ, hủy bỏ cácquyết định đó nếu thấy không có căn cứ hoặc trái pháp luật và yêu cầu Viện kiểmsát cấp dưới ra quyết định đúng pháp luật.

Điều 241. Áp dụng, thay đổi, hủybỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế

Saukhi nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát có quyền quyếtđịnh áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế theoquy định của Bộ luật này.

Thờihạn áp dụng biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn truy tố không được quá thời hạnquy định tại khoản 1 Điều 240 của Bộ luật này.

Điều 242. Nhập hoặc tách vụ ántrong giai đoạn truy tố

1.Viện kiểm sát quyết định nhập vụ án khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Bịcan phạm nhiều tội;

b) Bịcan phạm tội nhiều lần;

c)Nhiều bị can cùng thực hiện một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có nhữngngười khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm, tiêu thụ tài sản dobị can phạm tội mà có.

2.Viện kiểm sát quyết định tách vụ án khi thuộc một trong các trường hợp sau đâynếu xét thấy việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan,toàn diện và đã có quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can:

a) Bịcan bỏ trốn;

b) Bịcan mắc bệnh hiểm nghèo;

c) Bịcan bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

Chương XIX

QUYẾTĐỊNH VIỆC TRUY TỐ BỊ CAN

Điều 243. Quyết định truy tố bịcan

Việnkiểm sát quyết định truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng.

Bảncáo trạng ghi rõ diễn biến hành vi phạm tội; những chứng cứ xác định hành viphạm tội của bị can, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độthiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện phápngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệmhình sự, đặc điểm nhân thân của bị can; việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vậtvà việc xử lý vật chứng; nguyên nhân và điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội vàtình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.

Phầnkết luận của bản cáo trạng ghi rõ tội danh và điều, khoản, điểm của Bộ luậthình sự được áp dụng.

Bảncáo trạng phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra cáo trạng; họ tên, chức vụ và chữ kýcủa người ra bản cáo trạng.

Điều 244. Chuyển hồ sơ vụ án vàbản cáo trạng đến Tòa án

Trongthời hạn 03 ngày kể từ ngày ra bản cáo trạng, Viện kiểm sát phải chuyển hồ sơvụ án và bản cáo trạng đến Tòa án. Trường hợp vụ án phức tạp thì thời hạnchuyển hồ sơ vụ án và bản cáo trạng đến Tòa án có thể kéo dài nhưng không quá10 ngày.

Trườnghợp vụ án có bị can bị tạm giam thì trước khi hết thời hạn tạm giam 07 ngàythì Viện kiểm sát thông báo cho Tòa án biết để xem xét, quyết định việc tạmgiam bị can khi nhận hồ sơ vụ án.

Điều 245. Trả hồ sơ vụ án để điềutra bổ sung

1.Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ vụ án, yêu cầu Cơ quan điều tra điềutra bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Cònthiếu chứng cứ để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của Bộluật này mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được;

b) Cócăn cứ khởi tố bị can về một hay nhiều tội phạm khác;

c) Cóngười đồng phạm hoặc người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa đượckhởi tố bị can;

d) Cóvi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

2.Quyết định trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung phải ghi rõ vấn đề cần điềutra bổ sung quy định tại khoản 1 Điều này và các nội dung quy định tại khoản 2Điều 132 của Bộ luật này.

3. Cơquan điều tra có trách nhiệm thực hiện đầy đủ yêu cầu nêu trong quyết định trảhồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung của Viện kiểm sát; trường hợp vì lý do bất khảkháng hoặc do trở ngại khách quan mà không thực hiện được thì phải nêu rõ lý dobằng văn bản.

Kếtthúc điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra phải có bản kết luận điều tra bổ sung.Bản kết luận điều tra bổ sung phải ghi rõ kết quả điều tra bổ sung, quan điểmgiải quyết vụ án. Nếu kết quả điều tra bổ sung làm thay đổi cơ bản kết luậnđiều tra trước đó thì Cơ quan điều tra phải ra bản kết luận điều tra mới thaythế.

Việcchuyển hồ sơ vụ án kèm theo kết luận điều tra bổ sung cho Viện kiểm sát; việcgiao, nhận, gửi thông báo kết quả điều tra bổ sung được thực hiện theo quy địnhtại Điều 232 và Điều 238 của Bộ luật này.

Điều 246. Giải quyết yêu cầu điềutra bổ sung của Tòa án

Trườnghợp Tòa án quyết định trả hồ sơ vụ án yêu cầu điều tra bổ sung thì Viện kiểmsát phải xem xét căn cứ của việc yêu cầu điều tra bổ sung và giải quyết nhưsau:

1. Nếuquyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung có căn cứ mà xét thấy không cầnphải trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra thì Viện kiểm sát trực tiếp tiến hành mộtsố hoạt động điều tra để bổ sung tài liệu, chứng cứ; trường hợp Viện kiểm sátkhông thể tự điều tra bổ sung được thì Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ đểđiều tra bổ sung và chuyển ngay hồ sơ cho Cơ quan điều tra để tiến hành điềutra.

Trườnghợp kết quả điều tra bổ sung làm thay đổi cơ bản nội dung bản cáo trạng trướcđó thì Viện kiểm sát phải ra bản cáo trạng mới thay thế và chuyển hồ sơ đếnTòa án. Trường hợp kết quả điều tra bổ sung dẫn đến đình chỉ vụ án thì Việnkiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án và thông báo cho Tòa án biết;

2. Nếuquyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung không có căn cứ thì Viện kiểm sátcó văn bản nêu rõ lý do, giữ nguyên quyết định truy tố và chuyển lại hồ sơ choTòa án.

Điều 247. Tạm đình chỉ vụ án

1.Viện kiểm sát quyết định tạm đình chỉ vụ án trong các trường hợp:

a) Khicó kết luận giám định tư pháp xác định bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểmnghèo thì có thể tạm đình chỉ vụ án trước khi hết thời hạn quyết định việc truytố;

b) Khibị can bỏ trốn mà không biết rõ bị can đang ở đâu nhưng đã hết thời hạn quyếtđịnh việc truy tố; trong trường hợp này phải yêu cầu Cơ quan điều tra truy nãbị can trước khi tạm đình chỉ vụ án. Việc truy nã bị can được thực hiện theoquy định tại Điều 231 của Bộ luật này;

c) Khitrưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tưpháp mà chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn quyết định việc truy tố. Trongtrường hợp này, việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp tiếp tụctiến hành cho đến khi có kết quả.

2.Quyết định tạm đình chỉ vụ án phải ghi rõ lý do, căn cứ tạm đình chỉ vụ án, cácvấn đề khác có liên quan và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộluật này.

Trườnghợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để tạm đình chỉ vụ án không liên quan đếntất cả bị can thì tạm đình chỉ vụ án đối với từng bị can.

Điều 248. Đình chỉ vụ án

1.Viện kiểm sát quyết định không truy tố và ra quyết định đình chỉ vụ án khi cómột trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 và Điều 157 của Bộ luật nàyhoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91của Bộ luật hình sự.

2.Quyết định đình chỉ vụ án phải ghi rõ lý do và căn cứ đình chỉ vụ án, việc hủybỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, xử lý vật chứng, tài liệu, đồ vậtđã tạm giữ (nếu có), các vấn đề khác có liên quan và các nội dung quy định tạikhoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.

Trườnghợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cảcác bị can thì quyết định đình chỉ vụ án đối với từng bị can.

Điều 249. Phục hồi vụ án

1. Khicó lý do để hủy bỏ quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ ánthì Viện kiểm sát ra quyết định phục hồi vụ án nếu chưa hết thời hiệu truy cứutrách nhiệm hình sự. Nếu vụ án bị đình chỉ theo quy định tại khoản 5 và khoản 6Điều 157 của Bộ luật này mà bị can không đồng ý và yêu cầu phục hồi vụ án thìViện kiểm sát ra quyết định phục hồi vụ án. Có thể phục hồi đối với toàn bộ vụán hoặc phục hồi vụ án đối với từng bị can.

2.Quyết định phục hồi vụ án phải ghi rõ lý do và căn cứ phục hồi vụ án, các vấnđề khác có liên quan và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luậtnày.

3.Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định, Viện kiểm sát phải giao quyếtđịnh phục hồi vụ án hoặc quyết định phục hồi vụ án đối với bị can cho bị canhoặc người đại diện của bị can; gửi cho cơ quan đã kết thúc điều tra vụ án,người bào chữa; thông báo cho bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của họ.

Việcgiao, nhận quyết định phục hồi vụ án, quyết định phục hồi vụ án đối với bị canđược lập biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án.

4.Thời hạn quyết định việc truy tố khi phục hồi vụ án được tính theo thủ tụcchung quy định tại Bộ luật này kể từ ngày Viện kiểm sát ra quyết định phục hồivụ án.

5. Khiphục hồi vụ án, Viện kiểm sát có quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngănchặn, biện pháp cưỡng chế theo quy định của Bộ luật này.

Trườnghợp có căn cứ theo quy định của Bộ luật này cần phải tạm giam thì thời hạn tạmgiam để phục hồi vụ án không được quá thời hạn quyết định việc truy tố.

PHẦN THỨ TƯ

XÉT XỬVỤ ÁN HÌNH SỰ

Chương XX

NHỮNGQUY ĐỊNH CHUNG

Điều 250. Xét xử trực tiếp, bằnglời nói và liên tục

1.Việc xét xử được tiến hành bằng lời nói.

Hộiđồng xét xử phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng cách hỏi,nghe ý kiến của bị cáo, bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ, người làmchứng, người giám định, người khác tham gia phiên tòa được Tòa án triệu tập;xem xét, kiểm tra tài liệu, chứng cứ đã thu thập; công bố biên bản, tài liệu vàtiến hành hoạt động tố tụng khác để kiểm tra chứng cứ; nghe ý kiến của Kiểm sátviên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đươngsự.

2.Việc xét xử được tiến hành liên tục, trừ thời gian nghỉ và thời gian tạm ngừngphiên tòa.

Điều 251. Tạm ngừng phiên tòa

1.Việc xét xử có thể tạm ngừng khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Cầnphải xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thựchiện ngay tại phiên tòa và có thể thực hiện được trong thời hạn 05 ngày, kể từngày tạm ngừng phiên tòa;

b) Dotình trạng sức khỏe, sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà ngườicó thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng không thể tiếptục tham gia phiên tòa nhưng họ có thể tham gia lại phiên tòa trong thời gian05 ngày, kể từ ngày tạm ngừng phiên tòa;

c)Vắng mặt Thư ký Tòa án tại phiên tòa.

2.Việc tạm ngừng phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa và thông báo chonhững người tham gia tố tụng biết. Thời hạn tạm ngừng phiên tòa không quá 05ngày kể từ ngày quyết định tạm ngừng phiên tòa. Hết thời hạn tạm ngừng phiêntòa, việc xét xử vụ án được tiếp tục. Trường hợp không thể tiếp tục xét xử vụán thì phải hoãn phiên tòa.

Điều 252. Tòa án xác minh, thuthập, bổ sung chứng cứ

Tòa ántiến hành việc xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ bằng các hoạt động:

1.Tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án do cơ quan, tổ chức,cá nhân cung cấp;

2. Yêucầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án;

3. Xemxét tại chỗ vật chứng không thể đưa đến phiên tòa;

4. Xemxét tại chỗ nơi đã xảy ra tội phạm hoặc địa điểm khác có liên quan đến vụ án;

5.Trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản ngoài các trường hợp bắt buộcphải trưng cầu giám định, cần định giá tài sản quy định tại Điều 206 và Điều215 của Bộ luật này; trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại; yêu cầu địnhgiá lại tài sản;

6.Trường hợp Tòa án đã yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung chứng cứ nhưng Viện kiểm sátkhông bổ sung được thì Tòa án có thể tiến hành xác minh, thu thập tài liệu,chứng cứ để giải quyết vụ án.

Điều 253. Tiếp nhận chứng cứ, tàiliệu, đồ vật liên quan đến vụ án

1. Khicơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụán thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải tiếp nhận và có thể hỏi người đã cungcấp về những vấn đề có liên quan đến chứng cứ, tài liệu, đồ vật đó. Việc tiếpnhận được lập biên bản.

2.Ngay sau khi nhận được chứng cứ, tài liệu, đồ vật do cơ quan, tổ chức, cá nhâncung cấp thì Tòa án phải chuyển cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 03ngày kể từ ngày nhận được chứng cứ, tài liệu, đồ vật, Viện kiểm sát phải xemxét và chuyển lại cho Tòa án để đưa vào hồ sơ vụ án.

Điều 254. Thành phần Hội đồng xétxử

1. Hộiđồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm. Trường hợp vụ án có tínhchất nghiêm trọng, phức tạp thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩmphán và ba Hội thẩm.

Đốivới vụ án có bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khunghình phạt là tù chung thân, tử hình thì Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm hai Thẩmphán và ba Hội thẩm.

2. Hộiđồng xét xử phúc thẩm gồm ba Thẩm phán.

Điều 255. Quyết định đưa vụ án raxét xử

1.Quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm ghi rõ:

a)Ngày, tháng, năm ra quyết định; tên Tòa án ra quyết định; giờ, ngày, tháng,năm, địa điểm mở phiên tòa;

b) Xétxử công khai hay xét xử kín;

c) Họtên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của bị cáo;

d) Tộidanh và điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự mà Viện kiểm sát truy tố đối vớibị cáo;

đ) Họtên Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án; họ tên Thẩm phán dự khuyết, Hội thẩm dựkhuyết, Thư ký Tòa án dự khuyết (nếu có);

e) Họtên Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa; họtên Kiểm sát viên dự khuyết (nếu có);

g) Họtên người bào chữa (nếu có);

h) Họtên người phiên dịch (nếu có);

i) Họtên những người khác được triệu tập đến phiên tòa;

k) Vậtchứng cần đưa ra xem xét tại phiên tòa.

2.Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm ghi rõ các nội dung quy định tại cácđiểm a, b, e, g, h, i và k khoản 1 Điều này; tội danh và hình phạt mà Tòa áncấp sơ thẩm đã quyết định; họ tên người kháng cáo, người bị kháng cáo, người bịkháng nghị; Viện kiểm sát kháng nghị; họ tên Thẩm phán, Thư ký Tòa án; họ tênThẩm phán dự khuyết, Thư ký Tòa án dự khuyết (nếu có).

Điều 256. Nội quy phiên tòa

1. Mọingười vào phòng xử án phải mặc trang phục nghiêm túc, chấp hành việc kiểm traan ninh và thực hiện đúng hướng dẫn của Thư ký Tòa án.

2. Mọingười trong phòng xử án phải tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ gìn trật tự và tuântheo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa.

3. Mọingười trong phòng xử án phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án vàkhi tuyên án. Bị cáo phải đứng khi Kiểm sát viên công bố cáo trạng hoặc quyếtđịnh truy tố. Người được Tòa án triệu tập đến phiên tòa muốn trình bày ý kiếnphải được chủ tọa phiên tòa đồng ý; người trình bày ý kiến phải đứng khi trìnhbày ý kiến, khi được hỏi.

Nhữngngười vì lý do sức khỏe có thể được chủ tọa phiên tòa cho phép ngồi.

4. Tạiphiên tòa, bị cáo đang bị tạm giam chỉ được tiếp xúc với người bào chữa chomình. Việc tiếp xúc với những người khác phải được chủ tọa phiên tòa cho phép.

5.Người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệutập đến phiên tòa.

Điều 257. Phòng xử án

1.Phòng xử án phải được bố trí thể hiện sự trang nghiêm, an toàn, bảo đảm sựbình đẳng giữa người thực hành quyền công tố và luật sư, người bào chữa khác.

2.Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết Điều này.

Điều 258. Biên bản phiên tòa

1.Biên bản phiên tòa phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa vàmọi diễn biến tại phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa. Cùngvới việc ghi biên bản, có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh về diễn biếnphiên tòa.

2. Cáccâu hỏi, câu trả lời, lời trình bày và quyết định tại phiên tòa đều được ghivào biên bản.

3.Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, chủ tọa phiên tòa phải kiểm tra biên bản vàcùng với Thư ký Tòa án ký vào biên bản đó.

4. Saukhi chủ tọa phiên tòa và Thư ký Tòa án ký vào biên bản phiên tòa, Kiểm sátviên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của bị hại, đương sự hoặc đại diện của những người đó được xem biênbản phiên tòa. Nếu có người yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bảnphiên tòa thì Thư ký Tòa án phải ghi sửa đổi, bổ sung đó vào biên bản phiêntòa. Không được tẩy xóa, sửa chữa trực tiếp mà phải ghi sửa đổi, bổ sung tiếpvào cuối biên bản phiên tòa và cùng chủ tọa phiên tòa ký xác nhận; nếu chủ tọaphiên tòa không chấp nhận yêu cầu thì phải nêu rõ lý do và ghi vào biên bảnphiên tòa.

Điều 259. Biên bản nghị án

1. Khinghị án phải lập biên bản.

Biênbản nghị án phải được tất cả thành viên Hội đồng xét xử ký tại phòng nghị ántrước khi tuyên án.

2.Biên bản nghị án của Hội đồng xét xử sơ thẩm phải ghi rõ:

a) Giờ,ngày, tháng, năm ra biên bản; tên Tòa án xét xử;

b) Họtên Thẩm phán, Hội thẩm;

c) Vụán được đưa ra xét xử;

d) Kếtquả biểu quyết của Hội đồng xét xử về từng vấn đề đã thảo luận quy định tạikhoản 3 Điều 326 của Bộ luật này, ý kiến khác (nếu có).

3. Biênbản nghị án của Hội đồng xét xử phúc thẩm phải ghi rõ các điểm a, c và d khoản2 Điều này và họ tên các Thẩm phán.

Điều 260. Bản án

1. Tòaán ra bản án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bản ánphải có chữ ký của tất cả thành viên Hội đồng xét xử.

2. Bảnán sơ thẩm phải ghi rõ:

a) TênTòa án xét xử sơ thẩm; số và ngày thụ lý vụ án; số của bản án và ngày tuyên án;họ tên của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên; họtên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ vănhóa, dân tộc, tiền án, tiền sự của bị cáo; ngày bị cáo bị tạm giữ, tạm giam; họtên, tuổi, nghề nghiệp, nơi sinh, nơi cư trú của người đại diện của bị cáo; họtên của người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tàisản, người phiên dịch, người dịch thuật và những người khác được Tòa án triệutập tham gia phiên tòa; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú của bị hại, đươngsự, người đại diện của họ; số, ngày, tháng, năm của quyết định đưa vụ án raxét xử; xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử;

b) Số,ngày, tháng, năm của bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố; tên Viện kiểm sáttruy tố; hành vi của bị cáo theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố; tộidanh, điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự và mức hình phạt, hình phạt bổsung, biện pháp tư pháp, trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà Viện kiểm sát đềnghị áp dụng đối với bị cáo; xử lý vật chứng;

c) Ýkiến của người bào chữa, bị hại, đương sự, người khác tham gia phiên tòa đượcTòa án triệu tập;

d)Nhận định của Hội đồng xét xử phải phân tích những chứng cứ xác định có tội,chứng cứ xác định không có tội, xác định bị cáo có tội hay không và nếu bị cáocó tội thì là tội gì, theo điểm, khoản, điều nào của Bộ luật hình sự và của vănbản quy phạm pháp luật khác được áp dụng, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảmnhẹ trách nhiệm hình sự và cần phải xử lý như thế nào. Nếu bị cáo không có tộithì bản án phải ghi rõ những căn cứ xác định bị cáo không có tội và việc giảiquyết khôi phục danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định củapháp luật;

đ)Phân tích lý do mà Hội đồng xét xử không chấp nhận những chứng cứ buộc tội,chứng cứ gỡ tội, yêu cầu, đề nghị của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bịhại, đương sự và người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họđưa ra;

e)Phân tích tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên,Kiểm sát viên, người bào chữa trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử;

g)Quyết định của Hội đồng xét xử về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án,về án phí và quyền kháng cáo đối với bản án. Trường hợp có quyết định phải thihành ngay thì ghi rõ quyết định đó.

3. Bảnán phúc thẩm phải ghi rõ:

a) TênTòa án xét xử phúc thẩm; số và ngày thụ lý vụ án; số của bản án và ngày tuyênán; họ tên của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên; họtên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ vănhóa, dân tộc, tiền án, tiền sự của bị cáo có kháng cáo, bị kháng cáo, bị khángnghị và những bị cáo không kháng cáo, không bị kháng cáo, không bị kháng nghịnhưng Tòa án cấp phúc thẩm có xem xét; ngày bị cáo bị tạm giữ, tạm giam; họtên, tuổi, nghề nghiệp, nơi sinh, nơi cư trú của người đại diện của bị cáo; họtên của người bào chữa, người giám định, người phiên dịch và những người khácđược Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cưtrú, địa chỉ của bị hại, đương sự, người đại diện của họ; tên của Viện kiểmsát có kháng nghị; xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xétxử;

b) Tómtắt nội dung vụ án, quyết định trong bản án sơ thẩm; nội dung kháng cáo, khángnghị; nhận định của Hội đồng xét xử phúc thẩm, những căn cứ để chấp nhận hoặckhông chấp nhận kháng cáo, kháng nghị; điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự vàcủa văn bản quy phạm pháp luật khác mà Hội đồng xét xử phúc thẩm căn cứ để giảiquyết vụ án;

c)Quyết định của Hội đồng xét xử phúc thẩm về từng vấn đề phải giải quyết trongvụ án do có kháng cáo, kháng nghị, về án phí sơ thẩm, phúc thẩm.

Điều 261. Sửa chữa, bổ sung bảnán

1.Không được sửa chữa, bổ sung bản án trừ trường hợp phát hiện có lỗi rõ ràng vềchính tả, số liệu do nhầm lẫn hoặc do tính toán sai.

Việcsửa chữa, bổ sung bản án không được làm thay đổi bản chất vụ án hoặc bất lợicho bị cáo và những người tham gia tố tụng khác.

Việcsửa chữa, bổ sung bản án được thể hiện bằng văn bản và giao ngay cho nhữngngười được quy định tại Điều 262 của Bộ luật này.

2.Việc sửa chữa, bổ sung bản án quy định tại khoản 1 Điều này do Thẩm phán chủtọa phiên tòa đã ra bản án, quyết định thực hiện. Trường hợp Thẩm phán chủ tọaphiên tòa không thể thực hiện được thì việc sửa chữa, bổ sung bản án do Chánhán Tòa án đã xét xử vụ án đó thực hiện.

Điều 262. Giao, gửi bản án

1.Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án, Tòa án cấp sơ thẩm phải giao bản áncho bị cáo, bị hại, Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa; gửi bản án cho bịcáo bị xét xử vắng mặt quy định tại điểm c khoản 2 Điều 290 của Bộ luật này,Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Cơ quan điều tra cùng cấp, cơ quan thi hànhán hình sự có thẩm quyền, Trại tạm giam, Trại giam nơi đang giam giữ bị cáo;thông báo bằng văn bản cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị cáo cư trúhoặc cơ quan, tổ chức nơi bị cáo làm việc, học tập; cấp bản sao bản án hoặc tríchlục bản án về những phần có liên quan cho đương sự hoặc người đại diện của họ.

Trườnghợp xét xử vắng mặt bị cáo theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 2 Điều290 của Bộ luật này thì trong thời hạn nêu trên, bản án phải được niêm yết tạitrụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú cuối cùng hoặc cơ quan,tổ chức nơi làm việc, học tập cuối cùng của bị cáo.

Tòa áncấp sơ thẩm gửi bản án cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trongtrường hợp bản án sơ thẩm có tuyên hình phạt tiền, tịch thu tài sản và quyếtđịnh dân sự theo quy định của Luật thi hành án dân sự.

2.Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án hoặc kể từ ngày ra quyết định, Tòaán cấp phúc thẩm phải gửi bản án hoặc quyết định phúc thẩm cho Viện kiểm sátcùng cấp; cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền; Cơ quan điều tra, Việnkiểm sát, Tòa án nơi đã xét xử sơ thẩm; Trại tạm giam, Trại giam nơi đang giamgiữ bị cáo; người đã kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việckháng cáo, kháng nghị hoặc người đại diện của họ; cơ quan thi hành án dân sự cóthẩm quyền trong trường hợp bản án phúc thẩm có tuyên hình phạt tiền, tịch thutài sản và quyết định dân sự; thông báo bằng văn bản cho chính quyền xã,phường, thị trấn nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc, học tập của bịcáo. Trường hợp Tòa án nhân dân cấp cao xét xử phúc thẩm thì thời hạn này cóthể kéo dài nhưng không quá 25 ngày.

Điều 263. Phiên dịch tại phiêntòa

1.Trường hợp bị cáo, bị hại, đương sự, người làm chứng không biết tiếng Việt, làngười câm, người điếc thì người phiên dịch phải dịch cho họ nghe, hiểu lờitrình bày, các câu hỏi, câu trả lời tại phiên tòa, nội dung quyết định của Hộiđồng xét xử và các vấn đề khác có liên quan đến họ.

2.Người phiên dịch phải dịch lời trình bày, câu hỏi, câu trả lời của những ngườiquy định tại khoản 1 Điều này ra tiếng Việt cho Hội đồng xét xử và người kháctham gia phiên tòa cùng nghe.

Điều 264. Kiến nghị sửa chữathiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý

1.Cùng với việc ra bản án, Tòa án ra kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụngbiện pháp cần thiết để khắc phục nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạmtại các cơ quan, tổ chức đó. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được kiếnnghị của Tòa án, cơ quan, tổ chức nhận được kiến nghị phải thông báo bằng vănbản cho Tòa án biết về những biện pháp được áp dụng.

2.Kiến nghị của Tòa án có thể được đọc tại phiên tòa cùng với bản án hoặc chỉ gửiriêng cho cơ quan, tổ chức hữu quan.

Điều 265. Kiến nghị cơ quan cóthẩm quyền xem xét, xử lý văn bản pháp luật

Trongquá trình xét xử vụ án hình sự, Tòa án phát hiện và kiến nghị các cơ quan cóthẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật trái với Hiếnpháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụQuốc hội để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Việcxem xét, trả lời Tòa án về kết quả xử lý văn bản pháp luật bị kiến nghị đượcthực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 266. Nhiệm vụ, quyền hạn củaViện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử

1. Khithực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát có nhiệmvụ, quyền hạn:

a)Công bố cáo trạng, công bố quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn, quyết địnhkhác về việc buộc tội đối với bị cáo tại phiên tòa;

b) Xéthỏi, xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ;

c)Luận tội, tranh luận, rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố; kết luận vềtội khác bằng hoặc nhẹ hơn; phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giảiquyết vụ án tại phiên tòa;

d)Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp oan, sai, bỏ lọt tộiphạm, người phạm tội;

đ)Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác khi thực hành quyền công tố trong giaiđoạn xét xử sơ thẩm theo quy định của Bộ luật này.

2. Khithực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, Viện kiểm sát cónhiệm vụ, quyền hạn:

a)Trình bày ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị;

b) Bổsung chứng cứ mới;

c) Bổsung, thay đổi kháng nghị; rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị;

d) Xéthỏi, xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ;

đ)Phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa,phiên họp;

e)Tranh luận với bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác tại phiêntòa;

g)Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác khi thực hành quyền công tố trong giaiđoạn xét xử phúc thẩm theo quy định của Bộ luật này.

Điều 267. Nhiệm vụ, quyền hạn củaViện kiểm sát khi kiểm sát xét xử

1.Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử vụ án hình sự của Tòa án.

2.Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiếnnghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng viphạm pháp luật.

3.Kiểm sát bản án, quyết định, văn bản tố tụng khác của Tòa án.

4. Yêucầu Tòa án cùng cấp, cấp dưới chuyển hồ sơ vụ án hình sự để xem xét, quyết địnhviệc kháng nghị.

5.Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật nghiêm trọng vềthủ tục tố tụng.

6.Kiến nghị, yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tốtụng theo quy định của Bộ luật này; kiến nghị Tòa án khắc phục vi phạm tronghoạt động tố tụng.

7.Kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm và viphạm pháp luật trong hoạt động quản lý.

8.Thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị, nhiệm vụ, quyền hạn khác khi kiểm sát xétxử vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật này.

Chương XXI

XÉTXỬ SƠ THẨM

Mục I. THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN CÁCCẤP

Điều 268. Thẩm quyền xét xử củaTòa án

1. Tòaán nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hìnhsự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêmtrọng, trừ những tội phạm:

a) Cáctội xâm phạm an ninh quốc gia;

b) Cáctội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;

c) Cáctội quy định tại các điều 123, 125, 126, 227, 277, 278, 279,280, 282, 283, 284, 286, 287, 288, 337, 368, 369, 370, 371, 399 và 400 của Bộluật hình sự;

d) Cáctội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam.

2. Tòaán nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án:

a) Vụán hình sự về các tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyệnvà Tòa án quân sự khu vực;

b) Vụán hình sự có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quanđến vụ án ở nước ngoài;

c) Vụán hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa ánquân sự khu vực nhưng có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá, thống nhất vềtính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; vụ án mà bị cáo làThẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở huyện,quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trựcthuộc trung ương, người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trongdân tộc ít người.

Điều 269. Thẩm quyền theo lãnhthổ

1. Tòaán có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm được thực hiện.Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác địnhđược nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi kếtthúc việc điều tra.

2. Bịcáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì Tòa án nhân dân cấp tỉnhnơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định đượcnơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp, Chánh án Tòaán nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nộihoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hoặc Tòa án nhân dân thành phố ĐàNẵng xét xử.

Bị cáophạm tội ở nước ngoài nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự thì Tòa ánquân sự cấp quân khu xét xử theo quyết định của Chánh án Tòa án quân sự trungương.

Điều 270. Thẩm quyền xét xử tộiphạm xảy ra trên tàu bay, tàu biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namđang hoạt động ngoài không phận hoặc ngoài lãnh hải của Việt Nam

Tộiphạm xảy ra trên tàu bay hoặc tàu biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam đang hoạt động ngoài không phận hoặc ngoài lãnh hải của Việt Nam thuộcthẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam nơi có sân bay hoặc bến cảng trở về đầutiên hoặc nơi tàu bay, tàu biển đó được đăng ký.

Điều 271. Việc xét xử bị cáo phạmnhiều tội thuộc thẩm quyền của các Tòa án khác cấp

Khi bịcáo phạm nhiều tội, trong đó có tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấptrên thì Tòa án cấp trên xét xử toàn bộ vụ án.

Điều 272. Thẩm quyền xét xử củaTòa án quân sự

1. Tòaán quân sự có thẩm quyền xét xử:

a) Vụán hình sự mà bị cáo là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốcphòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tìnhtrạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ trong thời gian tập trung huấn luyệnhoặc phối thuộc với Quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; côngdân được điều động, trưng tập hoặc hợp đồng vào phục vụ trong Quân đội nhândân;

b) Vụán hình sự mà bị cáo không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều nàyliên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danhdự, nhân phẩm của quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốcphòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tìnhtrạng sẵn sàng chiến đấu hoặc gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín củaQuân đội nhân dân hoặc phạm tội trong doanh trại quân đội hoặc khu vực quân sựdo Quân đội nhân dân quản lý, bảo vệ.

2. Tòaán quân sự có thẩm quyền xét xử tất cả tội phạm xảy ra trong địa bàn thiết quânluật.

Điều 273. Việc xét xử bị cáo phạmnhiều tội thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự

Khi vụán vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự, vừacó bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân thì thẩmquyền xét xử được thực hiện:

1.Trường hợp có thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử những bị cáo và tội phạmthuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự; Tòa án nhân dân xét xử những bị cáovà tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân;

2.Trường hợp không thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử toàn bộ vụ án.

Điều 274. Chuyển vụ án trong giaiđoạn xét xử

1. Khivụ án không thuộc thẩm quyền xét xử của mình thì Tòa án trả hồ sơ vụ án choViện kiểm sát đã truy tố để chuyển đến Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố.

Trongthời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận lại hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát đã truy tố phảira quyết định chuyển hồ sơ vụ án đến Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố đểgiải quyết theo thẩm quyền. Việc chuyển vụ án ra ngoài phạm vi tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương hoặc ngoài phạm vi quân khu thực hiện theo quy định tạiĐiều 239 của Bộ luật này.

Khixét thấy vụ án vẫn thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án đã trả hồ sơ thì Việnkiểm sát chuyển lại hồ sơ vụ án đến Tòa án kèm theo văn bản nêu rõ lý do; nếuTòa án xét thấy vụ án vẫn không thuộc thẩm quyền xét xử của mìnhthì việc giải quyết tranh chấp thẩm quyền xét xử thực hiện theoĐiều 275 của Bộ luật này. Viện kiểm sát phải thực hiện theo quyết định củaTòa án có thẩm quyền.

2.Thời hạn truy tố và áp dụng biện pháp ngăn chặn được thực hiện theo quy địnhtại Điều 240 và Điều 241 của Bộ luật này.

Điều 275. Giải quyết việc tranhchấp về thẩm quyền xét xử

1.Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án nhân dân cấphuyện trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, giữa các Tòa ánquân sự khu vực trong cùng một quân khu do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh,Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu quyết định.

2.Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án nhân dân cấphuyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau, giữa các Tòaán quân sự khu vực thuộc các quân khu khác nhau do Chánh án Tòa án nhân dân cấptỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu nơi kết thúc việc điều tra quyếtđịnh.

3.Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án nhân dân cấptỉnh, giữa các Tòa án quân sự cấp quân khu do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao,Chánh án Tòa án quân sự trung ương quyết định.

4.Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa Tòa án nhân dân và Tòa ánquân sự do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.

Việcchuyển vụ án để xét xử theo thẩm quyền được thực hiện theo quy định tại Điều274 của Bộ luật này.

Mục II. CHUẨN BỊ XÉT XỬ

Điều 276. Nhận hồ sơ vụ án, bảncáo trạng và thụ lý vụ án

1. KhiViện kiểm sát giao bản cáo trạng, hồ sơ vụ án và vật chứng kèm theo (nếu có),Tòa án phải kiểm tra và xử lý:

a)Trường hợp tài liệu trong hồ sơ vụ án, vật chứng kèm theo (nếu có) đã đầy đủ sovới bảng kê tài liệu, vật chứng và bản cáo trạng đã được giao cho bị can hoặcngười đại diện của bị can thì nhận hồ sơ vụ án;

b)Trường hợp tài liệu trong hồ sơ vụ án, vật chứng kèm theo (nếu có) không đủ sovới bảng kê tài liệu, vật chứng hoặc bản cáo trạng chưa được giao cho bị canhoặc người đại diện của bị can thì chưa nhận hồ sơ vụ án và yêu cầu Viện kiểmsát bổ sung tài liệu, vật chứng; yêu cầu giao bản cáo trạng cho bị can hoặc ngườiđại diện của bị can.

2.Việc giao, nhận hồ sơ vụ án và bản cáo trạng được lập biên bản theo quy địnhtại Điều 133 của Bộ luật này và đưa vào hồ sơ vụ án.

Ngaysau khi nhận được hồ sơ vụ án kèm theo bản cáo trạng thì Tòa án phải thụ lý vụán. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án phải phâncông Thẩm phán chủ tọa phiên tòa giải quyết vụ án.

Điều 277. Thời hạn chuẩn bị xétxử

1.Trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tộiphạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối vớitội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiêntòa phải ra một trong các quyết định:

a) Đưavụ án ra xét xử;

b) Trảhồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;

c) Tạmđình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án.

Đốivới vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bịxét xử nhưng không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạmnghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạmđặc biệt nghiêm trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải thông báongay cho Viện kiểm sát cùng cấp.

2. Đốivới vụ án được trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì trong thời hạn 15 ngàykể từ ngày nhận lại hồ sơ, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưavụ án ra xét xử. Trường hợp phục hồi vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử theothủ tục chung quy định tại Bộ luật này kể từ ngày Tòa án ra quyết định phục hồivụ án.

3.Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa ánphải mở phiên tòa; trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại kháchquan thì Tòa án có thể mở phiên tòa trong thời hạn 30 ngày.

Điều 278. Áp dụng, thay đổi, hủybỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế

1. Saukhi thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ toạ phiên tòa quyết định việc áp dụng, thayđổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trừ việc áp dụng, thayđổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam do Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quyết định.

2.Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xửquy định tại khoản 1 Điều 277 của Bộ luật này.

3. Đốivới bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết,nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử thì Hội đồng xétxử ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa.

Điều 279. Giải quyết yêu cầu, đềnghị trước khi mở phiên tòa

1.Trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải giải quyết các yêucầu, đề nghị:

a) Yêucầu của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng về việc cung cấp, bổ sung chứngcứ; triệu tập người làm chứng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, ngườitham gia tố tụng khác đến phiên tòa; về việc thay đổi thành viên Hội đồng xétxử, Thư ký Tòa án;

b) Đềnghị của bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa về việc thayđổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;

c) Đềnghị của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng về việc xét xử theo thủ tục rútgọn, xét xử công khai hoặc xét xử kín;

d) Đềnghị của người tham gia tố tụng về việc vắng mặt tại phiên tòa.

2. Nếuxét thấy yêu cầu, đề nghị có căn cứ thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa giải quyếttheo thẩm quyền hoặc thông báo cho người có thẩm quyền giải quyết theo quy địnhcủa Bộ luật này và thông báo cho người đã yêu cầu, đề nghị biết; nếu không chấpnhận thì thông báo cho họ bằng văn bản nêu rõ lý do.

Điều 280. Trả hồ sơ để điều trabổ sung

1.Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điềutra bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Khithiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85của Bộ luật này mà không thể bổ sung tại phiên tòa được;

b) Cócăn cứ cho rằng ngoài hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố, bị can còn thực hiệnhành vi khác mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm;

c) Cócăn cứ cho rằng còn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi màBộ luật hình sự quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởitố vụ án, khởi tố bị can;

d)Việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.

2.Trường hợp Viện kiểm sát phát hiện có căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung thìViện kiểm sát có văn bản đề nghị Tòa án trả hồ sơ.

3.Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung phải ghi rõ những vấn đề cần điều trabổ sung và gửi cho Viện kiểm sát kèm theo hồ sơ vụ án trong thời hạn 03 ngày kểtừ ngày ra quyết định.

Nếukết quả điều tra bổ sung dẫn tới việc đình chỉ vụ án thì Viện kiểm sát ra quyếtđịnh đình chỉ vụ án và thông báo cho Tòa án biết trong thời hạn 03 ngày kể từngày ra quyết định.

Nếukết quả điều tra bổ sung dẫn tới phải thay đổi quyết định truy tố thì Viện kiểmsát ban hành bản cáo trạng mới thay thế bản cáo trạng trước đó.

Trườnghợp Viện kiểm sát không bổ sung được những vấn đề mà Tòa án yêu cầu và vẫn giữnguyên quyết định truy tố thì Tòa án tiến hành xét xử vụ án.

Điều 281. Tạm đình chỉ vụ án

1.Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định tạm đình chỉ vụ án khi thuộc mộttrong các trường hợp:

a) Cócăn cứ quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 229 của Bộ luật này;

b)Không biết rõ bị can, bị cáo đang ở đâu mà đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử;trường hợp này phải yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã bị can, bịcáo trước khi tạm đình chỉ vụ án. Việc truy nã bị can, bị cáo được thực hiệntheo quy định tại Điều 231 của Bộ luật này;

c) Chờkết quả xử lý văn bản pháp luật mà Tòa án kiến nghị.

2.Trường hợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo mà căn cứ để tạm đình chỉ không liênquan đến tất cả bị can, bị cáo thì có thể tạm đình chỉ vụ án đối với từng bịcan, bị cáo.

3.Quyết định tạm đình chỉ vụ án phải ghi rõ lý do tạm đình chỉ và các nội dungquy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.

Điều 282. Đình chỉ vụ án

1.Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ vụ án khi thuộc một trongcác trường hợp:

a) Cómột trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 hoặc các điểm 3, 4, 5, 6 và7 Điều 157 của Bộ luật này;

b)Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa.

Trườnghợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo mà căn cứ để đình chỉ vụ án không liên quanđến tất cả bị can, bị cáo thì có thể đình chỉ vụ án đối với từng bị can, bịcáo.

2.Quyết định đình chỉ vụ án phải ghi rõ lý do đình chỉ và các nội dung quy địnhtại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.

Điều 283. Phục hồi vụ án

1. Khicó lý do để hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ vụ án hoặc có lý do để hủy bỏquyết định đình chỉ vụ án nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệmhình sự thì Thẩm phán đã ra quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉvụ án ra quyết định phục hồi vụ án.

Trườnghợp Thẩm phán đã ra quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ ánkhông thể thực hiện được thì Chánh án ra quyết định phục hồi.

2.Trường hợp tạm đình chỉ, đình chỉ đối với từng bị can, bị cáo thì ra quyếtđịnh phục hồi vụ án đối với từng bị can, bị cáo.

3.Quyết định phục hồi vụ án phải ghi rõ lý do phục hồi vụ án và các nội dung quyđịnh tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.

4. Khiphục hồi vụ án, Tòa án có quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn,biện pháp cưỡng chế theo quy định của Bộ luật này.

Trườnghợp có căn cứ theo quy định của Bộ luật này cần phải tạm giam thì thời hạn tạmgiam để phục hồi vụ án không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử.

Điều 284. Yêu cầu Viện kiểm sátbổ sung tài liệu, chứng cứ

1. Khixét thấy cần bổ sung tài liệu, chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết vụ án màkhông phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì Thẩm phán chủ toạ phiên tòa yêucầu Viện kiểm sát bổ sung.

2. Yêucầu bổ sung tài liệu, chứng cứ phải bằng văn bản, nêu rõ tài liệu, chứng cứ cầnbổ sung và gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ravăn bản yêu cầu.

3.Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sátgửi cho Tòa án tài liệu, chứng cứ được yêu cầu bổ sung. Trường hợp Viện kiểmsát không bổ sung được tài liệu, chứng cứ thì Tòa án tiến hành xét xử vụ án.

Điều 285. Viện kiểm sát rút quyếtđịnh truy tố

Khixét thấy có một trong các căn cứ quy định tại Điều 157 của Bộ luật này hoặc cócăn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2Điều 91 của Bộ luật hình sự thì Viện kiểm sát rút quyết định truy tố trướckhi mở phiên tòa và đề nghị Tòa án đình chỉ vụ án.

Điều 286. Việc giao, gửi quyếtđịnh của Tòa án cấp sơ thẩm

1.Quyết định đưa vụ án ra xét xử được giao cho bị cáo hoặc người đại diện của họ;gửi cho người bào chữa, bị hại, đương sự chậm nhất là 10 ngày trước khi mởphiên tòa.

Trườnghợp xét xử vắng mặt bị cáo thì quyết định đưa vụ án ra xét xử được giao chongười bào chữa hoặc người đại diện của bị cáo; quyết định đưa vụ án ra xét xửcòn phải được niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi bịcáo cư trú cuối cùng hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc, học tập cuối cùngcủa bị cáo.

2.Quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định phục hồi vụ áncủa Tòa án được giao cho bị can, bị cáo, bị hại hoặc người đại diện của họ vàgửi cho người tham gia tố tụng khác trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyếtđịnh.

3.Quyết định phân công Thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa, quyết định đưa vụ án raxét xử, quyết định đình chỉ, quyết định tạm đình chỉ, quyết định phục hồi vụ ánphải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyếtđịnh. Quyết định đình chỉ, quyết định tạm đình chỉ vụ án phải gửi cho Viện kiểmsát cấp trên trực tiếp trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định.

4.Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chếđược giao cho bị can, bị cáo, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ sở giam giữ nơi bịcan, bị cáo đang bị tạm giam trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định.

Điều 287. Triệu tập những ngườicần xét hỏi đến phiên tòa

Căn cứvào quyết định đưa vụ án ra xét xử, yêu cầu của Kiểm sát viên, người bào chữa,người tham gia tố tụng khác, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa triệu tập những ngườicần xét hỏi đến phiên tòa.

Mục III. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỦTỤC TỐ TỤNG TẠI PHIÊN TÒA

Điều 288. Sự có mặt của thànhviên Hội đồng xét xử và Thư ký Tòa án

1.Phiên tòa chỉ được tiến hành khi có đủ thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký Tòaán. Các thành viên Hội đồng xét xử phải xét xử vụ án từ khi bắt đầu cho đến khikết thúc.

2.Trường hợp có Thẩm phán, Hội thẩm không tiếp tục tham gia xét xử vụ án nhưng cóThẩm phán, Hội thẩm dự khuyết tham gia phiên tòa từ đầu thì những người nàyđược thay thế làm thành viên Hội đồng xét xử. Trường hợp Hội đồng xét xử có haiThẩm phán mà Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không tiếp tục tham gia xét xử đượcthì Thẩm phán là thành viên Hội đồng xét xử làm chủ toạ phiên tòa và Thẩm phándự khuyết được bổ sung làm thành viên Hội đồng xét xử.

3.Trường hợp không có Thẩm phán, Hội thẩm dự khuyết để thay thế hoặc phải thayđổi chủ tọa phiên tòa mà không có Thẩm phán để thay thế theo quy định tại khoản2 Điều này thì phải hoãn phiên tòa.

4.Trường hợp Thư ký Tòa án bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòathì Tòa án vẫn có thể xét xử vụ án nếu có Thư ký Tòa án dự khuyết; nếu không cóngười thay thế thì tạm ngừng phiên tòa.

Điều 289. Sự có mặt của Kiểm sátviên

1.Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải có mặt để thực hành quyền công tố,kiểm sát xét xử tại phiên tòa; nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiêntòa. Đối với vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì có thể có nhiều Kiểmsát viên. Trường hợp Kiểm sát viên không thể có mặt tại phiên tòa thì Kiểm sátviên dự khuyết có mặt tại phiên tòa từ đầu được thay thế để thực hành quyềncông tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa.

2.Trường hợp Kiểm sát viên bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục thực hành quyềncông tố, kiểm sát xét xử mà không có Kiểm sát viên dự khuyết để thay thế thìHội đồng xét xử hoãn phiên tòa.

Điều 290. Sự có mặt của bị cáotại phiên tòa

1. Bịcáo phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án trong suốt thờigian xét xử vụ án; nếu vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trởngại khách quan thì bị áp giải; nếu bị cáo vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặcdo trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa.

Nếu bịcáo bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉvụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh.

Nếu bịcáo trốn thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tratruy nã bị cáo.

2. Tòaán chỉ có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong các trường hợp:

a) Bịcáo trốn và việc truy nã không có kết quả;

b) Bịcáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa;

c) Bịcáo đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp nhận;

d) Nếusự vắng mặt của bị cáo không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngạikhách quan và sự vắng mặt của bị cáo không gây trở ngại cho việc xét xử.

Điều 291. Sự có mặt của người bàochữa

1. Ngườibào chữa phải có mặt tại phiên tòa để bào chữa cho người mà mình đã nhận bàochữa. Người bào chữa có thể gửi trước bản bào chữa cho Tòa án. Trường hợp ngườibào chữa vắng mặt lần thứ nhất vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại kháchquan thì Tòa án phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị cáo đồng ý xét xử vắngmặt người bào chữa. Nếu người bào chữa vắng mặt không vì lý do bất khả khánghoặc không do trở ngại khách quan hoặc được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫnvắng mặt thì Tòa án vẫn mở phiên tòa xét xử.

2.Trường hợp chỉ định người bào chữa quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luậtnày mà người bào chữa vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừtrường hợp bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt ngườibào chữa.

Điều 292. Sự có mặt của bị hại,đương sự hoặc người đại diện của họ

1. Nếu bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ vắngmặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiếnhành xét xử.

2. Trường hợp xét thấy sự vắng mặt của bị hại, đương sự chỉ trở ngạicho việc giải quyết bồi thường thiệt hại thì Hội đồng xét xử có thể tách việcbồi thường để xét xử sau theo quy định của pháp luật.

Điều 293. Sự có mặt của người làmchứng

1.Người làm chứng tham gia phiên tòa để làm sáng tỏ những tình tiết của vụ án.Nếu người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó đã có lời khai ở Cơ quan điều trathì chủ tọa phiên tòa công bố những lời khai đó. Nếu người làm chứng về nhữngvấn đề quan trọng của vụ án vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xửquyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.

2.Trường hợp người làm chứng được Tòa án triệu tập nhưng cố ý vắng mặt mà khôngvì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt củahọ gây trở ngại cho việc xét xử thì Hội đồng xét xử có thể quyết định dẫn giảitheo quy định của Bộ luật này.

Điều 294. Sự có mặt của ngườigiám định, người định giá tài sản

1.Người giám định, người định giá tài sản tham gia phiên tòa khi được Tòa ántriệu tập.

2. Nếungười giám định, người định giá tài sản vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồngxét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.

Điều 295. Sự có mặt của ngườiphiên dịch, người dịch thuật

1.Người phiên dịch, người dịch thuật tham gia phiên tòa khi được Tòa án triệutập.

2.Trường hợp người phiên dịch, người dịch thuật vắng mặt mà không có người khácthay thế thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa.

Điều 296. Sự có mặt của Điều traviên và những người khác

Trongquá trình xét xử, khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể triệu tập Điềutra viên, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã thụ lý, giảiquyết vụ án và những người khác đến phiên tòa để trình bày các vấn đề liênquan đến vụ án.

Điều 297. Hoãn phiên tòa

1. Tòaán hoãn phiên tòa khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Cómột trong những căn cứ quy định tại các điều 52, 53, 288, 289, 290, 291,292, 293, 294 và 295 của Bộ luật này;

b) Cầnphải xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thựchiện ngay tại phiên tòa;

c) Cầntiến hành giám định bổ sung, giám định lại;

d) Cầnđịnh giá tài sản, định giá lại tài sản.

Trườnghợp hoãn phiên tòa thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu.

2.Thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm không được quá 30 ngày kể từ ngày ra quyết địnhhoãn phiên tòa.

3.Quyết định hoãn phiên tòa có các nội dung chính:

a)Ngày, tháng, năm ra quyết định;

b) TênTòa án và họ tên Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án;

c) Họtên Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa;

d) Vụán được đưa ra xét xử;

đ) Lýdo của việc hoãn phiên tòa;

e)Thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa.

4.Quyết định hoãn phiên tòa phải được chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xửký tên. Trường hợp chủ tọa phiên tòa vắng mặt hoặc bị thay đổi thì Chánh án Tòaán ra quyết định hoãn phiên tòa.

Quyếtđịnh hoãn phiên tòa phải được thông báo ngay cho những người tham gia tố tụngcó mặt tại phiên tòa; gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người vắng mặttại phiên tòa trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định.

Điều 298. Giới hạn của việc xétxử

1. Tòaán xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tốvà Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử.

2. Tòaán có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tốtrong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Việnkiểm sát đã truy tố.

3.Trường hợp xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểmsát truy tố thì Tòa án trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố lại và thông báo rõlý do cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa biết; nếu Việnkiểm sát vẫn giữ tội danh đã truy tố thì Tòa án có quyền xét xử bị cáo về tộidanh nặng hơn đó.

Điều 299. Việc ra bản án, quyếtđịnh của Tòa án

1. Bảnán phải được Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng nghị án.

2.Quyết định về việc thay đổi thành viên Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư kýTòa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịchthuật, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án, hoãn phiên tòa, bắt tạm giam hoặc trảtự do cho bị cáo phải được thảo luận, thông qua tại phòng nghị án và được lậpvăn bản.

3.Quyết định các vấn đề khác được Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tạiphòng xử án không phải lập văn bản nhưng phải được ghi vào biên bản phiên tòa.

Mục IV. THỦ TỤC BẮT ĐẦU PHIÊNTÒA

Điều 300. Chuẩn bị khai mạc phiêntòa

Trướckhi khai mạc phiên tòa, Thư ký Tòa án phải tiến hành các công việc:

1.Kiểm tra sự có mặt của những người được Tòa án triệu tập; nếu có người vắng mặtthì phải nêu lý do;

2. Phổbiến nội quy phiên tòa.

Điều 301. Khai mạc phiên tòa

1.Thẩm phán chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án raxét xử.

2. Thưký Tòa án báo cáo Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những người đượcTòa án triệu tập và lý do vắng mặt.

3. Chủtọa phiên tòa kiểm tra lại sự có mặt của những người có mặt tại phiên tòa theogiấy triệu tập của Tòa án và kiểm tra lý lịch, phổ biến quyền và nghĩa vụ củahọ.

Điều 302. Giải quyết việc đề nghịthay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định,người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật

Chủtoạ phiên tòa phải hỏi Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có mặttại phiên tòa xem họ có đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên,Thư ký Tòa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, ngườidịch thuật hay không, lý do của việc đề nghị thay đổi. Nếu có người đề nghịthì Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.

Điều 303. Cam đoan của ngườiphiên dịch, người dịch thuật, người giám định, người định giá tài sản

Saukhi giải thích quyền và nghĩa vụ cho người phiên dịch, người dịch thuật, ngườigiám định, người định giá tài sản thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu những người nàyphải cam đoan làm tròn nhiệm vụ.

Điều 304. Cam đoan của người làmchứng, cách ly người làm chứng

1. Saukhi giải thích quyền và nghĩa vụ cho người làm chứng, chủ tọa phiên tòa yêu cầungười làm chứng phải cam đoan khai trung thực.

2.Trước khi người làm chứng được hỏi về vụ án, chủ tọa phiên tòa quyết định biệnpháp để cho những người làm chứng không nghe được lời khai của nhau hoặc tiếpxúc với những người có liên quan. Trường hợp lời khai của bị cáo và người làmchứng có ảnh hưởng lẫn nhau thì chủ tọa phiên tòa phải quyết định cách ly bịcáo với người làm chứng trước khi hỏi người làm chứng.

Điều 305. Giải quyết yêu cầu vềxem xét chứng cứ và hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt

Chủtọa phiên tòa phải hỏi Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có mặttại phiên tòa xem có ai yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc yêu cầuđưa thêm vật chứng, tài liệu ra xem xét hay không. Nếu có người tham gia tốtụng vắng mặt hoặc tuy có mặt tại phiên tòa nhưng vì lý do sức khỏe không thểtham gia tố tụng thì chủ tọa phiên tòa phải hỏi xem có ai yêu cầu hoãn phiêntòa hay không; nếu có người yêu cầu thì Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.

Mục V. THỦ TỤC TRANH TỤNG TẠIPHIÊN TÒA

Điều 306. Công bố bản cáo trạng

Trướckhi tiến hành xét hỏi, Kiểm sát viên công bố bản cáo trạng và trình bày ý kiếnbổ sung (nếu có). Ý kiến bổ sung không được làm xấu đi tình trạng của bị cáo.

Điều 307. Trình tự xét hỏi

1. Hộiđồng xét xử phải xác định đầy đủ những tình tiết về từng sự việc, từng tộitrong vụ án và từng người. Chủ tọa phiên tòa điều hành việc hỏi, quyết địnhngười hỏi trước, hỏi sau theo thứ tự hợp lý.

2. Khixét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước sau đó quyết định để Thẩm phán,Hội thẩm, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa đương sự thực hiện việc hỏi.

Ngườitham gia tố tụng tại phiên tòa có quyền đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi thêm vềnhững tình tiết cần làm sáng tỏ.

Ngườigiám định, người định giá tài sản được hỏi về những vấn đề có liên quan đếnviệc giám định, định giá tài sản.

3. Khixét hỏi, Hội đồng xét xử xem xét vật chứng có liên quan trong vụ án.

Điều 308. Công bố lời khai tronggiai đoạn điều tra, truy tố

1. Nếungười được xét hỏi có mặt tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử, Kiểm sát viênkhông được công bố lời khai của họ trong giai đoạn điều tra, truy tố.

2. Chỉđược công bố những lời khai trong giai đoạn điều tra, truy tố khi thuộc mộttrong các trường hợp:

a) Lờikhai của người được xét hỏi tại phiên tòa mâu thuẫn với lời khai của họ tronggiai đoạn điều tra, truy tố;

b)Người được xét hỏi không khai tại phiên tòa hoặc không nhớ những lời khai củamình trong giai đoạn điều tra, truy tố;

c)Người được xét hỏi đề nghị công bố lời khai của họ trong giai đoạn điều tra,truy tố;

d)Người được xét hỏi vắng mặt hoặc đã chết.

3.Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dântộc, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của cá nhân, bímật gia đình theo yêu cầu của người tham gia tố tụng hoặc tự xét thấy cần thiếtthì Hội đồng xét xử không công bố tài liệu có trong hồ sơ vụ án.

Điều 309. Hỏi bị cáo

1. Chủtọa phiên tòa phải quyết định hỏi riêng từng bị cáo. Nếu lời khai của bị cáonày có thể ảnh hưởng đến lời khai của bị cáo khác thì chủ tọa phiên tòa phảicách ly họ. Bị cáo bị cách ly được thông báo lại nội dung lời khai của bị cáotrước và có quyền đặt câu hỏi đối với bị cáo đó.

2. Bịcáo trình bày ý kiến về bản cáo trạng và những tình tiết của vụ án. Hội đồngxét xử hỏi thêm về những điểm mà bị cáo trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâuthuẫn.

Kiểmsát viên hỏi bị cáo về những chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc buộctội, gỡ tội và những tình tiết khác của vụ án.

Ngườibào chữa hỏi bị cáo về những chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bàochữa và tình tiết khác của vụ án.

Ngườibảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hỏi bị cáo về những tìnhtiết liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự.

Nhữngngười tham gia tố tụng tại phiên tòa có quyền đề nghị chủ toạ phiên tòa hỏithêm về những tình tiết liên quan đến họ.

3. Nếubị cáo không trả lời các câu hỏi thì Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bàochữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự tiếp tục hỏinhững người khác và xem xét vật chứng, tài liệu có liên quan đến vụ án.

Khiđược chủ tọa phiên tòa đồng ý, bị cáo được đặt câu hỏi với bị cáo khác vềcác vấn đề có liên quan đến bị cáo.

Điều 310. Hỏi bị hại, đương sựhoặc người đại diện của họ

Bịhại, đương sự hoặc người đại diện của họ trình bày những tình tiết của vụ áncó liên quan đến họ. Sau đó, Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa vàngười bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hỏi thêm về nhữngđiểm mà họ trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn.

Khiđược chủ tọa phiên tòa đồng ý, bị cáo có thể hỏi bị hại, đương sự hoặc ngườiđại diện của họ về các vấn đề có liên quan đến bị cáo.

Điều 311. Hỏi người làm chứng

1.Việc hỏi phải được tiến hành riêng đối với từng người làm chứng và không để chonhững người làm chứng khác biết được nội dung xét hỏi đó.

2. Khihỏi người làm chứng, Hội đồng xét xử phải hỏi rõ về quan hệ giữa họ với bị cáovà các đương sự trong vụ án. Chủ tọa phiên tòa yêu cầu người làm chứng trìnhbày rõ những tình tiết của vụ án mà họ đã biết, sau đó hỏi thêm về những điểmmà họ khai chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn. Kiểm sát viên, người bào chữa, ngườibảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có thể hỏi thêm người làmchứng.

Khiđược chủ tọa phiên tòa đồng ý, bị cáo có thể hỏi người làm chứng về các vấn đềcó liên quan đến bị cáo.

3. Saukhi đã trình bày xong, người làm chứng ở lại phòng xử án để có thể được hỏithêm.

4.Trường hợp có căn cứ xác định người làm chứng, người thân thích của họ bịxâm hại hoặc bị đe dọa xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản,danh dự, nhân phẩm thì Hội đồng xét xử phải quyết định biện pháp bảo vệ họtheo quy định của Bộ luật này và pháp luật khác có liên quan.

5.Trường hợp cần thiết, Tòa án quyết định hỏi người làm chứng qua mạng máy tính,mạng viễn thông.

Điều 312. Xem xét vật chứng

1. Vậtchứng, ảnh hoặc biên bản xác nhận vật chứng được đưa ra để xem xét tại phiêntòa.

Khicần thiết, Hội đồng xét xử có thể cùng với Kiểm sát viên, người bào chữa, ngườikhác tham gia phiên tòa đến xem xét tại chỗ những vật chứng không thể đưa đếnphiên tòa được. Việc xem xét vật chứng tại chỗ được lập biên bản theo quy địnhtại Điều 133 của Bộ luật này.

2.Kiểm sát viên, người bào chữa, người khác tham gia phiên tòa có quyền trình bàynhận xét của mình về vật chứng. Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bàochữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sựcó thể hỏi thêm người tham gia phiên tòa về những vấn đề có liên quan đến vậtchứng.

Điều 313. Nghe, xem nội dung đượcghi âm hoặc ghi hình có âm thanh

Trườnghợp cần kiểm tra chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án hoặc khi bị cáotố cáo bị bức cung, dùng nhục hình, Hội đồng xét xử quyết định việc cho nghe,xem nội dung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh liên quan tại phiên tòa.

Điều 314. Xem xét tại chỗ

Khixét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể cùng với Kiểm sát viên, người bàochữa, người khác tham gia phiên tòa đến xem xét nơi đã xảy ra tội phạm hoặc địađiểm khác có liên quan đến vụ án. Kiểm sát viên, người bào chữa, người kháctham gia phiên tòa có quyền trình bày nhận xét của mình về nơi đã xảy ra tộiphạm hoặc địa điểm khác có liên quan đến vụ án. Hội đồng xét xử có thể hỏi thêmngười tham gia phiên tòa về những vấn đề có liên quan đến nơi đó.

Việcxem xét tại chỗ được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.

Điều 315. Trình bày, công bố báocáo, tài liệu của cơ quan, tổ chức

Báocáo, tài liệu của cơ quan, tổ chức về những tình tiết của vụ án do đại diện cơquan, tổ chức đó trình bày; trường hợp không có đại diện của cơ quan, tổ chứctham dự thì Hội đồng xét xử công bố báo cáo, tài liệu tại phiên tòa.

Kiểmsát viên, bị cáo, người bào chữa, người khác tham gia phiên tòa có quyền nhậnxét về báo cáo, tài liệu đó và hỏi thêm người đại diện của cơ quan, tổ chức,người khác tham gia phiên tòa về những vấn đề liên quan đến báo cáo, tài liệuđó.

Điều 316. Hỏi người giám định,người định giá tài sản

1. Hộiđồng xét xử tự mình hoặc theo đề nghị của Kiểm sát viên, người bào chữa, ngườikhác tham gia phiên tòa yêu cầu người giám định, người định giá tài sản trìnhbày kết luận của mình về vấn đề được giám định, định giá tài sản. Khi trìnhbày, người giám định, người định giá tài sản có quyền giải thích bổ sung về kếtluận giám định, định giá tài sản, căn cứ để đưa ra kết luận giám định, địnhgiá tài sản.

2.Kiểm sát viên, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác có mặt tại phiên tòacó quyền nhận xét về kết luận giám định, định giá tài sản, được hỏi những vấnđề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn trong kết luận giám định, định giá tài sảnhoặc có mâu thuẫn với những tình tiết khác của vụ án.

3.Trường hợp người giám định, người định giá tài sản không có mặt tại phiên tòathì chủ tọa phiên tòa công bố kết luận giám định, định giá tài sản.

4. Khixét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử quyết định giám định bổ sung hoặc giám địnhlại, định giá lại tài sản.

Điều 317. Điều tra viên, Kiểm sátviên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụngtrình bày ý kiến

Khixét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử tự mình hoặc theo đề nghị của người thamgia tố tụng yêu cầu Điều tra viên, Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyềntiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trình bày ý kiến để làm rõ nhữngquyết định, hành vi tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử.

Điều 318. Kết thúc việc xét hỏi

Khixét thấy những tình tiết của vụ án đã được xem xét đầy đủ thì chủ tọa phiêntòa hỏi Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người khác tham gia phiên tòaxem họ có yêu cầu xét hỏi vấn đề gì nữa không. Nếu không có yêu cầu xéthỏi thì kết thúc việc xét hỏi; nếu có người yêu cầu và xét thấy yêu cầuđó là cần thiết thì chủ tọa phiên tòa quyết định tiếp tục việc xét hỏi.

Điều 319. Kiểm sát viên rút quyếtđịnh truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn tại phiên tòa

Saukhi kết thúc việc xét hỏi, Kiểm sát viên có thể rút một phần hoặc toàn bộquyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn.

Điều 320. Trình tự phát biểu khitranh luận

1. Saukhi kết thúc việc xét hỏi, Kiểm sát viên trình bày luận tội; nếu thấy không cócăn cứ để kết tội thì rút toàn bộ quyết định truy tố và đề nghị Tòa án tuyên bốbị cáo không có tội.

2. Bịcáo trình bày lời bào chữa; người bào chữa trình bày lời bào chữa cho bị cáo;bị cáo, người đại diện của bị cáo có quyền bổ sung ý kiến bào chữa.

3. Bịhại, đương sự, người đại diện của họ trình bày ý kiến để bảo vệ quyền và lợiích của mình; nếu có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ thì ngườinày có quyền trình bày, bổ sung ý kiến.

4.Trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại thì bị hại hoặc người đạidiện của họ trình bày, bổ sung ý kiến sau khi Kiểm sát viên trình bày luận tội.

Điều 321. Luận tội của Kiểm sátviên

1.Luận tội của Kiểm sát viên phải căn cứ vào những chứng cứ, tài liệu, đồ vật đãđược kiểm tra tại phiên tòa và ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người tham gia tố tụng kháctại phiên tòa.

2. Nộidung luận tội phải phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện, đầy đủ nhữngchứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội; tính chất, mức độnguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; hậu quả do hành vi phạm tội gây ra;nhân thân và vai trò của bị cáo trong vụ án; tội danh, hình phạt, áp dụng điểm,khoản, điều của Bộ luật hình sự, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ tráchnhiệm hình sự; mức bồi thường thiệt hại, xử lý vật chứng, biện pháp tư pháp;nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụán.

3. Đềnghị kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung bản cáo trạng hoặc kếtluận về tội nhẹ hơn; đề nghị mức hình phạt chính, hình phạt bổ sung, biện pháptư pháp, trách nhiệm bồi thường thiệt hại, xử lý vật chứng.

4.Kiến nghị các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.

Điều 322. Tranh luận tại phiêntòa

1. Bịcáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến, đưara chứng cứ, tài liệu và lập luận của mình để đối đáp với Kiểm sát viên vềnhững chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội; tính chất, mứcđộ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; hậu quả do hành vi phạm tội gâyra; nhân thân và vai trò của bị cáo trong vụ án; những tình tiết tăng nặng,giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, mức hình phạt; trách nhiệm dân sự, xử lý vậtchứng, biện pháp tư pháp; nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những tình tiếtkhác có ý nghĩa đối với vụ án.

Bịcáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác có quyền đưa ra đề nghị củamình.

2.Kiểm sát viên phải đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận để đối đáp đến cùngtừng ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác tại phiêntòa.

Ngườitham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác.

3. Chủtoạ phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh luận, phải tạo điều kiện choKiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, người tham gia tố tụng kháctranh luận, trình bày hết ý kiến nhưng có quyền cắt những ý kiến không liênquan đến vụ án và ý kiến lặp lại.

Chủtọa phiên tòa yêu cầu Kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến của người bàochữa, người tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đó chưa được Kiểm sát viêntranh luận.

4. Hộiđồng xét xử phải lắng nghe, ghi nhận đầy đủ ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo,người bào chữa, người tham gia tranh luận tại phiên tòa để đánh giá khách quan,toàn diện sự thật của vụ án. Trường hợp không chấp nhận ý kiến của những ngườitham gia phiên tòa thì Hội đồng xét xử phải nêu rõ lý do và được ghi trong bảnán.

Điều 323. Trở lại việc xét hỏi

Nếuqua tranh luận mà thấy còn có tình tiết vụ án chưa được hỏi, chưa được làm sángtỏ thì Hội đồng xét xử phải quyết định trở lại việc xét hỏi. Xét hỏi xong phảitiếp tục tranh luận.

Điều 324. Bị cáo nói lời sau cùng

1. Saukhi những người tham gia tranh luận không trình bày gì thêm, chủ tọa phiên tòatuyên bố kết thúc tranh luận.

2. Bịcáo được nói lời sau cùng. Không được đặt câu hỏi khi bị cáo nói lời sau cùng.Nếu trong lời nói sau cùng, bị cáo trình bày thêm tình tiết mới có ý nghĩa quantrọng đối với vụ án thì Hội đồng xét xử phải quyết định trở lại việc hỏi. Hộiđồng xét xử có quyền yêu cầu bị cáo không được trình bày những điểm không liênquan đến vụ án nhưng không được hạn chế thời gian đối với bị cáo.

Điều 325. Xem xét việc rút quyếtđịnh truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn tại phiên tòa

1. KhiKiểm sát viên rút một phần quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơnthì Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục xét xử vụ án.

2.Trường hợp Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì trước khi nghị án,Hội đồng xét xử yêu cầu những người tham gia phiên tòa trình bày ý kiến về việcrút quyết định truy tố đó.

Mục VI. NGHỊ ÁN VÀ TUYÊN ÁN

Điều 326. Nghị án

1. ChỉThẩm phán và Hội thẩm mới có quyền nghị án. Việc nghị án phải được tiến hànhtại phòng nghị án.

Chủtọa phiên tòa chủ trì việc nghị án có trách nhiệm đưa ra từng vấn đề của vụ ánphải được giải quyết để Hội đồng xét xử thảo luận, quyết định. Chủ tọa phiêntòa tự mình hoặc phân công một thành viên Hội đồng xét xử ghi biên bản nghị án.Các thành viên Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằngcách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề. Hội thẩm biểu quyết trước, Thẩm phánbiểu quyết sau cùng. Nếu không có ý kiến nào chiếm đa số thì phải thảo luận vàbiểu quyết lại từng ý kiến của các thành viên Hội đồng xét xử đã đưa ra để xácđịnh ý kiến chiếm đa số. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến củamình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án.

2.Việc nghị án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ, tài liệu đã được thẩm tratại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ của vụ án, ýkiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác.

3. Cácvấn đề của vụ án phải được giải quyết khi nghị án gồm:

a) Vụán có thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc thuộc trường hợp trả hồ sơ để điều trabổ sung hay không;

b)Tính hợp pháp của những chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều tra, Điều tra viên,Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; do luật sư, bị can, bị cáo, người thamgia tố tụng khác cung cấp;

c) Cóhay không có căn cứ kết tội bị cáo. Trường hợp đủ căn cứ kết tội thì phải xácđịnh rõ điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự được áp dụng;

d)Hình phạt, biện pháp tư pháp áp dụng đối với bị cáo; trách nhiệm bồi thườngthiệt hại; vấn đề dân sự trong vụ án hình sự;

đ) Bịcáo có thuộc trường hợp miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hay không;

e) Ánphí hình sự, án phí dân sự; xử lý vật chứng; tài sản bị kê biên, tài khoản bịphong tỏa;

g)Tính hợp pháp của hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên,người bào chữa trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử;

h)Kiến nghị phòng ngừa tội phạm, khắc phục vi phạm.

4.Trường hợp Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì Hội đồng xét xử vẫngiải quyết những vấn đề của vụ án theo trình tự quy định tại khoản 1 Điều này.Nếu có căn cứ xác định bị cáo không có tội thì Hội đồng xét xử tuyên bị cáokhông có tội; nếu thấy việc rút quyết định truy tố không có căn cứ thì quyếtđịnh tạm đình chỉ vụ án và kiến nghị Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặcViện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp.

5.Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp thì Hội đồng xét xử có thể quyếtđịnh kéo dài thời gian nghị án nhưng không quá 07 ngày kể từ ngày kết thúctranh luận tại phiên tòa. Hội đồng xét xử phải thông báo cho những người có mặttại phiên tòa và người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa biết giờ, ngày,tháng, năm và địa điểm tuyên án.

6. Kếtthúc việc nghị án, Hội đồng xét xử phải quyết định một trong các vấn đề:

a) Rabản án và tuyên án;

b) Trởlại việc xét hỏi và tranh luận nếu có tình tiết vụ án chưa được xét hỏi, chưađược làm sáng tỏ;

c) Trảhồ sơ vụ án để Viện kiểm sát điều tra bổ sung; yêu cầu Viện kiểm sát bổ sungtài liệu, chứng cứ;

d) Tạmđình chỉ vụ án.

Hộiđồng xét xử phải thông báo cho những người có mặt tại phiên tòa và người thamgia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa về các quyết định tại điểm c và điểm dkhoản này.

7.Trường hợp phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm thì Hội đồng xét xử quyết địnhviệc khởi tố vụ án theo quy định tại Điều 18 và Điều 153 của Bộ luật này.

Điều 327. Tuyên án

Chủtọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử đọc bản án. Trườnghợp xét xử kín thì chỉ đọc phần quyết định trong bản án. Sau khi đọc xong cóthể giải thích thêm về việc chấp hành bản án và quyền kháng cáo.

Điều 328. Trả tự do cho bị cáo

Trongcác trường hợp sau đây, Hội đồng xét xử phải tuyên bố trả tự do ngay tại phiêntòa cho bị cáo đang bị tạm giam, nếu họ không bị tạm giam về một tội phạm khác:

1. Bịcáo không có tội;

2. Bịcáo được miễn trách nhiệm hình sự hoặc được miễn hình phạt;

3. Bịcáo bị xử phạt bằng hình phạt không phải là hình phạt tù;

4. Bịcáo bị xử phạt tù nhưng được hưởng án treo;

5.Thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian bị cáo đã bị tạm giam.

Điều 329. Bắt tạm giam bị cáo saukhi tuyên án

1.Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà bị xử phạt tù nhưng xét thấy cần tiếptục tạm giam để bảo đảm thi hành án thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giambị cáo, trừ trường hợp được quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 328 của Bộluật này.

2.Trường hợp bị cáo không bị tạm giam nhưng bị xử phạt tù thì họ chỉ bị bắt tạmgiam để chấp hành hình phạt khi bản án đã có hiệu lực pháp luật. Hội đồng xétxử có thể ra quyết định bắt tạm giam bị cáo ngay tại phiên tòa nếu có căn cứcho thấy bị cáo có thể trốn hoặc tiếp tục phạm tội.

3.Thời hạn tạm giam bị cáo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là 45 ngày kểtừ ngày tuyên án.

4.Trường hợp bị cáo bị xử phạt tử hình thì Hội đồng xét xử quyết định trongbản án việc tiếp tục tạm giam bị cáo để bảo đảm thi hành án.

Chương XXII

XÉTXỬ PHÚC THẨM

Mục I. TÍNH CHẤT CỦA XÉT XỬ PHÚCTHẨM VÀ QUYỀN KHÁNG CÁO, KHÁNG NGH

Điều 330. Tính chất của xét xửphúc thẩm

1. Xétxử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lạiquyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệulực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.

2.Quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị là quyết định tạm đình chỉ, quyếtđịnh đình chỉ vụ án, quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo,quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo và quyết định khác của Tòaán cấp sơ thẩm theo quy định của Bộ luật này.

Điều 331. Người có quyền khángcáo

1. Bịcáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơthẩm.

2.Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi,người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.

3.Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phầnbản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.

4.Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ cóquyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩavụ của họ.

5.Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáophần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người màmình bảo vệ.

6.Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản ánsơ thẩm đã xác định là họ không có tội.

Điều 332. Thủ tục kháng cáo

1.Người kháng cáo phải gửi đơn kháng cáo đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa áncấp phúc thẩm.

Trườnghợp bị cáo đang bị tạm giam, Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữphải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo, nhận đơn kháng cáo và chuyểncho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định bị kháng cáo.

Ngườikháng cáo có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa áncấp phúc thẩm về việc kháng cáo. Tòa án phải lập biên bản về việc kháng cáotheo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.

Tòa áncấp phúc thẩm đã lập biên bản về việc kháng cáo hoặc nhận được đơn kháng cáothì phải gửi biên bản hoặc đơn kháng cáo cho Tòa án cấp sơ thẩm để thực hiệntheo quy định chung.

2. Đơnkháng cáo có các nội dung chính:

a)Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;

b) Họtên, địa chỉ của người kháng cáo;

c) Lýdo và yêu cầu của người kháng cáo;

d) Chữký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.

3. Kèmtheo đơn kháng cáo hoặc cùng với việc trình bày trực tiếp là chứng cứ, tàiliệu, đồ vật bổ sung (nếu có) để chứng minh tính có căn cứ của kháng cáo.

Điều 333. Thời hạn kháng cáo

1.Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đốivới bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngàyhọ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.

2.Thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm là 07 ngày kể từ ngày người cóquyền kháng cáo nhận được quyết định.

3.Ngày kháng cáo được xác định như sau:

a)Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo làngày theo dấu bưu chính nơi gửi;

b)Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữthì ngày kháng cáo là ngày Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữnhận được đơn. Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải ghi rõngày nhận đơn và ký xác nhận vào đơn;

c)Trường hợp người kháng cáo nộp đơn kháng cáo tại Tòa án thì ngày kháng cáo làngày Tòa án nhận đơn. Trường hợp người kháng cáo trình bày trực tiếp với Tòa ánthì ngày kháng cáo là ngày Tòa án lập biên bản về việc kháng cáo.

Điều 334. Thủ tục tiếp nhận vàxử lý kháng cáo

1. Saukhi nhận được đơn kháng cáo hoặc biên bản về việc kháng cáo, Tòa án cấp sơ thẩmphải vào sổ tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng cáo theo quy địnhcủa Bộ luật này.

2.Trường hợp đơn kháng cáo hợp lệ thì Tòa án cấp sơ thẩm thông báo về việc khángcáo theo quy định tại Điều 338 của Bộ luật này.

3.Trường hợp đơn kháng cáo hợp lệ nhưng nội dung kháng cáo chưa rõ thì Tòa án cấpsơ thẩm phải thông báo ngay cho người kháng cáo để làm rõ.

4.Trường hợp nội dung đơn kháng cáo đúng quy định của Bộ luật này nhưng quá thờihạn kháng cáo thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo trình bày lý do vàxuất trình chứng cứ, tài liệu, đồ vật (nếu có) để chứng minh lý do nộp đơnkháng cáo quá hạn là chính đáng.

5.Trường hợp người làm đơn kháng cáo không có quyền kháng cáo thì trong thời hạn03 ngày kể từ ngày nhận đơn, Tòa án trả lại đơn và thông báo bằng văn bản chongười làm đơn, Viện kiểm sát cùng cấp. Văn bản thông báo phải ghi rõ lý do củaviệc trả lại đơn.

Việctrả lại đơn có thể bị khiếu nại trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận đượcthông báo. Việc giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định tại ChươngXXXIII của Bộ luật này.

Điều 335. Kháng cáo quá hạn

1.Việc kháng cáo quá hạn được chấp nhận nếu có lý do bất khả kháng hoặc do trởngại khách quan mà người kháng cáo không thể thực hiện được việc kháng cáotrong thời hạn do Bộ luật này quy định.

2.Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấpsơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý dokháng cáo quá hạn và chứng cứ, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có) cho Tòa áncấp phúc thẩm.

3.Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và chứng cứ,tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có), Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồmba Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn. Hội đồng xét kháng cáo quá hạn cóquyền ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo quá hạn và phảighi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận trong quyết định.

4.Phiên họp xét kháng cáo quá hạn phải có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểmsát cùng cấp. Trong thời hạn 03 ngày trước ngày xét đơn kháng cáo quá hạn, Tòaán cấp phúc thẩm gửi bản sao đơn kháng cáo quá hạn và chứng cứ, tài liệu kèmtheo (nếu có) cho Viện kiểm sát cùng cấp. Kiểm sát viên phát biểu quan điểm củaViện kiểm sát về việc xét kháng cáo quá hạn.

5.Quyết định của Hội đồng xét kháng cáo quá hạn được gửi cho người kháng cáo quáhạn, Tòa án cấp sơ thẩm và Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án cấp phúc thẩm.

Trườnghợp Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩmphải tiến hành các thủ tục do Bộ luật này quy định và gửi hồ sơ vụ án cho Tòaán cấp phúc thẩm.

Điều 336. Kháng nghị của Việnkiểm sát

1.Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghịbản án hoặc quyết định sơ thẩm.

2.Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát có các nội dung chính:

a) Ngày,tháng, năm ra quyết định kháng nghị và số của quyết định kháng nghị;

b) Têncủa Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị;

c)Kháng nghị đối với toàn bộ hay một phần bản án, quyết định sơ thẩm;

d) Lýdo, căn cứ kháng nghị và yêu cầu của Viện kiểm sát;

đ) Họtên, chức vụ của người ký quyết định kháng nghị.

Điều 337. Thời hạn kháng nghị

1.Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với bản án của Tòa án cấp sơthẩm là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày Tòaán tuyên án.

2.Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với quyết định của Tòa áncấp sơ thẩm là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 15 ngày kể từngày Tòa án ra quyết định.

Điều 338. Thông báo về việc khángcáo, gửi quyết định kháng nghị

1. Việckháng cáo phải được Tòa án cấp sơ thẩm thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sátcùng cấp và những người liên quan đến kháng cáo trong thời hạn 07 ngày kể từngày hết thời hạn kháng cáo. Thông báo phải nêu rõ yêu cầu của người kháng cáo.

2.Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định kháng nghị, Viện kiểm sát phảigửi quyết định kháng nghị kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung (nếu có)cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm, gửi quyết định kháng nghị cho bị cáo và nhữngngười liên quan đến kháng nghị. Viện kiểm sát đã kháng nghị phải gửiquyết định kháng nghị cho Viện kiểm sát khác có thẩm quyền khángnghị.

3.Người tham gia tố tụng nhận được thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị cóquyền gửi văn bản nêu ý kiến của mình về nội dung kháng cáo, kháng nghị cho Tòaán cấp phúc thẩm. Ý kiến của họ được đưa vào hồ sơ vụ án.

Điều 339. Hậu quả của việc khángcáo, kháng nghị

Nhữngphần của bản án, quyết định của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa đượcđưa ra thi hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 363 của Bộ luật này. Khi cókháng cáo, kháng nghị đối với toàn bộ bản án, quyết định thì toàn bộ bản án,quyết định chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 363 củaBộ luật này.

Tòa áncấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và chứng cứ, tài liệu,đồ vật kèm theo (nếu có) cho Tòa áp cấp phúc thẩm trong thời hạn 07 ngày kể từngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Điều 340. Thụ lý vụ án

1.Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án có kháng cáo, kháng nghị và chứng cứ, tàiliệu, đồ vật kèm theo (nếu có), Tòa án cấp phúc thẩm phải vào sổ thụ lý.

2.Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án cấp phúc thẩmphân công Thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa, phiên họp.

Điều 341. Chuyển hồ sơ vụ án choViện kiểm sát

1. Saukhi thụ lý vụ án, Tòa án cấp phúc thẩm phải chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểmsát cùng cấp. Trong thời hạn 15 ngày đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnhvà Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu, 20 ngày đối với Viện kiểm sát nhândân cấp cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương kể từ ngày nhận được hồ sơ vụán, Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ vụ án cho Tòa án. Trường hợp vụ án thuộcloại tội đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thì thời hạn này có thể kéo dàinhưng không quá 25 ngày đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểmsát quân sự cấp quân khu, 30 ngày đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp cao,Viện kiểm sát quân sự trung ương.

2.Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm nhận được chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sungtrước khi xét xử thì phải chuyển chứng cứ, tài liệu, đồ vật này cho Viện kiểmsát cùng cấp. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được chứng cứ, tài liệu,đồ vật bổ sung thì Viện kiểm sát phải trả lại cho Tòa án.

Điều 342. Thay đổi, bổ sung, rútkháng cáo, kháng nghị

1.Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo cóquyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị cóquyền thay đổi, bổ sung kháng nghị nhưng không được làm xấu hơn tình trạng củabị cáo; người kháng cáo rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo; Viện kiểm sát raquyết định kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút mộtphần hoặc toàn bộ kháng nghị.

2.Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên tòa phảilập văn bản và gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm phải thôngbáo cho Viện kiểm sát, bị cáo và những người có liên quan đến kháng cáo, khángnghị biết về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị. Việc thay đổi,bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa được ghi vào biên bản phiêntòa.

3.Trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phầnkháng nghị tại phiên tòa mà xét thấy không liên quan đến kháng cáo, kháng nghịkhác thì Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định về việc rút một phần kháng cáo,kháng nghị và quyết định đình chỉ xét xử phần kháng cáo, kháng nghị đó trongbản án phúc thẩm.

Điều 343. Hiệu lực của bản án,quyết định sơ thẩm của Tòa án không có kháng cáo, kháng nghị

Bảnán, quyết định và những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bịkháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn khángcáo, kháng nghị.

Mục II. THỦ TỤC XÉT XỬ PHÚC THẨM

Điều 344. Tòa án có thẩm quyềnxét xử phúc thẩm

1. Tòaán nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòaán nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.

2. Tòaán nhân dân cấp cao có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòaán nhân dân cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng cáo, khángnghị.

3. Tòaán quân sự cấp quân khu có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định củaTòa án quân sự khu vực bị kháng cáo, kháng nghị.

4. Tòaán quân sự trung ương có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòaán quân sự cấp quân khu bị kháng cáo, kháng nghị.

Điều 345. Phạm vi xét xử phúcthẩm

Tòa áncấp phúc thẩm xem xét phần nội dung của bản án, quyết định bị kháng cáo, khángnghị. Nếu xét thấy cần thiết, có thể xem xét các phần khác của bản án, quyếtđịnh không bị kháng cáo, kháng nghị.

Điều 346. Thời hạn chuẩn bị xétxử phúc thẩm

1. Tòaán nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu phải mở phiên tòa phúc thẩmtrong thời hạn 60 ngày; Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương phảimở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án.

2.Trong thời hạn 45 ngày đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấpquân khu, 75 ngày đối với vụ án Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trungương kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ toạ phiên tòa phải ra một trong cácquyết định:

a)Đình chỉ xét xử phúc thẩm;

b) Đưavụ án ra xét xử phúc thẩm.

3.Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa ánphải mở phiên tòa phúc thẩm.

4.Chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tòa, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửiquyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa, bịhại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, ngườikháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.

Điều 347. Áp dụng, thay đổi, hủybỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế

1. Saukhi thụ lý vụ án, Tòa án cấp phúc thẩm có quyền quyết định việc áp dụng, thayđổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế.

Việcáp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam do Chánh án, Phó Chánh án Tòa ánquyết định. Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn khác, biệnpháp cưỡng chế do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định.

2.Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xửphúc thẩm quy định tại Điều 346 của Bộ luật này.

Trườnghợp còn thời hạn tạm giam bị cáo mà xét thấy cần phải tiếp tục tạm giam bị cáothì Tòa án cấp phúc thẩm sử dụng thời hạn tạm giam theo quyết định tạm giam củaTòa án cấp sơ thẩm. Trường hợp đã hết thời hạn tạm giam bị cáo theo quyết địnhtạm giam của Tòa án cấp sơ thẩm thì Chánh án, Phó Chánh án Tòa án ra quyết địnhtạm giam mới.

Đốivới bị cáo đang bị tạm giam, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thànhviệc xét xử thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam cho đến khi kết thúcphiên tòa.

3. Đốivới bị cáo đang bị tạm giam bị xử phạt tù mà đến ngày kết thúc phiên tòa thờihạn tạm giam đã hết thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam bị cáo để bảođảm việc thi hành án, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 328của Bộ luật này.

Đốivới bị cáo không bị tạm giam nhưng bị xử phạt tù thì Hội đồng xét xử có thể raquyết định bắt tạm giam bị cáo ngay sau khi tuyên án.

Thờihạn tạm giam là 45 ngày kể từ ngày tuyên án.

Điều 348. Đình chỉ xét xử phúcthẩm

1. Tòaán cấp phúc thẩm đình chỉ việc xét xử phúc thẩm đối với vụ án mà người khángcáo đã rút toàn bộ kháng cáo, Viện kiểm sát đã rút toàn bộ kháng nghị. Việcđình chỉ xét xử phúc thẩm trước khi mở phiên tòa do Thẩm phán chủ tọa phiên tòaquyết định, tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định. Bản án sơ thẩm có hiệulực pháp luật kể từ ngày Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xửphúc thẩm.

2.Trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phầnkháng nghị trước khi mở phiên tòa mà xét thấy không liên quan đến kháng cáo,kháng nghị khác thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đình chỉ xétxử phúc thẩm đối với phần kháng cáo, kháng nghị đã rút.

3.Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm ghi rõ lý do đình chỉ và các nội dung theoquy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.

Trongthời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyếtđịnh đình chỉ xét xử phúc thẩm cho Viện kiểm sát cùng cấp, Tòa án đã xét xử sơthẩm, người bào chữa, bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của bị hại, đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liênquan đến kháng cáo, kháng nghị.

Điều 349. Sự có mặt của thànhviên Hội đồng xét xử phúc thẩm, Thư ký Tòa án

1.Phiên tòa chỉ được tiến hành khi có đủ thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký Tòaán. Các thành viên Hội đồng xét xử phải xét xử vụ án từ khi bắt đầu cho đến khikết thúc phiên tòa.

2.Trường hợp có Thẩm phán không tiếp tục tham gia xét xử vụ án nhưng có Thẩm phándự khuyết tham gia phiên tòa từ đầu thì những người này được thay thế làm thànhviên Hội đồng xét xử. Trường hợp Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không tiếp tụctham gia xét xử được thì Thẩm phán là thành viên Hội đồng xét xử làm chủ toạphiên tòa và Thẩm phán dự khuyết được bổ sung làm thành viên Hội đồng xét xử.

3.Trường hợp không có Thẩm phán dự khuyết hoặc phải thay đổi chủ tọa phiên tòa màkhông có Thẩm phán để thay thế thì phải hoãn phiên tòa.

4.Trường hợp Thư ký Tòa án bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòathì Tòa án vẫn có thể xét xử vụ án nếu có Thư ký Tòa án dự khuyết; nếu không cóngười thay thế thì tạm ngừng phiên tòa.

Điều 350. Sự có mặt của Kiểm sátviên

1.Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải có mặt để thực hành quyền công tố,kiểm sát xét xử tại phiên tòa, nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiêntòa. Đối với vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì có thể có nhiều Kiểmsát viên. Trường hợp Kiểm sát viên không thể có mặt tại phiên tòa thì Kiểm sátviên dự khuyết có mặt tại phiên tòa từ đầu được thay thế để thực hành quyềncông tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa.

2.Trường hợp Kiểm sát viên bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục thực hành quyềncông tố, kiểm sát xét xử mà không có Kiểm sát viên dự khuyết để thay thế thìHội đồng xét xử hoãn phiên tòa.

Điều 351. Sự có mặt của người bàochữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người khángcáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị

1.Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự,người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, khángnghị được triệu tập đến phiên tòa thì phải có mặt tại phiên tòa. Nếu có ngườivắng mặt thì Hội đồng xét xử giải quyết:

a) Trườnghợp người bào chữa vắng mặt lần thứ nhất vì lý do bất khả kháng hoặc do trởngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị cáo đồng ý xét xửvắng mặt người bào chữa. Trường hợp người bào chữa vắng mặt không vì lý do bấtkhả kháng hoặc không do trở ngại khách quan hoặc được triệu tập hợp lệ lần thứhai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử.

Trườnghợp phải chỉ định người bào chữa theo quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộluật này mà người bào chữa vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bịcáo hoặc người đại diện của bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa;

b)Trường hợp người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến khángcáo, kháng nghị là bị hại, đương sự và người đại diện của họ, người bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự vắng mặt không vì lý do bấtkhả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hànhxét xử. Trường hợp những người này vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trởngại khách quan thì Hội đồng xét xử có thể tiến hành xét xử nhưng không được rabản án hoặc quyết định không có lợi cho bị hại, đương sự;

c) Bịcáo có kháng cáo hoặc bị kháng cáo, bị kháng nghị nếu vắng mặt vì lý do bất khảkháng hoặc do trở ngại khách quan thì Hội đồng xét xử có thể vẫn tiến hành xétxử nhưng không được ra bản án, quyết định không có lợi cho bị cáo. Nếu sự vắngmặt của bị cáo vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan và sự vắngmặt đó không gây trở ngại cho việc xét xử thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xétxử.

2. Khixét thấy cần thiết, Tòa án cấp phúc thẩm quyết định triệu tập những người kháctham gia phiên tòa.

Điều 352. Hoãn phiên tòa phúcthẩm

1. Tòaán cấp phúc thẩm chỉ được hoãn phiên tòa khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Cómột trong những căn cứ quy định tại các điều 52, 53, 349, 350 và 351 của Bộluật này;

b) Cầnphải xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thựchiện được ngay tại phiên tòa.

Trườnghợp hoãn phiên tòa thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu.

2.Thời hạn hoãn phiên tòa và quyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm được thực hiệntheo quy định tại Điều 297 của Bộ luật này.

Điều 353. Bổ sung, xem xét chứngcứ, tài liệu, đồ vật

1.Trước khi xét xử hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, Viện kiểm sát có thể tự mìnhhoặc theo yêu cầu của Tòa án bổ sung chứng cứ mới; người đã kháng cáo và ngườicó quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị, người bào chữa,người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự cũng có quyền bổsung chứng cứ, tài liệu, đồ vật.

2.Chứng cứ cũ, chứng cứ mới, tài liệu, đồ vật mới bổ sung đều phải được xem xéttại phiên tòa phúc thẩm. Bản án phúc thẩm phải căn cứ vào cả chứng cứ cũ vàchứng cứ mới.

Điều 354. Thủ tục phiên tòa phúcthẩm

1. Thủtục bắt đầu phiên tòa và thủ tụng tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm được tiếnhành như phiên tòa sơ thẩm nhưng trước khi xét hỏi, một thành viên của Hội đồngxét xử trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm, nộidung kháng cáo, kháng nghị.

2. Chủtoạ phiên tòa hỏi người kháng cáo có thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo haykhông; nếu có thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu Kiểm sát viên trình bày ý kiến vềviệc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo.

Chủtoạ phiên tòa hỏi Kiểm sát viên có thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị hay không;nếu có thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu bị cáo và những người liên quan đến khángnghị trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị.

3. Khitranh tụng tại phiên tòa, Kiểm sát viên, người khác liên quan đến kháng cáo,kháng nghị phát biểu ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị; Kiểm sát viênphát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án.

Điều 355. Thẩm quyền của Hội đồngxét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm

1. Hộiđồng xét xử phúc thẩm có quyền:

a)Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm;

b) Sửabản án sơ thẩm;

c) Hủybản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại;

d) Hủybản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án;

đ)Đình chỉ việc xét xử phúc thẩm.

2. Bảnán phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Điều 356. Không chấp nhận khángcáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm

Tòa áncấp phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơthẩm khi xét thấy các quyết định của bản án sơ thẩm có căn cứ và đúng phápluật.

Điều 357. Sửa bản án sơ thẩm

1. Khicó căn cứ xác định bản án sơ thẩm đã tuyên không đúng với tính chất, mức độ,hậu quả của hành vi phạm tội, nhân thân bị cáo hoặc có tình tiết mới thì Hộiđồng xét xử phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm như sau:

a)Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt cho bị cáo; không áp dụng hìnhphạt bổ sung; không áp dụng biện pháp tư pháp;

b) Ápdụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn;

c)Giảm hình phạt cho bị cáo;

d)Giảm mức bồi thường thiệt hại và sửa quyết định xử lý vật chứng;

đ)Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn;

e) Giữnguyên hoặc giảm mức hình phạt tù và cho hưởng án treo.

2.Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc bị hại kháng cáo yêu cầu thì Hội đồngxét xử phúc thẩm có thể:

a)Tăng hình phạt, áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nặng hơn; ápdụng hình phạt bổ sung; áp dụng biện pháp tư pháp;

b)Tăng mức bồi thường thiệt hại;

c)Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nặng hơn;

d)Không cho bị cáo hưởng án treo.

Nếu cócăn cứ thì Hội đồng xét xử vẫn có thể giảm hình phạt, áp dụng điều, khoản củaBộ luật hình sự về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn,giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo, giảm mức bồi thường thiệthại.

3.Trường hợp có căn cứ, Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể sửa bản án sơ thẩm theoquy định tại khoản 1 Điều này cho những bị cáo không kháng cáo hoặc không bịkháng cáo, kháng nghị.

Điều 358. Hủy bản án sơ thẩm đểđiều tra lại hoặc xét xử lại

1. Hộiđồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại trong các trường hợp:

a) Cócăn cứ cho rằng cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm, người phạm tội hoặc để khởi tố,điều tra về tội nặng hơn tội đã tuyên trong bản án sơ thẩm;

b)Việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sungđược;

c) Cóvi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố.

2. Hộiđồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại ở cấp sơ thẩm với thànhphần Hội đồng xét xử mới trong các trường hợp:

a) Hộiđồng xét xử sơ thẩm không đúng thành phần mà Bộ luật này quy định;

b) Cóvi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm;

c)Người được Tòa án cấp sơ thẩm tuyên không có tội nhưng có căn cứ cho rằng ngườiđó đã phạm tội;

d)Miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc áp dụng biện pháp tư pháp đối vớibị cáo không có căn cứ;

đ) Bảnán sơ thẩm có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật nhưng khôngthuộc trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa bản án theo quy định tại Điều357 của Bộ luật này.

3. Khihủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại, Hội đồng xét xử phúc thẩmphải ghi rõ lý do của việc hủy bản án sơ thẩm.

4. Khihủy bản án sơ thẩm để xét xử lại, Hội đồng xét xử phúc thẩm không quyết địnhtrước những chứng cứ mà Tòa án cấp sơ thẩm cần phải chấp nhận hoặc cần phải bácbỏ, cũng như không quyết định trước về điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sựcần áp dụng và hình phạt đối với bị cáo.

5.Trường hợp hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại mà thời hạn tạmgiam đối với bị cáo đã hết và xét thấy cần phải tiếp tục tạm giam bị cáo thìHội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định tiếp tục tạm giam bị cáo cho đến khiViện kiểm sát hoặc Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý lại vụ án.

Trongthời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên hủy bản án sơ thẩm, hồ sơ vụ án phải đượcchuyển cho Viện kiểm sát hoặc Tòa án cấp sơ thẩm để giải quyết theo thủ tụcchung quy định tại Bộ luật này.

Điều 359. Hủy bản án sơ thẩm vàđình chỉ vụ án

1. Khicó một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 157 của Bộ luậtnày thì Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, tuyên bị cáo không có tộivà đình chỉ vụ án.

2. Khicó một trong các căn cứ quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 157 của Bộluật này thì Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụán.

Điều 360. Điều tra lại hoặc xétxử lại vụ án hình sự

1. Sau khi Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơthẩm để điều tra lại thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án cấp sơ thẩmcó thẩm quyền tiến hành điều tra, truy tố, xét xử lại vụ án theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này.

2. Sau khi Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩmđể xét xử lại thì Tòa án cấp sơ thẩm có thẩm quyền tiến hành xét xử lại vụ ántheo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này.

Điều 361. Thẩm quyền của Hội đồng phúc thẩm đối với quyết định sơ thẩm

1. Hội đồng phúc thẩm có quyền:

a)Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên quyết định của Tòa án cấpsơ thẩm khi xét thấy các quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có căn cứ và đúngpháp luật;

b) Sửa quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm;

c) Hủy quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơvụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiếp tục giải quyết vụ án.

2. Quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngàyra quyết định.

Điều 362. Thủ tục phúc thẩm đốivới quyết định sơ thẩm

1. Khi phúc thẩm đối với quyết định sơ thẩm bị kháng cáo,kháng nghị thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải triệu tập người kháng cáo,người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị tham gia phiên họp.Trường hợp họ vắng mặt thì Hội đồng xét xử phúc thẩm vẫn tiến hành phiên họp.

2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ vụ án,Tòa án phải mở phiên họp để xem xét quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, khángnghị.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định mở phiênhọp, Hội đồng xét xử phúc thẩm phải mở phiên họp. Trong thời hạn 02 ngày kểtừ ngày ra quyết định thì Tòa án phải chuyển hồ sơ vụ án kèm theo quyết định mởphiên họp cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhậnđược hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát phải trả hồ sơ vụ án cho Tòa án.

3. Tại phiên họp, một thành viên của Hội đồng xét xử phúcthẩm trình bày tóm tắt nội dung quyết định sơ thẩm, nội dung kháng cáo, khángnghị và chứng cứ, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có).

Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải có mặt tạiphiên họp và phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết khángcáo, kháng nghị trước khi Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định.

PHẦN THỨ NĂM

MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦATÒA ÁN

ChươngXXIII

BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH ĐƯỢC THI HÀNH NGAY VÀ THẨM QUYỀNRA QUYẾT ĐỊNH THI HÀNH ÁN

Điều363. Bản án, quyết định của Tòa án được thi hành ngay

Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà Tòa án cấp sơ thẩmquyết định đình chỉ vụ án, tuyên bị cáo không có tội, miễn trách nhiệm hình sự,miễn hình phạt cho bị cáo, hình phạt không phải là hình phạt tù hoặc phạt tùnhưng cho hưởng án treo hoặc khi thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạnđã tạm giam thì bản án hoặc quyết định của Tòa án được thi hành ngay, mặc dùvẫn có thể bị kháng cáo, kháng nghị.

Hình phạt cảnh cáo được thi hành ngay tại phiên tòa.

Điều364. Thẩm quyền và thủ tục ra quyết định thi hành án

1. Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm có thẩm quyền raquyết định thi hành án hoặc ủy thác cho Chánh án Tòa án khác cùng cấp raquyết định thi hành án.

2. Thời hạn ra quyết định thi hành án là 07 ngày kể từngày bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày nhận đượcbản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm, quyết định tái thẩm.

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định ủythác thi hành của Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm thì Chánh án Tòa án đượcủy thác phải ra quyết định thi hành án.

3. Trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoạithì quyết định thi hành án phạt tù phải ghi rõ trong thời hạn 07 ngày kể từngày nhận được quyết định, người đó phải có mặt tại cơ quan thi hành án hình sựCông an cấp huyện để thi hành án.

Trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại mà bỏtrốn thì Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án yêu cầu cơ quan thi hànhán hình sự Công an cấp tỉnh nơi người bị kết án phạt tù đang tại ngoại ra quyếtđịnh truy nã.

Điều365. Giải thích, sửa chữa bản án, quyết định của Tòa án

1. Cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dânsự, Viện kiểm sát, người bị kết án, bị hại, đương sự liên quan đến việc thihành án có quyền yêu cầu Tòa án đã ra bản án, quyết định giải thích, sửa chữanhững điểm chưa rõ trong bản án, quyết định để thi hành.

2. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã ra bản án, quyết địnhcó trách nhiệm giải thích, sửa chữa những điểm chưa rõ trong bản án, quyết địnhcủa Tòa án. Trường hợp Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không thể thực hiện được thìviệc giải thích, sửa chữa do Chánh án Tòa án đã ra bản án, quyết định đó thựchiện.

Điều366. Giải quyết kiến nghị đối với bản án, quyết định của Tòa án

Trường hợp cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hànhán dân sự kiến nghị về việc xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án theo thủtục giám đốc thẩm, tái thẩm thì Tòa án có thẩm quyền có trách nhiệm trả lờitrong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị. Trường hợp vụ ánphức tạp thì thời hạn trả lời có thể kéo dài nhưng không quá 120 ngày kể từngày nhận được văn bản kiến nghị.

ChươngXXIV

MỘT SỐ THỦ TỤC VỀ THI HÀNH ÁN TỬ HÌNH, XÉT THA TÙTRƯỚC THỜI HẠN CÓ ĐIỀU KIỆN, XÓA ÁN TÍCH

Điều367. Thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành

1. Thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành đượcthực hiện:

a) Sau khi bản án tử hình có hiệu lực pháp luật, hồ sơ vụán phải được gửi ngay cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và bản án phải đượcgửi ngay cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

b) Sau khi đã xem xét hồ sơ vụ án để quyết định khángnghị hoặc quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, Tòa án nhândân tối cao phải chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trongthời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát nhân dân tốicao phải trả lại hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tối cao;

c) Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ vụán, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tốicao phải quyết định kháng nghị hoặc quyết định không kháng nghị giám đốc thẩmhoặc tái thẩm;

d) Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày bản án có hiệu lựcpháp luật, người bị kết án được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước;

đ) Bản án tử hình được thi hành nếu Chánh án Tòa án nhândân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao không kháng nghị theothủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và người bị kết án không có đơn xin ân giảmlên Chủ tịch nước.

Trường hợp bản án tử hình bị kháng nghị theo thủ tục giámđốc thẩm hoặc tái thẩm mà Hội đồng giám đốc thẩm, Hội đồng tái thẩm Tòa án nhândân tối cao quyết định không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án tử hìnhthì Tòa án nhân dân tối cao phải thông báo ngay cho người bị kết án biết để họlàm đơn xin ân giảm hình phạt tử hình;

e) Trường hợp người bị kết án có đơn xin ân giảm hìnhphạt tử hình thì bản án tử hình được thi hành sau khi Chủ tịch nước bác đơn xinân giảm.

2. Khi có căn cứ quy định tại khoản 3Điều 40 của Bộ luật hình sự thì Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm không raquyết định thi hành án tử hình và báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đểxem

xét chuyển hình phạt tử hìnhthành tù chung thân cho người bị kết án.

Điều 368. Thủ tục xét tha tù trước thờihạn có điều kiện

1. Trại giam; Trại tạm giamthuộc Bộ Công an, Trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án hìnhsự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệmlập hồ sơ đề nghị tha tù trước thời hạn và chuyển cho Viện kiểm sát nhân dâncấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa ánquân sự cấp quân khu nơi phạm nhân đang chấp hành án phạt tù.

Hồ sơ đề nghị tha tù trướcthời hạn gồm:

a) Đơn xin tha tù trước thời hạncủa phạm nhân kèm theo cam kết không vi phạm pháp luật, các nghĩa vụ phải chấphành khi được tha tù trước thời hạn;

b) Bản sao bản án có hiệu lựcpháp luật; quyết định thi hành án;

c) Bản sao quyết định giảm thờihạn chấp hành án phạt tù đối với người bị kết án về tội phạm nghiêmtrọng trở lên;

d) Văn bản, tài liệu thể hiệnviệc chấp hành xong hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, án phí, các nghĩa vụdân sự;

đ) Tài liệu về cá nhân, hoàncảnh gia đình của phạm nhân;

e) Kết quả xếp loại chấphành án phạt tù quý, 06 tháng, năm; quyết định khen thưởng hoặc giấyxác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc phạm nhân lập công (nếucó);

g) Văn bản đề nghị tha tù trướcthời hạn của cơ quan lập hồ sơ.

2. Văn bản đề nghị tha tùtrước thời hạn của cơ quan lập hồ sơ gồm các nội dung chính:

a) Số, ngày, tháng, năm củavăn bản;

b) Họ tên, chức vụ, chữ kýcủa người có thẩm quyền đề nghị;

c) Họ tên, giới tính, nămsinh, nơi cư trú của phạm nhân; nơi phạm nhân chấp hành thời gian thửthách;

d) Thời gian đã chấp hànhán phạt tù; thời gian chấp hành án phạt tù còn lại;

đ) Nhận xét và đề nghị củacơ quan lập hồ sơ.

3. Trong thời hạn 15 ngày kể từngày nhận được hồ sơ đề nghị tha tù trước thời hạn, Viện kiểm sát nhândân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu phải ra văn bản thểhiện quan điểm về việc đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện củacơ quan đề nghị.

Trường hợp Viện kiểm sátyêu cầu cơ quan lập hồ sơ bổ sung tài liệu thì trong thời hạn 03 ngàykể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan lập hồ sơ phải bổ sung tàiliệu và gửi cho Viện kiểm sát, Tòa án.

4. Trong thời hạn 15 ngày kểtừ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan đề nghị, Chánh án Tòa án nhân dâncấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu phải mở phiên họp xét tha tùtrước thời hạn có điều kiện; đồng thời thông báo bằng văn bản cho Việnkiểm sát cùng cấp để cử Kiểm sát viên tham gia phiên họp. Trường hợp Tòa ányêu cầu cơ quan lập hồ sơ bổ sung tài liệu thì trong thời hạn 03 ngàykể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan lập hồ sơ phải bổ sung tàiliệu và gửi cho Tòa án, Viện kiểm sát.

5. Hội đồng xét tha tùtrước thời hạn có điều kiện gồm Chánh án và 02 Thẩm phán, do Chánhán làm Chủ tịch Hội đồng.

6. Tại phiên họp, một thànhviên của Hội đồng trình bày tóm tắt hồ sơ đề nghị. Kiểm sát viêntrình bày quan điểm của Viện kiểm sát về việc đề nghị xét tha tù trướcthời hạn có điều kiện của cơ quan đề nghị và việc tuân thủ pháp luật trongviệc xét, quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện. Đại diệncơ quan đã lập hồ sơ đề nghị có thể trình bày bổ sung để làm rõviệc đề nghị tha tù trước thời hạn.

7. Phiên họp xét tha tùtrước thời hạn có điều kiện được lập biên bản. Biên bản ghi rõngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên họp; thành phần tham gia phiênhọp; nội dung, diễn biến phiên họp và quyết định của Hội đồng vềviệc chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiệnđối với từng phạm nhân.

Sau khi kết thúc phiên họp,Kiểm sát viên xem biên bản phiên họp, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổsung (nếu có) vào biên bản phiên họp; Chủ tịch Hội đồng phải kiểmtra biên bản, cùng với thư ký phiên họp ký vào biên bản.

8. Trong thời hạn 03 ngày kể từngày ra quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, Tòa án phải gửiquyết định cho phạm nhân, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trựctiếp, cơ quan đã lập hồ sơ đề nghị, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, cơquan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cấp quân khu, chính quyền xã,phường, thị trấn nơi người được tha tù trước thời hạn về cư trú, đơnvị quân đội được giao quản lý người đó, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã raquyết định có trụ sở.

9. Ngay sau khi nhận đượcquyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, cơ sở giam giữ phảitổ chức công bố quyết định này và thực hiện các thủ tục thi hành quyếtđịnh tha tù trước thời hạn có điều kiện. Trong thời gian thử tháchmà người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không vi phạm cácquy định tại khoản 4 Điều 66 của Bộ luật hình sự thì khi hết thờigian thử thách, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quanthi hành án hình sự cấp quân khu nơi đã quản lý họ có trách nhiệmcấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù.

10. Trường hợp người đượctha tù trước thời hạn vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 66 của Bộluật hình sự thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơingười được tha tù trước thời hạn về cư trú, đơn vị quân đội đượcgiao quản lý người đó phải lập hồ sơ chuyển đến Viện kiểm sát và Tòa ánđã ra quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện để xem xét, hủyquyết định đã ban hành và buộc người đó phải chấp hành phần hìnhphạt tù còn lại chưa chấp hành.

Trong thời hạn 05 ngày kểtừ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Tòa án phải mở phiên họp để xem xét,quyết định.

Trong thời hạn 03 ngày kểtừ ngày ra quyết định hủy bỏ quyết định tha tù trước thời hạn cóđiều kiện, Tòa án phải gửi quyết định cho cơ quan, cá nhân quy địnhtại khoản 8 Điều này.

11. Viện kiểm sát có quyền khángnghị, phạm nhân có quyền khiếu nại đối với quyết định về việc chấp nhận hoặckhông chấp nhận đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện, quyết định hủyquyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện.

Trình tự, thủ tục, thẩm quyềngiải quyết kháng nghị, khiếu nại các quyết định quy định tại khoản này đượchiện theo quy định tại Chương XXII và Chương XXXIII của Bộ luật này.

Điều 369. Thủ tục xóa án tích

1. Trong thời hạn 05 ngày kể từngày nhận được yêu cầu của người được đương nhiên xóa án tích và xét thấy có đủđiều kiện quy định tại Điều 70 của Bộ luật hình sự thì cơquan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp phiếu lý lịch tư pháp là họkhông có án tích.

2. Những trường hợp quy định tạiĐiều 71 và Điều 72 của Bộ luật hình sự thì việc xóa ántích do Tòa án quyết định. Người bị kết án phải có đơn gửi Tòa án đã xét xử sơthẩm vụ án có nhận xét của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trúhoặc cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc, học tập.

Trong thời hạn 03 ngày kể từngày nhận được đơn của người bị kết án, Tòa án đã xét xử sơ thẩm chuyển tàiliệu về việc xin xoá án tích cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 05 ngàykể từ ngày nhận tài liệu do Tòa án chuyển đến, Viện kiểm sát cùng cấp có ý kiếnbằng văn bản và chuyển lại tài liệu cho Tòa án.

Nếu xét thấy đủ điều kiện thìtrong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận tài liệu do Viện kiểm sát chuyển đến,Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm phải ra quyết định xóa án tích; trườnghợp chưa đủ điều kiện thì quyết định bác đơn xin xóa án tích.

Trong thời hạn 05 ngày kể từngày ra quyết định xóa án tích hoặc quyết định bác đơn xin xóa án tích, Tòaán đã ra quyết định phải gửi quyết định này cho người bị kết án, Việnkiểm sát cùng cấp, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú hoặc cơquan, tổ chức nơi họ làm việc, học tập.

PHẦN THỨ SÁU

XÉT LẠI BẢN ÁN VÀQUYẾT ĐỊNH ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT

Chương XXV

THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM

Điều 370. Tính chất của giám đốcthẩm

Giám đốc thẩm là xét lại bản án,quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiệncó vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.

Điều 371. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tụcgiám đốc thẩm

Bản án, quyết định của Tòa án đãcó hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trongcác căn cứ:

1. Kết luận trong bản án, quyếtđịnh của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;

2. Có vi phạm nghiêm trọng thủtục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trongviệc giải quyết vụ án;

3. Có sai lầm nghiêm trọng trongviệc áp dụng pháp luật.

Điều 372. Phát hiện bản án, quyết định đã cóhiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm

1. Người bị kết án, cơ quan, tổchức và mọi cá nhân có quyền phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyếtđịnh của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và thông báo cho người có thẩm quyềnkháng nghị.

2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh thựchiện việc kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhândân cấp huyện để phát hiện vi phạm pháp luật và kiến nghị Chánh án Tòa án nhândân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét kháng nghị.

Tòa án quân sự cấp quân khu thựchiện việc kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quânsự khu vực để phát hiện vi phạm pháp luật và kiến nghị Chánh án Tòa án quân sựtrung ương xem xét kháng nghị.

3. Khi thực hiện công tác giámđốc việc xét xử, kiểm sát việc xét xử hoặc qua các nguồn thông tin khác mà Tòaán, Viện kiểm sát phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòaán đã có hiệu lực pháp luật thì thông báo ngay bằng văn bản cho người có thẩmquyền kháng nghị.

Điều 373. Những người có quyền kháng nghịtheo thủ tục giám đốc thẩm

1. Chánh án Tòa án nhân dân tốicao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủtục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhândân cấp cao; bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khixét thấy cần thiết, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tốicao.

2. Chánh án Tòa án quân sự trungương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủtục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quânsự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực.

3. Chánh án Tòa án nhân dân cấpcao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủtục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhândân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

Điều 374. Thủ tục thông báo bản án, quyếtđịnh của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm

1. Khi phát hiện vi phạm phápluật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì người bịkết án, cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản hoặc trình bày trựctiếp với người có thẩm quyền kháng nghị hoặc với Tòa án, Viện kiểm sát nơi gầnnhất kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật (nếu có).

2. Văn bản thông báo có các nộidung chính:

a) Ngày, tháng, năm;

b) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổchức, cá nhân thông báo;

c) Bản án, quyết định của Tòa ánđã có hiệu lực pháp luật bị phát hiện có vi phạm pháp luật;

d) Nội dung vi phạm pháp luậtđược phát hiện;

đ) Kiến nghị người có thẩm quyềnxem xét kháng nghị.

3. Người thông báo là cá nhânphải ký tên hoặc điểm chỉ; trường hợp cơ quan, tổ chức thông báo thì người đạidiện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu.

Điều 375. Thủ tục tiếp nhận thông báo bản án,quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giámđốc thẩm

1. Khi nhận được thông báo bằngvăn bản thì Tòa án, Viện kiểm sát phải vào sổ nhận thông báo.

2. Khi người bị kết án, cơ quan,tổ chức, cá nhân trình bày trực tiếp về vi phạm pháp luật trong bản án, quyếtđịnh của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì Tòa án, Viện kiểm sát phải lậpbiên bản; nếu người thông báo cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật thì Tòa án,Viện kiểm sát phải lập biên bản thu giữ. Biên bản được lập theo quy địnhtại Điều 133 của Bộ luật này.

3. Tòa án, Viện kiểm sát đã nhậnthông báo, lập biên bản phải gửi ngay thông báo, biên bản kèm theo chứng cứ,tài liệu, đồ vật (nếu có) cho người có thẩm quyền kháng nghị và thông báo bằngvăn bản cho người bị kết án, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã kiến nghị, đề nghịbiết.

Điều 376. Chuyển hồ sơ vụ án để xem xét khángnghị theo thủ tục giám đốc thẩm

1. Trường hợp cần thiết phảinghiên cứu hồ sơ vụ án để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thì Tòaán, Viện kiểm sát có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản để Tòa án đang quản lý hồsơ chuyển hồ sơ vụ án.

Trong thời hạn 07 ngày kể từngày nhận được văn bản yêu cầu, Tòa án đang quản lý hồ sơ vụ án phải chuyển hồsơ vụ án cho Tòa án, Viện kiểm sát đã yêu cầu.

2. Trường hợp Tòa án và Việnkiểm sát cùng có văn bản yêu cầu thì Tòa án đang quản lý hồ sơ vụ án chuyển hồsơ cho cơ quan yêu cầu trước và thông báo cho cơ quan yêu cầu sau biết.

Điều 377. Tạm đình chỉ thi hành bản án, quyếtđịnh bị kháng nghị giám đốc thẩm

Người ra quyết định kháng nghịgiám đốc thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì cóquyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó.

Quyết định tạm đình chỉ thi hànhbản án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm phải gửi cho Tòa án, Viện kiểmsát nơi đã xét xử sơ thẩm, phúc thẩm và cơ quan thi hành án có thẩm quyền.

Điều 378. Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm

Quyết định kháng nghị giám đốcthẩm có các nội dung chính:

1. Số, ngày, tháng, năm củaquyết định;

2. Người có thẩm quyền raquyết định;

3. Số, ngày, tháng, năm của bảnán, quyết định bị kháng nghị;

4. Nhận xét, phân tích những viphạm pháp luật, sai lầm của bản án, quyết định bị kháng nghị;

5. Căn cứ pháp luật để quyếtđịnh kháng nghị;

6. Quyết định kháng nghị toàn bộhay một phần bản án, quyết định;

7. Tên của Tòa án có thẩm quyềngiám đốc thẩm vụ án;

8. Yêu cầu của người kháng nghị.

Điều 379. Thời hạn kháng nghị theo thủ tụcgiám đốc thẩm

1. Việc kháng nghị theo hướngkhông có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trong thời hạn 01 năm kể từngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

2. Việc kháng nghị theo hướng cólợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ lúc nào, cả trong trườnghợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.

3. Việc kháng nghị về dân sựtrong vụ án hình sự đối với đương sự được thực hiện theo quy định của phápluật về tố tụng dân sự.

4. Nếu không có căn cứ để khángnghị theo thủ tục giám đốc thẩm thì người có quyền kháng nghị phải trả lời bằngvăn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã kiến nghị biết rõ lý do của việc khôngkháng nghị.

Điều 380. Gửi quyết định kháng nghị giám đốcthẩm

1. Quyết định kháng nghị giámđốc thẩm phải gửi ngay cho Tòa án đã ra bản án, quyết định đã có hiệu lực phápluật bị kháng nghị, người bị kết án, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thihành án dân sự có thẩm quyền và những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liênquan đến nội dung kháng nghị.

2. Trường hợp Chánh án Tòa ánnhân dân tối cao kháng nghị thì quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án phảigửi ngay cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm.

Trường hợp Chánh án Tòa án nhândân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương kháng nghị thì quyết định khángnghị kèm theo hồ sơ vụ án phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát có thẩm quyền.

Tòa án có thẩm quyền giám đốcthẩm phải gửi quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùngcấp. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sátphải gửi lại hồ sơ vụ án cho Tòa án.

3. Trường hợp Viện trưởng Viện kiểmsát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởngViện kiểm sát quân sự trung ương kháng nghị thì quyết định kháng nghị kèm theohồ sơ vụ án phải gửi ngay cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm.

Điều 381. Thay đổi, bổ sung, rútkháng nghị

1. Trước khi mở phiên tòa hoặctại phiên tòa giám đốc thẩm, người kháng nghị có quyền bổ sung, thay đổi khángnghị nếu chưa hết thời hạn kháng nghị. Việc bổ sung, thay đổi kháng nghị trướckhi mở phiên tòa phải bằng quyết định và được gửi theo quy định tại khoản 1Điều 380 của Bộ luật này. Việc bổ sung, thay đổi kháng nghị tại phiên tòa đượcghi vào biên bản phiên tòa.

2. Trước khi bắt đầu hoặc tạiphiên tòa giám đốc thẩm, người kháng nghị có quyền rút một phần hoặc toàn bộkháng nghị. Việc rút kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải bằng quyết định;việc rút kháng nghị tại phiên tòa được ghi vào biên bản phiên tòa.

3. Trường hợp rút toàn bộ khángnghị trước khi mở phiên tòa thì Chánh án Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm raquyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm. Trường hợp rút toàn bộ kháng nghị tạiphiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm.

Trong thời hạn 02 ngày kể từngày ra quyết định, Tòa án gửi quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm chonhững người quy định tại khoản 1 Điều 380 của Bộ luật này và Viện kiểm sát cùngcấp.

Điều 382. Thẩm quyền giám đốc thẩm

1. Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhândân cấp cao giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán đối với bản án,quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhândân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị.

2. Hội đồng toàn thể Ủy ban Thẩmphán Tòa án nhân dân cấp cao giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định đã cóhiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân quy định tại khoản 1 Điều này nhưng cótính chất phức tạp hoặc bản án, quyết định đã được Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhândân cấp cao giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán nhưng khôngthống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án.

Khi xét xử giám đốc thẩm bằngHội đồng toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thì phải có ít nhấthai phần ba tổng số thành viên tham gia, do Chánh án Tòa án nhân dân cấp caolàm chủ tọa phiên tòa. Quyết định của Hội đồng toàn thể Ủy ban Thẩm phán phảiđược quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành; nếu không được quá nửa sốthành viên của Hội đồng toàn thể Ủy ban Thẩm phán tán thành thì phải hoãn phiêntòa. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa thì Hội đồngtoàn thể Ủy ban Thẩm phán phải mở phiên tòa xét xử lại vụ án.

3. Ủy ban Thẩm phán Tòa án quânsự trung ương giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luậtcủa Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực bị kháng nghị. Khi xétxử giám đốc thẩm thì phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên của Ủy banThẩm phán Tòa án quân sự trung ương tham gia, do Chánh án Tòa án quân sự trungương làm chủ tọa phiên tòa. Quyết định của Ủy ban Thẩm phán phải được quá nửatổng số thành viên biểu quyết tán thành; nếu không được quá nửa số thành viêncủa Ủy ban Thẩm phán tán thành thì phải hoãn phiên tòa. Trong thời hạn 30 ngàykể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa thì Ủy ban Thẩm phán phải mở phiên tòaxét xử lại vụ án.

4. Hội đồng Thẩm phán Tòa ánnhân dân tối cao giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm năm Thẩm phán đối vớibản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa ánquân sự trung ương bị kháng nghị.

5. Hội đồng toàn thể Thẩm phánTòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm đối với bản án hoặc quyết định đã có hiệulực pháp luật quy định tại khoản 4 Điều này nhưng có tính chất phức tạp hoặcbản án, quyết định đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốcthẩm bằng Hội đồng xét xử gồm năm Thẩm phán nhưng không thống nhất khi biểuquyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án.

Khi xét xử giám đốc thẩm bằngHội đồng toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì phải có ít nhất haiphần ba tổng số thành viên tham gia, do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao làmchủ tọa phiên tòa. Quyết định của Hội đồng toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dântối cao phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành; nếu khôngđược quá nửa số thành viên của Hội đồng toàn thể Thẩm phán tán thành thì phảihoãn phiên tòa. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòathì Hội đồng toàn thể Thẩm phán phải mở phiên tòa xét xử lại vụ án.

6. Bản án, quyết định đã có hiệulực pháp luật bị kháng nghị thuộc thẩm quyền giám đốc thẩm của các cấp khácnhau thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm toàn bộ vụán.

Điều 383. Những người tham gia phiên tòa giámđốc thẩm

1. Phiên tòa giám đốc thẩm phảicó sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp.

2. Trường hợp xét thấy cần thiếthoặc có căn cứ sửa một phần bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, Tòa ánphải triệu tập người bị kết án, người bào chữa và những người có quyền lợi,nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm; nếu họvắng mặt thì phiên tòa giám đốc thẩm vẫn được tiến hành.

Điều 384. Chuẩn bị phiên tòa giám đốc thẩm

Chánh án Tòa án phân công mộtThẩm phán là thành viên Hội đồng giám đốc thẩm làm bản thuyết trình về vụ án.Bản thuyết trình tóm tắt nội dung vụ án và các bản án, quyết định của các cấp Tòaán, nội dung của kháng nghị.

Bản thuyết trình và các tài liệucó liên quan phải gửi cho các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm chậm nhất là 07ngày trước ngày mở phiên tòa giám đốc thẩm.

Điều 385. Thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm

Trong thời hạn 04 tháng kể từngày nhận được quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, Tòa án có thẩm quyềngiám đốc thẩm phải mở phiên tòa.

Điều 386. Thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm

1. Sau khi chủ tọa phiên tòakhai mạc phiên tòa, một thành viên Hội đồng giám đốc thẩm trình bày bản thuyếttrình về vụ án. Các thành viên khác của Hội đồng giám đốc thẩm hỏi thêm Thẩmphán thuyết trình về những điểm chưa rõ trước khi thảo luận và phát biểu ý kiếncủa mình về việc giải quyết vụ án. Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị thì Kiểmsát viên trình bày nội dung kháng nghị.

2. Trường hợp người bị kết án,người bào chữa, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng nghị có mặttại phiên tòa thì những người này được trình bày ý kiến về những vấn đề màHội đồng giám đốc thẩm yêu cầu.

Kiểm sát viên phát biểu ý kiếncủa Viện kiểm sát về quyết định kháng nghị và việc giải quyết vụ án.

Kiểm sát viên, người tham gia tốtụng tại phiên tòa giám đốc thẩm tranh tụng về những vấn đề liên quan đến việcgiải quyết vụ án. Chủ tọa phiên tòa phải tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, ngườitham gia tố tụng trình bày hết ý kiến, tranh luận dân chủ, bình đẳng trướcTòa án.

3. Các thành viên Hội đồng giámđốc thẩm phát biểu ý kiến của mình và thảo luận. Hội đồng giám đốc thẩm biểuquyết về việc giải quyết vụ án và công bố quyết định về việc giải quyết vụ án.

Điều 387. Phạm vi giám đốc thẩm

Hội đồng giám đốc thẩm phải xemxét toàn bộ vụ án mà không chỉ hạn chế trong nội dung của kháng nghị.

Điều 388. Thẩm quyền của Hội đồng giám đốcthẩm

1. Không chấp nhận kháng nghị vàgiữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.

2. Hủy bản án, quyết định đã cóhiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa áncấp sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm bị hủy, sửa không đúng pháp luật.

3. Hủy bản án, quyết định đã cóhiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại.

4. Hủy bản án, quyết định đã cóhiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án.

5. Sửa bản án, quyết định đã cóhiệu lực pháp luật.

6. Đình chỉ xét xử giám đốcthẩm.

Điều 389. Không chấp nhận kháng nghị và giữnguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị

Hội đồng giám đốc thẩm khôngchấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luậtbị kháng nghị khi xét thấy bản án, quyết định đó có căn cứ và đúng pháp luật.

Điều 390. Hủy bản án, quyết định đã có hiệulực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp sơthẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm bị hủy, sửa không đúng pháp luật

Hội đồng giám đốc thẩm ra quyếtđịnh hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án,quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩmnhưng bị hủy, sửa không đúng pháp luật.

Điều 391. Hủy bản án, quyết định đã có hiệulực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại

Hội đồng giám đốc thẩm hủy mộtphần hoặc toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lạihoặc xét xử lại nếu có một trong các căn cứ quy định tại Điều 371 của Bộ luậtnày. Nếu hủy để xét xử lại thì tùy trường hợp, Hội đồng giám đốc thẩm có thểquyết định xét xử lại từ cấp sơ thẩm hoặc cấp phúc thẩm.

Trường hợp xét thấy cần tiếp tụctạm giam bị cáo thì Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định tạm giam cho đến khiViện kiểm sát hoặc Tòa án thụ lý lại vụ án.

Điều 392. Hủy bản án, quyết định đã có hiệulực pháp luật và đình chỉ vụ án

Hội đồng giám đốc thẩm hủy bảnán, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án nếu có một trong cáccăn cứ quy định tại Điều 157 của Bộ luật này.

Điều 393. Sửa bản án, quyết định đã có hiệulực pháp luật

Hội đồng giám đốc thẩm sửa bảnán, quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi có đủ các điều kiện:

1. Các tài liệu, chứng cứ tronghồ sơ vụ án đã rõ ràng, đầy đủ;

2. Việc sửa bản án, quyết địnhkhông làm thay đổi bản chất của vụ án, không làm xấu đi tình trạng của người bịkết án, không gây bất lợi cho bị hại, đương sự.

Điều 394. Quyết định giám đốc thẩm

1. Hội đồng giám đốc thẩm raquyết định giám đốc thẩm nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Quyết định giám đốc thẩm cócác nội dung:

a) Ngày, tháng, năm và địa điểmmở phiên tòa;

b) Họ tên các thành viên Hộiđồng giám đốc thẩm;

c) Họ tên Kiểm sát viên thựchành quyền công tố, kiểm sát xét xử phiên tòa;

d) Tên vụ án mà Hội đồng đưa raxét xử giám đốc thẩm;

đ) Tên, tuổi, địa chỉ của ngườibị kết án và những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quyết địnhgiám đốc thẩm;

e) Tóm tắt nội dung vụ án, phầnquyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;

g) Quyết định kháng nghị, căn cứkháng nghị;

h) Nhận định của Hội đồng giámđốc thẩm, trong đó phải phân tích những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấpnhận kháng nghị;

i) Điểm, khoản, điều của Bộ luậttố tụng hình sự, Bộ luật hình sự mà Hội đồng giám đốc thẩm căn cứ để ra quyếtđịnh;

k) Quyết định của Hội đồng giámđốc thẩm.

Điều 395. Hiệu lực của quyết định giám đốcthẩm và việc gửi quyết định giám đốc thẩm

1. Quyết định của Hội đồng giámđốc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.

2. Trong thời hạn 10 ngày kể từngày ra quyết định, Hội đồng giám đốc thẩm phải gửi quyết định giám đốc thẩmcho người bị kết án, người đã kháng nghị; Viện kiểm sát cùng cấp; Viện kiểmsát, Tòa án nơi đã xét xử sơ thẩm, phúc thẩm; cơ quan thi hành án hình sự, cơquan thi hành án dân sự có thẩm quyền, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quanđến việc kháng nghị hoặc người đại diện của họ; thông báo bằng văn bản chochính quyền xã, phường, thị trấn nơi người bị kết án cư trú hoặc cơ quan, tổchức nơi người bị kết án làm việc, học tập.

Điều 396. Thời hạn chuyển hồ sơ vụ án để điềutra lại hoặc xét xử lại

Nếu Hội đồng giám đốc thẩm quyếtđịnh hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại thì trongthời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định, hồ sơ vụ án phải được chuyển choViện kiểm sát cùng cấp để điều tra lại theo thủ tục chung quy định tại Bộluật này.

Nếu Hội đồng giám đốc thẩm quyếtđịnh hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại vụ án ở cấpsơ thẩm hoặc ở cấp phúc thẩm thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định,hồ sơ vụ án phải được chuyển cho Tòa án có thẩm quyền để xét xử lại theo thủtục chung quy định tại Bộ luật này.

Chương XXVI

THỦ TỤC TÁI THẨM

Điều 397. Tính chất của tái thẩm

Tái thẩm là xét lại bản án,quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng bị kháng nghị vì có tìnhtiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyếtđịnh mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó.

Điều 398. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tụctái thẩm

Bản án, quyết định của Tòa án đãcó hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong cáccăn cứ:

1. Có căn cứ chứng minh lời khaicủa người làm chứng, kết luận giám định, kết luận định giá tài sản, lời dịchcủa người phiên dịch, bản dịch thuật có những điểm quan trọng không đúng sựthật;

2. Có tình tiết mà Điều traviên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm do không biết được mà kết luận khôngđúng làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúngsự thật khách quan của vụ án;

3. Vật chứng, biên bản về hoạtđộng điều tra, truy tố, xét xử, biên bản hoạt động tố tụng khác hoặc nhữngchứng cứ, tài liệu, đồ vật khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật;

4. Những tình tiết khác làm chobản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật kháchquan của vụ án.

Điều 399. Thông báo và xác minh những tìnhtiết mới được phát hiện

1. Người bị kết án, cơ quan, tổchức và mọi cá nhân có quyền phát hiện tình tiết mới của vụ án và thông báokèm theo các tài liệu liên quan cho Viện kiểm sát hoặc Tòa án. Trường hợp Tòaán nhận được thông báo hoặc tự mình phát hiện tình tiết mới của vụ án thì phảithông báo ngay bằng văn bản kèm theo các tài liệu liên quan cho Viện trưởngViện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm. Viện trưởng Viện kiểm sát cóthẩm quyền kháng nghị tái thẩm ra quyết định xác minh những tình tiết đó.

2. Viện kiểm sát phải xác minhnhững tình tiết mới; khi xét thấy cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩmquyền kháng nghị tái thẩm yêu cầu Cơ quan điều tra có thẩm quyền xác minh tìnhtiết mới của vụ án và chuyển kết quả xác minh cho Viện kiểm sát.

3. Khi tiến hành xác minh tìnhtiết mới của vụ án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra có quyền áp dụng các biệnpháp điều tra tố tụng theo quy định của Bộ luật này.

Điều 400. Những người có quyền kháng nghịtheo thủ tục tái thẩm

1. Viện trưởng Viện kiểm sátnhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án,quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ quyết định của Hộiđồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

2. Viện trưởng Viện kiểm sátquân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án,quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa ánquân sự khu vực.

3. Viện trưởng Viện kiểm sátnhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án,quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhândân cấp huyện thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

Điều 401. Thời hạn kháng nghị theo thủ tụctái thẩm

1. Tái thẩm theo hướng không cólợi cho người bị kết án chỉ được thực hiện trong thời hiệu truy cứu tráchnhiệm hình sự quy định tại Điều 27 của Bộ luật hình sự vàthời hạn kháng nghị không được quá 01 năm kể từ ngày Viện kiểm sát nhận đượctin báo về tình tiết mới được phát hiện.

2. Tái thẩm theo hướng có lợicho người bị kết án thì không hạn chế về thời gian và được thực hiện cảtrong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.

3. Việc kháng nghị về dân sựtrong vụ án hình sự đối với đương sự được thực hiện theo quy định của phápluật về tố tụng dân sự.

Điều 402. Thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm

1. Không chấp nhận kháng nghị vàgiữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.

2. Hủy bản án, quyết định củaTòa án đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại.

3. Hủy bản án, quyết định củaTòa án đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án.

4. Đình chỉ việc xét xử táithẩm.

Điều 403. Các thủ tục khác về tái thẩm

Các thủ tục khác về tái thẩmđược thực hiện theo các quy định về thủ tục giám đốc thẩm quy định tại Bộ luậtnày.

Chương XXVII

THỦ TỤC XEM XÉTLẠI QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Điều 404. Yêu cầu, kiến nghị, đề nghị xem xétlại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

1. Khi có căn cứ xác định quyếtđịnh của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có vi phạm pháp luật nghiêmtrọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nộidung quyết định mà Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không biết đượckhi ra quyết định đó, nếu Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu, Ủy ban tư pháp củaQuốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị, Chánh án Tòa ánnhân dân tối cao đề nghị thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối phải mởphiên họp để xem xét lại quyết định đó.

2. Trường hợp Ủy ban thường vụQuốc hội yêu cầu thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm báo cáoHội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét lại quyết định của Hộiđồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

3. Trường hợp Ủy ban tư pháp củaQuốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị thì Hội đồngThẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mở phiên họp xem xét kiến nghị đó.

Trường hợp Chánh án Tòa án nhândân tối cao đề nghị thì báo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mởphiên họp xem xét đề nghị đó.

Điều 405. Thành phần tham dự phiên họp củaHội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét kiến nghị, đề nghị

1. Viện trưởng Viện kiểm sátnhân dân tối cao phải tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dântối cao để xem xét kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, kiến nghị củaViện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc đề nghị của Chánh án Tòa ánnhân dân tối cao.

2. Đại diện Ủy ban tư pháp củaQuốc hội được mời tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tốicao để xem xét kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội.

3. Trường hợp xét thấy cầnthiết, Tòa án nhân dân tối cao có thể mời cơ quan, tổ chức, cá nhân có liênquan tham dự phiên họp.

Điều 406. Chuẩn bị mở phiên họp xem xét kiếnnghị, đề nghị

1. Sau khi nhận được kiến nghịcủa Ủy ban tư pháp của Quốc hội, của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối caohoặc sau khi Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có văn bản đề nghị xem xét lạiquyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tốicao gửi cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao bản sao văn bản kiến nghị hoặc đềnghị đó kèm theo hồ sơ vụ án để Viện kiểm sát nhân dân tối cao chuẩn bị ý kiếnphát biểu tại phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị.

Chánh án Tòa án nhân dân tối caotổ chức thẩm định hồ sơ để báo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối caoxem xét, quyết định tại phiên họp.

2. Trong thời hạn 30 ngày kể từngày nhận được kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc kể từ ngày Chánh án Tòa án nhân dântối cao có văn bản đề nghị thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phảimở phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị đó và thông báo bằng văn bản cho Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về thời gian, địa điểm mở phiên họp xemxét kiến nghị, đề nghị.

Điều 407. Thủ tục mở phiên họp xem xét kiếnnghị, đề nghị

1. Chánh án Tòa án nhân dân tốicao tự mình hoặc phân công một thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dântối cao trình bày tóm tắt nội dung vụ án và quá trình giải quyết vụ án.

2. Đại diện Ủy ban tư pháp củaQuốc hội, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dântối cao có kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòaán nhân dân tối cao trình bày về các vấn đề sau:

a) Nội dung kiến nghị, đề nghị;

b) Căn cứ kiến nghị, đề nghị;

c) Phân tích chứng cứ cũ vàchứng cứ mới bổ sung (nếu có) để làm rõ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọngtrong quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hoặc những tìnhtiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định của Hội đồngThẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

3. Trường hợp xem xét kiến nghịcủa Ủy ban tư pháp của Quốc hội hoặc xem xét đề nghị của Chánh án Tòa án nhândân tối cao thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phát biểu ý kiến vềtính có căn cứ và hợp pháp của kiến nghị, đề nghị; nêu rõ quan điểm và lý donhất trí hoặc không nhất trí với kiến nghị, đề nghị đó.

4. Hội đồng Thẩm phán Tòa ánnhân dân tối cao thảo luận và biểu quyết theo đa số về việc nhất trí hoặc khôngnhất trí với kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phánTòa án nhân dân tối cao.

5. Trường hợp nhất trí với kiếnnghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tốicao hoặc đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thì Hội đồng Thẩm phánTòa án nhân dân tối cao quyết định về việc mở phiên họp để xem xét lại quyếtđịnh của mình.

6. Mọi diễn biến tại phiên họpxem xét kiến nghị, đề nghị và các quyết định được thông qua tại phiên họp đượcghi vào biên bản phiên họp và lưu hồ sơ xem xét kiến nghị, đề nghị.

Điều 408. Thông báo kết quả phiên họp xem xétkiến nghị, đề nghị

Sau khi kết thúc phiên họp, Hộiđồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao gửi văn bản thông báo kết quả phiên họpvề việc nhất trí hoặc không nhất trí kiến nghị, đề nghị cho Ủy ban tư pháp củaQuốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Văn bản thông báo phảinêu rõ lý do của việc nhất trí hoặc không nhất trí với kiến nghị, đề nghị đó.

Trường hợp không nhất trí kếtquả xem xét kiến nghị, đề nghị của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối caothì Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao,Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có quyền báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xemxét, quyết định.

Điều 409. Thẩm định hồ sơ vụ án; xác minh,thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật

1. Trường hợp có yêu cầu của Ủyban thường vụ Quốc hội hoặc có quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhândân tối cao nhất trí xem xét lại quyết định của mình thì Chánh án Tòa án nhândân tối cao tổ chức việc thẩm định hồ sơ vụ án và tổ chức việc xác minh, thuthập chứng cứ, tài liệu, đồ vật trong trường hợp cần thiết.

2. Việc thẩm định hồ sơ vụ án,xác minh, thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật phải làm rõ có hay không có viphạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có hay không có tình tiết quan trọng mới làmthay đổi cơ bản nội dung quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tốicao.

Điều 410. Thời hạn mở phiên họp xem xét lạiquyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

1. Trong thời hạn 04 tháng kể từngày nhận được yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc kể từ ngày có quyếtđịnh của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhất trí xem xét lại quyếtđịnh của mình, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải mở phiên họp.

2. Tòa án nhân dân tối cao gửicho Viện kiểm sát nhân dân tối cao văn bản thông báo về thời gian, địa điểm mởphiên họp xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối caokèm theo hồ sơ vụ án trong trường hợp có yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốchội.

Điều 411. Thủ tục và thẩm quyền xem xét lạiquyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

1. Viện trưởng Viện kiểm sátnhân dân tối cao phải tham dự phiên họp xem xét lại quyết định của Hội đồngThẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và phát biểu quan điểm về việc có hay khôngcó vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có hay không có tình tiết mới quan trọnglàm thay đổi cơ bản nội dung quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dântối cao và quan điểm về việc giải quyết vụ án.

2. Sau khi nghe Chánh án Tòa ánnhân dân tối cao báo cáo, nghe ý kiến của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dântối cao, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự (nếu có), Hội đồngThẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quyết định:

a) Không chấp nhận yêu cầu củaỦy ban thường vụ Quốc hội, kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tốicao và giữ nguyên quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;

b) Hủy quyết định của Hội đồngThẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực phápluật có vi phạm pháp luật và quyết định về nội dung vụ án;

c) Hủy quyết định của Hội đồngThẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực phápluật và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;

d) Hủy quyết định của Hội đồngThẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực phápluật có vi phạm pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại.

3. Quyết định của Hội đồng Thẩmphán Tòa án nhân dân tối cao phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viêncủa Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao biểu quyết tán thành.

Điều 412. Gửi quyết định của Hội đồng Thẩmphán Tòa án nhân dân tối cao về việc xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩmphán Tòa án nhân dân tối cao

Sau khi Hội đồng Thẩm phán Tòaán nhân dân tối cao ra một trong các quyết định quy định tại Điều 411 của Bộluật này, Tòa án nhân dân tối cao gửi quyết định cho Ủy ban thường vụ Quốc hội,Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra,Viện kiểm sát và Tòa án đã giải quyết vụ án và những người có liên quan.

PHẦN THỨ BẢY

THỦ TỤC ĐẶC BIỆT

Chương XXVIII

THỦ TỤC TỐ TỤNGĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI

Ðiều 413. Phạm vi áp dụng

Thủ tục tố tụng đối với người bịbuộc tội, người bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi được áp dụngtheo quy định của Chương này, đồng thời theo những quy định khác của Bộ luậtnày không trái với quy định của Chương này.

Điều 414. Nguyên tắc tiến hành tố tụng

1. Bảo đảm thủ tục tố tụngthân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhậnthức của người dưới 18 tuổi; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của ngườidưới 18 tuổi; bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi.

2. Bảo đảm giữ bí mật cá nhâncủa người dưới 18 tuổi.

3. Bảo đảm quyền tham gia tốtụng của người đại diện của người dưới 18 tuổi, nhà trường, Ðoàn thanh niên,người có kinh nghiệm, hiểu biết về tâm lý, xã hội, tổ chức khác nơi ngườidưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt.

4. Tôn trọng quyền được thamgia, trình bày ý kiến của người dưới 18 tuổi.

5. Bảo đảm quyền bào chữa, quyềnđược trợ giúp pháp lý của người dưới 18 tuổi.

6. Bảo đảm các nguyên tắc xửlý của Bộ luật hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

7. Bảo đảm giải quyết nhanhchóng, kịp thời các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi.

Điều 415. Người tiến hành tố tụng

Người tiến hành tố tụng đối vớivụ án có người dưới 18 tuổi phải là người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệmđiều tra, truy tố, xét xử vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi, có hiểubiết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi.

Ðiều 416. Những vấn đề cần xác định khitiến hành tố tụng đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi

1. Tuổi, mức độ phát triển vềthể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người dưới 18tuổi.

2. Ðiều kiện sinh sống và giáodục.

3. Có hay không có người đủ 18tuổi trở lên xúi giục.

4. Nguyên nhân, điều kiện, hoàncảnh phạm tội.

Điều 417. Xác định tuổi của người bị buộctội, người bị hại là người dưới 18 tuổi

1. Việc xác định tuổi của ngườibị buộc tội, người bị hại là người dưới 18 tuổi do cơ quan có thẩm quyền tiếnhành tố tụng thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp đã áp dụng cácbiện pháp hợp pháp mà vẫn không xác định được chính xác thì ngày, tháng, nămsinh của họ được xác định:

a) Trường hợp xác định đượctháng nhưng không xác định được ngày thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làmngày sinh.

b) Trường hợp xác định được quýnhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuốicùng trong quý đó làm ngày, tháng sinh.

c) Trường hợp xác định được nửacủa năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của thángcuối cùng trong nửa năm đó làm ngày, tháng sinh.

d) Trường hợp xác định được nămnhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuốicùng trong năm đó làm ngày, tháng sinh.

3. Trường hợp không xác địnhđược năm sinh thì phải tiến hành giám định để xác định tuổi.

Ðiều 418. Giám sát đối với người bị buộc tộilà người dưới 18 tuổi

1. Cơ quan điều tra, cơ quanđược giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Tòa áncó thể ra quyết định giao người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi cho ngườiđại diện của họ giám sát để bảo đảm sự có mặt của họ khi có giấy triệu tập củacơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

2. Người được giao nhiệm vụ giámsát có nghĩa vụ giám sát chặt chẽ người dưới 18 tuổi, theo dõi tư cách, đạođức và giáo dục người đó.

Trường hợp người dưới 18 tuổicó dấu hiệu bỏ trốn hoặc có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người kháckhai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ,tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khốngchế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thânthích của những người này hoặc tiếp tục phạm tội thì người được giao nhiệm vụgiám sát phải kịp thời thông báo và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tiếnhành tố tụng để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời.

Ðiều 419. Áp dụng biện pháp ngăn chặn, biệnpháp cưỡng chế

1. Chỉ áp dụng biện pháp ngănchặn, biện pháp áp giải đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi trongtrường hợp thật cần thiết.

Chỉ áp dụng biện pháp tạm giữ,tạm giam đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi khi có căn cứ chorằng việc áp dụng biện pháp giám sát và các biện pháp ngăn chặn khác không hiệuquả. Thời hạn tạm giam đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi bằnghai phần ba thời hạn tạm giam đối với người đủ 18 tuổi trở lên quy định tại Bộluật này. Khi không còn căn cứ để tạm giữ, tạm giam thì cơ quan, người có thẩmquyền phải kịp thời hủy bỏ, thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới16 tuổi có thể bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, tạm giữ, tạm giam vềtội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật hình sự nếucó căn cứ quy định tại các điều 110, 111 và 112, các điểm a, b, c, d và đ khoản2 Điều 119 của Bộ luật này.

3. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới18 tuổi có thể bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, tạm giữ, tạm giam vềtội nghiêm trọng do cố ý, tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng nếucó căn cứ quy định tại các điều 110, 111 và 112, các điểm a, b, c, d và đ khoản2 Điều 119 của Bộ luật này.

4. Đối với bị can, bị cáo từ đủ16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội nghiêmtrọng do vô ý, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến02 năm thì có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu họ tiếp tục phạm tội, bỏtrốn và bị bắt theo quyết định truy nã.

5. Trong thời hạn 24 giờ kể từkhi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, người ra lệnhgiữ, lệnh hoặc quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam người dưới 18 tuổi phảithông báo cho người đại diện của họ biết.

Ðiều 420. Việc tham gia tố tụng của người đạidiện, nhà trường, tổ chức

1. Người đại diện của ngườidưới 18 tuổi, thầy giáo, cô giáo, đại diện của nhà trường, Ðoàn thanh niên,tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt có quyềnvà nghĩa vụ tham gia tố tụng theo quyết định của Cơ quan điều tra, Viện kiểmsát, Tòa án.

2. Người đại diện của ngườidưới 18 tuổi được tham gia việc lấy lời khai, hỏi cung người dưới 18 tuổi;đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu, khiếu nại, tố cáo; đọc, ghi chép,sao chụp tài liệu liên quan đến việc buộc tội người dưới 18 tuổi trong hồ sơvụ án sau khi kết thúc điều tra.

3. Những người quy định tạikhoản 1 Điều này khi tham gia phiên tòa có quyền đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồvật, yêu cầu và đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng; phát biểu ý kiến,tranh luận; khiếu nại các hành vi tố tụng của những người có thẩm quyền tiếnhành tố tụng và các quyết định của Tòa án.

Điều 421. Lấy lời khai người bị giữ trongtrường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người làmchứng; hỏi cung bị can; đối chất

1. Khi lấy lời khai người bị giữtrong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, ngườilàm chứng, hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi, cơ quan có thẩm quyềntiến hành tố tụng phải thông báo trước thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏicung cho người bào chữa, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của họ.

2. Việc lấy lời khai người bịgiữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, hỏi cung bị can phảicó mặt người bào chữa hoặc người đại diện của họ.

Việc lấy lời khai của người bịhại, người làm chứng phải có người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của họ tham dự.

3. Người bào chữa, người đạidiện có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can là người dưới 18 tuổinếu được Điều tra viên, Kiểm sát viên đồng ý. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏicung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa, người đại diện có thểhỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bịcan.

4. Thời gian lấy lời khai ngườidưới 18 tuổi không quá hai lần trong 01 ngày và mỗi lần không quá 02 giờ, trừtrường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp.

5. Thời gian hỏi cung bị can làngười dưới 18 tuổi không quá hai lần trong 01 ngày và mỗi lần không quá 02giờ, trừ trường hợp:

a) Phạm tội có tổ chức;

b) Để truy bắt người phạm tộikhác đang bỏ trốn;

c) Ngăn chặn người khác phạmtội;

d) Để truy tìm công cụ, phươngtiện phạm tội hoặc vật chứng khác của vụ án;

đ) Vụ án có nhiều tình tiết phứctạp.

6. Người có thẩm quyền tiến hànhtố tụng chỉ tiến hành đối chất giữa bị hại là người dưới 18 tuổi với bị can,bị cáo để làm sáng tỏ tình tiết của vụ án trong trường hợp nếu không đối chấtthì không thể giải quyết được vụ án.

Ðiều 422. Bào chữa

1. Người bị buộc tội là ngườidưới 18 tuổi có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.

2. Người đại diện của ngườidưới 18 tuổi bị buộc tội có quyền lựa chọn người bào chữa hoặc tự mình bàochữa cho người dưới 18 tuổi bị buộc tội.

3. Trường hợp người bị buộc tộilà người dưới 18 tuổi không có người bào chữa hoặc người đại diện của họkhông lựa chọn người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phảichỉ định người bào chữa theo quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.

Ðiều 423. Xét xử

1. Thành phần Hội đồng xét xử sơthẩm vụ án phải có một Hội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên hoặcngười có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi.

2. Trường hợp đặc biệt cần bảovệ bị cáo, bị hại là người dưới 18 tuổi thì Tòa án có thể quyết định xét xửkín.

3. Phiên tòa xét xử bị cáo làngười dưới 18 tuổi phải có mặt người đại diện của bị cáo, đại diện của nhàtrường, tổ chức nơi bị cáo học tập, sinh hoạt, trừ trường hợp những người nàyvắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.

4. Việc xét hỏi, tranh luận vớibị cáo, bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi tại phiên tòa được tiếnhành phù hợp với lứa tuổi, mức độ phát triển của họ. Phòng xử án được bố tríthân thiện, phù hợp với người dưới 18 tuổi.

5. Đối với vụ án có bị hại,người làm chứng là người dưới 18 tuổi, Hội đồng xét xử phải hạn chế việc tiếpxúc giữa bị hại, người làm chứng với bị cáo khi bị hại, người làm chứng trìnhbày lời khai tại phiên tòa. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có thể yêu cầu ngườiđại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hỏi bị hại, người làm chứng.

6. Khi xét xử, nếu thấy khôngcần thiết phải quyết định hình phạt đối với bị cáo thì Hội đồng xét xử áp dụngbiện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.

7. Chánh án Tòa án nhân dân tốicao quy định chi tiết việc xét xử vụ án có người dưới 18 tuổi của Tòa giađình và người chưa thành niên.

Ðiều 424. Chấm dứt việc chấp hành biện phápgiáo dục tại xã, phường, thị trấn, biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, giảmhoặc miễn chấp hành hình phạt

Người dưới 18 tuổi bị kết áncó thể được chấm dứt việc chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thịtrấn, biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, giảm hoặc miễn chấp hành hìnhphạt khi có đủ điều kiện quy định tại Điều 95 hoặc Điều 96hoặc Ðiều 105 của Bộ luật hình sự.

Ðiều 425. Xóa án tích

Việc xóa án tích đối với ngườidưới 18 tuổi phạm tội khi có đủ điều kiện quy định tại Ðiều107 của Bộ luật hình sự được thực hiện theo thủ tục chung quy định tạiBộ luật này.

Điều 426. Thẩm quyền áp dụng các biện phápgiám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn tráchnhiệm hình sự

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,Tòa án có thẩm quyền quyết định áp dụng một trong các biện pháp giám sát, giáodục sau đây đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hìnhsự:

1. Khiển trách;

2. Hòa giải tại cộng đồng;

3. Giáo dục tại xã, phường, thịtrấn.

Điều 427. Trình tự, thủ tục áp dụng biện phápkhiển trách

1. Khi miễn trách nhiệm hình sựcho người dưới 18 tuổi phạm tội mà xét thấy có đủ điều kiện áp dụng biện phápkhiển trách theo quy định của Bộ luật hình sự thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơquan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Hội đồng xét xửquyết định áp dụng biện pháp khiển trách đối với người dưới 18 tuổi phạm tộitrong vụ án do cơ quan mình thụ lý, giải quyết.

2. Quyết định áp dụng biệnpháp khiển trách có các nội dung chính:

a) Số, ngày, tháng, năm; địađiểm ra quyết định;

b) Họ tên, chức vụ, chữ ký củangười có thẩm quyền ra quyết định và đóng dấu của cơ quan ra quyết định;

c) Lý do, căn cứ ra quyết định;

d) Họ tên, ngày, tháng, nămsinh, nơi cư trú của bị can, bị cáo;

đ) Tội danh, điểm, khoản, điềucủa Bộ luật hình sự đã áp dụng;

e) Thời gian thực hiện nghĩa vụcủa người bị khiển trách.

3. Cơ quan điều tra, Viện kiểmsát, Tòa án phải giao ngay quyết định áp dụng biện pháp khiển trách cho ngườibị khiển trách, cha mẹ hoặc người đại diện của họ.

Điều 428. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháphòa giải tại cộng đồng

1. Khi xét thấy có đủ điều kiệnáp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng theo quy định của Bộ luật hình sự thìThủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Việnkiểm sát, Hội đồng xét xử quyết định áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng.

2. Quyết định áp dụng biệnpháp hòa giải tại cộng đồng có các nội dung chính:

a) Số, ngày, tháng, năm; địađiểm ra quyết định;

b) Họ tên, chức vụ, chữ ký củangười ra quyết định và đóng dấu của cơ quan ra quyết định;

c) Lý do, căn cứ ra quyết định;

d) Tội danh, điểm, khoản, điềucủa Bộ luật hình sự đã áp dụng;

đ) Họ tên Điều tra viên hoặcKiểm sát viên hoặc Thẩm phán được phân công tiến hành hòa giải;

e) Họ tên, ngày, tháng, nămsinh, nơi cư trú của bị can, bị cáo;

g) Họ tên người bị hại;

h) Họ tên những người khác thamgia hòa giải;

i) Thời gian, địa điểm, tiếnhành hòa giải.

3. Quyết định áp dụng biện pháphòa giải tại cộng đồng phải giao cho người dưới 18 tuổi phạm tội, cha mẹhoặc người đại diện của họ; người bị hại, người đại diện của người bị hại vàỦy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi tổ chức việc hòa giải tại cộngđồng chậm nhất là 03 ngày trước ngày tiến hành hòa giải.

4. Khi tiến hành hòa giải, Điềutra viên hoặc Kiểm sát viên hoặc Thẩm phán được phân công tiến hành hòa giảiphải phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi tổ chức việc hòagiải và phải lập biên bản hòa giải.

5. Biên bản hòa giải có cácnội dung chính:

a) Địa điểm, giờ, ngày, tháng,năm tiến hành hòa giải, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc;

b) Họ tên Điều tra viên, Kiểmsát viên, Thẩm phán được phân công tiến hành hòa giải;

c) Họ tên, ngày, tháng, nămsinh, nơi cư trú của bị can, bị cáo;

d) Họ tên, ngày, tháng, nămsinh, nơi cư trú của người bị hại;

đ) Họ tên, ngày, tháng, nămsinh, nơi cư trú của những người khác tham gia hòa giải;

e) Các câu hỏi, câu trả lời, lờitrình bày của những người tham gia hòa giải;

g) Kết quả hòa giải; người dưới18 tuổi, cha mẹ hoặc người đại diện của người dưới 18 tuổi xin lỗi ngườibị hại và bồi thường thiệt hại (nếu có); người bị hại, người đại diện củangười bị hại đã tự nguyện hòa giải, đề nghị miễn trách nhiệm hình sự (nếu có);

h) Chữ ký của Điều tra viên,Kiểm sát viên, Thẩm phán hòa giải.

6. Ngay sau khi kết thúc hòagiải, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán tiến hành hòa giải phải đọc lạibiên bản cho những người tham gia hòa giải nghe. Nếu có người yêu cầu ghi nhữngsửa đổi, bổ sung thì Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán đã lập biên bảnphải ghi những sửa đổi, bổ sung đó vào biên bản và ký xác nhận. Trường hợpkhông chấp nhận yêu cầu thì phải ghi rõ lý do vào biên bản. Biên bản hòa giảiđược giao ngay cho những người tham gia hòa giải.

Điều 429. Trình tự, thủ tục áp dụng biệnpháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn

1. Khi miễn trách nhiệm hình sựcho người dưới 18 tuổi phạm tội mà xét thấy có đủ điều kiện áp dụng biện phápgiáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định của Bộ luật hình sự thì Thủtrưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểmsát, Hội đồng xét xử quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thịtrấn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong vụ án do cơ quan mình thụ lý,giải quyết.

2. Quyết định áp dụng biện phápgiáo dục tại xã, phường, thị trấn có các nội dung chính:

a) Số, ngày, tháng, năm; địađiểm ra quyết định;

b) Họ tên, chức vụ, chữ ký củangười ra quyết định và đóng dấu của cơ quan ra quyết định;

c) Lý do, căn cứ ra quyết định;

d) Họ tên, ngày, tháng, nămsinh, nơi cư trú của bị can, bị cáo;

đ) Tội danh, điểm, khoản, điềucủa Bộ luật hình sự đã áp dụng;

e) Thời hạn áp dụng biện phápgiáo dục tại xã, phường, thị trấn;

g) Trách nhiệm của chính quyềnxã, phường, thị trấn nơi người bị áp dụng biện pháp này cư trú.

3. Trong thời hạn 03 ngày kể từngày ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, Cơ quanđiều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải giao quyết định cho người bị áp dụngbiện pháp này, cha mẹ hoặc người đại diện của họ và chính quyền xã,phường, thị trấn nơi họ cư trú.

Điều 430. Trình tự, thủ tục áp dụng biệnpháp giáo dục tại trường giáo dưỡng

1. Khi xét thấy không cần thiếtphải áp dụng hình phạt thì Hội đồng xét xử quyết định trong bản án việc áp dụngbiện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

2. Quyết định áp dụng biện phápgiáo dục tại trường giáo dưỡng có các nội dung chính:

a) Số, ngày, tháng, năm; địađiểm ra quyết định;

b) Họ tên, chữ ký các thànhviên Hội đồng xét xử đã ra quyết định;

c) Lý do, căn cứ ra quyết định;

d) Họ tên, ngày, tháng, nămsinh, nơi cư trú của bị cáo;

đ) Tội danh, điểm, khoản, điềucủa Bộ luật hình sự đã áp dụng;

e) Thời hạn áp dụng biện phápgiáo dục tại trường giáo dưỡng;

g) Trách nhiệm của trường giáodưỡng nơi giáo dục người bị áp dụng biện pháp này.

3. Quyết định áp dụng biện phápgiáo dục tại trường giáo dưỡng được giao ngay cho người dưới 18 tuổi phạmtội, cha mẹ hoặc người đại diện của họ và trường giáo dưỡng nơi giáo dụchọ.

Chương XXIX

THỦ TỤC TỐ TỤNGTRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ PHÁP NHÂN

Điều 431. Phạm vi áp dụng

Thủ tục tố tụng đối với phápnhân bị tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố, bị điều tra, truytố, xét xử, thi hành án được tiến hành theo quy định của Chương này, đồngthời theo những quy định khác của Bộ luật này không trái với quy định củaChương này.

Điều 432. Khởi tố vụ án, thay đổi, bổ sungquyết định khởi tố vụ án hình sự

1. Khi xác định có dấu hiệu tộiphạm do pháp nhân thực hiện thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụán hình sự theo quy định tại các điều 143, 153 và 154 của Bộ luật này.

2. Căn cứ, trình tự, thủ tụcthay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự được thực hiện theo quy địnhtại Điều 156 của Bộ luật này.

Điều 433. Khởi tố bị can, thay đổi, bổ sung quyếtđịnh khởi tố bị can đối với pháp nhân

1. Khi có đủ căn cứ xác địnhpháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm thì cơquan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân.

2. Quyết định khởi tố bị can đốivới pháp nhân ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định; họ tên, chức vụ ngườira quyết định; tên và địa chỉ của pháp nhân theo quyết định thành lập của cơquan có thẩm quyền; tội danh, điều khoản của Bộ luật hình sự đã áp dụng;thời gian, địa điểm phạm tội và những tình tiết khác của tội phạm.

Nếu pháp nhân bị khởi tố vềnhiều tội khác nhau thì trong quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân phảighi rõ từng tội danh và điều, khoản của Bộ luật hình sự đã áp dụng.

3. Thẩm quyền, trình tự, thủ tụckhởi tố bị can, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhânđược thực hiện theo quy định tại Điều 179 và 180 của Bộ luật này.

Điều 434. Người đại diện theo pháp luật củapháp nhân tham gia tố tụng

1. Mọi hoạt động tố tụng củapháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự được thông qua người đại diện theopháp luật của pháp nhân. Pháp nhân phải cử và bảo đảm cho người đại diện theopháp luật của mình tham gia đầy đủ các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố,xét xử, thi hành án theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền.

Trường hợp người đại diện theopháp luật của pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hoặc không thểtham gia tố tụng được thì pháp nhân phải cử người khác làm người đại diện theopháp luật của mình tham gia tố tụng. Trường hợp pháp nhân thay đổi người đạidiện thì pháp nhân phải thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tốtụng.

Tại thời điểm khởi tố, điều tra,truy tố, xét xử mà pháp nhân không có người đại diện theo pháp luật hoặc cónhiều người cùng là đại diện theo pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền tiến hànhtố tụng chỉ định một người đại diện cho pháp nhân tham gia tố tụng.

2. Người đại diện theo pháp luậtcủa pháp nhân tham gia tố tụng phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền tiếnhành tố tụng họ tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, giớitính, nghề nghiệp, chức vụ của mình. Nếu có sự thay đổi những thông tin này thìngười đại diện theo pháp luật phải thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyềntiến hành tố tụng.

Điều 435. Quyền và nghĩa vụ của người đạidiện theo pháp luật của pháp nhân

1. Người đại diện theo pháp luậtcủa pháp nhân có quyền:

a) Được thông báo kết quả giảiquyết nguồn tin về tội phạm;

b) Được biết lý do pháp nhân màmình đại diện bị khởi tố;

c) Được thông báo, được giảithích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

d) Được nhận quyết định khởi tốbị can đối với pháp nhân; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bịcan đối với pháp nhân; quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối vớipháp nhân; quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tốbị can đối với pháp nhân; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp cưỡngchế; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyếtđịnh đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng; quyết định đưa vụ án ra xétxử; bản án, quyết định của Tòa án và quyết định tố tụng khác theo quy định củaBộ luật này;

đ) Trình bày lời khai, trình bàyý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại pháp nhân mà mình đại diệnhoặc buộc phải thừa nhận pháp nhân mà mình đại diện có tội;

e) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồvật, yêu cầu;

g) Đề nghị thay đổi người cóthẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, ngườiphiên dịch, người dịch thuật theo quy định của Bộ luật này;

h) Tự bào chữa, nhờ người bàochữa cho pháp nhân;

i) Được đọc, ghi chép bản saotài liệu hoặc tài liệu đã được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặcbản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa cho pháp nhân kể từ khi kếtthúc điều tra khi có yêu cầu;

k) Tham gia phiên tòa, đề nghịchủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi những người tham gia phiên tòa nếu đượcchủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa;

l) Phát biểu ý kiến sau cùngtrước khi nghị án;

m) Xem biên bản phiên tòa, yêucầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa;

n) Kháng cáo bản án, quyết địnhcủa Tòa án;

o) Khiếu nại quyết định, hành vitố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

2. Người đại diện theo pháp luậtcủa pháp nhân có nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tậpcủa người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp vắng mặt không vì lý dobất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải;

b) Chấp hành quyết định, yêu cầucủa cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Điều 436. Biện pháp cưỡng chế đối với phápnhân

1. Cơ quan điều tra, cơ quanđược giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Tòa áncó thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế sau đây đối với pháp nhân bị khởi tố,điều tra, truy tố, xét xử:

a) Kê biên tài sản liên quanđến hành vi phạm tội của pháp nhân;

b) Phong tỏa tài khoản của phápnhân liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân;

c) Tạm đình chỉ có thời hạn hoạtđộng của pháp nhân liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân;

d) Buộc nộp một khoản tiền đểbảo đảm thi hành án.

2. Thời hạn áp dụng cácbiện pháp cưỡng chế quy định tại khoản 1 Điều này không được quá thờihạn điều tra, truy tố, xét xử.

Điều 437. Kê biên tài sản

1. Kê biên tài sản áp dụng đốivới pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội mà Bộ luật hình sựquy định hình phạt tiền hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại.

2. Chỉ kê biên phần tài sảntương ứng với mức có thể bị tịch thu, phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại. Tàisản bị kê biên được giao cho người đứng đầu pháp nhân có trách nhiệm bảo quản;nếu để xảy ra việc tiêu dùng, sử dụng trái phép, chuyển nhượng, đánh tráo, cấtgiấu, hủy hoại tài sản bị kê biên thì người này phải chịu trách nhiệm theo quyđịnh của pháp luật.

3. Khi kê biên tài sản của pháp nhânphải có mặt những người sau:

a) Người đại diện theo pháp luậtcủa pháp nhân;

b) Đại diện chính quyền xã,phường, thị trấn nơi pháp nhân có tài sản bị kê biên;

c) Người chứng kiến.

4. Thẩm quyền, trình tự, thủ tụckê biên tài sản được thực hiện theo quy định tại Điều 128 của Bộ luật này.

Điều 438. Phong tỏa tài khoản

1. Phong tỏa tài khoản áp dụngđối với pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội mà Bộ luật hìnhsự quy định hình phạt tiền hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại và có căn cứ xácđịnh pháp nhân đó có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước.

2. Phong tỏa tài khoản cũng đượcáp dụng đối với tài khoản của cá nhân, tổ chức khác nếu có căn cứ xác định sốtiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân.

3. Chỉ phong tỏa số tiền trongtài khoản tương ứng với mức có thể phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại.

4. Cơ quan có thẩm quyền phongtỏa tài khoản phải giao quyết định phong tỏa tài khoản cho đại diện tổ chức tíndụng hoặc Kho bạc Nhà nước đang quản lý tài khoản của pháp nhân hoặc tài khoảncủa cá nhân, tổ chức khác liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân.

5. Thẩm quyền, trình tự, thủ tụcphong tỏa tài khoản được thực hiện theo quy định tại Điều 129 của Bộ luật này.

Điều 439. Tạm đình chỉ có thời hạn hoạt độngcủa pháp nhân liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân; buộc nộp mộtkhoản tiền để bảo đảm thi hành án

1. Tạm đình chỉ có thời hạn hoạtđộng của pháp nhân chỉ áp dụng khi có căn cứ xác định hành vi phạm tội của phápnhân gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe củacon người, môi trường hoặc trật tự, an toàn xã hội.

Người có thẩm quyền quy địnhtại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này có quyền ra quyết định tạm đình chỉ cóthời hạn hoạt động của pháp nhân. Quyết định tạm đình chỉ hoạt động của phápnhân của những người quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phảiđược Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

Thời hạn tạm đình chỉ hoạt độngcủa pháp nhân không được quá thời hạn điều tra, truy tố, xét xử theo quy địnhcủa Bộ luật này. Thời hạn tạm đình chỉ đối với pháp nhân bị kết án không quáthời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm pháp nhân chấp hành án.

2. Buộc nộp một khoản tiền đểbảo đảm thi hành án áp dụng đối với pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố,xét xử về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền hoặc để bảo đảm bồithường thiệt hại.

Chỉ buộc nộp một khoản tiền đểbảo đảm thi hành án tương ứng với mức có thể bị phạt tiền hoặc để bồi thườngthiệt hại.

Người có thẩm quyền quy địnhtại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này có quyền ra quyết định buộc pháp nhân phảinộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án. Quyết định buộc pháp nhân phải nộpmột khoản tiền để bảo đảm thi hành án của những người quy định tại điểm a khoản1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khithi hành.

Chính phủ quy định chi tiếttrình tự, thủ tục, mức tiền phải nộp để bảo đảm thi hành án; việc tạm giữ, hoàntrả, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã nộp.

Điều 440. Triệu tập người đại diện theo phápluật của pháp nhân

1. Khi triệu tập người đại diệntheo pháp luật của pháp nhân, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải gửigiấy triệu tập. Giấy triệu tập ghi rõ họ tên, chỗ ở hoặc làm việc của người đạidiện theo pháp luật của pháp nhân; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm có mặt, gặpai và trách nhiệm về việc vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không dotrở ngại khách quan.

2. Giấy triệu tập được gửi chongười đại diện theo pháp luật của pháp nhân hoặc pháp nhân nơi người đó làmviệc hoặc chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đại diện theo pháp luậtcủa pháp nhân cư trú. Cơ quan, tổ chức nhận được giấy triệu tập có trách nhiệmchuyển ngay giấy triệu tập cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân.

Khi nhận giấy triệu tập, ngườiđại diện theo pháp luật của pháp nhân phải ký nhận và ghi rõ ngày, giờ nhận.Người chuyển giấy triệu tập phải chuyển phần giấy triệu tập có ký nhận củangười đại diện cho cơ quan đã triệu tập; nếu người đại diện không ký nhận thìphải lập biên bản về việc đó và gửi cho cơ quan triệu tập; nếu người đại diệnvắng mặt thì có thể giao giấy triệu tập cho một người đủ 18 tuổi trở lêntrong gia đình để ký xác nhận và chuyển cho người đại diện.

3. Người đại diện theo pháp luậtcủa pháp nhân phải có mặt theo giấy triệu tập. Trường hợp vắng mặt không vì lýdo bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì người có thẩm quyền tiếnhành tố tụng có thể ra quyết định dẫn giải.

Điều 441. Những vấn đề cần phải chứngminh khi tiến hành tố tụng đối với pháp nhân bị buộc tội

1. Có hành vi phạm tội xảy rahay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tộithuộc trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo quy định của Bộ luật hình sự.

2. Lỗi của pháp nhân, lỗi của cánhân là thành viên của pháp nhân.

3. Tính chất và mức độ thiệt hạido hành vi phạm tội của pháp nhân gây ra.

4. Những tình tiết giảm nhẹ,tăng nặng trách nhiệm hình sự và tình tiết khác liên quan đến miễn hình phạt.

5. Nguyên nhân và điều kiệnphạm tội.

Điều 442. Lấy lời khai người đại diện theopháp luật của pháp nhân

1. Việc lấy lời khai người đạidiện theo pháp luật của pháp nhân phải do Điều tra viên, cán bộ điều tra của cơquan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện tại nơitiến hành điều tra, tại trụ sở Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệmvụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc tại trụ sở của pháp nhân.Trước khi lấy lời khai, Điều tra viên, cán bộ điều tra phải thông báo cho Kiểmsát viên và người bào chữa thời gian, địa điểm lấy lời khai. Khi xét thấy cầnthiết, Kiểm sát viên tham gia việc lấy lời khai.

2. Trước khi tiến hành lấy lờikhai lần đầu, Điều tra viên, cán bộ điều tra của cơ quan được giao nhiệm vụtiến hành một số hoạt động điều tra phải giải thích cho người đại diện theopháp luật của pháp nhân biết rõ quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 435 của Bộluật này và phải ghi vào biên bản. Có thể cho người đại diện theo pháp luật củapháp nhân tự viết lời khai của mình.

3. Không được lấy lời khai ngườiđại diện theo pháp luật của pháp nhân vào ban đêm.

4. Kiểm sát viên lấy lời khaingười đại diện theo pháp luật của pháp nhân trong trường hợp người này khôngthừa nhận hành vi phạm tội của pháp nhân, khiếu nại hoạt động điều tra hoặc cócăn cứ xác định việc điều tra vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp khác khixét thấy cần thiết.

Việc Kiểm sát viên lấy lời khaingười đại diện theo pháp luật của pháp nhân cũng được tiến hành theo quy địnhtại Điều này.

5. Việc lấy lời khai của ngườiđại diện theo pháp luật của pháp nhân tại trụ sở Cơ quan điều tra, cơ quanđược giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặcghi hình có âm thanh.

Việc lấy lời khai của người đạidiện theo pháp luật của pháp nhân tại các địa điểm khác được ghi âm hoặc ghihình có âm thanh theo yêu cầu của người đại diện, của cơ quan, người có thẩmquyền tiến hành tố tụng.

6. Biên bản lấy lời khai ngườiđại diện theo pháp luật của pháp nhân được lập theo quy định tại Điều 178 củaBộ luật này.

Điều 443. Tạm đình chỉ điều tra, đình chỉđiều tra, đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, bị cáo

1. Cơ quan điều tra, cơ quanđược giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định tạm đìnhchỉ điều tra khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nướcngoài tương trợ tư pháp nhưng chưa có kết quả mà đã hết thời hạn điều tra.Trường hợp này việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp vẫn tiếp tụcđược tiến hành cho đến khi có kết quả.

2. Cơ quan điều tra, cơ quanđược giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định đình chỉđiều tra, Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can,bị cáo là pháp nhân khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Không có sự việc phạm tội;

b) Hành vi của pháp nhân khôngcấu thành tội phạm;

c) Hành vi phạm tội của phápnhân đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;

d) Hết thời hạn điều tra màkhông chứng minh được pháp nhân thực hiện tội phạm;

đ) Hết thời hiệu truy cứu tráchnhiệm hình sự.

Điều 444. Thẩm quyền và thủ tục xét xử đốivới pháp nhân

1. Tòa án có thẩm quyền xét xửvụ án hình sự về các tội phạm do pháp nhân thực hiện là Tòa án nơi pháp nhânthực hiện tội phạm. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhauthì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi pháp nhân đó có trụ sở chính hoặcnơi có chi nhánh của pháp nhân đó thực hiện tội phạm.

2. Việc xét xử sơ thẩm, phúcthẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm đối với pháp nhân phạm tội được thực hiện theothủ tục chung quy định tại Phần thứ tư và Phần thứ sáu của Bộ luật này.Phiên tòa xét xử đối với pháp nhân phải có mặt người đại diện theo pháp luậtcủa pháp nhân, Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp; có mặt bị hại hoặc ngườiđại diện của bị hại.

Điều 445. Thẩm quyền, thủ tục thi hành án đốivới pháp nhân

1. Thủ trưởng cơ quan thi hànhán dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành hình phạt tiền đối với phápnhân. Trình tự, thủ tục thi hành hình phạt tiền được thực hiện theo quy địnhcủa Luật thi hành án dân sự.

2. Cơ quan nhà nước có thẩmquyền thi hành các hình phạt khác và các biện pháp tư pháp quy định tại Bộ luậthình sự đối với pháp nhân theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp pháp nhân bị kếtán thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập thì pháp nhân kế thừa các quyền vànghĩa vụ của pháp nhân bị kết án có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thi hành ánphạt tiền, bồi thường thiệt hại.

Điều 446. Thủ tục đương nhiên xóa ántích đối với pháp nhân

Trong thời hạn 05 ngày kểtừ ngày nhận được yêu cầu của pháp nhân được đương nhiên xóa án tíchvà xét thấy có đủ điều kiện quy định tại Điều 89 của Bộ luật hìnhsự thì Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án cấp giấy chứngnhận pháp nhân đã được xóa án tích.

Chương XXX

THỦ TỤC ÁP DỤNGBIỆN PHÁP BẮT BUỘC CHỮA BỆNH

Điều 447. Điều kiện và thẩm quyền áp dụngbiện pháp bắt buộc chữa bệnh

1. Khi có căn cứ cho rằng ngườithực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sựtheo quy định tại Điều 21 của Bộ luật hình sự thì tuỳtừng giai đoạn tố tụng, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải trưng cầugiám định pháp y tâm thần.

2. Căn cứ kết luận giám địnhpháp y tâm thần, Viện kiểm sát quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnhtrong giai đoạn điều tra, truy tố; Tòa án quyết định áp dụng biện pháp bắt buộcchữa bệnh trong giai đoạn xét xử và thi hành án.

Điều 448. Điều tra đối với người bị nghivề năng lực trách nhiệm hình sự

1. Đối với vụ án mà có căn cứcho rằng người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực tráchnhiệm hình sự, Cơ quan điều tra phải làm sáng tỏ:

a) Hành vi nguy hiểm cho xã hộiđã xảy ra;

b) Tình trạng tâm thần và bệnhtâm thần của người có hành vi nguy hiểm cho xã hội;

c) Người có hành vi nguy hiểmcho xã hội có mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mìnhhay không.

2. Khi tiến hành tố tụng, Cơquan điều tra phải bảo đảm có người bào chữa tham gia tố tụng từ khi xácđịnh được người có hành vi nguy hiểm cho xã hội mắc bệnh tâm thần hoặc bệnhkhác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi. Người đạidiện của người đó có thể tham gia tố tụng trong trường hợp cần thiết.

Điều 449. Áp dụng biện pháp bắt buộc chữabệnh trong giai đoạn điều tra

1. Khi Cơ quan điều tra trưngcầu giám định pháp y tâm thần mà kết quả giám định xác định bị can mắc bệnh tâmthần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hànhvi thì Cơ quan điều tra gửi văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữabệnh cùng kết luận giám định cho Viện kiểm sát cùng cấp để xem xét, quyếtđịnh.

Trong thời hạn 03 ngày kể từngày nhận được văn bản đề nghị của Cơ quan điều tra cùng kết luận giám định,Viện kiểm sát quyết định áp dụng biện pháp chữa bệnh đối với bị can hoặc yêucầu Cơ quan điều tra trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại nếu thấy chưađủ căn cứ để quyết định.

2. Trường hợp Viện kiểm sát raquyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh thì Cơ quan điều tra phải raquyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ điều tra đối với bị can.

Điều 450. Quyết định của Viện kiểm sáttrong giai đoạn truy tố

1. Sau khi nhận được hồ sơ vụ ánvà bản kết luận điều tra, nếu có căn cứ cho rằng bị can không có năng lực tráchnhiệm hình sự thì Viện kiểm sát trưng cầu giám định pháp y tâm thần.

2. Căn cứ vào kết luận giámđịnh, Viện kiểm sát có thể ra một trong các quyết định:

a) Tạm đình chỉ vụ án và áp dụngbiện pháp bắt buộc chữa bệnh;

b) Đình chỉ vụ án và áp dụngbiện pháp bắt buộc chữa bệnh;

c) Trả hồ sơ để điều tra bổsung;

d) Truy tố bị can trước Tòa án.

3. Ngoài quyết định áp dụng biệnpháp bắt buộc chữa bệnh, Viện kiểm sát có thể giải quyết vấn đề khác liên quanđến vụ án.

Điều 451. Quyết định của Tòa án tronggiai đoạn xét xử

1. Sau khi thụ lý vụ án, nếucó căn cứ cho rằng bị can, bị cáo không có năng lực trách nhiệm hình sự thì Tòaán trưng cầu giám định pháp y tâm thần.

2. Căn cứ vào kết luận giámđịnh, Tòa án có thể ra một trong những quyết định:

a) Quyết định tạm đình chỉ hoặcđình chỉ vụ án và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;

b) Trả hồ sơ để điều tra lạihoặc điều tra bổ sung;

c) Miễn trách nhiệm hình sự hoặcmiễn hình phạt và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;

d) Đưa vụ án ra xét xử.

3. Ngoài quyết định áp dụng biệnpháp bắt buộc chữa bệnh, Tòa án có thể giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hạihoặc vấn đề khác liên quan đến vụ án.

Điều 452. Áp dụng biện pháp bắt buộc chữabệnh đối với người đang chấp hành án phạt tù

1. Trường hợp có căn cứ chorằng người đang chấp hành án phạt tù mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làmmất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì Trại giam, Trại tạmgiam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh đề nghị Tòa án nhân dân cấptỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi người bị kết án chấp hành án phạt tùtrưng cầu giám định pháp y tâm thần.

2. Căn cứ kết luận giám địnhpháp y tâm thần, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Tòa án quân sựcấp quân khu nơi người bị kết án đang chấp hành án phạt tù ra quyết định tạmđình chỉ chấp hành hình phạt tù và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

Sau khi khỏi bệnh, người đó phảitiếp tục chấp hành án phạt tù nếu không có lý do để miễn chấp hành hình phạttù.

Điều 453. Khiếu nại, kháng cáo, kháng nghị

1. Việc khiếu nại và giải quyếtkhiếu nại quyết định của Viện kiểm sát về việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữabệnh được thực hiện theo quy định tại Chương XXXIII của Bộ luật này.

2. Việc kháng cáo, kháng nghịquyết định của Tòa án về việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh được thựchiện như đối với quyết định sơ thẩm quy định tại Bộ luật này.

3. Quyết định áp dụng biện phápbắt buộc chữa bệnh có hiệu lực thi hành cho đến khi có quyết định khác thay thếhoặc hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

Điều 454. Đình chỉ thi hành biện pháp bắtbuộc chữa bệnh

1. Biện pháp bắt buộc chữa bệnhđược thực hiện ở cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần do Viện kiểm sát hoặc Tòa ánchỉ định theo quy định của pháp luật.

2. Khi có thông báo của thủtrưởng cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần về việc người bị bắt buộc chữa bệnh đãkhỏi bệnh thì cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh hoặc Việnkiểm sát, Tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trưngcầu giám định pháp y tâm thần về tình trạng bệnh của người bị bắt buộc chữabệnh.

Căn cứ kết luận giám định về việcngười bị bắt buộc chữa bệnh đã khỏi bệnh, Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết địnhđình chỉ thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

3. Quyết định đình chỉ thi hànhbiện pháp bắt buộc chữa bệnh phải được cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp bắtbuộc chữa bệnh hoặc Viện kiểm sát, Tòa án gửi ngay cho cơ sở bắt buộc chữa bệnhvà người đại diện của người bị bắt buộc chữa bệnh.

4. Các hoạt động tố tụng, việcchấp hành hình phạt đã bị tạm đình chỉ có thể được phục hồi theo quy định củaBộ luật này.

Chương XXXI

THỦ TỤC RÚT GỌN

Điều 455. Phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn

Thủ tục rút gọn đối với việcđiều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm được thực hiện theo quyđịnh của Chương này và những quy định khác của Bộ luật này không trái với quyđịnh của Chương này.

Điều 456. Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn

1. Thủ tục rút gọn được áp dụngtrong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm khi có đủ các điều kiện:

a) Người thực hiện hành vi phạmtội bị bắt quả tang hoặc người đó tự thú;

b) Sự việc phạm tội đơn giản, chứngcứ rõ ràng;

c) Tội phạm đã thực hiện là tộiphạm ít nghiêm trọng;

d) Người phạm tội có nơi cư trú,lý lịch rõ ràng.

2. Thủ tục rút gọn được áp dụngtrong xét xử phúc thẩm khi có một trong các điều kiện:

a) Vụ án đã được áp dụng thủ tụcrút gọn trong xét xử sơ thẩm và chỉ có kháng cáo, kháng nghị giảm nhẹ hình phạthoặc cho bị cáo được hưởng án treo;

b) Vụ án chưa được áp dụng thủtục rút gọn trong xét xử sơ thẩm nhưng có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1Điều này và chỉ có kháng cáo, kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáođược hưởng án treo.

Điều 457. Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn

1. Trong thời hạn 24 giờ kể từkhi vụ án có đủ điều kiện quy định tại Điều 456 của Bộ luật này, Cơ quan điềutra, Viện kiểm sát, Tòa án phải ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn.

Thủ tục rút gọn được áp dụng kểtừ khi ra quyết định cho đến khi kết thúc việc xét xử phúc thẩm, trừ trường hợpbị hủy bỏ theo quy định tại Điều 458 của Bộ luật này.

2. Quyết định áp dụng thủ tụcrút gọn được giao cho bị can, bị cáo hoặc người đại diện của họ, gửi chongười bào chữa trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định.

Quyết định áp dụng thủ tục rútgọn của Cơ quan điều tra, Tòa án được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thờihạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định.

3. Trường hợp xét thấy quyếtđịnh áp dụng thủ tục rút gọn của Cơ quan điều tra không đúng pháp luật thìtrong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được quyết định, Viện kiểm sát phải raquyết định hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn và gửi cho Cơ quan điềutra.

4. Trường hợp xét thấy quyếtđịnh áp dụng thủ tục rút gọn của Tòa án không đúng pháp luật thì Viện kiểm sátkiến nghị với Chánh án Tòa án đã ra quyết định. Chánh án Tòa án phải xem xét,trả lời trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được kiến nghị của Viện kiểm sát.

5. Quyết định áp dụng thủ tụcrút gọn có thể bị khiếu nại. Bị can, bị cáo hoặc người đại diện của họ có quyềnkhiếu nại quyết định áp dụng thủ tục rút gọn; thời hiệu khiếu nại là 05 ngày kểtừ ngày nhận được quyết định. Khiếu nại được gửi đến Cơ quan điều tra, Việnkiểm sát, Tòa án đã ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn và phải được giảiquyết trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.

Điều 458. Hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tụcrút gọn

Trong quá trình áp dụng thủ tụcrút gọn, nếu một trong các điều kiện quy định tại các điểm b, c và d khoản 1Điều 456 của Bộ luật này không còn hoặc vụ án thuộc trường hợp tạm đình chỉđiều tra, tạm đình chỉ vụ án hoặc trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo quy địnhcủa Bộ luật này thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định hủybỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn và giải quyết vụ án theo thủ tục chungquy định tại Bộ luật này.

Thời hạn tố tụng của vụ án đượctính tiếp theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này kể từ khi có quyếtđịnh hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn.

Điều 459. Tạm giữ, tạm giam để điều tra, truytố, xét xử

1. Căn cứ, thẩm quyền và thủ tụctạm giữ, tạm giam được thực hiện theo quy định của Bộ luật này.

2. Thời hạn tạm giữ không đượcquá 03 ngày kể từ ngày Cơ quan điều tra nhận người bị bắt.

3. Thời hạn tạm giam trong giaiđoạn điều tra không quá 20 ngày, trong giai đoạn truy tố không quá 05 ngày,trong giai đoạn xét xử sơ thẩm không quá 17 ngày, trong giai đoạn xét xử phúcthẩm không quá 22 ngày.

Điều 460. Điều tra

1. Thời hạn điều tra theo thủtục rút gọn là 20 ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

2. Khi kết thúc điều tra, Cơquan điều tra ra quyết định đề nghị truy tố.

Quyết định đề nghị truy tố ghitóm tắt hành vi phạm tội, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tínhchất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; việc áp dụng,thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; việc thugiữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và xử lý vật chứng; đặc điểm nhânthân của bị can, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; lýdo và căn cứ đề nghị truy tố; tội danh, điểm, khoản, điều của Bộluật hình sự được áp dụng; ghi rõ thời gian, địa điểm, họ tên và chữ kýcủa người ra quyết định.

3. Trong thời hạn 24 giờ kể từkhi ra quyết định đề nghị truy tố, Cơ quan điều tra phải giao quyết định đềnghị truy tố cho bị can hoặc người đại diện của bị can, gửi cho người bàochữa, bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ và chuyển quyết định đềnghị truy tố cùng hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát.

Điều 461. Quyết định truy tố

1. Trong thời hạn 05 ngày kể từngày nhận được quyết định đề nghị truy tố và hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát ra mộttrong các quyết định:

a) Truy tố bị can trước Tòa ánbằng quyết định truy tố;

b) Không truy tố bị can và raquyết định đình chỉ vụ án;

c) Trả hồ sơ để điều tra bổsung;

d) Tạm đình chỉ vụ án;

đ) Đình chỉ vụ án.

2. Quyết định truy tố ghi tómtắt hành vi phạm tội, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất,mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; việc áp dụng, thay đổi,hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; việc thu giữ, tạmgiữ tài liệu, đồ vật và việc xử lý vật chứng; đặc điểm nhân thân củabị can, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nêu rõ lýdo và căn cứ truy tố; tội danh, điểm, khoản, điều của Bộ luật hìnhsự được áp dụng; ghi rõ thời gian, địa điểm, họ tên và chữ ký của người raquyết định.

3. Trong thời hạn 24 giờ kể từkhi ra quyết định truy tố, Viện kiểm sát phải giao quyết định cho bị can hoặcngười đại diện của họ; gửi cho Cơ quan điều tra, người bào chữa, bị hại,đương sự hoặc người đại diện của họ và chuyển quyết định truy tố cùng hồsơ vụ án cho Tòa án.

Điều 462. Chuẩn bị xét xử sơ thẩm

1. Trong thời hạn 10 ngày kể từngày thụ lý vụ án, Thẩm phán được phân công xét xử ra một trong các quyết định:

a) Đưa vụ án ra xét xử;

b) Trả hồ sơ để điều tra bổsung;

c) Tạm đình chỉ vụ án;

d) Đình chỉ vụ án.

2. Trường hợp quyết định đưa vụán ra xét xử thì trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định, Tòa án phảimở phiên tòa xét xử vụ án.

3. Trong thời hạn 24 giờ kể từkhi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi quyết địnhđó cho Viện kiểm sát cùng cấp; giao cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo;gửi cho người bào chữa, bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ.

Điều 463. Phiên tòa xét xử sơ thẩm

1. Phiên tòa xét xử sơ thẩm theothủ tục rút gọn do một Thẩm phán tiến hành.

2. Sau phần thủ tục bắt đầuphiên tòa, Kiểm sát viên công bố quyết định truy tố.

3. Các trình tự, thủ tụckhác tại phiên tòa xét xử sơ thẩm được thực hiện theo thủ tục chung quyđịnh tại Bộ luật này nhưng không tiến hành nghị án.

Điều 464. Chuẩn bị xét xử phúc thẩm

1. Việc nhận và thụ lý hồ sơvụ án được Tòa án cấp phúc thẩm thực hiện theo thủ tục chung quy định tại Bộluật này.

Sau khi thụ lý vụ án, Tòa ánphải chuyển ngay hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 05 ngàyViện kiểm sát phải trả hồ sơ vụ án cho Tòa án.

2. Trong thời hạn 15 ngày kể từngày thụ lý vụ án, Thẩm phán được phân công xét xử ra một trong các quyết định:

a) Đưa vụ án ra xét xử phúcthẩm;

b) Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụán.

3. Trường hợp quyết định đưa vụán ra xét xử phúc thẩm thì trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định, Tòaán phải mở phiên tòa xét xử vụ án.

4. Trong thời hạn 24 giờ kể từkhi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết địnhđó cho Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa; giao cho bị cáo hoặc người đạidiện của bị cáo, bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ.

Điều 465. Phiên tòa xét xử phúc thẩm

1. Việc xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn do một Thẩmphán tiến hành.

2. Các trình tự, thủ tục khác tại phiên tòa phúcthẩm được thực hiện theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này nhưngkhông tiến hành nghị án.

Chương XXXII

XỬ LÝCÁC HÀNH VI CẢN TRỞ HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Điều 466. Xử lý người có hành vicản trở hoạt động tố tụng của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng

Ngườibị buộc tội, người tham gia tố tụng khác có một trong các hành vi sau đây thìtuỳ mức độ vi phạm có thể bị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng quyết địnháp giải, dẫn giải, phạt cảnh cáo, phạt tiền, tạm giữ hành chính, buộc khắc phụchậu quả hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật:

1. Làmgiả, hủy hoại chứng cứ gây trở ngại cho việc giải quyết vụ việc, vụ án;

2.Khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật;

3. Từchối khai báo hoặc từ chối cung cấp tài liệu, đồ vật;

4.Người giám định, người định giá tài sản kết luận gian dối hoặc từ chối kết luậngiám định, định giá tài sản mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trởngại khách quan;

5. Lừadối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người làm chứng ra làmchứng hoặc buộc người khác ra làm chứng gian dối;

6. Lừadối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người bị hại tham gia tốtụng hoặc buộc người bị hại khai báo gian dối;

7. Lừadối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người giám định, ngườiđịnh giá tài sản thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người giám định, người định giátài sản kết luận sai với sự thật khách quan;

8. Lừadối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người phiên dịch, ngườidịch thuật thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người phiên dịch, người dịch thuật dịchgian dối;

9. Lừadối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản đại diện cơ quan, tổ chức,cá nhân khác tham gia tố tụng;

10.Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;đe doạ, sử dụng vũ lực hoặc có hành vi khác cản trở hoạt động tố tụng của ngườicó thẩm quyền tiến hành tố tụng;

11. Đãđược triệu tập mà vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngạikhách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho hoạt động tố tụng;

12.Ngăn cản việc cấp, giao, nhận hoặc thông báo văn bản tố tụng của cơ quan cóthẩm quyền tiến hành tố tụng.

Điều 467. Xử lý người vi phạm nộiquy phiên tòa

1.Người vi phạm nội quy phiên tòa thì tùy tính chất, mức độ vi phạm có thể bịThẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định xử phạt hành chính theo quy định củapháp luật.

2. Chủtọa phiên tòa có quyền ra quyết định buộc người vi phạm rời khỏi phòng xử ánhoặc tạm giữ hành chính. Cơ quan công an có nhiệm vụ bảo vệ trật tự phiên tòahoặc người có nhiệm vụ bảo vệ trật tự phiên tòa thi hành quyết định của Thẩmphán chủ tọa phiên tòa về việc buộc rời khỏi phòng xử án hoặc tạm giữ hànhchính người gây rối trật tự phiên tòa.

3.Trường hợp hành vi của người vi phạm nội quy phiên tòa đến mức bị truy cứutrách nhiệm hình sự thì Hội đồng xét xử có quyền khởi tố vụ án hình sự.

4. Quyđịnh tại Điều này cũng được áp dụng đối với người có hành vi vi phạm tại phiênhọp của Tòa án.

Điều 468. Hình thức xử phạt, thẩmquyền, trình tự, thủ tục xử phạt

Hìnhthức xử phạt, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử phạt đối với các hành vi cản trởhoạt động tố tụng hình sự được thực hiện theo quy định của Luật xử lý vi phạmhành chính và pháp luật khác có liên quan.

Chương XXXIII

KHIẾUNẠI, TỐ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Điều 469. Người có quyền khiếunại

1. Cơquan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơquan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định,hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

2. Đốivới bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, bản án, quyết địnhđã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cáo trạng hoặc quyết định truy tố, quyếtđịnh áp dụng thủ tục rút gọn, quyết định của Hội đồng xét xử sơ thẩm, Hội đồngxét xử phúc thẩm, Hội đồng giám đốc thẩm, Hội đồng tái thẩm, Hội đồng xét giảmthời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện nếucó khiếu nại, kháng cáo, kháng nghị thì giải quyết theo quy định tại các chươngXXI, XXII, XXIV, XXV, XXVI và XXXI của Bộ luật này.

Điều 470. Các quyết định, hành vitố tụng có thể bị khiếu nại

1.Quyết định tố tụng có thể bị khiếu nại là các quyết định của Thủ trưởng, PhóThủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Việnkiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, người cóthẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra được ban hành theo quy định củaBộ luật này.

2.Hành vi tố tụng có thể bị khiếu nại là hành vi được thực hiện trong hoạt độngtố tụng của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộđiều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm traviên, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Thẩm tra viên, người được giaonhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được thực hiện theo quy định củaBộ luật này.

Điều 471. Thời hiệu khiếu nại

1.Thời hiệu khiếu nại là 15 ngày kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biếtđược quyết định, hành vi tố tụng mà người đó cho rằng có vi phạm pháp luật.

2.Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà người khiếunại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian cólý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hiệu khiếunại.

Điều 472. Quyền và nghĩa vụ củangười khiếu nại

1.Người khiếu nại có quyền:

a) Tựmình khiếu nại hoặc thông qua người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của đương sự hoặc người đại diện để khiếu nại;

b) Khiếunại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án hình sự;

c) Rútkhiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại;

d)Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại;

đ)Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệthại theo quy định của pháp luật.

2.Người khiếu nại có nghĩa vụ:

a)Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyếtkhiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cungcấp các thông tin, tài liệu đó;

b)Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.

Điều 473. Quyền và nghĩa vụ củangười bị khiếu nại

1.Người bị khiếu nại có quyền:

a)Được thông báo về nội dung khiếu nại;

b) Đưara bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định, hành vi tố tụng bị khiếu nại;

c)Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi tố tụng củamình.

2.Người bị khiếu nại có nghĩa vụ:

a)Giải trình về quyết định, hành vi tố tụng bị khiếu nại; cung cấp các thông tin,tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;

b)Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại;

c) Bồithường thiệt hại, bồi hoàn, khắc phục hậu quả do quyết định, hành vi tố tụngtrái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật.

Điều 474. Thẩm quyền và thời hạngiải quyết khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng trong việc giữ người trongtrường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam

1.Khiếu nại đối với lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt, quyếtđịnh tạm giữ, lệnh tạm giam, quyết định tạm giam, quyết định phê chuẩn việcbắt, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giam và khiếu nại cáchành vi thực hiện các lệnh và quyết định đó phải được giải quyết ngay trongthời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được khiếu nại. Trường hợp cần phải có thời gianđể xác minh thêm thì thời hạn giải quyết không được quá 03 ngày kể từ ngày nhậnđược khiếu nại.

2.Viện trưởng Viện kiểm sát có trách nhiệm giải quyết khiếu nại quyết định, hànhvi tố tụng trong việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạmgiam trong giai đoạn điều tra, truy tố. Cơ quan, người có thẩm quyền trong việcgiữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam phải chuyển ngaycho Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án, vụ việckhiếu nại của người bị giữ, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giamtrong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được khiếu nại.

Khiếunại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quanđiều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, ngườiđược giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong việc giữ ngườitrong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam do Viện trưởng Viện kiểm sátgiải quyết.

Khiếunại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát trongviệc bắt, tạm giữ, tạm giam do Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết.

Nếukhông đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Viện trưởng Viện kiểm sátthì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếunại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trêntrực tiếp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nếu việc giải quyếtkhiếu nại lần đầu do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh giải quyết. Trongthời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện trưởng Viện kiểm sát cấptrên trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải xem xét, giảiquyết. Quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp,Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là quyết định có hiệu lực pháp luật.

Khiếunại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát trongviệc bắt, tạm giữ, tạm giam do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp xemxét, giải quyết hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, giảiquyết nếu quyết định, hành vi tố tụng bị khiếu nại là của Viện trưởng Viện kiểmsát nhân dân cấp tỉnh. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại,Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát nhândân tối cao phải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết của Viện trưởngViện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao làquyết định có hiệu lực pháp luật.

3. Tòaán có trách nhiệm giải quyết khiếu nại quyết định bắt, tạm giam trong giai đoạnxét xử.

Khiếunại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Phó Chánh án trong việc bắt, tạmgiam do Chánh án Tòa án xem xét, giải quyết. Nếu không đồng ý với quyết địnhgiải quyết khiếu nại của Chánh án thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhậnđược quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đếnChánh án Tòa án trên một cấp. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếunại, Chánh án Tòa án trên một cấp phải xem xét, giải quyết. Quyết định giảiquyết của Chánh án Tòa án trên một cấp là quyết định có hiệu lực pháp luật.

Khiếunại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Tòa án trong việc bắt, tạmgiam do Chánh án Tòa án trên một cấp xem xét, giải quyết. Trong thời hạn 07ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chánh án Tòa án trên một cấp phải xem xét,giải quyết. Quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án trên một cấp là quyếtđịnh có hiệu lực pháp luật.

Điều 475. Thẩm quyền và thời hạngiải quyết khiếu nại đối với Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Phó Thủ trưởng vàThủ trưởng Cơ quan điều tra, người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạtđộng điều tra

1.Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Điều tra viên, Cán bộ điềutra, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra trừ khiếu nại về việc giữ người trongtrường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam do Thủ trưởng Cơ quan điều tra xemxét, giải quyết trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếukhông đồng ý với quyết định giải quyết của Thủ trưởng Cơ quan điều tra thì trongthời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, ngườikhiếu nại có quyền khiếu nại đến Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thờihạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấpphải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sátcùng cấp là quyết định có hiệu lực pháp luật.

Khiếunại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Thủ trưởng Cơ quan điều tra và cácquyết định tố tụng của Cơ quan điều tra đã được Viện kiểm sát phê chuẩn do Việntrưởng Viện kiểm sát cùng cấp giải quyết trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhậnđược khiếu nại. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Viện trưởng Việnkiểm sát cùng cấp thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giảiquyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Viện trưởng Viện kiểmsát cấp trên trực tiếp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nếu việcgiải quyết khiếu nại lần đầu do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnhgiải quyết. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện trưởngViện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối caophải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sátcấp trên trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là quyết định cóhiệu lực pháp luật.

2.Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của cấp phó, cán bộ điều tra củacơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trừ việc giữngười trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ do cấp trưởng cơ quan được giaonhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra xem xét, giải quyết trong thời hạn07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu không đồng ý với quyết định giảiquyết của cấp trưởng thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết địnhgiải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Viện kiểm sát thựchành quyền công tố và kiểm sát điều tra. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhậnđược khiếu nại, Viện trưởng Viện kiểm sát phải xem xét, giải quyết. Quyết địnhgiải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát là quyết định có hiệu lực pháp luật.

Khiếunại đối với quyết định, hành vi tố tụng của cấp trưởng cơ quan được giao nhiệmvụ tiến hành một số hoạt động điều tra do Viện trưởng Viện kiểm sát thực hànhquyền công tố và kiểm sát điều tra xem xét, giải quyết. Trong thời hạn 07 ngàykể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện trưởng Viện kiểm sát phải xem xét, giảiquyết. Quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát là quyết định cóhiệu lực pháp luật.

Điều 476. Thẩm quyền và thời hạngiải quyết khiếu nại đối với Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Phó Viện trưởng vàViện trưởng Viện kiểm sát

1.Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Kiểm sát viên, Kiểm tra viên,Phó Viện trưởng Viện kiểm sát do Viện trưởng Viện kiểm sát xem xét, giải quyếttrong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu không đồng ý vớiquyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát thì trong thời hạn 03 ngàykể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyềnkhiếu nại đến Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn 15 ngày kể từngày nhận được khiếu nại, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp phải xem xét, giảiquyết. Quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếplà quyết định có hiệu lực pháp luật.

2.Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát doViện kiểm sát cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày kểtừ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sátcấp trên trực tiếp là quyết định có hiệu lực pháp luật.

3.Trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu là khiếu nạiđối với quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấptỉnh thì được giải quyết:

a)Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sátnhân dân cấp tỉnh trong thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, truy tố doViện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết của Viện kiểm sát nhân dân tốicao là quyết định có hiệu lực pháp luật;

b)Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sátnhân dân cấp tỉnh trong thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử do Viện kiểmsát nhân dân cấp cao xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhậnđược khiếu nại. Quyết định giải quyết của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao làquyết định có hiệu lực pháp luật.

4.Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Phó Viện trưởng Viện kiểm sátnhân dân tối cao, Kiểm sát viên và Kiểm tra viên công tác tại Viện kiểm sátnhân dân tối cao, Kiểm sát viên và Kiểm tra viên công tác tại Viện kiểm sátquân sự trung ương, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương do Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trungương xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại.Quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Việntrưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương là quyết định có hiệu lực pháp luật.

Điều 477. Thẩm quyền và thời hạngiải quyết khiếu nại đối với Thẩm phán, Thẩm tra viên, Phó Chánh án và Chánh ánTòa án

1.Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Thẩm phán, Thẩm tra viên, PhóChánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực trước khi mở phiêntòa do Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án quân sự khu vực giảiquyết trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại.

Nếukhông đồng ý với quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện,Chánh án Tòa án quân sự khu vực thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận đượcquyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Chánhán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu. Trong thờihạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh,Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu phải xem xét, giải quyết. Quyết định giảiquyết của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quânkhu là quyết định có hiệu lực pháp luật.

Khiếunại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện,Chánh án Tòa án quân sự khu vực trước khi mở phiên tòa do Chánh án Tòa án nhândân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu xem xét, giải quyết trongthời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết củaChánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu làquyết định có hiệu lực pháp luật.

2.Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Thẩm phán, Thẩm tra viên, PhóChánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu trướckhi mở phiên tòa do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sựcấp quân khu xem xét, giải quyết trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận đượckhiếu nại. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án nhândân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu thì trong thời hạn 03 ngàykể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyềnkhiếu nại đến Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trungương xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày. Quyết định giải quyết củaChánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương là quyếtđịnh có hiệu lực pháp luật.

Khiếunại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Thẩm phán, Thẩm tra viên, Phó Chánhán Tòa án nhân dân cấp cao trước khi mở phiên tòa do Chánh án Tòa án cấp caoxem xét, giải quyết trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếukhông đồng ý với quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao thìtrong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại,người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xemxét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày. Quyết định giải quyết của Chánh án Tòaán nhân dân tối cao là quyết định có hiệu lực pháp luật.

Khiếunại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh,Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánhán Tòa án quân sự trung ương xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án nhân dâncấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương là quyết định có hiệu lực phápluật.

3.Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Tòa án nhân dân cấpcao, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm tra viên công tác tại Tòa án nhândân tối cao, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán và Thẩm tra viêncông tác tại Tòa án quân sự trung ương, Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ươngdo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương xemxét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyếtđịnh giải quyết của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án quân sựtrung ương là quyết định có hiệu lực pháp luật.

Điều 478. Người có quyền tố cáo

Cánhân có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm phápluật của bất kỳ người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào gây thiệt hại hoặc đedọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổchức, cá nhân.

Điều 479. Quyền và nghĩa vụ củangười tố cáo

1.Người tố cáo có quyền:

a) Gửiđơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền;

b) Yêucầu giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích của mình;

c)Được nhận quyết định giải quyết tố cáo;

d) Yêucầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ khi bị đe doạ, trù dập, trảthù.

2.Người tố cáo có nghĩa vụ:

a)Trình bày trung thực về nội dung tố cáo, cung cấp thông tin, tài liệu liên quanđến việc tố cáo;

b) Nêurõ họ tên, địa chỉ của mình;

c)Chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu cố ý tố cáo sai sự thật.

Điều 480. Quyền và nghĩa vụ củangười bị tố cáo

1.Người bị tố cáo có quyền:

a)Được thông báo về nội dung tố cáo;

b) Đưara bằng chứng để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;

c)Được nhận quyết định giải quyết tố cáo;

d)Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được phục hồi danh dự, đượcbồi thường thiệt hại do việc tố cáo không đúng gây ra;

đ) Yêucầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người tố cáo sai sự thật.

2.Người bị tố cáo có nghĩa vụ:

a)Giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơquan, người có thẩm quyền yêu cầu;

b)Chấp hành quyết định giải quyết tố cáo;

c) Bồithường thiệt hại, bồi hoàn, khắc phục hậu quả do hành vi tố tụng trái pháp luậtcủa mình gây ra.

Điều 481. Thẩm quyền và thời hạngiải quyết tố cáo

1. Tốcáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thuộccơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào thì người đứng đầu cơ quan đó cóthẩm quyền giải quyết.

Trườnghợp người bị tố cáo là Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sátthì Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếpcó thẩm quyền giải quyết.

Trườnghợp người bị tố cáo là Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án quânsự khu vực thì Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấpquân khu có thẩm quyền giải quyết.

Trườnghợp người bị tố cáo là Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quânsự cấp quân khu thì Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sựtrung ương có thẩm quyền giải quyết.

Trườnghợp người bị tố cáo là Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quânsự trung ương thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền giải quyết.

Tố cáohành vi tố tụng của người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điềutra do Viện kiểm sát thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra có thẩm quyềnxem xét, giải quyết.

2. Tốcáo hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm thì được giải quyết theo quyđịnh tại Điều 145 của Bộ luật này.

3.Thời hạn giải quyết tố cáo không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo; đốivới vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể kéo dài nhưng khôngquá 60 ngày.

4. Tốcáo liên quan đến hành vi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ,tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố phải được Viện trưởng Viện kiểm sátcùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, giải quyết trongthời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được tố cáo. Trường hợp phải xác minh thêm thìthời hạn không quá 03 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo.

Điều 482. Trách nhiệm của cơquan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo

1. Cơquan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi nhiệm vụ,quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết kịp thời, đúng phápluật khiếu nại, tố cáo và gửi văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo cho người đãkhiếu nại, tố cáo; xử lý nghiêm minh người vi phạm pháp luật; áp dụng biện phápbảo vệ người tố cáo khi có yêu cầu, ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảmkết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo được thi hành nghiêm chỉnh và phải chịutrách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết của mình.

2.Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo mà không giải quyết, thiếutrách nhiệm trong việc giải quyết, giải quyết trái pháp luật thì tùy tính chất,mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếugây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại, bồi hoàn theo quy định của luật.

3. Cơquan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra,Tòa án có trách nhiệm thông báo việc tiếp nhận và gửi văn bản giải quyết khiếunại, tố cáo cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.

Điều 483. Nhiệm vụ, quyền hạn củaViện kiểm sát khi kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo

1.Viện kiểm sát kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Cơ quan điều tra,cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Tòa án cùng cấpvà cấp dưới.

2. Khikiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, Viện kiểm sát có những nhiệm vụ,quyền hạn:

a) Yêucầu Cơ quan điều tra, Tòa án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạtđộng điều tra ra quyết định giải quyết khiếu nại, ra văn bản giải quyết tố cáotheo quy định tại Chương này;

b) Yêucầu Cơ quan điều tra, Tòa án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạtđộng điều tra tự kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cấp mình và cấpdưới; thông báo kết quả kiểm tra cho Viện kiểm sát;

c) Yêucầu Cơ quan điều tra, Tòa án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạtđộng điều tra cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc giải quyết khiếu nại,tố cáo cho Viện kiểm sát;

d)Trực tiếp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Cơ quan điều tra, cơquan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Tòa án cùng cấp vàcấp dưới;

đ) Banhành kết luận kiểm sát; thực hiện quyền kiến nghị, kháng nghị, yêu cầu Cơ quanđiều tra, Tòa án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điềutra khắc phục vi phạm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

3.Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra việc giải quyết khiếunại, tố cáo của Viện kiểm sát cấp dưới. Viện kiểm sát nhân dân tối cao thanhtra, kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Viện kiểm sát các cấp.

Chương XXXIV

BẢOVỆ NGƯỜI TỐ GIÁC TỘI PHẠM, NGƯỜI LÀM CHỨNG, BỊ HẠI VÀ NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNGKHÁC

Điều 484. Người được bảo vệ

1.Những người được bảo vệ gồm:

a)Người tố giác tội phạm;

b)Người làm chứng;

c) Bịhại;

d)Người thân thích của người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại.

2.Người được bảo vệ có quyền:

a) Đềnghị được bảo vệ;

b)Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ;

c)Được biết về việc áp dụng biện pháp bảo vệ; đề nghị thay đổi, bổ sung, hủy bỏbiện pháp bảo vệ;

d)Được bồi thường thiệt hại, khôi phục danh dự, bảo đảm các quyền và lợi ích hợppháp trong thời gian bảo vệ.

3.Người được bảo vệ có nghĩa vụ:

a)Chấp hành nghiêm chỉnh các yêu cầu của cơ quan bảo vệ liên quan đến việc bảovệ;

b) Giữbí mật thông tin bảo vệ;

c)Thông báo kịp thời đến cơ quan có trách nhiệm bảo vệ về những vấn đề nghi vấntrong thời gian được bảo vệ.

Điều 485. Cơ quan, người có thẩmquyền quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ

1. Cơquan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ gồm:

a) Cơquan điều tra của Công an nhân dân;

b) Cơquan điều tra trong Quân đội nhân dân.

2.Người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ gồm:

a) Thủtrưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra của Công an nhân dân có thẩm quyền raquyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ trong các vụviệc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý, giải quyết, điều tra hoặc theo đềnghị của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cùng cấp; đề nghị của Việnkiểm sát nhân dân tối cao;

b) Thủtrưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân có thẩm quyềnra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ trong các vụviệc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý, giải quyết, điều tra hoặc theo đềnghị của Viện kiểm sát quân sự, Tòa án quân sự cùng cấp; đề nghị của Viện kiểmsát quân sự trung ương.

3.Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp nếu xét thấy cần áp dụng biệnpháp bảo vệ đối với người được bảo vệ thì đề nghị Cơ quan điều tra trực tiếpthụ lý vụ án hình sự ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người đượcbảo vệ. Đề nghị phải được thể hiện bằng văn bản.

Cơquan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sátquân sự trung ương nếu xét thấy cần áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người đượcbảo vệ trong vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý, giải quyết, điềutra thì báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Việnkiểm sát quân sự trung ương có văn bản đề nghị với Cơ quan Cảnh sát điều tra,Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra hình sự, Cơ quan An ninhđiều tra Bộ Quốc phòng ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.

Điều 486. Các biện pháp bảo vệ

1. Khicó căn cứ xác định tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của ngườiđược bảo vệ bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại do việc cung cấp chứng cứ, tàiliệu, thông tin liên quan đến tội phạm thì cơ quan, người có thẩm quyền tiếnhành tố tụng quyết định áp dụng những biện pháp sau đây để bảo vệ họ:

a) Bốtrí lực lượng, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, sử dụng vũ khí, công cụ hỗtrợ và các phương tiện khác để canh gác, bảo vệ;

b) Hạnchế việc đi lại, tiếp xúc của người được bảo vệ để bảo đảm an toàn cho họ;

c) Giữbí mật và yêu cầu người khác giữ bí mật các thông tin liên quan đến người đượcbảo vệ;

d) Dichuyển, giữ bí mật chỗ ở, nơi làm việc, học tập; thay đổi tung tích, lý lịch,đặc điểm nhân dạng của người được bảo vệ, nếu được họ đồng ý;

đ) Rănđe, cảnh cáo, vô hiệu hóa các hành vi xâm hại người được bảo vệ; ngăn chặn, xửlý kịp thời các hành vi xâm hại theo quy định của pháp luật;

e) Cácbiện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật.

2.Việc áp dụng, thay đổi các biện pháp bảo vệ quy định tại khoản 1 Điều nàykhông được làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ.

Điều 487. Đề nghị, yêu cầu ápdụng các biện pháp bảo vệ

1.Người được bảo vệ có quyền làm văn bản đề nghị, yêu cầu cơ quan có thẩm quyềnáp dụng biện pháp bảo vệ. Văn bản đề nghị, yêu cầu có các nội dung chính:

a)Ngày, tháng, năm;

b)Tên, địa chỉ của người đề nghị;

c) Lýdo và nội dung đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ;

d) Chữký hoặc điểm chỉ của người đề nghị. Trường hợp đề nghị của cơ quan, tổ chức thìngười đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó ký tên và đóng dấu.

2.Trường hợp khẩn cấp, người được bảo vệ trực tiếp đề nghị cơ quan, người có thẩmquyền áp dụng biện pháp bảo vệ hoặc thông qua phương tiện thông tin liên lạcnhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản đề nghị. Cơ quan, người có thẩm quyềnnhận được đề nghị, yêu cầu phải lập biên bản và đưa vào hồ sơ bảo vệ.

3. Khitiến hành tố tụng đối với vụ án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một sốhoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án nhận được đề nghị, yêu cầu áp dụngbiện pháp bảo vệ có trách nhiệm xem xét, đề nghị Cơ quan điều tra cùng cấp xemxét, quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân cấpcao, Tòa án nhân dân cấp cao nhận được đề nghị, yêu cầu bảo vệ thì đề nghị Cơquan điều tra Bộ Công an xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.

4. Cơquan điều tra phải kiểm tra căn cứ, tính xác thực của đề nghị, yêu cầu bảo vệ.Trường hợp xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ thì phải giảithích rõ lý do cho người đã yêu cầu, đề nghị biết.

Điều 488. Quyết định áp dụng biệnpháp bảo vệ

1.Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ gồm các nội dung chính:

a) Số,ngày, tháng, năm; địa điểm ra quyết định;

b)Chức vụ của người ra quyết định;

c) Căncứ ra quyết định;

d) Họtên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người được bảo vệ;

đ)Biện pháp bảo vệ và thời gian bắt đầu thực hiện biện pháp bảo vệ.

2.Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ được gửi cho người yêu cầu bảo vệ,người được bảo vệ, Viện kiểm sát, Tòa án đã đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệvà cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan đến việc bảo vệ.

3. Saukhi ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ, Cơ quan điều tra có thẩm quyền ápdụng phải tổ chức thực hiện ngay biện pháp bảo vệ. Trường hợp cần thiết có thểphối hợp với các cơ quan, đơn vị trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân đểthực hiện việc bảo vệ.

4. Cơquan điều tra đã ra quyết định áp dụng có thể thay đổi, bổ sung biện pháp bảovệ trong quá trình bảo vệ nếu xét thấy cần thiết.

5.Thời gian bảo vệ được tính từ khi áp dụng biện pháp bảo vệ cho đến khi có quyếtđịnh chấm dứt áp dụng biện pháp bảo vệ.

Điều 489. Chấm dứt việc bảo vệ

1. Khixét thấy căn cứ xâm hại hoặc đe dọa xâm hại tính mạng, sức khỏe, tài sản, danhdự, nhân phẩm của người được bảo vệ không còn, Thủ trưởng Cơ quan điều tra đãquyết định áp dụng biện pháp bảo vệ phải ra quyết định chấm dứt áp dụng biệnpháp bảo vệ.

2.Quyết định chấm dứt áp dụng các biện pháp bảo vệ phải được gửi cho người đượcbảo vệ, cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ và cơ quan, tổ chức, đơnvị liên quan đến việc bảo vệ.

Điều 490. Hồ sơ bảo vệ

1. Cơquan điều tra đã ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ phải lập hồ sơ bảo vệ.

2. Hồsơ bảo vệ gồm:

a) Vănbản đề nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ; biên bản về việc đề nghị, yêucầu áp dụng biện pháp bảo vệ;

b) Kếtquả xác minh về hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại tính mạng, sức khỏe, tàisản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ;

c)Tài liệu về hậu quả thiệt hại đã xảy ra (nếu có) và việc xử lý của cơ quancó thẩm quyền;

d) Vănbản yêu cầu, đề nghị thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp bảo vệ;

đ)Quyết định áp dụng, thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp bảo vệ;

e)Tài liệu phản ánh diễn biến quá trình áp dụng biện pháp bảo vệ;

g) Vănbản yêu cầu, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp bảo vệ;

h) Báocáo kết quả thực hiện biện pháp bảo vệ;

i)Quyết định chấm dứt biện pháp bảo vệ;

k) Cácvăn bản, tài liệu khác có liên quan đến việc bảo vệ.

PHẦN THỨ TÁM

HỢP TÁCQUỐC TẾ

Chương XXXV

NHỮNGQUY ĐỊNH CHUNG

Điều 491. Phạm vi hợp tác quốc tếtrong tố tụng hình sự

1. Hợptác quốc tế trong tố tụng hình sự là việc các cơ quan có thẩm quyền của nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoàiphối hợp, hỗ trợ nhau để thực hiện hoạt động phục vụ yêu cầu điều tra, truy tố,xét xử và thi hành án hình sự.

2. Hợptác quốc tế trong tố tụng hình sự gồm tương trợ tư pháp về hình sự; dẫn độ;tiếp nhận, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù và các hoạt động hợp tácquốc tế khác được quy định tại Bộ luật này, pháp luật về tương trợ tư pháp vàđiều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Hợptác quốc tế trong tố tụng hình sự trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại, theo quyđịnh của Bộ luật này, pháp luật về tương trợ tư pháp và quy định khác của phápluật Việt Nam có liên quan.

Điều 492. Nguyên tắc hợp tác quốctế trong tố tụng hình sự

1. Hợptác quốc tế trong tố tụng hình sự được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độclập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nộibộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật củaViệt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thànhviên.

2.Trường hợp Việt Nam chưa ký kết hoặc chưa gia nhập điều ước quốc tế có liênquan thì việc hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự được thực hiện theo nguyêntắc có đi có lại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luậtquốc tế và tập quán quốc tế.

Điều 493. Cơ quan trung ươngtrong hợp tác quốc tế về tố tụng hình sự

1. BộCông an là Cơ quan trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tronghoạt động dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù.

2.Viện kiểm sát nhân dân tối cao là Cơ quan trung ương của nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam trong hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự và những hoạtđộng hợp tác quốc tế khác theo quy định của pháp luật.

Điều 494. Giá trị pháp lý củatài liệu, đồ vật thu thập được qua hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự

Tàiliệu, đồ vật do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thu thập theo ủy thác tưpháp của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc tài liệu, đồ vật do cơ quan cóthẩm quyền của nước ngoài gửi đến Việt Nam để ủy thác truy cứu trách nhiệm hìnhsự có thể được coi là chứng cứ. Trường hợp tài liệu, đồ vật này có đặc điểm quyđịnh tại Điều 89 của Bộ luật này thì có thể được coi là vật chứng.

Điều 495. Việc tiến hành tố tụngcủa người có thẩm quyền của Việt Nam ở nước ngoài và người có thẩm quyền củanước ngoài ở Việt Nam

Việctiến hành tố tụng của người có thẩm quyền của Việt Nam ở nước ngoài và người cóthẩm quyền của nước ngoài ở Việt Nam được thực hiện theo quy định của điều ướcquốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thực hiện theonguyên tắc có đi có lại.

Điều 496. Sự có mặt của người làmchứng, người giám định, người đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam ở nướcngoài; người làm chứng, người giám định, người đang chấp hành án phạt tù tạinước ngoài ở Việt Nam

1. Cơquan có thẩm quyền của Việt Nam có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nướcngoài cho người làm chứng, người giám định, người đang chấp hành án phạt tù tạinước được đề nghị có mặt ở Việt Nam để phục vụ việc giải quyết vụ án hình sự.

2.Theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền củaViệt Nam có thể cho phép người làm chứng, người giám định, người đang chấp hànhán phạt tù tại Việt Nam có mặt ở nước đã đề nghị để phục vụ việc giải quyết vụán hình sự.

Chương XXXVI

MỘTSỐ HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ

Điều 497. Việc tiếp nhận, chuyểngiao tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án

Việctiếp nhận, chuyển giao tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án được thực hiệntheo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làthành viên, quy định của Bộ luật này, pháp luật về tương trợ tư pháp và quyđịnh khác của pháp luật Việt Nam có liên quan.

Điều 498. Xử lý trường hợp từchối dẫn độ công dân Việt Nam

Theoyêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền củaViệt Nam có trách nhiệm xem xét để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc cho thihành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nambị từ chối dẫn độ.

Điều 499. Trình tự, thủ tục xemxét, xử lý yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với công dân Việt Nam bị từchối dẫn độ

1.Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định từ chối dẫn độ công dân ViệtNam theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, Tòa án đã ra quyếtđịnh từ chối dẫn độ chuyển hồ sơ và các tài liệu kèm theo của nước ngoài đếnViện kiểm sát nhân dân tối cao để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự.

2.Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, xử lý yêu cầu của nước ngoài về truycứu trách nhiệm hình sự công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ theo quy định củaluật.

3.Việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với người bị yêu cầu truy cứutrách nhiệm hình sự được tiến hành theo quy định của Bộ luật này.

4. Cơquan có thẩm quyền của Việt Nam có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền củanước ngoài cung cấp, bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật để bảo đảm việc điềutra, truy tố, xét xử có căn cứ, đúng pháp luật.

Điều 500. Điều kiện cho thi hànhbản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bịtừ chối dẫn độ

Bảnán, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từchối dẫn độ có thể được thi hành tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện:

1. Cóvăn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc thi hành bảnán, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từchối dẫn độ;

2.Hành vi phạm tội mà công dân Việt Nam bị kết án ở nước ngoài cũng cấu thành tộiphạm theo quy định của Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

3. Bảnán, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam đã cóhiệu lực pháp luật và không còn thủ tục tố tụng nào đối với người đó.

Điều 501. Trình tự, thủ tục xemxét yêu cầu thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối vớicông dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ

1.Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyềncủa nước ngoài về việc thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nướcngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ, Tòa án nhân dân cấp tỉnh đãra quyết định từ chối dẫn độ xem xét yêu cầu của nước ngoài.

2. Tòaán có thẩm quyền mở phiên họp bằng Hội đồng gồm ba Thẩm phán để xem xét yêu cầuthi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân ViệtNam bị từ chối dẫn độ. Phiên họp phải có mặt của Kiểm sát viên Viện kiểm sátcùng cấp, người bị yêu cầu thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nướcngoài, luật sư hoặc người đại diện của họ (nếu có).

3. Saukhi khai mạc phiên họp, một thành viên của Hội đồng trình bày những vấn đề liênquan đến yêu cầu thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đốivới công dân Việt Nam và nêu ý kiến về cơ sở pháp lý của việc cho thi hành bảnán, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam tại ViệtNam.

Kiểmsát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc cho thi hành bản án,quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam tại Việt Nam.

Ngườibị yêu cầu thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài, luật sư,người đại diện của người này trình bày ý kiến (nếu có).

Hộiđồng thảo luận và quyết định theo đa số việc cho thi hành hoặc không cho thihành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với người bị yêu cầu.

4.Quyết định cho thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đốivới công dân Việt Nam tại Việt Nam phải ghi rõ thời hạn mà người đó phải thihành án phạt tù tại Việt Nam trên cơ sở xem xét, quyết định:

a)Trường hợp thời hạn của hình phạt do nước ngoài đã tuyên phù hợp với pháp luậtViệt Nam thì thời hạn phải thi hành án tại Việt Nam được quyết định tương ứngvới thời hạn đó;

b)Trường hợp tính chất hoặc thời hạn của hình phạt do Tòa án nước ngoài đã tuyênkhông phù hợp pháp luật Việt Nam thì quyết định chuyển đổi hình phạt cho phùhợp với pháp luật Việt Nam nhưng không được dài hơn hình phạt đã tuyên của Tòaán nước ngoài.

5.Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày ra quyết định cho thi hành hoặc không cho thihành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài, Tòa án nhân dân cấp tỉnhgửi quyết định cho người bị yêu cầu thi hành, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp,Bộ Công an để thực hiện.

Ngườibị yêu cầu thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài có quyềnkháng cáo, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị trong thời hạn15 ngày, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị trong thời hạn 30ngày kể từ ngày Tòa án nhân dân cấp tỉnh ra quyết định.

Tòa ánnhân dân cấp tỉnh phải gửi hồ sơ và kháng cáo, kháng nghị cho Tòa án nhân dâncấp cao trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

6.Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ xem xét yêu cầu thi hành bảnán, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài có kháng cáo, kháng nghị, Tòa ánnhân dân cấp cao mở phiên họp xem xét quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnhbị kháng cáo, kháng nghị.

Thủtục xem xét kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án nhân dân cấptỉnh được thực hiện theo quy định tại Điều này.

7.Quyết định thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối vớicông dân Việt Nam tại Việt Nam có hiệu lực pháp luật gồm:

a)Quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh không bị kháng cáo, kháng nghị;

b)Quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao.

8.Trình tự, thủ tục thi hành quyết định thi hành bản án, quyết định của Tòa ánnước ngoài đối với công dân Việt Nam tại Việt Nam được thực hiện theo quy địnhBộ luật này và Luật thi hành án hình sự.

9. Khinhận được thông báo về quyết định đặc xá, đại xá hoặc miễn, giảm hình phạt củanước ngoài đối với công dân Việt Nam phạm tội ở nước ngoài bị Việt Namtừ chối dẫn độ và người đó đang thi hành án tại Việt Nam thì Bộ Công angửi ngay thông báo đó cho Tòa án, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét,quyết định.

Điều 502. Các biện pháp ngănchặn, căn cứ và thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn

1. Cácbiện pháp ngăn chặn để bảo đảm cho việc xem xét yêu cầu dẫn độ hoặc thi hànhquyết định dẫn độ gồm bắt, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền để bảođảm, tạm hoãn xuất cảnh.

2.Biện pháp ngăn chặn chỉ được áp dụng đối với người bị xem xét yêu cầu dẫn độhoặc bị dẫn độ khi có đủ các điều kiện:

a) Tòaán đã có quyết định xem xét yêu cầu dẫn độ đối với người đó hoặc quyết định dẫnđộ đối với người đó đã có hiệu lực pháp luật;

b) Cócăn cứ cho rằng người bị yêu cầu dẫn độ bỏ trốn hoặc gây khó khăn, cản trở việcxem xét yêu cầu dẫn độ hoặc thi hành quyết định dẫn độ.

3.Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án, Phó Chánh án Tòa ánnhân dân cấp cao quyết định việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn quy định tạikhoản 1 Điều này. Thẩm phán chủ tọa phiên họp xem xét yêu cầu dẫn độ có quyềnquyết định việc áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, biện pháp đặt tiền đểbảo đảm sự có mặt của người bị yêu cầu dẫn độ tại phiên họp.

Điều 503. Bắt tạm giam người bịyêu cầu dẫn độ

1.Việc bắt người bị yêu cầu dẫn độ để tạm giam hoặc thi hành quyết định dẫn độđược thực hiện theo quy định tại Điều 113 của Bộ luật này.

2.Thời hạn tạm giam để xem xét yêu cầu dẫn độ không quá thời hạn trong lệnh bắtgiam của cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu dẫn độ hoặc thời hạn phải thihành hoặc còn phải thi hành hình phạt tù trong bản án, quyết định hình sự củaTòa án nước yêu cầu dẫn độ.

Trườnghợp cần thiết, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp cao có thể gửivăn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu dẫn độ ra lệnh, quyếtđịnh tạm giam hoặc gia hạn tạm giam người bị yêu cầu dẫn độ để bảo đảm việcxem xét yêu cầu dẫn độ; văn bản yêu cầu được gửi thông qua Bộ Công an.

Điều 504. Cấm đi khỏi nơi cư trú,tạm hoãn xuất cảnh

1. Cấmđi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với người bị yêucầu dẫn độ có nơi cư trú rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệutập của Tòa án.

Việcáp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú được thực hiện theo quy định tại Điều123 của Bộ luật này.

Thờihạn áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú không được quá thời hạn bảo đảmviệc xem xét yêu cầu dẫn độ và thời hạn xem xét kháng cáo, kháng nghị đối vớiquyết định dẫn độ hoặc quyết định từ chối dẫn độ theo quy định của pháp luậtvề tương trợ tư pháp.

2. Tạmhoãn xuất cảnh là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với người bị yêu cầudẫn độ nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Tòa án.

Việcáp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh được thực hiện theo quy định tại Điều 124của Bộ luật này.

Thờihạn áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh không được quá thời hạn bảo đảm việcxem xét yêu cầu dẫn độ và thời hạn xem xét kháng cáo, kháng nghị đối với quyếtđịnh dẫn độ hoặc quyết định từ chối dẫn độ theo quy định của pháp luật vềtương trợ tư pháp.

Điều 505. Đặt tiền để bảo đảm

1. Đặttiền để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với người bị yêu cầudẫn độ căn cứ vào tình trạng tài sản của người đó nhằm bảo đảm sự có mặt của họtheo giấy triệu tập của Tòa án.

2.Việc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm thực hiện theo quy định tại Điều122 của Bộ luật này.

3.Thời hạn áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm không được quá thời hạn bảo đảmviệc xem xét yêu cầu dẫn độ và thời hạn xem xét kháng cáo, kháng nghị đối vớiquyết định dẫn độ hoặc quyết định từ chối dẫn độ theo quy định của pháp luật vềtương trợ tư pháp.

Điều 506. Hủy bỏ hoặc thay thếbiện pháp ngăn chặn

1. KhiTòa án có thẩm quyền quyết định từ chối dẫn độ hoặc hết thời hạn 15 ngày kể từngày quyết định thi hành quyết định dẫn độ có hiệu lực mà nước yêu cầu dẫn độkhông tiếp nhận người bị dẫn độ thì mọi biện pháp ngăn chặn đã áp dụng đều phảiđược hủy bỏ.

2.Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn quy định tại Điều 502 của Bộluật này phải kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi biện pháp ngăn chặn do mình quyếtđịnh nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết.

Điều 507. Xử lý tài sản do phạmtội mà có

1. Cơquan có thẩm quyền của Việt Nam hợp tác với cơ quan có thẩm quyền của nướcngoài trong việc truy tìm, tạm giữ, kê biên, phong tỏa, tịch thu, xử lý tài sảndo phạm tội mà có để phục vụ yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử và thi hành ánhình sự.

2.Việc truy tìm, tạm giữ, kê biên, phong tỏa, tịch thu tài sản do phạm tội mà cótại Việt Nam được thực hiện theo quy định của Bộ luật này và quy định khác củapháp luật Việt Nam có liên quan.

3.Việc xử lý tài sản do phạm tội mà có tại Việt Nam thực hiện theo quy định củađiều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theothoả thuận trong từng vụ việc cụ thể giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam vàcơ quan có thẩm quyền của nước ngoài có liên quan.

Điều 508. Phối hợp điều tra, ápdụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

1. Cơquan có thẩm quyền của Việt Nam có thể hợp tác với cơ quan có thẩm quyền củanước ngoài trong việc phối hợp điều tra hoặc áp dụng các biện pháp điều tra tốtụng đặc biệt. Việc hợp tác phối hợp điều tra hoặc áp dụng các biện pháp điềutra tố tụng đặc biệt được thực hiện trên cơ sở điều ước quốc tế mà Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo thoả thuận trong từng vụ việc cụthể giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nướcngoài có liên quan.

2. Cáchoạt động phối hợp điều tra thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam được thực hiện theo quy định của Bộ luật này và quy định kháccủa pháp luật Việt Nam có liên quan.

PHẦN THỨ CHÍN

ĐIỀUKHOẢN THI HÀNH

Điều 509. Hiệu lực thi hành

1. Bộ luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm2016.

2. Bộluật tố tụng hình sự số 19/2003/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Bộ luật này cóhiệu lực.

3.Bãi bỏ quy định về việc cấp giấy chứng nhận người bào chữa tại khoản 3 và khoản 4 Điều 27 của Luật luật sư số 65/2006/QH11đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 20/2012/QH13.

Điều 510. Quy định chi tiết

Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dântối cao quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Bộ luật này.

Bộ luật này đã được Quốc hội nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27 tháng11 năm 2015.

 

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

Nguyễn Sinh Hùng

 

 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề