Hành vi bắt cóc trẻ em để chiếm đoạt tài sản quy định như thế nào?

Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi bắt giữ, giữ người khác làm con tin do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý nhằm buộc người muốn chuộc phải nộp cho mình tiền hoặc tài sản thì mới thả người bị bắt giữ.

Như vậy, người bắt cóc chiếm đoạt tài sản đồng thời có hai hành vi bắt cóc con tin và đe dọa chủ tài sản để chiếm đoạt tài sản, hành vi bắt cóc chiếm đoạt tài sản hoàn toàn trái phép. Người bị bắt cóc có thể là nguời lớn hoặc trẻ em có quan hệ thân thiết với chủ tài sản. Với hành vi này, nhà nước có những biện pháp để ngăn chặn quy định tại Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi năm 2009. Cụ thể, quy định hành vi bắt cóc chiếm đoạt tài sản khi con tin là trẻ em thì đây là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Bởi trẻ em là lứa tuổi chưa phát triển cả về thể chất lẫn khá năng nhận thức mọi việc, nên khi bị rơi vào trường hợp này sẽ dễ gây ra những ảnh hưởng về tâm lý cũng như sức khỏe.

Hành vi bắt cóc trẻ em nhằm chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?

 

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

Căn cứ tại Điều 134 Bộ luật hinh sự năm 1999 sửa đổi năm 2009 thì tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được quy định như sau:

Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Đối với trẻ em;

e) Đối với nhiều người;

g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;

h) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

i) Gây hậu quả nghiêm trọng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười tám năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm. 

Đối với hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản đặc biệt khi con tin là trẻ em là hành vi vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn xã hội, vì đó pháp luật đã quy định hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là một tội được quy định trong Bộ luật hình sự và quy kết trách hiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi này.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về hành vi bắt cóc trẻ em nhằm chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào? . Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Hành vi bắt cóc trẻ em để chiếm đoạt tài sản quy định như thế nào?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề