Công ty có được chuyển vị trí làm việc nhân viên khác với hợp đồng lao động

Tóm tắt câu hỏi

Luật sư cho em hỏi nhân viên tạp vụ siêu thị được phân công làm song song công việc của nhân viên kinh doanh vừa làm công việc của tạp vụ vừa phải đi kiểm Date hàng hóa, cụ thể là phải chịu trách nhiệm về Date của một dãy quầy kệ ,và nếu hàng hóa hết Date thì phải bỏ tiền túi ra mua. Như vậy là đúng hay sai ạ. Cô tạp vụ ở công ty em đã có tuổi và mắt cũng kém, cô không đồng ý nhưng quản lý nói không làm thì nghỉ việc. Cô có ký hợp đồng và đóng bảo hiểm. Cho em hỏi công ty em làm vậy có vi phạm hợp đồng lao động không khi bắt nhân viên tạp vụ làm công việc của nhân viên kinh doanh.trong khi họ không được đào tạo gì về chuyên môn, không biết tý gì về hàng hóa. Đã vậy phải chịu trách nhiệm về việc không đúng trong hợp đồng. Mong luật sư giúp em trả lời mọi thắc mắc trên, cảm ơn luật sư rất nhiều.
Người gửi: Dũng Nguyễn
ld 17110814541684793

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

– Bộ luật Lao động 2012

2/ Công ty có được chuyển vị trí làm việc nhân viên khác với hợp đồng lao động

Chào bạn, do thông tin bạn cung cấp chưa được cụ thể và rõ ràng do đó tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất, căn cứ theo quy định của pháp luật cụ thể tại Điều 31 Bộ luật Lao động 2012 có quy định việc chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động như sau:
” 1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.
2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.
3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.”
Như vậy, với trường hợp của cô tạp vụ tại công ty bạn thì công ty có thể tạm thời chuyển cô tạp vụ đó sang làm công việc mới nếu công ty gặp khó khăn trong sản xuất. Còn nếu như, công ty của bạn không có một trong những lý do được nêu ở trên thì việc công ty của bạn chuyển vị trí làm việc của cô tạp vụ sang vị trí khác là hoàn toàn sai quy định của pháp luật. Đồng thời, trong trường hợp tạm thời chuyển vị trí làm việc để đảm bảo quyền lợi của người lao động thì công ty phải báo trước cho cô tạp vụ đó ít nhất 03 ngày làm việc. Hơn nữa,tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Việc công ty chuyển công việc không thông báo lý do, không báo trước và mức lương thấp hơn mức lương cũ thì không đúng với quy định của pháp luật.
Để đảm bảo quyền lợi của mình thì bạn có thể nói cô tạp vụ công ty bạn liên hệ với tổ chức Công đoàn của công ty để nhận được sự giúp đỡ hoặc có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động theo căn cứ tại Điều 37 Bộ luật lao động năm 2012.
” 1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;
đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;
e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:
a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;
b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.”
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về vấn đề Công ty có được chuyển vị trí làm việc nhân viên khác với hợp đồng lao động. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Ngô Việt Hương

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Công ty có được chuyển vị trí làm việc nhân viên khác với hợp đồng lao động
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề