Có được hủy giấy tờ phân chia tài sản sau khi công chứng không?

Tóm tắt tình huống

Chào luật sư! Bố mẹ mình thuận tình ly hôn, tài sản thỏa thuận chia đôi, có công chứng UBND. Nhưng mẹ mình không muốn chia tài sản như vậy. Bây giờ mình phải làm như thế nào?
Người gửi: Nguyễn Đình Hải
cac yeu to anh huong den viec phan chia tai san vo chong khi ly hon 1

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Luật Công chứng 2014.

2. Có được hủy giấy tờ phân chia tài sản sau khi công chứng không?

Về việc hủy văn bản công chứng, theo Điều 51 Luật Công chứng năm 2014 quy định về công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch như sau:
“Điều 51. Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch
1. Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó.
2. Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do công chứng viên tiến hành. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch.
3. Thủ tục công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện như thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch quy định tại Chương này.”
Do đó, để có thể hủy được văn bản công chứng này, cần phải có sự đồng thuận bằng văn bản của cả bố và mẹ bạn. Bên cạnh đó, trong trường hợp bố bạn không đồng ý hủy bỏ thỏa thuận này thì mẹ bạn có thể thực hiện theo quy định tại Điều 52 Luật Công chứng như sau:
“Điều 52. Người có quyền đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu
Công chứng viên, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu khi có căn cứ cho rằng việc công chứng có vi phạm pháp luật.”
Công chứng viên, người yêu cầu công chứng, người làm phiên dịch, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu khi có đủ căn cứ cho rằng việc công chứng đó vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên trường hợp của bạn, văn bản công chứng này không có yếu tố vi phạm vì nó đã thể hiện được ý chí hai bên trước khi mẹ bạn có ý định không chấp nhận văn bản đó nên không thể tuyên bố vô hiệu. Nếu mẹ bạn chứng minh được rằng văn bản thỏa thuận phân chia tài sản là do bị uy hiếp, trái ngược với ý chí thì mẹ bạn có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu. Lúc này bố và mẹ bạn mới có thể thỏa thuận lại cách phân chia tài sản hoặc để Tòa phân chia theo quy định pháp luật.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về việc Có được hủy giấy tờ phân chia tài sản sau khi công chứng không? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Mai Đức Quý

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Có được hủy giấy tờ phân chia tài sản sau khi công chứng không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề