Cưỡng đoạt tài sản của người khác thì bị xử phạt thế nào?

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào luật sư,Chị gái tôi năm nay 37 tuổi. Có quen và chung sống với 1 người đàn ông được 3 năm (không đăng ký kết hôn). 1 năm trước người đàn ông này bỏ chị tôi ra ngoài ở riêng nhưng 2 người vẫn liên lạc thường xuyên với nhau.1 tháng gần đây chị tôi dùng sim rác nhắn tin tống tiền người đó nhiều lần. Vì quá sợ hãi người đó đã chuẩn bị tiền và báo công an bắt (chị tôi cho người ra lấy tiền chứ chị tôi ko trực tiếp ra). Lúc nhận tiền thì công an đến bắt. Và đến nhà bắt cả chị tôi. Số tiền nhận là 13 triệu đồng.Người đàn ông đó không hề biết đó là chị tôi. Sau khi khai và tường trình xong. Biết là chị tôi ông ấy đã rút đơn xin hòa giải nhưng công an không đồng ý. Nay chị tôi bị bắt và đang trong quá trình lấy cung. Xin hỏi luật sư với tội danh như vậy chị tôi bị xử phạt như thế nào? ( người tình của chị tôi rất thiện chí muốn xin cho chị được ra) Xin cảm ơn luật sư.

Người gửi: Nhã Phương

cuong doat tai san cua nguoi khac thi bi xu phat the nao 1

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới luật Việt Phong.Về câu hỏi của bạn, công ty luậtViệt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạnnhư sau:
– Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003;

2. Cưỡng đoạt tài sản của người khác thì bị xử phạt thế nào?

Điều 135. Tội cưỡng đoạt tài sản
1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 105. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại
1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
2. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.
Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”

Như vậy, hành vi phạm tội của chị bạn sẽ bị khởi tố hình sự mặc dù người bị hại không có yêu cầu. Việc cơ quan điều tra tiến hành khởi tố hành vi phạm tội cưỡng đoạt tài sản sẽ không bị ảnh hưởng nếu người bị hại có yêu cầu hủy tố cáo. Chính vì vậy, việc người bị hại rút đơn và yêu cầu hòa giải để giải quyết sự việc khi công an đã tiến hành khởi tố, điều tra vụ án không có giá trị pháp lý ngừng vụ án lại nữa. Chị bạn sẽ bị truy tố về tội cưỡng đoạt tài sản.
Khi quyết định hình phạt, Toà án căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Như vậy, xác định được chị bạn sẽ bị xử phạt như thế nào thì phải phụ thuộc vào mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân của chị bạn, chị bạn có các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nào không?
Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định lần lượt tại 46, 48 của bộ luật Hình sự.
Theo đó, luật Hình sự cũng có những điều luật có lợi cho người phạm tội như sau:
Điều 47. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật
Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.
Điều 60. Án treo
1. Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.
2. Trong thời gian thử thách, Toà án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.
3. Người được hưởng án treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định tại Điều 30 và Điều 36 của Bộ luật này.
4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát và giáo dục, Toà án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.
5. Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Toà án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật này.”

Vì vậy, nếu chị bạn có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả,.. Ngoài ra, người bị hại còn có thiện chí đối với chị bạn thì Tòa án có thể xem xét giảm nhẹ hình phạt và có thể được hưởng án treo.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Cưỡng đoạt tài sản của người khác thì bị xử phạt thế nào?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề