Cô ruột có được thăm cháu tại bệnh viện khi cháu bị tạm giam không?

Tóm tắt câu hỏi:

Xin luật sư cho em hỏi: em có đứa cháu bị bắt vì tội cướp giật hiện đang bị tạm giam ở trại giam quận 10 thành phố Hồ Chí Minh. Trong khi bị tạm giam thì cháu em bị những thành phần cùng phòng đánh. Hôm nay, cháu em được chuyển ra bệnh viện ở quận 10. Xin luật sư cho e hỏi, nếu em là cô của nó, em có thể đến bệnh viện thăm nó không? Gia đình nó có được yêu cầu trại tạm giam cho cháu em được giam 1 mình một phòng giam không? Khi mẹ nó vào thăm ở bệnh viện, trông nó cầu cứu nhìn rất tội nghiệp. Xin cám ơn luật sư!
Người gửi: Nguyễn Thị Ngọc Bích
tam giu armm 1

Luật sư tư vấn:

1/ Căn cứ pháp lý

Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015.

2/ Cô có được thăm cháu ở bệnh viện khi cháu đang bị tạm giam không?

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty Luật Việt Phong. Với thắc mắc của bạn, Công ty Luật Việt Phong xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất, về vấn đề ai được quyền đến thăm người bị tạm giam:
Điểm d Khoản 1 Điều 9 Luật thi hành tạm giam, tạm giữ 2015 quy định: “1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có các quyền sau đây: d) Được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự”.
Khoản 8, điều 3 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015:
“Thân nhân của người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người có quan hệ ông bà nội, ông bà ngoại; bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng; vợ, chồng; anh chị em ruột hoặc con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể với người bị tạm giữ, người bị tạm giam; cháu ruột với người bị tạm giữ, người bị tạm giam mà người bị tạm giữ, người bị tạm giam là ông bà nội, ông bà ngoại.”
Như vậy, theo quy định thì người bị tạm giam tam giữ có quyền được gặp thân nhân – người thân khi đang áp dụng chế độ quy định tại luật này. Và người thân trong trường hợp này chỉ bao gồm ông bà nội, ông bà ngoại; bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng; vợ, chồng; anh chị em ruột hoặc con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; cháu ruột với người bị tạm giam là ông bà nội, ông bà ngoại. Bạn là cô thì không thuộc trường hợp người tạm giam được gặp nhân thân theo quy định tại Điều 9 Luật thi hành tạm giam, tạm giữ 2015.
Về thời hạn, số lần được đến thăm được quy định như sau:
Điều 22 Luật thi hành tạm giam, tạm giữ 2015 cũng quy định như sau về việc gặp người thân,người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự của người đang bị tạm giam tạm giữ: “1. Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ. Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý. Thời gian mỗi lần gặp không quá một giờ”.
Do đó, theo như quy định:
– Đối với người đang bị tạm giữ thì: được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ
– Đối với người đang bị tạm giam: được gặp thân nhân một lần trong một tháng
Thời gian gặp mặt không quá 01 giờ. Ngoài ra, đối với người không phải thân nhân của ngươi đang bị tạm giam tạm giữ thì nếu có nhu cầu gặp mặt thì phải được sự đồng ý của cơ quan đang thụ lý án hoặc trong trường hợp tăng thêm số lần gặp cũng phải được đồng ý.
Nếu cháu bạn là người dưới 18 tuổi thì số lần được gặp thân nhân gấp đôi người bị tạm giam thông thường theo quy định tại Điều 34 Luật thi hành tạm giam, tạm giữ 2015:
“Điều 34. Chế độ gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự của người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi
Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự quy định tại Điều 22 của Luật này với số lần thăm gặp được tăng gấp đôi so với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người đủ 18 tuổi trở lên.”
Thứ hai, trường hợp người bị tạm giam được ở buồng riêng:
Theo Khoản 4 điều 18 Luật thi hành tạm giam, tạm giữ 2015:
“4. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam sau đây có thể được bố trí giam giữ ở buồng riêng:
a) Người đồng tính, người chuyển giới;
b) Người quy định tại các điểm e, i và m khoản 1 Điều này, bao gồm: Người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A Người bị kết án tử hình; Người có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình nhưng chưa được giám định, đang chờ kết quả giám định hoặc đang chờ đưa đi cơ sở bắt buộc chữa bệnh.
c) Phụ nữ có thai hoặc có con dưới 36 tháng tuổi ở cùng.”
Như vậy, cháu của bạn chỉ có thể được giam ở buồng riêng nếu thỏa mãn 1 trong các điều kiện trên. Như bạn đã trình bày, chúng tôi nhận thấy cháu bạn chưa đủ điều kiện để được giam ở một buồng riêng.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về vấn đề cô ruột có được đến thăm cháu ở bệnh viện khi cháu đang bị tạm giam không. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Nguyễn Thanh Bình

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Cô ruột có được thăm cháu tại bệnh viện khi cháu bị tạm giam không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề