Tên doanh nghiệp luôn là một vấn đề mà các nhà kinh doanh vô cùng chú trọng, tạo nên thương hiệu riêng của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp luôn muốn lựa chọn cho mình một cái tên hay nhất, dễ nhớ nhất và dễ tạo dấu ấn nhất. Trong quá trình thành lập, doanh nghiệp đã được đặt tên nhưng sau đó rất có thể chủ sở hữu lựa chọn được một cái tên đặc sắc hơn, hay hơn hay trong quá trình thành lập, tên doanh nghiệp bị sai và chủ sở hữu có mong muốn đổi lại tên cho doanh nghiệp mình. Vậy làm thế nào để đổi tên doanh nghiệp một cách nhanh chóng, chính xác, hiệu quả và hợp pháp nhất? Luật Việt Phong sẽ hỗ trợ quý khách từ A-Z thủ tục đổi tên doanh nghiệp, cam kết uy tín, thành công.
72 1

1. Nội dung thay đổi tên doanh nghiệp

Quý khách hàng khi có nhu cầu có thể thay đổi một trong những nội dung sau về tên công ty:
– Thay đổi tên công ty bằng tiếng Việt
– Thay đổi tên công ty bằng tiếng Anh
– Thay đổi tên viết tắt của công ty

2. Điều kiện đối với tên doanh nghiệp

Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.
Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài không được trùng với tên viết bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký. Tên viết tắt của doanh nghiệp không được trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.
Tên doanh nghiệp bao gồm hai thành tố:
– Loại hình doanh nghiệp;
– Tên riêng của doanh nghiệp.

3. Hồ sơ đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp 

Khi đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp, doanh nghiệp phải lập hồ sơ bao gồm những tài liệu, giấy tờ sau:
– Thông báo về việc đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo Mẫu tại Phụ lục II-1 ban hành kèm theo Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT. Thông báo gồm những nội dung sau:
Tên hiện tại, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);
Tên dự kiến thay đổi;
Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
– Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên (Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên), của Đại hội đồng cổ đông (Công ty cổ phần) và của các thành viên hợp danh (Công ty hợp danh); Quyết định của chủ sở hữu công ty (Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) về việc đổi tên doanh nghiệp. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty.

4. Luật Việt Phong thực hiện thủ tục đổi tên doanh nghiệp trên cơ sở yêu cầu của khách hàng.

Sau khi nhận được thông tin từ phía khách hàng cũng như tiến hành tư vấn vấn đề pháp lý liên quan. Luật Việt Phong tiến hành đại diện khách hàng thực hiện thủ tục đổi tên doanh nghiệp:
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ hoàn chỉnh, đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch đầu tư nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Bước 2: Kiểm tra, theo dõi tiến độ xét duyệt hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư. 
Bước 3: Đại diện khách hàng nhận kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới tại Bộ phận 1 cửa của Sở Kế hoạch đầu tư.
Bước 4: Đại diện khách hàng làm thủ tục khắc dấu, thông báo mẫu dấu.
Bước 5: Bàn giao hồ sơ và kết quả đầy đủ tại địa chỉ hoặc văn phòng của công ty.

5. Lợi ích từ việc sử dụng dịch vụ của Luật Việt Phong

– Được hỗ trợ tư vấn cũng như thủ tục pháp lý từ phía đội ngũ luật sư, chuyên viên chuyên nghiệp
– Nhanh chóng nhận được thành quả với chất lượng tốt nhất mà tốn kém ít nhất thời gian, công sức
– Được cung cấp những dịch vụ liên quan: thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật, thay đổi ngành nghề kinh doanh,…với chi phí hợp lý nhất
– Được cung cấp văn bản pháp luật liên quan hoàn toàn miễn phí