Cha, mẹ có hành vi cản trở việc nuôi dưỡng con của đối phương sau khi ly hôn bị xử lý như thế nào?

Posted on Tư vấn luật hôn nhân 392 lượt xem

Nội dung tư vấn:

Việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái là trách nhiệm, nghĩa vụ của cha mẹ. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ chăm nom, nuôi dưỡng con cái, tuy nhiên vì những bất đồng, mâu thuẫn cá nhân mà cha hoặc mẹ cản trợ việc gặp gỡ, nuôi dưỡng con cái của đối phương. Vậy hành vi cha, mẹ cản trở việc nuôi dưỡng con của đối phương sau khi ly hôn bị pháp luật Việt Nam xử lý như thế nào?

z zeoq

Luật sư tư vấn:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Hôn nhân gia đình năm 2014
  • Nghị định 144/2021/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình

Cha mẹ có hành vi cản trở việc nuôi dưỡng con của đối phương sau khi ly hôn bị xử lý như thế nào?

Theo Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định:

“Điều 71: Nghĩa vụ và quyền chăm sóc nuôi dưỡng:

1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

…”

Như vậy cả cha và mẹ đều có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con cái.

Theo Điều 82 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.”

Do đó quyền thăm con sau ly hôn là không bị hạn chế, trừ trường hợp người trực tiếp nuôi con có yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm non của người không trực tiếp nuôi con và được chấp thuận thì quyền thăm con đối với người này sẽ bị hạn chế.

Bất kỳ người nào có hành vi cản trở quyền thăm con của người không trực tiếp nuôi con mà người đó không thuộc trường hợp Tòa án yêu cầu hạn chế quyền thăm con thì có thể bị xử lý theo thủ tục hành chính, cụ thể là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền theo quy định tại Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Theo quy định này đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa cha, mẹ và con, giữa vợ và chồng sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người bị ngăn cản quyền thăm có thể tố cáo hành vi cản trở quyền thăm con tới cơ quan công an hoặc Ủy ban nhân dân để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết để xử phạt hoặc xin xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc công an về người trực tiếp nuôi con có hành vi cản trở việc thăm nom để cơ quan thi hành án việc chăm nom con theo bản án, quyết định của Tòa án.

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề