Tam Nguyen
Bài viết liên quan:
|
Căn cứ pháp lý
– Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch
– Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
|
Luật sư tư vấn:
Dựa theo thông tin được cung cấp và căn cứ theo pháp luật về trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch áp dụng vào sự việc này, việc cán bộ tư pháp quên không ghi số sỏ trên góc tờ giấy khai sinh thì căn cứ theo điều 7 Nghị định 123/2015 quy định:
Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch
1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.
2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
|
Theo đó, người có quyền lợi và nghĩa vụ bị ảnh hưởng được quyền tiến hành thủ tục cải chính hộ tịch. Quy định hướng dẫn bổ sung cho điều 7 Nghị định 123/2015, tại điều 26 Thông tư 15/2015 quy định về sửa chữa sai sót khi ghi Sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch:
Điều 26. Sửa chữa sai sót khi ghi Sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch
1. Khi đăng ký hộ tịch, nếu có sai sót trong việc ghi nội dung vào Sổ hộ tịch, công chức làm công tác hộ tịch phải gạch bỏ phần sai sót, ghi sang bên cạnh hoặc lên phía trên, không được chữa đè lên chữ cũ, không được tẩy xóa và viết đè lên chỗ đã tẩy xoá.
Trường hợp có sai sót bỏ trống trang sổ thì công chức làm công tác hộ tịch phải gạch chéo vào trang bỏ trống.
Cột ghi chú của Sổ hộ tịch phải ghi rõ nội dung sửa chữa sai sót; ngày, tháng, năm sửa; công chức làm công tác hộ tịch ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên.
Công chức làm công tác hộ tịch có trách nhiệm báo cáo Thủ trưởng cơ quan đăng ký hộ tịch biết về việc sửa chữa sai sót. Thủ trưởng cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm kiểm tra, cho phép đóng dấu xác nhận vào nội dung sửa chữa sai sót.
Công chức làm công tác hộ tịch không được tự ý tẩy xóa, sửa chữa, bổ sung làm sai lệch nội dung đã ghi trong Sổ hộ tịch.
…
3. Sau khi đăng ký hộ tịch mà phát hiện sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc do lỗi của người yêu cầu đăng ký hộ tịch thì phải tiến hành thủ tục cải chính hộ tịch theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP
|
Như vậy từ các căn cứ trên, việc trả lời của cán bộ tư pháp là đúng theo quy định pháp luật và người có quyền, lợi ích bị ảnh hưởng từ hành vi hành chính của công chức làm công tác hộ tịch được quyền tiến hành thủ tục cải chính hộ tịch.
Chuyên viên: Nguyễn Hòa
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
- Vay tiền và bỏ trốn thì xử lý như thế nào?
- Cán bộ, công chức nhà nước có được quyền góp vốn để thành lập doanh nghiệp không?
- Giao dịch đất nằm trong kế hoạch giải phóng mặt bằng và bồi thường giải phóng mặt bằng
- Thủ tục yêu cầu cấp lại sổ BHXH và thủ tục gộp sổ BHXH
- Phân biệt hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân