Luật cán bộ công chức năm 2008

Posted on Luật 246 lượt xem

QUỐC HỘI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———

Luật số: 22/2008/QH12

Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2008

LUẬT

CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

Căncứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi,bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật cán bộ, công chức.

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Luật này quy định về cán bộ,công chức; bầu cử, tuyển dụng, sử dụng, quảnlý cán bộ, công chức; nghĩa vụ, quyềncủa cán bộ, công chức và điều kiện bảo đảm thi hành công vụ.

Điều 2. Hoạt động công vụ của cán bộ, công chức

Hoạt động công vụ của cán bộ,công chức là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức theo quyđịnh của Luật này và các quy định khác có liên quan.

Điều 3. Các nguyên tắc trong thi hành công vụ

1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

2. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước,quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.

3. Công khai, minh bạch, đúng thẩmquyền và có sự kiểm tra, giám sát.

4. Bảo đảm tính hệ thống, thốngnhất, liên tục, thông suốt và hiệu quả.

5. Bảo đảm thứ bậc hành chính vàsự phối hợp chặt chẽ.

Điều 4. Cán bộ, công chức

1. Cán bộ là công dân Việt Nam,được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơquan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trungương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ởhuyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện),trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

2. Công chức là công dân ViệtNam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan củaĐảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấptỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải làsĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vịthuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp vàtrong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sảnViệt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sựnghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối vớicông chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thìlương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định củapháp luật.

3. Cán bộ xã, phường, thị trấn(sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụtheo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, PhóBí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội; công chức cấp xã làcông dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộcỦy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Điều 5. Các nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức

1. Bảo đảm sự lãnh đạo của ĐảngCộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước.

2. Kết hợp giữa tiêu chuẩn chứcdanh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.

3. Thực hiện nguyên tắc tậptrung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng.

4. Việc sử dụng, đánh giá, phânloại cán bộ, công chức phải dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lựcthi hành công vụ.

5. Thực hiện bình đẳng giới.

Điều 6. Chính sách đối với người có tài năng

Nhà nước có chính sách để pháthiện, thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tàinăng.

Chính phủ quy định cụ thể chínhsáchđối với người có tài năng.

Điều 7. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ sauđây được hiểu như sau:

1. Cơ quan sử dụng cán bộ, công chức là cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao thẩm quyền quản lý, phâncông, bố trí, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức.

2. Cơ quan quản lý cán bộ, công chức là cơ quan, tổ chức, đơn vị đượcgiao thẩm quyền tuyển dụng, bổ nhiệm, nâng ngạch, nâng lương, cho thôi việc,nghỉ hưu, giải quyết chế độ, chính sách và khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ,công chức.

3. Vị trí việc làm là công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu vàngạch công chức để xác định biên chế và bố trí công chức trong cơ quan, tổ chức,đơn vị.

4. Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyênmôn, nghiệp vụ của công chức.

5. Bổ nhiệm là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụlãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật.

6. Miễn nhiệm là việc cán bộ,công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hếtthời hạn bổ nhiệm.

7. Bãi nhiệm là việc cán bộ không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danhkhi chưa hết nhiệm kỳ.

8. Giáng chức là việc công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị hạ xuốngchức vụ thấp hơn.

9. Cách chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý không được tiếptục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạnbổ nhiệm.

10. Điều động là việc cán bộ,công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơnvị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.

11. Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quảnlý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thờihạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầunhiệm vụ.

12. Biệt phái là việc công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị này được cử đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơnvị khác theo yêu cầu nhiệm vụ.

13. Từ chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quảnlý đề nghị được thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổnhiệm.

CHƯƠNG II

NGHĨA VỤ, QUYỀN CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

Mục 1. NGHĨA VỤ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

Điều 8. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nướcvà nhân dân

1. Trung thành với Đảng Cộng sảnViệt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốcvà lợi ích quốc gia.

2. Tôn trọng nhân dân, tận tụyphục vụ nhân dân.

3. Liên hệ chặt chẽ với nhândân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.

4. Chấp hành nghiêm chỉnh đườnglối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Điều 9. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ

1. Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiệnnhiệm vụ, quyền hạn được giao.

2. Có ý thức tổ chức kỷ luật;nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáongười có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổchức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.

3. Chủ động và phối hợp chặt chẽtrong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

4. Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệuquả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.

5. Chấp hành quyết định của cấptrên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báocáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫnquyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hànhnhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấptrên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệmtrước pháp luật về quyết định của mình.

6. Các nghĩa vụ khác theo quy địnhcủa pháp luật.

Điều 10. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức là người đứng đầu

Ngoài việc thực hiện quy định tạiĐiều 8 và Điều 9 của Luật này, cán bộ, công chức là người đứng đầu cơ quan, tổchức, đơn vị còn phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

1. Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệmvụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơnvị;

2. Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫnviệc thi hành công vụ của cán bộ, công chức;

3. Tổ chức thực hiện các biệnpháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vàchịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơquan, tổ chức, đơn vị;

4. Tổ chức thực hiện các quy địnhcủa pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý có hành vi viphạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiềnhà cho công dân;

5. Giải quyết kịp thời, đúngpháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếunại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức;

6. Các nghĩa vụ khác theo quy địnhcủa pháp luật.

Mục 2. QUYỀN CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

Điều 11. Quyền của cán bộ, công chức được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ

1. Được giao quyền tương xứng vớinhiệm vụ.

2. Được bảo đảm trang thiết bịvà các điều kiện làm việc khác theo quy định của pháp luật.

3. Được cung cấp thông tin liênquan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

4. Được đào tạo, bồi dưỡng nângcao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.

5. Được pháp luật bảo vệ khi thihành công vụ.

Điều 12. Quyền của cán bộ, công chức về tiềnlương và các chế độ liên quan đến tiền lương

1. Được Nhà nước bảo đảm tiềnlương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinhtế – xã hội của đất nước. Cán bộ, công chức làm việc ở miền núi, biên giới, hảiđảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hộiđặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểmđược hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.

2. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và cácchế độ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi

Cán bộ, công chức được nghỉ hàngnăm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về laođộng. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụngkhông hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm mộtkhoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.

Điều 14. Các quyền khác của cán bộ, công chức

Cán bộ, công chức được bảo đảmquyền học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội; đượchưởng chính sách ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại, chế độ bảo hiểm xã hội, bảohiểm y tế theo quy định của pháp luật; nếu bị thương hoặc hy sinh trong khi thihành công vụ thì được xem xét hưởng chế độ, chính sách như thương binh hoặc đượcxem xét để công nhận là liệt sĩ và các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Mục 3. ĐẠO ĐỨC, VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

Điều 15. Đạo đức của cán bộ, công chức

Cán bộ, công chức phải thực hiệncần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ.

Điều 16. Văn hóa giao tiếp ở công sở

1. Trong giao tiếp ở công sở,cán bộ, công chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp; ngôn ngữ giaotiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.

2. Cán bộ,công chức phải lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; công bằng, vô tư, khách quankhi nhận xét, đánh giá; thực hiện dân chủ và đoàn kết nội bộ.

3. Khi thi hành công vụ, cán bộ,công chức phải mang phù hiệu hoặc thẻ công chức; có tác phong lịch sự; giữ gìnuy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp.

Điều 17. Văn hóa giao tiếp với nhân dân

1. Cán bộ, công chức phải gầngũi với nhân dân; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữgiao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.

2. Cán bộ, công chức không đượchách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ.

Mục 4. NHỮNG VIỆC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC KHÔNG ĐƯỢC LÀM

Điều 18. Những việc cán bộ, công chức không được làm liênquan đến đạo đức công vụ

1. Trốn tránh trách nhiệm, thoáithác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham giađình công.

2. Sử dụng tài sản của Nhà nướcvà của nhân dân trái pháp luật.

3. Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ,quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.

4. Phân biệt đối xử dân tộc, namnữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.

Điều 19. Những việc cán bộ, công chức không được làm liênquan đến bí mật nhà nước

1. Cán bộ, công chức không đượctiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.

2. Cán bộ, công chức làm việc ởngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc cóliên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhântrong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.

3. Chính phủ quy định cụ thểdanh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà cán bộ, công chức không được làmvà chính sách đối với những người phải áp dụng quy định tại Điều này.

Điều 20. Những việc khác cán bộ, công chức không được làm

Ngoài những việc không được làmquy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này, cán bộ, công chức còn không đượclàm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tạiLuật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và nhữngviệc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.

CHƯƠNG III

CÁN BỘ Ở TRUNG ƯƠNG, CẤP TỈNH, CẤP HUYỆN

Điều 21. Cán bộ

1. Cán bộ quy định tại khoản 1Điều 4 của Luật này bao gồm cán bộ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam,Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.

2. Cơ quan có thẩm quyền của ĐảngCộng sản Việt Nam căn cứ vào điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, của tổ chứcchính trị – xã hội và quy định của Luật này quy định cụ thể chức vụ, chức danhcán bộ làm việc trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị -xã hội.

Chức vụ, chức danh cán bộ làm việctrong cơ quan nhà nước được xác định theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội,Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Toà án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểmsát nhân dân, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Luật kiểm toánnhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 22. Nghĩa vụ, quyền của cán bộ

1. Thực hiện các nghĩa vụ, quyềnquy định tại Chương II và các quy định khác có liên quan của Luật này.

2. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạntheo quy định của Hiến pháp, pháp luật và điều lệ của tổ chức mà mình là thànhviên.

3. Chịu trách nhiệm trước Đảng,Nhà nước, nhân dân và trước cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc thực hiệnnhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Điều 23. Bầu cử, bổ nhiệm chức vụ, chức danh cán bộ trong cơquan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội

Việc bầu cử, bổ nhiệm chức vụ,chức danh cán bộ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị -xã hội được thực hiện theo quy định của điều lệ, pháp luật có liên quan.

Điều 24. Bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm chức vụ, chứcdanh cán bộ trong cơ quan nhà nước

Việc bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệmchức vụ, chức danh cán bộ theo nhiệm kỳ trong cơ quan nhà nước từ trung ương đếncấp huyện được thực hiện theo quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội, Luậttổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Luật tổchức Tòa án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật kiểm toán nhànước, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

Điều 25. Đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ

1. Việc đàotạo, bồi dưỡng cán bộ phải căn cứ vào tiêu chuẩn, chức vụ, chức danh cán bộ,yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với quy hoạch cán bộ.

2. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng cánbộ do cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, Uỷ ban thường vụ Quốc hội,Chính phủ quy định.

Điều 26. Điều động, luân chuyển cán bộ

1. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ,quy hoạch cán bộ, cán bộ được điều động, luân chuyển trong hệ thống các cơ quancủa Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội.

2. Việc điều động, luân chuyểncán bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 27. Mục đích đánh giá cán bộ

Đánh giá cán bộ để làm rõ phẩmchất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thựchiện nhiệm vụ được giao. Kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo,bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với cán bộ.

Điều 28. Nội dung đánh giá cán bộ

1. Cán bộ được đánh giá theo cácnội dung sau đây:

a) Chấp hành đường lối, chủtrương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

b) Phẩm chất chính trị, đạo đức,lối sống, tác phong và lề lối làm việc;

c) Năng lực lãnh đạo, điều hành,tổ chức thực hiện nhiệm vụ;

d) Tinh thần trách nhiệm trongcông tác;

đ) Kết quả thực hiện nhiệm vụ đượcgiao.

2. Việc đánh giá cán bộ được thựchiện hàng năm, trước khi bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm, quy hoạch, điều động, đàotạo, bồi dưỡng, khi kết thúc nhiệm kỳ, thời gian luân chuyển.

Thẩm quyền, trình tự, thủ tụcđánh giá cán bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩmquyền.

Điều 29. Phân loại đánh giá cán bộ

1. Căn cứ vào kết quả đánh giá,cán bộ được phân loại đánh giá như sau:

a) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;

b) Hoàn thành tốt nhiệm vụ;

c) Hoàn thành nhiệm vụ nhưng cònhạn chế về năng lực;

d) Không hoàn thành nhiệm vụ.

2. Kết quả phân loại đánh giácán bộ được lưu vào hồ sơ cán bộ và thông báo đến cán bộ được đánh giá.

3. Cán bộ 02 năm liên tiếp hoànthành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 02 năm liên tiếp, trong đó01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoànthành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bố trí công tác khác.

Cán bộ 02 năm liên tiếp khônghoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền miễn nhiệm, cho thôi làmnhiệm vụ.

Điều 30. Xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm

1. Cán bộ có thể xin thôi làmnhiệm vụ hoặc từ chức, miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:

a) Không đủ sức khỏe;

b) Không đủ năng lực, uy tín;

c) Theo yêu cầu nhiệm vụ;

d) Vì lý do khác.

2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tụcxin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm được thực hiện theo quy định củapháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 31. Nghỉ hưu đối với cán bộ

1. Cánbộ được nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật lao động.

2. Trước 06 tháng, tính đến ngàycán bộ nghỉ hưu, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ phải thông báo cho cánbộ bằng văn bản về thời điểm nghỉ hưu; trước 03 tháng, tính đến ngày cán bộ nghỉhưu, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ ra quyết định nghỉ hưu.

3. Trong trường hợp đặc biệt, đốivới cán bộ giữ chức vụ từ Bộ trưởng hoặc tương đương trở lên có thể được kéodài thời gian công tác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

CHƯƠNG IV

CÔNG CHỨC Ở TRUNG ƯƠNG, CẤP TỈNH, CẤP HUYỆN

Mục 1. CÔNG CHỨC VÀ PHÂN LOẠI CÔNG CHỨC

Điều 32.Công chức

1. Công chức quy định tại khoản2 Điều 4 của Luật này bao gồm:

a) Công chức trong cơ quan của ĐảngCộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội;

b) Công chức trong cơ quan nhànước;

c) Công chứctrong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập;

d) Công chức trong cơ quan, đơnvị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,công nhân quốc phòng; công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân màkhông phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp.

2. Chính phủ quy định cụ thể Điềunày.

Điều 33. Nghĩa vụ, quyền của công chức

1. Thực hiện các nghĩa vụ, quyềnquy định tại Chương II và các quy định khác có liên quan của Luật này.

2. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạntheo quy định của Hiến pháp, pháp luật.

3. Chịu trách nhiệm trước cơquan, tổ chức có thẩm quyền về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Điều 34. Phân loại công chức

1. Căn cứvào ngạch được bổ nhiệm, công chức được phân loại như sau:

a) Loại A gồm những người được bổnhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương;

b) Loại B gồm những người được bổnhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương;

c) Loại C gồm những người được bổnhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương;

d) Loại D gồm những người được bổnhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên.

2. Căn cứ vào vị trí công tác, công chức được phân loại như sau:

a) Công chức giữ chức vụ lãnh đạo,quản lý;

b) Công chức không giữ chức vụlãnh đạo, quản lý.

Mục 2. TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC

Điều 35. Căn cứ tuyển dụng công chức

Việc tuyển dụng công chức phảicăn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.

Điều 36. Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức

1. Người có đủ các điều kiện sauđây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo đượcđăng ký dự tuyển công chức:

a) Có một quốc tịch là quốc tịchViệt Nam;

b) Đủ 18 tuổi trở lên;

c) Có đơn dự tuyển; có lý lịchrõ ràng;

d) Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;

đ) Có phẩm chất chính trị, đạo đứctốt;

e) Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệmvụ;

g) Các điều kiện khác theo yêu cầucủa vị trí dự tuyển.

2. Những người sau đây không đượcđăng ký dự tuyển công chức:

a) Không cư trú tại Việt Nam;

b) Mất hoặc bị hạn chế năng lựchành vi dân sự;

c) Đang bị truy cứu trách nhiệmhình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự củaTòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưavào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.

Điều 37. Phương thức tuyển dụng công chức

1. Việc tuyển dụng công chức đượcthực hiện thông qua thi tuyển, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.Hình thức, nội dung thi tuyển công chức phải phù hợp với ngành, nghề, bảo đảm lựachọn được những người có phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu tuyểndụng.

2. Người có đủ điều kiện quy địnhtại khoản 1 Điều 36 của Luật này cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lênở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùngcó điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì được tuyển dụng thông quaxét tuyển.

3. Chính phủ quy định cụ thể việcthi tuyển, xét tuyển công chức.

Điều 38. Nguyên tắc tuyển dụng công chức

1. Bảo đảm công khai, minh bạch,khách quan và đúng pháp luật.

2. Bảo đảmtính cạnh tranh.

3. Tuyển chọnđúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm.

4. Ưu tiên tuyển chọn người cótài năng, người có công với nước, người dân tộc thiểu số.

Điều 39. Cơ quan thực hiện tuyển dụng công chức

1. Tòa án nhân dân tối cao, Việnkiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước thực hiện tuyển dụng và phân cấptuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý.

2. Văn phòng Quốc hội, Văn phòngChủ tịch nước thực hiện tuyển dụng công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc quyềnquản lý.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quanthuộc Chính phủ tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổchức, đơn vị thuộc quyền quản lý.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tuyểndụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyềnquản lý.

5. Cơ quan của Đảng Cộng sản ViệtNam, tổ chức chính trị – xã hội tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chứctrong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý.

Điều 40. Tập sự đối với công chức

Người được tuyển dụng vào côngchức phải thực hiện chế độ tập sự theo quy định của Chính phủ.

Điều 41. Tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán, Kiểm sát viên

Việc tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩmphán Tòa án nhân dân, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện theoquy định của pháp luật về tổ chức Tòa án nhân dân và pháp luật về tổ chức Viện kiểm sát nhân dân.

Mục 3. CÁC QUY ĐỊNH VỀ NGẠCH CÔNG CHỨC

Điều 42. Ngạch công chức và việc bổ nhiệm vào ngạch công chức

1. Ngạch công chức bao gồm:

a) Chuyên viên cao cấp và tươngđương;

b) Chuyên viên chính và tươngđương;

c) Chuyên viên và tương đương;

d) Cán sự và tương đương;

đ) Nhân viên.

2. Việc bổ nhiệm vào ngạch phảibảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Người được bổ nhiệm có đủ tiêuchuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch;

b) Việc bổ nhiệm vào ngạch phảiđúng thẩm quyền và bảo đảm cơ cấu công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

3. Việc bổ nhiệm vào ngạch côngchức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Người được tuyển dụng đã hoànthành chế độ tập sự;

b) Công chức trúng tuyển kỳ thinâng ngạch;

c) Công chức chuyển sang ngạchtương đương.

Điều 43. Chuyển ngạch công chức

1. Chuyển ngạch là việc công chứcđang giữ ngạch của ngành chuyên môn này được bổ nhiệm sang ngạch của ngànhchuyên môn khác có cùng thứ bậc về chuyên môn, nghiệp vụ.

2. Công chức được chuyển ngạchphải có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch được chuyển và phù hợp vớinhiệm vụ, quyền hạn được giao.

3. Công chức được giao nhiệm vụkhông phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức đang giữ thì phảiđược chuyển ngạch cho phù hợp.

4. Không thực hiện nâng ngạch,nâng lương khi chuyển ngạch.

Điều 44. Nâng ngạch công chức

1. Việc nâng ngạch phải căn cứvào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vịvà thông qua thi tuyển.

2. Công chức có đủ tiêu chuẩn,điều kiện để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch cao hơn thì được đăngký dự thi nâng ngạch.

3. Kỳ thi nâng ngạch được tổ chứctheo nguyên tắc cạnh tranh, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.

Điều 45. Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi nâng ngạch côngchức

1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị cónhu cầu về công chức đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch dự thi thìcông chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó được đăng ký dự thi.

2. Công chức đăng ký dự thi nângngạch phải có phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệpvụ đáp ứng yêu cầu của ngạch dự thi.

Điều 46. Tổ chức thi nâng ngạch công chức

1. Nội dung và hình thức thi nângngạch công chức phải phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch dự thi, bảo đảmlựa chọn công chức có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với tiêuchuẩn của ngạch dự thi và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

2. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp vớicơ quan, tổ chức hữu quan tổ chức kỳ thi nâng ngạch công chức.

3. Chính phủ quy định cụ thể vềviệc thi nâng ngạch công chức.

Mục 4. ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC

Điều 47. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng công chức

1. Nội dung, chương trình, hìnhthức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng công chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn chứcdanh, chức vụ lãnh đạo, quản lý, tiêu chuẩn của ngạch công chức và phù hợp vớiyêu cầu nhiệm vụ.

2. Hình thức đào tạo, bồi dưỡngcông chức bao gồm:

a) Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạchcông chức;

b) Đào tạo, bồi dưỡng theo cácchức danh lãnh đạo, quản lý.

3. Nội dung, chương trình, thờigian đào tạo, bồi dưỡng công chức do Chính phủ quy định.

Điều 48. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong đào tạo,bồi dưỡng công chức

1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quảnlý công chức có trách nhiệm xây dựng và công khai quy hoạch, kế hoạch đào tạo,bồi dưỡng để tạo nguồn và nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ củacông chức.

2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụngcông chức có trách nhiệm tạo điều kiện để công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡngnâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.

3. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡngcông chức do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu khác theo quy định củapháp luật.

Điều 49. Trách nhiệm và quyền lợi của công chức trong đào tạo,bồi dưỡng

1. Công chức tham gia đào tạo, bồidưỡng phải chấp hành nghiêm chỉnh quy chế đào tạo, bồi dưỡng và chịu sự quản lýcủa cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

2. Công chức tham gia đào tạo, bồidưỡng được hưởng nguyên lương và phụ cấp; thời gian đào tạo, bồi dưỡng đượctính vào thâm niên công tác liên tục, được xét nâng lương theo quy định củapháp luật.

3. Công chức đạt kết quả xuất sắctrong khóa đào tạo, bồi dưỡng được biểu dương, khen thưởng.

4. Công chức đã được đào tạo, bồidưỡng nếu tự ý bỏ việc, xin thôi việc phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡngtheo quy định của pháp luật.

Mục 5. ĐIỀU ĐỘNG, BỔ NHIỆM, LUÂN CHUYỂN, BIỆT PHÁI, TỪ CHỨC,MIỄN NHIỆM ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC

Điều 50. Điều động công chức

1. Việc điều động công chức phảicăn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độchuyên môn, nghiệp vụ của công chức.

2. Công chức được điều động phảiđạt yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm mới.

Điều 51. Bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

1. Việc bổ nhiệm công chức giữchức vụ lãnh đạo, quản lý phải căn cứ vào:

a) Nhu cầu, nhiệm vụ của cơquan, tổ chức, đơn vị;

b) Tiêu chuẩn, điều kiện của chứcvụ lãnh đạo, quản lý.

Thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổnhiệm công chức lãnh đạo, quản lý được thực hiện theo quy định của pháp luật vàcủa cơ quan có thẩm quyền.

2. Thời hạn bổ nhiệm công chứcgiữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là 05 năm; khi hết thời hạn, cơ quan, tổ chức,đơn vị có thẩm quyền phải xem xét bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.

3. Công chức được điều động đếncơ quan, tổ chức, đơn vị khác hoặc được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý mớithì đương nhiên thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đang đảm nhiệm, trừ trường hợpkiêm nhiệm.

Điều 52. Luân chuyển công chức

1. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ,quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức,công chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của ĐảngCộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội.

2. Chính phủ quy định cụ thể việcluân chuyển công chức.

Điều 53. Biệt phái công chức

1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức biệt phái công chức đếnlàm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ.

2. Thời hạn biệt phái không quá03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định.

3. Công chức biệt phái phải chấphành phân công công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến biệt phái.

4. Công chức biệt phái đến miềnnúi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điềukiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chính sách ưu đãi theoquy định của pháp luật.

5. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quảnlý công chức biệt phái có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp cho công chứckhi hết thời hạn biệt phái.

6. Không thực hiện biệt pháicông chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

Điều 54. Từ chức hoặc miễn nhiệm đối với công chức

1. Công chức lãnh đạo, quản lýcó thể từ chức hoặc miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:

a) Không đủ sức khỏe;

b) Không đủ năng lực, uy tín;

c) Theo yêu cầu nhiệm vụ;

d) Vì lý do khác.

2. Công chức lãnh đạo, quản lýsau khi từ chức hoặc miễn nhiệm được bố trí công tác phù hợp với chuyên môn,nghiệp vụ được đào tạo hoặc nghỉ hưu, thôi việc.

3. Công chức lãnh đạo, quản lýxin từ chức hoặc miễn nhiệm nhưng chưa được cấp có thẩm quyền đồng ý cho từ chứchoặc miễn nhiệm vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

4. Thẩm quyền, trình tự, thủ tụcxem xét, quyết định việc từ chức hoặc miễn nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý đượcthực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.

Mục 6. ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC

Điều 55. Mục đích đánh giá công chức

 

Đánh giá công chức để làm rõ phẩmchất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thựchiện nhiệm vụ được giao. Kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm,đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với côngchức.

Điều 56. Nội dung đánh giá công chức

1. Công chức được đánh giá theocác nội dung sau đây:

a) Chấp hành đường lối, chủtrương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

b) Phẩm chất chính trị, đạo đức,lối sống, tác phong và lề lối làm việc;

c) Năng lực, trình độ chuyênmôn, nghiệp vụ;

d) Tiến độ và kết quả thực hiệnnhiệm vụ;

đ) Tinh thần trách nhiệm và phốihợp trong thực hiện nhiệm vụ;

e) Thái độ phục vụ nhân dân.

2. Ngoài những quy định tại khoản1 Điều này, công chức lãnh đạo, quản lý còn được đánh giá theo các nội dung sauđây:

a) Kết quả hoạt động của cơquan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý;

b) Năng lực lãnh đạo, quản lý;

c) Năng lực tập hợp, đoàn kếtcông chức.

3. Việc đánh giá công chức đượcthực hiện hàng năm, trước khi bổ nhiệm, quy hoạch, điều động, đào tạo, bồi dưỡng,khi kết thúc thời gian luân chuyển, biệt phái.

4. Chính phủ quy định trình tự,thủ tục đánh giá công chức.

Điều 57. Trách nhiệm đánh giá công chức

1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức,đơn vị sử dụng công chức có trách nhiệm đánh giá công chức thuộc quyền.

2. Việc đánh giá người đứng đầucơ quan, tổ chức, đơn vị do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên quản lý trựctiếp thực hiện.

Điều 58. Phân loại đánh giá công chức

1. Căn cứ vào kết quả đánh giá,công chức được phân loại đánh giá theo các mức như sau:

a) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;

b) Hoàn thành tốt nhiệm vụ;

c) Hoàn thành nhiệm vụ nhưng cònhạn chế về năng lực;

d) Không hoàn thành nhiệm vụ.

2. Kết quả phân loại đánh giácông chức được lưu vào hồ sơ công chức và thông báo đến công chức được đánhgiá.

3. Công chức 02 năm liên tiếphoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 02 năm liên tiếp,trong đó 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 nămkhông hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bố trícông tác khác.

Công chức 02 năm liên tiếp khônghoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết thôiviệc.

Mục 7. THÔI VIỆC, NGHỈ HƯU ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC

Điều 59. Thôi việc đối với công chức

1. Công chức được hưởng chế độthôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Do sắp xếp tổ chức;

b) Theo nguyện vọng và được cấpcó thẩm quyền đồng ý;

c) Theo quy định tại khoản 3 Điều58 của Luật này.

2. Công chức xin thôi việc theonguyện vọng thì phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xemxét, quyết định. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, cơ quan, tổ chức,đơn vị có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản, nếu không đồng ý cho thôi việcthì phải nêu rõ lý do; trường hợp chưa được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩmquyền đồng ý mà tự ý bỏ việc thì không được hưởng chế độ thôi việc và phải bồithường chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.

3. Không giải quyết thôi việc đốivới công chức đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệmhình sự.

4. Không giải quyết thôi việc đốivới công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợpxin thôi việc theo nguyện vọng.

Điều 60. Nghỉ hưu đối với công chức

1. Công chức được nghỉ hưu theoquy định của Bộ luật lao động.

2. Trước 06 tháng, tính đến ngàycông chức nghỉ hưu, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức phải thông báo bằngvăn bản về thời điểm nghỉ hưu; trước 03 tháng, tính đến ngày công chức nghỉhưu, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức ra quyết định nghỉ hưu.

CHƯƠNG V

CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ

Điều 61. Chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã

1. Cán bộ, công chức cấp xã quyđịnh tại khoản 3 Điều 4 của Luật này bao gồm cán bộ cấp xã và công chức cấp xã.

2. Cán bộ cấp xã có các chức vụsau đây:

a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ;

b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồngnhân dân;

c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ bannhân dân;

d) Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổquốc Việt Nam;

đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sảnHồ Chí Minh;

e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữViệt Nam;

g) Chủ tịch Hội Nông dân ViệtNam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêmnghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);

h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binhViệt Nam.

3. Công chức cấp xã có các chứcdanh sau đây:

a) Trưởng Công an;

b) Chỉ huy trưởng Quân sự;

c) Văn phòng – thống kê;

d) Địa chính – xây dựng – đô thịvà môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựngvà môi trường (đối với xã);

đ) Tài chính – kế toán;

e) Tư pháp – hộ tịch;

g) Văn hóa – xã hội.

Công chức cấp xã do cấp huyện quảnlý.

4. Cán bộ, công chức cấp xã quyđịnh tại khoản 2 và khoản 3 Điều này bao gồm cả cán bộ, công chức được luânchuyển, điều động, biệt phái về cấp xã.

5. Căn cứ vào điều kiện kinh tế- xã hội, quy mô, đặc điểm của địa phương, Chính phủ quy định cụ thể số lượngcán bộ, công chức cấp xã.

Điều 62. Nghĩa vụ, quyền của cán bộ,công chức cấp xã

1. Thực hiện các nghĩa vụ, quyềnquy định tại Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan, điều lệ của tổchức mà mình là thành viên.

2. Cán bộ, công chức cấp xã khigiữ chức vụ được hưởng lương và chế độ bảo hiểm; khi thôi giữ chức vụ, nếu đủđiều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật được xem xét chuyển thànhcông chức, trong trường hợp này, được miễn chế độ tập sự và hưởng chế độ, chínhsách liên tục; nếu không được chuyển thành công chức mà chưa đủ điều kiện nghỉhưu thì thôi hưởng lương và thực hiện đóng bảo hiểm tự nguyện theo quy định củapháp luật; trường hợp là cán bộ, công chức được điều động, luân chuyển, biệtphái thì cơ quan có thẩm quyền bố trí công tác phù hợp hoặc giải quyếtchế độ theo quy định của pháp luật.

Chính phủ quy định cụ thể khoảnnày.

Điều 63. Bầu cử, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, côngchức cấp xã

1. Việc bầu cử cán bộ cấp xã đượcthực hiện theo quy định của Luật tổ chức Hộiđồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Luật bầu cử đại biểu Hộiđồng nhân dân, điều lệ của tổ chức có liên quan, cácquy định khác của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.

2. Việc tuyểndụng công chức cấp xã phải thông qua thi tuyển; đối với các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểusố, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì có thể được tuyểndụng thông qua xét tuyển.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyệntổ chức tuyển dụng công chức cấp xã theo quy định của Chính phủ.

3. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,công chức cấp xã phải căn cứ vào tiêu chuẩn của từng chức vụ, chức danh, yêu cầunhiệm vụ và phù hợp với quy hoạch cán bộ, công chức.

Chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,công chức cấp xã do cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủquy định.

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cánbộ, công chức cấp xã do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu khác theo quy địnhcủa pháp luật.

Điều 64. Đánh giá, phân loại, xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức,miễn nhiệm, thôi việc, nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức cấp xã

Việc đánh giá, phân loại, xinthôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm, thôi việc, nghỉ hưu đối với cán bộ,công chức cấp xã được thực hiện theo quy định tương ứng của Luật này đối vớicán bộ, công chức và các quy định khác của pháp luật, điều lệ có liên quan.

CHƯƠNG VI

QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

Điều 65. Nội dung quản lý cán bộ, công chức

1. Nội dung quản lý cán bộ, côngchức bao gồm:

a) Ban hành và tổ chức thực hiệnvăn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức;

b) Xây dựng kế hoạch, quy hoạchcán bộ, công chức;

c) Quy định chức danh và cơ cấucán bộ;

d) Quy định ngạch, chức danh, mãsố công chức; mô tả, quy định vị trí việc làm và cơ cấu công chức để xác định sốlượng biên chế;

đ) Các công tác khác liên quan đếnquản lý cán bộ, công chức quy định tại Luật này.

2. Cơ quan có thẩm quyền của ĐảngCộng sản Việt Nam, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ quy định cụ thể nộidung quản lý cán bộ, công chức quy định tại Điều này.

Điều 66. Thẩm quyền quyết định biên chế cán bộ, công chức

1. Thẩm quyềnquyết định biên chế cán bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật và cơquan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định biên chế công chức của Vănphòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân.

3. Chủ tịch nước quyết định biênchế công chức của Văn phòng Chủ tịch nước.

4. Chính phủ quyết định biên chếcông chức của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cấp tỉnh, đơn vị sựnghiệp công lập của Nhà nước.

5. Căn cứ vào quyết định chỉtiêu biên chế được Chính phủ giao, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định biênchế công chức trong cơ quan của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, đơn vị sựnghiệp công lập của Uỷ ban nhân dân các cấp.

6. Cơ quan có thẩm quyền của ĐảngCộng sản Việt Nam quyết định biên chế công chức trong cơ quan và đơn vị sự nghiệpcông lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội.

Điều 67. Thực hiện quản lý cán bộ, công chức

1. Việc quảnlý cán bộ, công chức được thực hiện theo quy định của Luật này, các quy địnhkhác của pháp luật có liên quan, điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chứcchính trị – xã hội và văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

2. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công chức.

Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trướcChính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công chức.

Bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ bannhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện việc quảnlý nhà nước về công chức theo phân công, phân cấp của Chính phủ.

Uỷ ban nhân dân cấp huyện trongphạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước về công chứctheo phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

3. Cơ quan có thẩm quyền của ĐảngCộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụcủa mình thực hiện việc quản lý công chức theo phân cấp của cơ quan có thẩm quyềnvà theo quy định của Chính phủ.

Điều 68. Chế độ báo cáo về công tác quản lý cán bộ, công chức

1. Hàng năm, Chính phủ báo cáoQuốc hội về công tác quản lý cán bộ, công chức.

2. Việc chuẩn bị báo cáo củaChính phủ về công tác quản lý cán bộ, công chức được quy định như sau:

a) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quanthuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo về công tác quản lý cán bộ,công chức thuộc quyền quản lý;

b) Tòa án nhân dân tối cao, Việnkiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủtịch nước báo cáo về công tác quản lý cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý;

c) Cơ quan có thẩm quyền của ĐảngCộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội báo cáo về công tác quản lý côngchức thuộc quyền quản lý.

Các báo cáo quy định tại các điểma, b và c khoản này được gửi đến Chính phủ trước ngày 30 tháng 9 hàng năm để tổnghợp, chuẩn bị báo cáo trình Quốc hội.

3. Việc chuẩn bị báo cáo côngtác quản lý cán bộ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị- xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.

4. Nội dung báo cáo công tác quảnlý cán bộ, công chức thực hiện theo quy định tại Điều 65 của Luật này.

Điều 69. Quản lý hồ sơ cán bộ, công chức

1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị cóthẩm quyền chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ cán bộ, công chức thuộc quyền quảnlý. Hồ sơ cán bộ, công chức phải có đầy đủ tài liệu theo quy định, bảo đảmchính xác diễn biến, quá trình công tác của cán bộ, công chức.

2. Cơ quan có thẩm quyền của ĐảngCộng sản Việt Nam hướng dẫn việc lập, quản lý hồ sơ cán bộ, công chức thuộc quyềnquản lý.

3. Bộ Nội vụ hướng dẫn việc lập,quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

CHƯƠNG VII

CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM THI HÀNH CÔNG VỤ

Điều 70. Công sở

1. Công sở là trụ sở làm việc củacơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vịsự nghiệp công lập, có tên gọi riêng, có địa chỉ cụ thể, bao gồm công trình xâydựng, các tài sản khác thuộc khuôn viên trụ sở làm việc.

2. Nhà nước đầu tư xây dựng côngsở cho cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội.

3. Quy mô, vị trí xây dựng, tiêu chí thiết kế công sở do cơ quan cóthẩm quyền quy định, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của từngcơ quan, tổ chức, đơn vị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt vàtiêu chuẩn, định mức sử dụng.

Điều 71. Nhà ở công vụ

1. Nhà ở công vụ do Nhà nước đầu tư xây dựng để cán bộ, công chức đượcđiều động, luân chuyển, biệt phái thuê trong thời gian đảm nhiệm công tác. Khihết thời hạn điều động, luân chuyển, biệt phái, cán bộ, công chức trả lại nhà ởcông vụ cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý nhà ở công vụ.

2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý nhà ở công vụ phải bảo đảm việcquản lý, sử dụng nhà ở công vụ đúng mục đích, đối tượng.

Điều 72. Trang thiết bị làm việc trong công sở

1. Nhà nước bảo đảm trang thiếtbị làm việc trong công sở để phục vụ việc thi hành công vụ; chú trọng đầu tư, ứngdụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả thi hành công vụ.

2. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ,cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện việc mua sắm trang thiết bị làm việc theotiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

3. Người đứngđầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm xây dựng quy chế quản lý trang thiếtbị làm việc trong công sở, bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm.

Điều 73. Phương tiện đi lại để thi hành công vụ

Nhà nước bố trí phương tiệnđi lại cho cán bộ, công chức để thi hành công vụ theo quy định của pháp luật vềquản lý, sử dụng tài sản nhà nước; trường hợp không bố trí được thì cán bộ,công chức được thanh toán chi phí đi lại theo quy định của Chính phủ.

CHƯƠNG VIII

THANH TRA CÔNG VỤ

Điều 74. Phạm vi thanh tra công vụ

1. Thanh tra việc thực hiện nhiệmvụ, quyền hạn của cán bộ, công chức theo quy định của Luật này và các quy địnhkhác có liên quan.

2. Thanh tra việc thực hiện tuyểndụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, luân chuyển, biệt phái, miễn nhiệm,đánh giá, thôi việc, nghỉ hưu, khen thưởng, xử lý kỷ luật công chức, đạo đức,văn hóa giao tiếp trong thi hành công vụ của công chức và các điều kiện bảo đảmcho hoạt động công vụ.

Điều 75. Thực hiện thanh tra công vụ

1. Thanhtra bộ, Thanh tra sở, Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện trong phạm vi nhiệm vụ,quyền hạn của mình thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ,công chức.

2. Thanh tra Bộ Nội vụ, Thanhtra Sở Nội vụ thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quy địnhtại khoản 2 Điều 74 của Luật này.

3. Chính phủ quy định cụ thể hoạtđộng thanh tra công vụ.

CHƯƠNG IX

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 76. Khen thưởng cán bộ, công chức

1. Cán bộ, công chức có thànhtích trong công vụ thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đuakhen thưởng.

2. Cán bộ, công chức được khenthưởng do có thành tích xuất sắc hoặc công trạng thì được nâng lương trước thờihạn, được ưu tiên khi xem xét bổ nhiệm chức vụ cao hơn nếu cơ quan, tổ chức,đơn vị có nhu cầu.

Chính phủ quy định cụ thể khoảnnày.

Điều 77. Miễn trách nhiệm đối với cán bộ, công chức

Cán bộ,công chức được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:

1. Phải chấp hành quyết địnhtrái pháp luật của cấp trên nhưng đã báo cáo người ra quyết định trước khi chấphành;

2. Do bất khả kháng theo quy địnhcủa pháp luật.

Điều 78. Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ

1. Cán bộ vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của phápluật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong nhữnghình thức kỷ luật sau đây:

a) Khiển trách;

b) Cảnh cáo;

c) Cách chức;

d) Bãi nhiệm.

2. Việc cách chức chỉ áp dụng đốivới cán bộ được phê chuẩn giữ chức vụ theo nhiệm kỳ.

3. Cán bộ phạm tội bị Tòa án kếtán và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chứcvụ do bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm; trường hợp bị Tòa án phạt tù mà không đượchưởng án treo thì đương nhiên bị thôi việc.

4. Việc áp dụng các hình thức kỷluật, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật cán bộ được thực hiện theoquy định của pháp luật, điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị -xã hội và văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Điều 79. Các hình thức kỷ luật đối với công chức

1. Công chức vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác củapháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu mộttrong những hình thức kỷ luật sau đây:

a) Khiển trách;

b) Cảnh cáo;

c) Hạ bậc lương;

d) Giáng chức;

đ) Cách chức;

e) Buộc thôi việc.

2. Việc giáng chức, cách chức chỉáp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

3. Công chức bị Tòa án kết án phạttù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bảnán, quyết định có hiệu lực pháp luật; công chức lãnh đạo, quản lý phạm tội bịTòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiênthôi giữ chức vụ do bổ nhiệm.

4. Chính phủ quy định việc áp dụngcác hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối vớicông chức.

Điều 80. Thời hiệu, thờihạn xử lý kỷ luật

1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thờihạn do Luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức có hànhvi vi phạm không bị xem xét xử lý kỷ luật.

Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24tháng, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm.

2. Thời hạn xử lý kỷ luật đối vớicán bộ, công chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luậtcủa cán bộ, công chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan, tổ chứccó thẩm quyền.

Thời hạn xử lý kỷ luật không quá02 tháng; trường hợp vụ việc có những tình tiết phức tạp cần có thời gian thanhtra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dàinhưng tối đa không quá 04 tháng.

3. Trường hợp cá nhân đã bị khởitố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự,nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi viphạm có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xử lý kỷ luật; trong thời hạn 03 ngày,kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết địnhphải gửi quyết định và hồ sơ vụ việc cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyềnxử lý kỷ luật.

Điều 81. Tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ, công chức

1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quảnlý cán bộ, công chức có thể ra quyết định tạm đình chỉ công tác trong thời gianxem xét, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, nếu để cán bộ, công chức đó tiếp tụclàm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý. Thời hạn tạm đình chỉcông tác không quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng tốiđa không quá 15 ngày; nếu cán bộ, công chức bị tạm giữ, tạm giam để phục vụcông tác điều tra, truy tố, xét xử thì thời gian tạm giữ, tạm giam được tính làthời gian nghỉ việc có lý do; hết thời hạn tạm đình chỉ công tác nếu cán bộ,công chức không bị xử lý kỷ luật thì được tiếp tục bố trí làm việc ở vị trí cũ.

2. Trong thời gian bị tạm đìnhchỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố,xét xử, cán bộ, công chức được hưởng lương theo quy định của Chính phủ.

Điều 82. Các quy định khác liên quan đến cán bộ, công chức bịkỷ luật

1. Cán bộ, công chức bị khiểntrách hoặc cảnh cáo thì thời gian nâng lương bị kéo dài 06 tháng, kể từ ngàyquyết định kỷ luật có hiệu lực; nếu bị giáng chức, cách chức thì thời gian nânglương bị kéo dài 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.

2. Cán bộ, công chức bị kỷ luậttừ khiển trách đến cách chức thì không thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch,đào tạo, bổ nhiệm trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệulực; hết thời hạn này, nếu cán bộ, công chức không vi phạm đến mức phải xử lý kỷluật thì tiếp tục thực hiện nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm theo quy địnhcủa pháp luật.

3. Cán bộ, công chức đang trongthời gian bị xem xét kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử thì không được ứngcử, đề cử, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, thinâng ngạch, giải quyết nghỉ hưu hoặc thôi việc.

4. Cán bộ, công chức bị kỷ luậtcách chức do tham nhũng thì không được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý.

Điều 83. Quản lý hồ sơ khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức

Việc khen thưởng, kỷ luật cán bộ,công chức được lưu vào hồ sơ cán bộ, công chức.

CHƯƠNG X

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 84. Áp dụng quy định của Luật cán bộ, công chức đối vớicác đối tượng khác

1. Cơ quan có thẩm quyền của ĐảngCộng sản Việt Nam, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ quy định cụ thể việc ápdụng Luật này đối với những người được bầu cử nhưng không thuộc đối tượng quy địnhtại khoản 1 Điều 4 của Luật này; chế độ phụ cấp đối với những người đã nghỉ hưunhưng được bầu cử giữ chức vụ, chức danh cán bộ.

2. Cơ quan có thẩm quyền của ĐảngCộng sản Việt Nam, Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng Luật cán bộ, công chứcđối với những người được Đảng, Nhà nước điều động, phân công và những người đượctuyển dụng, bổ nhiệm theo chỉ tiêu biên chế được giao làm việc trong tổ chứcchính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

3. Chính phủ quy định cụ thể việcáp dụng Luật cán bộ, công chức đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hộiđồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kếtoán trưởng và những người giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý khác trong cácdoanh nghiệp nhà nước; những người được Nhà nước cử làm đại diện chủ sở hữu phầnvốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước.

4. Chính phủ quy định khung sốlượng, chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấpxã.

Điều 85. Điều khoản chuyển tiếp đối với những người làm việctrong đơn vị sự nghiệp công lập

Các quy định của pháp luật hiệnhành liên quan đến những người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập màkhông phải là cán bộ, công chức quy định tại Luật này được tiếp tục thực hiệncho đến khi ban hành Luật viên chức.

Điều 86. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hànhtừ ngày 01 tháng 01 năm 2010.

2. Pháp lệnh cán bộ, công chứcngày 26 tháng 02 năm 1998; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnhcán bộ, công chức ngày 28 tháng 4 năm 2000; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003 hết hiệu lực kể từngày Luật này có hiệu lực.

Điều 87. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chínhphủ và các cơ quan khác có thẩm quyền quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành cácđiều, khoản được giao trong Luật này; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác củaLuật này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.

Luậtnày đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họpthứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008.

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

Nguyễn Phú Trọng

 

 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Luật cán bộ công chức năm 2008
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề