Luật Đấu thầu ban hành ngày ngày 26 tháng 11 năm 2013.

Posted on Luật 242 lượt xem

QUỐC HỘI

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Luật số: 43/2013/QH13

Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2013

 

LUẬT

ĐẤU THẦU

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật Đấu thầu.

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm viđiều chỉnh

Luật này quy định quản lý nhà nước vềđấu thầu; trách nhiệm của các bên có liên quan và các hoạt động đấu thầu, baogồm:

1. Lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụtư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp đối với:

a) Dự án đầu tư phát triển sử dụng vốnnhà nước của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội,tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chứcxã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập;

b) Dự án đầu tư phát triển của doanhnghiệp nhà nước;

c) Dự án đầu tư phát triển không thuộcquy định tại điểm a và điểm b khoản này có sử dụng vốn nhà nước, vốn của doanhnghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổngmức đầu tư của dự án;

d) Mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằmduy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chứcchính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội -nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vịsự nghiệp công lập;

đ) Mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằmcung cấp sản phẩm, dịch vụ công;

e) Mua hàng dự trữ quốc gia sử dụng vốnnhà nước;

g) Mua thuốc, vật tư y tế sử dụng vốnnhà nước; nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vànguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập;

2. Lựa chọn nhà thầu thực hiện cung cấpdịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam để thựchiện dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam mà dự án đósử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trongtổng mức đầu tư của dự án;

3. Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự ánđầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), dự án đầu tư có sử dụng đất;

4. Lựa chọn nhà thầu trong lĩnh vực dầukhí, trừ việc lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ dầu khí liên quan trực tiếpđến hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí theo quyđịnh của pháp luật về dầu khí.

Điều 2. Đối tượngáp dụng

1. Tổ chức, cá nhân tham gia hoặc cóliên quan đến hoạt động đấu thầu quy định tại Điều 1 của Luật này.

2. Tổ chức, cá nhân có hoạt động đấuthầu không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này được chọn áp dụng quy định củaLuật này. Trường hợp chọn áp dụng thì tổ chức, cá nhân phải tuân thủ các quyđịnh có liên quan của Luật này, bảo đảm công bằng, minh bạch và hiệu quả kinhtế.

Điều 3. Áp dụng LuậtĐấu thầu, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế

1. Hoạt động đấu thầu thuộc phạm viđiều chỉnh của Luật này phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định kháccủa pháp luật có liên quan.

2. Trường hợp lựa chọn đấu thầu cungcấp nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tưvấn để bảo đảm tính liên tục cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và mua sắm nhằmduy trì hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp nhà nước; thực hiện gói thầuthuộc dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đấtcủa nhà đầu tư được lựa chọn thì doanh nghiệp phải ban hành quy định về lựachọn nhà thầu để áp dụng thống nhất trong doanh nghiệp trên cơ sở bảo đảm mụctiêu công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

3. Đối với việc lựa chọn nhà thầu, nhàđầu tư thuộc dự án có sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vayưu đãi phát sinh từ điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam với nhàtài trợ thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tếđó.

4. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về lựa chọn nhà thầu,nhà đầu tư khác với quy định của Luật này thì áp dụng theo quy định của điềuước quốc tế đó.

Điều 4. Giải thíchtừ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đâyđược hiểu như sau:

1. Bảo đảm dự thầu là việc nhàthầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thưbảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thànhlập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu, nhàđầu tư trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

2. Bảo đảm thực hiện hợp đồng làviệc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹhoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoàiđược thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợpđồng của nhà thầu, nhà đầu tư.

3. Bên mời thầu là cơ quan, tổchức có chuyên môn và năng lực để thực hiện các hoạt động đấu thầu, bao gồm:

a) Chủ đầu tư hoặc tổ chức do chủ đầutư quyết định thành lập hoặc lựa chọn;

b) Đơn vị dự toán trực tiếp sử dụngnguồn vốn mua sắm thường xuyên;

c) Đơn vị mua sắm tập trung;

d) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặctổ chức trực thuộc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lựa chọn.

4. Chủ đầu tư là tổ chức sở hữuvốn hoặc tổ chức được giao thay mặt chủ sở hữu vốn, tổ chức vay vốn trực tiếpquản lý quá trình thực hiện dự án.

5. Chứng thư số là chứng thưđiện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp để thực hiện đấuthầu qua mạng trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

6. Cơ quan nhà nước có thẩm quyềnlà cơ quan ký kết hợp đồng với nhà đầu tư.

7. Danh sách ngắn là danh sáchnhà thầu, nhà đầu tư trúng sơ tuyển đối với đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển; danhsách nhà thầu được mời tham dự thầu đối với đấu thầu hạn chế; danh sách nhàthầu có hồ sơ quan tâm đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm.

8. Dịch vụ tư vấn là một hoặcmột số hoạt động bao gồm: lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ pháttriển, kiến trúc; khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiêncứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường; khảo sát, lập thiết kế, dựtoán; lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêucầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;thẩm tra, thẩm định; giám sát; quản lý dự án; thu xếp tài chính; kiểm toán, đàotạo, chuyển giao công nghệ; các dịch vụ tư vấn khác.

9. Dịch vụ phi tư vấn là mộthoặc một số hoạt động bao gồm: logistics, bảo hiểm, quảng cáo, lắp đặt khôngthuộc quy định tại khoản 45 Điều này, nghiệm thu chạy thử, tổ chức đào tạo, bảotrì, bảo dưỡng, vẽ bản đồ và hoạt động khác không phải là dịch vụ tư vấn quyđịnh tại khoản 8 Điều này.

10. Doanh nghiệp dự án là doanhnghiệp do nhà đầu tư thành lập để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối táccông tư hoặc dự án đầu tư có sử dụng đất.

11. Dự án đầu tư phát triển (sauđây gọi chung là dự án) bao gồm: chương trình, dự án đầu tư xây dựng mới; dự áncải tạo, nâng cấp, mở rộng các dự án đã đầu tư xây dựng; dự án mua sắm tài sản,kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt; dự án sửa chữa, nâng cấp tài sản,thiết bị; dự án, đề án quy hoạch; dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, phát triểncông nghệ, ứng dụng công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, điều tra cơ bản; các chươngtrình, dự án, đề án đầu tư phát triển khác.

12. Đấu thầu là quá trình lựachọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụphi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thựchiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sửdụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinhtế.

13. Đấu thầu qua mạng là đấuthầu được thực hiện thông qua việc sử dụng hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

14. Đấu thầu quốc tế là đấu thầumà nhà thầu, nhà đầu tư trong nước, nước ngoài được tham dự thầu.

15. Đấu thầu trong nước là đấuthầu mà chỉ có nhà thầu, nhà đầu tư trong nước được tham dự thầu.

16. Giá gói thầu là giá trị củagói thầu được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

17. Giá dự thầu là giá do nhàthầu ghi trong đơn dự thầu, báo giá, bao gồm toàn bộ các chi phí để thực hiệngói thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

18. Giá đánh giá là giá dự thầusau khi đã được sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu,trừ đi giá trị giảm giá (nếu có), cộng với các yếu tố để quy đổi trên cùng mộtmặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa, công trình. Giá đánh giá dùng đểxếp hạng hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầuhỗn hợp áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế.

19. Giá đề nghị trúng thầu làgiá dự thầu của nhà thầu được đề nghị trúng thầu sau khi đã được sửa lỗi, hiệuchỉnh sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, trừ đi giá trịgiảm giá (nếu có).

20. Giá trúng thầu là giá đượcghi trong quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

21. Giá hợp đồng là giá trị ghitrong văn bản hợp đồng làm căn cứ để tạm ứng, thanh toán, thanh lý và quyếttoán hợp đồng.

22. Gói thầu là một phần hoặc toàn bộ dự án, dự toán mua sắm; góithầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc làkhối lượng mua sắm một lần, khối lượng mua sắm cho một thời kỳ đối với mua sắmthường xuyên, mua sắm tập trung.

23. Gói thầu hỗn hợp là gói thầubao gồm thiết kế và cung cấp hàng hóa (EP); thiết kế và xây lắp (EC); cung cấphàng hóa và xây lắp (PC); thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (EPC); lập dựán, thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (chìa khóa trao tay).

24. Gói thầu quy mô nhỏ là góithầu có giá gói thầu trong hạn mức do Chính phủ quy định.

25. Hàng hóa gồm máy móc, thiếtbị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phụ tùng; hàng tiêu dùng; thuốc,vật tư y tế dùng cho các cơ sở y tế.

26. Hệ thống mạng đấu thầu quốc gialà hệ thống công nghệ thông tin do cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấuthầu xây dựng và quản lý nhằm mục đích thống nhất quản lý thông tin về đấu thầuvà thực hiện đấu thầu qua mạng.

27. Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơtuyển là toàn bộ tài liệu bao gồm các yêu cầu về năng lực và kinh nghiệmđối với nhà thầu, nhà đầu tư làm căn cứ để bên mời thầu lựa chọn danh sách nhàthầu, nhà đầu tư trúng sơ tuyển, danh sách nhà thầu có hồ sơ quan tâm được đánhgiá đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm.

28. Hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơtuyển là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư lập và nộp cho bên mờithầu theo yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển.

29. Hồ sơ mời thầu là toàn bộtài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, bao gồm cácyêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồsơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhàthầu, nhà đầu tư.

30. Hồ sơ yêu cầu là toàn bộ tàiliệu sử dụng cho hình thức chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnhtranh, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhàđầu tư chuẩn bị hồ sơ đề xuất và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ đề xuấtnhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

31. Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuấtlà toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theoyêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

32. Hợp đồng là văn bản thỏathuận giữa chủ đầu tư với nhà thầu được lựa chọn trong thực hiện gói thầu thuộcdự án; giữa bên mời thầu với nhà thầu được lựa chọn trong mua sắm thường xuyên;giữa đơn vị mua sắm tập trung hoặc giữa đơn vị có nhu cầu mua sắm với nhà thầuđược lựa chọn trong mua sắm tập trung; giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền vớinhà đầu tư được lựa chọn hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầutư được lựa chọn và doanh nghiệp dự án trong lựa chọn nhà đầu tư.

33. Kiến nghị là việc nhà thầu,nhà đầu tư tham dự thầu đề nghị xem xét lại kết quả lựa chọn nhà thầu, kết quảlựa chọn nhà đầu tư và những vấn đề liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu,nhà đầu tư khi thấy quyền, lợi ích của mình bị ảnh hưởng.

34. Người có thẩm quyền là ngườiquyết định phê duyệt dự án hoặc người quyết định mua sắm theo quy định của phápluật. Trường hợp lựa chọn nhà đầu tư, người có thẩm quyền là người đứng đầu cơquan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

35. Nhà thầu chính là nhà thầuchịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợpđồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thànhviên của nhà thầu liên danh.

36. Nhà thầu phụ là nhà thầutham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký với nhà thầu chính. Nhà thầuphụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhàthầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu ghitrong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

37. Nhà thầu nước ngoài là tổchức được thành lập theo pháp luật nước ngoài hoặc cá nhân mang quốc tịch nướcngoài tham dự thầu tại Việt Nam.

38. Nhà thầu trong nước là tổchức được thành lập theo pháp luật Việt Namhoặc cá nhân mang quốc tịch Việt Nam tham dự thầu.

39. Sản phẩm, dịch vụ công làsản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế – xã hội của đất nước,cộng đồng dân cư hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh mà Nhà nước phải tổ chức thựchiện trong các lĩnh vực: y tế, giáo dục – đào tạo, văn hóa, thông tin, truyềnthông, khoa học – công nghệ, tài nguyên – môi trường, giao thông – vận tải vàcác lĩnh vực khác theo quy định của Chính phủ. Sản phẩm, dịch vụ công bao gồmsản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công.

40. Thẩm định trong quá trình lựachọn nhà thầu, nhà đầu tư là việc kiểm tra, đánh giá kế hoạch lựa chọn nhàthầu, nhà đầu tư, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơyêu cầu và kết quả mời quan tâm, kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu,nhà đầu tư để làm cơ sở xem xét, quyết định phê duyệt theo quy định của Luậtnày.

41. Thời điểm đóng thầu là thờiđiểm hết hạn nhận hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đềxuất.

42. Thời gian có hiệu lực của hồ sơdự thầu, hồ sơ đề xuất là số ngày được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơyêu cầu và được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng cóhiệu lực theo quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Từ thời điểm đóngthầu đến hết 24 giờ của ngày đóng thầu được tính là 01 ngày.

43. Tổ chuyên gia gồm các cánhân có năng lực, kinh nghiệm được bên mời thầu hoặc đơn vị tư vấn đấu thầuthành lập để đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơđề xuất và thực hiện các nhiệm vụ khác trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhàđầu tư.

44. Vốn nhà nước bao gồm vốnngân sách nhà nước; công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chínhquyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhàtài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư pháttriển của Nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được bảo đảmbằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; giátrị quyền sử dụng đất.

45. Xây lắp gồm những công việcthuộc quá trình xây dựng và lắp đặt công trình, hạng mục công trình.

Điều 5. Tư cách hợplệ của nhà thầu, nhà đầu tư

1. Nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức cótư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có đăng ký thành lập, hoạt động docơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt động cấp;

b) Hạch toán tài chính độc lập;

c) Không đang trong quá trình giải thể;không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chitrả theo quy định của pháp luật;

d) Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấuthầu quốc gia;

đ) Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầutheo quy định tại Điều 6 của Luật này;

e) Không đang trong thời gian bị cấmtham dự thầu;

g) Có tên trong danh sách ngắn đối vớitrường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn;

h) Phải liên danh với nhà thầu trongnước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài khi thamdự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ nănglực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.

2. Nhà thầu, nhà đầu tư là cá nhân cótư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủtheo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân;

b) Có chứng chỉ chuyên môn phù hợp theoquy định của pháp luật;

c) Đăng ký hoạt động hợp pháp theo quyđịnh của pháp luật;

d) Không đang bị truy cứu trách nhiệmhình sự;

đ) Không đang trong thời gian bị cấmtham dự thầu.

3. Nhà thầu, nhà đầu tư có tư cách hợplệ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được tham dự thầu với tư cáchđộc lập hoặc liên danh; trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữacác thành viên, trong đó quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liêndanh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liêndanh.

Điều 6. Bảo đảmcạnh tranh trong đấu thầu

1. Nhà thầu nộp hồ sơ quan tâm, hồ sơdự sơ tuyển phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các nhà thầu tưvấn lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơdự sơ tuyển; thẩm định kết quả mời quan tâm, kết quả sơ tuyển.

2. Nhà thầu tham dự thầu phải độc lậpvề pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:

a) Chủ đầu tư, bên mời thầu;

b) Các nhà thầu tư vấn lập, thẩm tra,thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêucầu; đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầugói thầu đó;

c) Các nhà thầu khác cùng tham dự thầutrong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế.

3. Nhà thầu tư vấn giám sát thực hiệnhợp đồng phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu thực hiệnhợp đồng, nhà thầu tư vấn kiểm định gói thầu đó.

4. Nhà đầu tư tham dự thầu phải độc lậpvề pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:

a) Nhà thầu tư vấn đấu thầu đối với dựán đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất cho đếnngày ký kết hợp đồng dự án;

b) Nhà thầu tư vấn thẩm định dự án đầutư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất cho đến ngày kýkết hợp đồng dự án;

c) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bênmời thầu.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điềunày.

Điều 7. Điều kiệnphát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu

1. Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu củagói thầu chỉ được phát hành để lựa chọn nhà thầu khi có đủ các điều kiện sauđây:

a) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phêduyệt;

b) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đượcphê duyệt bao gồm các nội dung yêu cầu về thủ tục đấu thầu, bảng dữ liệu đấuthầu, tiêu chuẩn đánh giá, biểu mẫu dự thầu, bảng khối lượng mời thầu; yêu cầuvề tiến độ, kỹ thuật, chất lượng; điều kiện chung, điều kiện cụ thể của hợpđồng, mẫu văn bản hợp đồng và các nội dung cần thiết khác;

c) Thông báo mời thầu, thông báo mờichào hàng hoặc danh sách ngắn được đăng tải theo quy định của Luật này;

d) Nguồn vốn cho gói thầu được thu xếptheo tiến độ thực hiện gói thầu;

đ) Nội dung, danh mục hàng hóa, dịch vụvà dự toán được người có thẩm quyền phê duyệt trong trường hợp mua sắm thườngxuyên, mua sắm tập trung;

e) Bảo đảm bàn giao mặt bằng thi côngtheo tiến độ thực hiện gói thầu.

2. Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của dựán chỉ được phát hành để lựa chọn nhà đầu tư khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Dự án thuộc danh mục dự án do bộ, cơquan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương công bố theo quy định của pháp luật hoặc dự án do nhà đầu tưđề xuất;

b) Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư đượcphê duyệt;

c) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đượcphê duyệt;

d) Thông báo mời thầu hoặc danh sáchngắn được đăng tải theo quy định của Luật này.

Điều 8. Thông tinvề đấu thầu

1. Các thông tin phải được đăng tảitrên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu bao gồm:

a) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầutư;

b) Thông báo mời quan tâm, thông báomời sơ tuyển;

c) Thông báo mời chào hàng, thông báomời thầu;

d) Danh sách ngắn;

đ) Kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầutư;

e) Kết quả mở thầu đối với đấu thầu quamạng;

g) Thông tin xử lý vi phạm pháp luật vềđấu thầu;

h) Văn bản quy phạm pháp luật về đấuthầu;

i) Danh mục dự án đầu tư theo hình thứcđối tác công tư, dự án có sử dụng đất;

k) Cơ sở dữ liệu về nhà thầu, nhà đầutư, chuyên gia đấu thầu, giảng viên đấu thầu và cơ sở đào tạo về đấu thầu;

l) Thông tin khác có liên quan.

2. Các thông tin quy định tại khoản 1Điều này được khuyến khích đăng tải trên trang thông tin điện tử của bộ, ngành,địa phương hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điềunày.

Điều 9. Ngôn ngữ sửdụng trong đấu thầu

Ngôn ngữ sử dụng trong đấu thầu làtiếng Việt đối với đấu thầu trong nước; là tiếng Anh hoặc tiếng Việt và tiếngAnh đối với đấu thầu quốc tế.

Điều 10. Đồng tiềndự thầu

1. Đối với đấu thầu trong nước, nhàthầu chỉ được chào thầu bằng đồng Việt Nam.

2. Đối với đấu thầu quốc tế:

a) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phảiquy định về đồng tiền dự thầu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất nhưng khôngquá ba đồng tiền; đối với một hạng mục công việc cụ thể thì chỉ được chào thầubằng một đồng tiền;

b) Trường hợp hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêucầu quy định nhà thầu được chào thầu bằng hai hoặc ba đồng tiền thì khi đánhgiá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất phải quy đổi về một đồng tiền; trường hợptrong số các đồng tiền đó có đồng Việt Nam thì phải quy đổi về đồng Việt Nam.Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải quy định về đồng tiền quy đổi, thời điểm vàcăn cứ xác định tỷ giá quy đổi;

c) Đối với chi phí trong nước liên quanđến việc thực hiện gói thầu, nhà thầu phải chào thầu bằng đồng Việt Nam;

d) Đối với chi phí ngoài nước liên quanđến việc thực hiện gói thầu, nhà thầu được chào thầu bằng đồng tiền nước ngoài.

Điều 11. Bảo đảmdự thầu

1. Bảo đảm dự thầu áp dụng trong cáctrường hợp sau đây:

a) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế,chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hànghóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp;

b) Đấu thầu rộng rãi và chỉ định thầuđối với lựa chọn nhà đầu tư.

2. Nhà thầu, nhà đầu tư phải thực hiệnbiện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu đối với hồ sơ dự thầu, hồsơ đề xuất; trường hợp áp dụng phương thức đấu thầu hai giai đoạn, nhà thầuthực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trong giai đoạn hai.

3. Giá trị bảo đảm dự thầu được quyđịnh như sau:

a) Đối với lựa chọn nhà thầu, giá trịbảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mứcxác định từ 1% đến 3% giá gói thầu căn cứ quy mô và tính chất của từng gói thầucụ thể;

b) Đối với lựa chọn nhà đầu tư, giá trịbảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mứcxác định từ 0,5% đến 1,5% tổng mức đầu tư căn cứ vào quy mô và tính chất củatừng dự án cụ thể.

4. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dựthầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu bằng thời gian có hiệulực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất cộng thêm 30 ngày.

5. Trường hợp gia hạn thời gian có hiệulực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sau thời điểm đóng thầu, bên mời thầu phảiyêu cầu nhà thầu, nhà đầu tư gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảođảm dự thầu. Trong trường hợp này, nhà thầu, nhà đầu tư phải gia hạn tương ứngthời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu và không được thay đổi nội dung tronghồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đã nộp. Trường hợp nhà thầu, nhà đầu tư từ chốigia hạn thì hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sẽ không còn giá trị và bị loại; bênmời thầu phải hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu, nhà đầu tưtrong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày bên mời thầu nhận được văn bản từ chối giahạn.

6. Trường hợp liên danh tham dự thầu,từng thành viên trong liên danh có thể thực hiện bảo đảm dự thầu riêng rẽ hoặcthỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện bảo đảm dự thầu cho thànhviên đó và cho thành viên khác trong liên danh. Tổng giá trị của bảo đảm dựthầu không thấp hơn giá trị yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Trườnghợp có thành viên trong liên danh vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này thì bảođảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh không được hoàn trả.

7. Bên mời thầu có trách nhiệm hoàn trảhoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu, nhà đầu tư không được lựa chọn theothời hạn quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu nhưng không quá 20 ngày, kểtừ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được phê duyệt. Đối với nhà thầu,nhà đầu tư được lựa chọn, bảo đảm dự thầu được hoàn trả hoặc giải tỏa sau khinhà thầu, nhà đầu tư thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quyđịnh tại Điều 66 và Điều 72 của Luật này.

8. Bảo đảm dự thầu không được hoàn trảtrong các trường hợp sau đây:

a) Nhà thầu, nhà đầu tư rút hồ sơ dựthầu, hồ sơ đề xuất sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực củahồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;

b) Nhà thầu, nhà đầu tư vi phạm phápluật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy định tại khoản 4 Điều 17 củaLuật này;

c) Nhà thầu, nhà đầu tư không thực hiệnbiện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 66 và Điều 72 củaLuật này;

d) Nhà thầu không tiến hành hoặc từchối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đượcthông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chốiký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng;

đ) Nhà đầu tư không tiến hành hoặc từ chốitiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đượcthông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chốiký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng.

Điều 12. Thời giantrong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư

1. Thời gian trong quá trình lựa chọnnhà thầu:

a) Thời gian phê duyệt kế hoạch lựachọn nhà thầu tối đa là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩmđịnh;

b) Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơtuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được phát hành sau 03 ngày làm việc, kể từngày đầu tiên đăng tải thông báo mời nộp hồ sơ quan tâm, thông báo mời sơtuyển, thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng, gửi thư mời thầu đến trướcthời điểm đóng thầu;

c) Thời gian chuẩn bị hồ sơ quan tâmtối thiểu là 10 ngày đối với đấu thầu trong nước và 20 ngày đối với đấu thầuquốc tế, kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời quan tâm được phát hành đến ngày có thờiđiểm đóng thầu. Nhà thầu phải nộp hồ sơ quan tâm trước thời điểm đóng thầu;

d) Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự sơ tuyểntối thiểu là 10 ngày đối với đấu thầu trong nước và 20 ngày đối với đấu thầuquốc tế, kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời sơ tuyển được phát hành đến ngày có thờiđiểm đóng thầu. Nhà thầu phải nộp hồ sơ dự sơ tuyển trước thời điểm đóng thầu;

đ) Thời gian chuẩn bị hồ sơ đề xuất tốithiểu là 05 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên hồ sơ yêu cầu được phát hành đếnngày có thời điểm đóng thầu. Nhà thầu phải nộp hồ sơ đề xuất trước thời điểmđóng thầu;

e) Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tốithiểu là 20 ngày đối với đấu thầu trong nước và 40 ngày đối với đấu thầu quốctế, kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời thầu được phát hành đến ngày có thời điểmđóng thầu. Nhà thầu phải nộp hồ sơ dự thầu trước thời điểm đóng thầu;

g) Thời gian đánh giá hồ sơ quan tâm,hồ sơ dự sơ tuyển tối đa là 20 ngày, hồ sơ đề xuất tối đa là 30 ngày, hồ sơ dựthầu tối đa là 45 ngày đối với đấu thầu trong nước, kể từ ngày có thời điểmđóng thầu đến ngày bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhàthầu. Thời gian đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển tối đa là 30 ngày,hồ sơ đề xuất tối đa là 40 ngày, hồ sơ dự thầu tối đa là 60 ngày đối với đấuthầu quốc tế, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình chủđầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Trường hợp cần thiết, có thể kéodài thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất nhung không quá 20 ngày vàphải bảo đảm tiến độ thực hiện dự án;

h) Thời gian thẩm định tối đa là 20ngày cho từng nội dung thẩm định: kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời quantâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhàthầu kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ trình;

i) Thời gian phê duyệt hồ sơ mời quantâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời thầu tối đa là 10 ngày, kể từngày nhận được tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơtuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của bên mời thầu hoặc báo cáo thẩm địnhtrong trường hợp có yêu cầu thẩm định;

k) Thời gian phê duyệt hoặc có ý kiếnxử lý về kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 10 ngày, kể từ ngày nhận được tờtrình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của bên mời thầu hoặc báo cáothẩm định trong trường hợp có yêu cầu thẩm định;

l) Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dựthầu, hồ sơ đề xuất tối đa là 180 ngày, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu;trường hợp gói thầu quy mô lớn, phức tạp, gói thầu đấu thầu theo phương thứchai giai đoạn, thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu tối đa là 210 ngày, kểtừ ngày có thời điểm đóng thầu. Trường hợp cần thiết, có thể yêu cầu gia hạnthời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và phải bảo đảm tiến độdự án;

m) Thời gian gửi văn bản sửa đổi hồ sơmời thầu đến các nhà thầu đã nhận hồ sơ mời thầu tối thiểu là 10 ngày đối vớiđấu thầu trong nước và 15 ngày đối với đấu thầu quốc tế trước ngày có thời điểmđóng thầu; đối với sửa đổi hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ yêucầu thì tối thiểu là 03 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu. Trườnghợp thời gian gửi văn bản sửa đổi hồ sơ không đáp ứng quy định tại điểm này, bênmời thầu thực hiện gia hạn thời điểm đóng thầu tương ứng bảo đảm quy định vềthời gian gửi văn bản sửa đổi hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mờithầu, hồ sơ yêu cầu;

n) Thời hạn gửi văn bản thông báo kếtquả lựa chọn nhà thầu cho các nhà thầu tham dự thầu theo đường bưu điện, fax là05 ngày làm việc, kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt.

2. Chính phủ quy định chi tiết về thờigian trong quá trình lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu quy mô nhỏ, gói thầu cósự tham gia của cộng đồng; thời gian trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư; thờigian trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư qua mạng.

Điều 13. Chi phítrong đấu thầu

1. Chi phí trong lựa chọn nhà thầu baogồm:

a) Chi phí liên quan đến việc chuẩn bịhồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và tham dự thầuthuộc trách nhiệm của nhà thầu;

b) Chi phí liên quan đến quá trình lựachọn nhà thầu được xác định trong tổng mức đầu tư hoặc dự toán mua sắm;

c) Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơtuyển được phát miễn phí cho nhà thầu;

d) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đượcbán hoặc phát miễn phí cho nhà thầu.

2. Chi phí trong lựa chọn nhà đầu tưbao gồm:

a) Chi phí liên quan đến việc chuẩn bịhồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và tham dự thầu thuộc trách nhiệmcủa nhà đầu tư;

b) Chi phí liên quan đến quá trình lựachọn nhà đầu tư được bố trí từ vốn nhà nước, các nguồn vốn hợp pháp khác vàđược xác định trong tổng mức đầu tư;

c) Nhà đầu tư được lựa chọn thực hiệndự án phải trả chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư;

d) Hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu,hồ sơ yêu cầu được bán cho nhà đầu tư.

3. Chi phí trong đấu thầu qua mạng baogồm:

a) Chi phí tham gia hệ thống mạng đấuthầu quốc gia, chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu và các chi phí khác;

b) Chi phí tham dự thầu, tổ chức đấuthầu theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điềunày.

Điều 14. Ưu đãitrong lựa chọn nhà thầu

1. Nhà thầu được hưởng ưu đãi khi thamgia đấu thầu trong nước hoặc đấu thầu quốc tế để cung cấp hàng hóa mà hàng hóađó có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên.

2. Đối tượng được hưởng ưu đãi khi thamgia đấu thầu quốc tế để cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắpbao gồm:

a) Nhà thầu trong nước tham dự thầu vớitư cách độc lập hoặc liên danh;

b) Nhà thầu nước ngoài liên danh vớinhà thầu trong nước mà nhà thầu trong nước đảm nhận từ 25% trở lên giá trị côngviệc của gói thầu.

3. Đối tượng được hưởng ưu đãi khi thamgia đấu thầu trong nước để cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắpbao gồm:

a) Nhà thầu có từ 25% trở lên số lượnglao động là nữ giới;

b) Nhà thầu có từ 25% trở lên số lượnglao động là thương binh, người khuyết tật;

c) Nhà thầu là doanh nghiệp nhỏ.

4. Việc tính ưu đãi được thực hiệntrong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để so sánh, xếp hạng hồsơ dự thầu, hồ sơ đề xuất theo một trong hai cách sau đây:

a) Cộng thêm điểm vào điểm đánh giá củanhà thầu thuộc đối tượng được ưu đãi;

b) Cộng thêm số tiền vào giá dự thầuhoặc vào giá đánh giá của nhà thầu không thuộc đối tượng được ưu đãi.

5. Các đối tượng và nội dung ưu đãitrong lựa chọn nhà thầu quy định tại Điều này không áp dụng trong trường hợpđiều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thỏathuận quốc tế giữa Việt Nam với nhà tài trợ có quy định khác về ưu đãi tronglựa chọn nhà thầu.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điềunày.

Điều 15. Đấu thầuquốc tế

1. Việc tổ chức đấu thầu quốc tế để lựachọn nhà thầu chỉ được thực hiện khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

a) Nhà tài trợ vốn cho gói thầu có yêucầu tổ chức đấu thầu quốc tế;

b) Gói thầu mua sắm hàng hóa mà hànghóa đó trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng không đáp ứngyêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, giá. Trường hợp hàng hóa thông dụng, đã đượcnhập khẩu và chào bán tại Việt Namthì không tổ chức đấu thầu quốc tế;

c) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn,dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp mà nhà thầu trong nước không có khả năngđáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu.

2. Dự án đầu tư theo hình thức đối táccông tư, dự án đầu tư có sử dụng đất, trừ trường hợp hạn chế đầu tư theo quyđịnh của pháp luật về đầu tư.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điềunày.

Điều 16. Điều kiệnđối với cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu

1. Cá nhân tham gia hoạt động đấu thầuphải có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu và có trình độ chuyên môn, năng lực, kinhnghiệm, ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của gói thầu, dự án, trừ cá nhân thuộcnhà thầu, nhà đầu tư.

2. Cá nhân tham gia trực tiếp vào việclập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánhgiá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất thuộc tổchức đấu thầu chuyên nghiệp, doanh nghiệp, đơn vị hoạt động tư vấn đấu thầu,ban quản lý dự án chuyên nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu.

Điều 17. Cáctrường hợp hủy thầu

1. Tất cả hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuấtkhông đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

2. Thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư đãghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

3. Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu khôngtuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc quy định khác của pháp luật cóliên quan dẫn đến nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu đểthực hiện gói thầu, dự án.

4. Có bằng chứng về việc đưa, nhận, môigiới hối lộ, thông thầu, gian lận, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệptrái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhàthầu, nhà đầu tư.

Điều 18. Tráchnhiệm khi hủy thầu

Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định phápluật về đấu thầu dẫn đến hủy thầu theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 17của Luật này phải đền bù chi phí cho các bên liên quan và bị xử lý theo quyđịnh của pháp luật.

Điều 19. Đào tạo,bồi dưỡng về đấu thầu

1. Cơ sở được tổ chức hoạt động đàotạo, bồi dưỡng về đấu thầu cho cá nhân quy định tại Điều 16 của Luật này khiđáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Được thành lập và hoạt động theo quyđịnh của pháp luật;

b) Có cơ sở vật chất, tài liệu giảngdạy đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt độngđấu thầu;

c) Có đội ngũ giảng viên về đấu thầu cóchứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu;

d) Có tên trong danh sách cơ sở đào tạovề đấu thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

2. Cơ sở đào tạo về đấu thầu có tráchnhiệm sau đây:

a) Bảo đảm về chất lượng đào tạo, bồidưỡng; cung cấp thông tin về cơ sở đào tạo của mình cho cơ quan quản lý nhànước về hoạt động đấu thầu;

b) Thực hiện hoạt động đào tạo, bồidưỡng trên cơ sở chương trình khung về đào tạo đấu thầu và cấp chứng chỉ đấu thầucho học viên theo đúng quy định;

c) Lưu trữ hồ sơ về các khóa đào tạo,bồi dưỡng đấu thầu mà mình tổ chức theo quy định;

d) Định kỳ hàng năm báo cáo hoặc báocáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu tình hìnhhoạt động đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điềunày.

Chương II

HÌNH THỨC, PHƯƠNG THỨCLỰA CHỌN NHÀ THẦU, NHÀ ĐẦU TƯ VÀ TỔ CHỨC ĐẤU THẦU CHUYÊN NGHIỆP

Mục 1

HÌNH THỨC LỰA CHỌNNHÀ THẦU, NHÀ ĐẦU TƯ

Điều 20. Đấu thầurộng rãi

1. Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựachọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tưtham dự.

2. Đấu thầu rộng rãi được áp dụng chocác gói thầu, dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này, trừ trường hợp quyđịnh tại các điều 21, 22, 23, 24, 25, 26 và 27 của Luật này.

Điều 21. Đấu thầuhạn chế

Đấu thầu hạn chế được áp dụng trongtrường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù màchỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

Điều 22. Chỉ địnhthầu

1. Chỉ định thầu đối với nhà thầu đượcáp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Gói thầu cần thực hiện để khắc phụcngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cầnthực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gâynguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trênđịa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầumua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chốngdịch bệnh trong trường hợp cấp bách;

b) Gói thầu cấp bách cần triển khainhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo;

c) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn,dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đódo phải bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua đượctừ nhà thầu khác; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm; mua bản quyềnsở hữu trí tuệ;

d) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lậpbáo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả củathiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển hoặc được tuyển chọn khi tác giả cóđủ điều kiện năng lực theo quy định; gói thầu thi công xây dựng tượng đài, phùđiêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sángtác đến thi công công trình;

đ) Gói thầu di dời các công trình hạtầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý để phục vụ công tácgiải phóng mặt bằng; gói thầu rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thicông xây dựng công trình;

e) Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụcông, gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theoquy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội trong từng thờikỳ.

2. Việc thực hiện chỉ định thầu đối vớigói thầu quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này phải đáp ứng đủcác điều kiện sau đây:

a) Có quyết định đầu tư được phê duyệt,trừ gói thầu tư vấn chuẩn bị dự án;

b) Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu đượcphê duyệt;

c) Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiếnđộ thực hiện gói thầu;

d) Có dự toán được phê duyệt theo quyđịnh, trừ trường hợp đối với gói thầu EP, EC, EPC, gói thầu chìa khóa trao tay;

đ) Có thời gian thực hiện chỉ định thầukể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng không quá 45 ngày; trườnghợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp không quá 90 ngày;

e) Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầuphải có tên trong cơ sở dữ liệu về nhà thầu của cơ quan quản lý nhà nước vềhoạt động đấu thầu.

3. Đối với gói thầu thuộc trường hợpchỉ định thầu quy định tại khoản 1 Điều này và đáp ứng điều kiện chỉ định thầuquy định tại khoản 2 Điều này nhưng vẫn có thể áp dụng các hình thức lựa chọnnhà thầu khác quy định tại các điều 20, 21, 23 và 24 của Luật này thì khuyếnkhích áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu khác.

4. Chỉ định thầu đối với nhà đầu tưđược áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Chỉ có một nhà đầu tư đăng ký thựchiện;

b) Chỉ có một nhà đầu tư có khả năngthực hiện do liên quan đến sở hữu trí tuệ, bí mật thương mại, công nghệ hoặcthu xếp vốn;

c) Nhà đầu tư đề xuất dự án đáp ứng yêucầu thực hiện dự án khả thi và hiệu quả cao nhất theo quy định của Chính phủ.

Điều 23. Chào hàngcạnh tranh

1. Chào hàng cạnh tranh được áp dụngđối với gói thầu có giá trị trong hạn mức theo quy định của Chính phủ và thuộcmột trong các trường hợp sau đây:

a) Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thôngdụng, đơn giản;

b) Gói thầu mua sắm hàng hóa thôngdụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tươngđương nhau về chất lượng;

c) Gói thầu xây lắp công trình đơn giảnđã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.

2. Chào hàng cạnh tranh được thực hiệnkhi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu đượcphê duyệt;

b) Có dự toán được phê duyệt theo quyđịnh;

c) Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiếnđộ thực hiện gói thầu.

Điều 24. Mua sắmtrực tiếp

1. Mua sắm trực tiếp được áp dụng đốivới gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắmhoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác.

2. Mua sắm trực tiếp được thực hiện khiđáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấuthầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trướcđó;

b) Gói thầu có nội dung, tính chấttương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã ký hợp đồng trước đó;

c) Đơn giá của các phần việc thuộc góithầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tươngứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó;

d) Thời hạn từ khi ký hợp đồng của góithầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng.

3. Trường hợp nhà thầu thực hiện hợpđồng trước đó không có khả năng tiếp tục thực hiện gói thầu mua sắm trực tiếpthì được áp dụng mua sắm trực tiếp đối với nhà thầu khác nếu đáp ứng các yêucầu về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật và giá theo hồ sơ mời thầu và kết quảlựa chọn nhà thầu trước đó.

Điều 25. Tự thựchiện

Tự thực hiện được áp dụng đối với góithầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý,sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầucủa gói thầu.

Điều 26. Lựa chọnnhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt

Trường hợp gói thầu, dự án xuất hiệncác điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọnnhà thầu, nhà đầu tư quy định tại các điều 20, 21, 22, 23, 24 và 25 của Luậtnày thì người có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết địnhphương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

Điều 27. Tham giathực hiện của cộng đồng

Cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợtại địa phương nơi có gói thầu được giao thực hiện toàn bộ hoặc một phần góithầu đó trong các trường hợp sau đây:

1. Gói thầu thuộc chương trình mục tiêuquốc gia, chương trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo cho các huyện, xã miền núi,vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;

2. Gói thầu quy mô nhỏ mà cộng đồng dâncư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương có thể đảm nhiệm.

Mục 2

PHƯƠNG THỨC LỰACHỌN NHÀ THẦU, NHÀ ĐẦU TƯ

Điều 28. Phươngthức một giai đoạn một túi hồ sơ

1. Phương thức một giai đoạn một túi hồsơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chếđối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn; gói thầu mua sắm hàng hóa, xâylắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ;

b) Chào hàng cạnh tranh đối với góithầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp;

c) Chỉ định thầu đối với gói thầu cungcấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;

d) Mua sắm trực tiếp đối với gói thầumua sắm hàng hóa;

đ) Chỉ định thầu đối với lựa chọn nhàđầu tư.

2. Nhà thầu, nhà đầu tư nộp hồ sơ dựthầu, hồ sơ đề xuất gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêucầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

3. Việc mở thầu được tiến hành một lầnđối với toàn bộ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.

Điều 29. Phươngthức một giai đoạn hai túi hồ sơ

1. Phương thức một giai đoạn hai túi hồsơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chếđối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa,xây lắp, hỗn hợp;

b) Đấu thầu rộng rãi đối với lựa chọnnhà đầu tư.

2. Nhà thầu, nhà đầu tư nộp đồng thờihồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầucủa hồ sơ mời thầu.

3. Việc mở thầu được tiến hành hai lần.Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu. Nhà thầu,nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật sẽ được mở hồ sơ đề xuất về tài chính đểđánh giá.

Điều 30. Phươngthức hai giai đoạn một túi hồ sơ

1. Phương thức hai giai đoạn một túi hồsơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối vớigói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô lớn, phức tạp.

2. Trong giai đoạn một, nhà thầu nộp đềxuất về kỹ thuật, phương án tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu nhưngchưa có giá dự thầu. Trên cơ sở trao đổi với từng nhà thầu tham gia giai đoạnnày sẽ xác định hồ sơ mời thầu giai đoạn hai.

3. Trong giai đoạn hai, nhà thầu đãtham gia giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu bao gồm đềxuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu giaiđoạn hai, trong đó có giá dự thầu và bảo đảm dự thầu.

Điều 31. Phươngthức hai giai đoạn hai túi hồ sơ

1. Phương thức hai giai đoạn hai túi hồsơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối vớigói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có kỹ thuật, công nghệ mới, phứctạp, có tính đặc thù.

2. Trong giai đoạn một, nhà thầu nộpđồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính riêng biệttheo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sauthời điểm đóng thầu. Trên cơ sở đánh giá đề xuất về kỹ thuật của các nhà thầutrong giai đoạn này sẽ xác định các nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật so với hồsơ mời thầu và danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu được mời tham dự thầu giaiđoạn hai. Hồ sơ đề xuất về tài chính sẽ được mở ở giai đoạn hai.

3. Trong giai đoạn hai, các nhà thầuđáp ứng yêu cầu trong giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầubao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mờithầu giai đoạn hai tương ứng với nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật. Trong giaiđoạn này, hồ sơ đề xuất về tài chính đã nộp trong giai đoạn một sẽ được mở đồngthời với hồ sơ dự thầu giai đoạn hai để đánh giá.

Mục 3

TỔ CHỨC ĐẤU THẦUCHUYÊN NGHIỆP

Điều 32. Tổ chứcđấu thầu chuyên nghiệp

1. Tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp baogồm đại lý đấu thầu, đơn vị sự nghiệp được thành lập với chức năng thực hiệnđấu thầu chuyên nghiệp.

2. Việc thành lập và hoạt động của đạilý đấu thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điềunày.

Chương III

KẾ HOẠCH VÀ QUY TRÌNHLỰA CHỌN NHÀ THẦU

Điều 33. Nguyêntắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu

1. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lậpcho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm. Trường hợp chưa đủ điều kiện lập kế hoạchlựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm thì lập kế hoạch lựa chọnnhà thầu cho một hoặc một số gói thầu để thực hiện trước.

2. Trong kế hoạch lựa chọn nhà thầuphải ghi rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu.

3. Việc phân chia dự án, dự toán muasắm thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện;bảo đảm tính đồng bộ của dự án, dự toán mua sắm và quy mô gói thầu hợp lý.

Điều 34. Lập kếhoạch lựa chọn nhà thầu

1. Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhàthầu đối với dự án:

a) Quyết định phê duyệt dự án hoặc Giấychứng nhận đầu tư và các tài liệu có liên quan. Đối với gói thầu cần thực hiệntrước khi có quyết định phê duyệt dự án thì căn cứ theo quyết định của ngườiđứng đầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dựán trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư;

b) Nguồn vốn cho dự án;

c) Điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tếđối với các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi;

d) Các văn bản pháp lý liên quan.

2. Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhàthầu đối với mua sắm thường xuyên:

a) Tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị,phương tiện làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, công chức, viênchức; trang thiết bị, phương tiện làm việc hiện có cần thay thế, mua bổ sung,mua sắm mới phục vụ cho công việc;

b) Quyết định mua sắm được phê duyệt;

c) Nguồn vốn, dự toán mua sắm thườngxuyên được phê duyệt;

d) Đề án mua sắm trang bị cho toànngành được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (nếu có);

đ) Kết quả thẩm định giá của cơ quan,tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ thẩm định giá hoặc báo giá (nếu có).

3. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lậpsau khi có quyết định phê duyệt dự án, dự toán mua sắm hoặc đồng thời với quátrình lập dự án, dự toán mua sắm hoặc trước khi có quyết định phê duyệt dự ánđối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án.

Điều 35. Nội dungkế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với từng gói thầu

1. Tên gói thầu:

Tên gói thầu thể hiện tính chất, nộidung và phạm vi công việc của gói thầu, phù hợp với nội dung nêu trong dự án,dự toán mua sắm. Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt, trong kế hoạchlựa chọn nhà thầu cần nêu tên thể hiện nội dung cơ bản của từng phần.

2. Giá gói thầu:

a) Giá gói thầu được xác định trên cơsở tổng mức đầu tư hoặc dự toán (nếu có) đối với dự án; dự toán mua sắm đối vớimua sắm thường xuyên. Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí đểthực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế. Giá gói thầuđược cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết;

b) Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tưvấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, giá góithầu được xác định trên cơ sở các thông tin về giá trung bình theo thống kê củacác dự án đã thực hiện trong khoảng thời gian xác định; ước tính tổng mức đầutư theo định mức suất đầu tư; sơ bộ tổng mức đầu tư;

c) Trường hợp gói thầu gồm nhiều phầnriêng biệt thì ghi rõ giá ước tính cho từng phần trong giá gói thầu.

3. Nguồn vốn:

Đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ nguồnvốn hoặc phương thức thu xếp vốn, thời gian cấp vốn để thanh toán cho nhà thầu;trường hợp sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi thì phảighi rõ tên nhà tài trợ và cơ cấu nguồn vốn, bao gồm vốn tài trợ, vốn đối ứngtrong nước.

4. Hình thức và phương thức lựa chọnnhà thầu:

Đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ hìnhthức và phương thức lựa chọn nhà thầu; lựa chọn nhà thầu trong nước hay quốctế.

5. Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọnnhà thầu:

Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhàthầu được tính từ khi phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, được ghi rõ theotháng hoặc quý trong năm. Trường hợp đấu thầu rộng rãi có áp dụng thủ tục lựachọn danh sách ngắn, thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu được tính từkhi phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển.

6. Loại hợp đồng:

Trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phảixác định rõ loại hợp đồng theo quy định tại Điều 62 của Luật này để làm căn cứlập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; kýkết hợp đồng.

7. Thời gian thực hiện hợp đồng:

Thời gian thực hiện hợp đồng là số ngàytính từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo quyđịnh trong hợp đồng, trừ thời gian thực hiện nghĩa vụ bảo hành (nếu có).

Điều 36. Trìnhduyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu

1. Trách nhiệm trình duyệt kế hoạch lựachọn nhà thầu:

a) Chủ đầu tư đối với dự án, bên mờithầu đối với mua sắm thường xuyên có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhàthầu lên người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt;

b) Đối với gói thầu cần thực hiện trướckhi có quyết định phê duyệt dự án, trường hợp xác định được chủ đầu tư thì đơnvị thuộc chủ đầu tư có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên ngườiđứng đầu chủ đầu tư để xem xét, phê duyệt. Trường hợp chưa xác định được chủđầu tư thì đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án có trách nhiệm trình kếhoạch lựa chọn nhà thầu lên người đứng đầu đơn vị mình để xem xét, phê duyệt.

2. Văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọnnhà thầu bao gồm những nội dung sau đây:

a) Phần công việc đã thực hiện, bao gồmnội dung công việc liên quan đến chuẩn bị dự án, các gói thầu thực hiện trướcvới giá trị tương ứng và căn cứ pháp lý để thực hiện;

b) Phần công việc không áp dụng đượcmột trong các hình thức lựa chọn nhà thầu, bao gồm: hoạt động của ban quản lýdự án, tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng, khởi công, khánh thành, trả lãi vayvà các công việc khác không áp dụng được các hình thức lựa chọn nhà thầu;

c) Phần công việc thuộc kế hoạch lựachọn nhà thầu, bao gồm nội dung công việc và giá trị tương ứng hình thành cácgói thầu được thực hiện theo một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy địnhtại các điều 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26 và 27 của Luật này. Trong phần này phảinêu rõ cơ sở của việc chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu. Đối vớitừng gói thầu, phải bảo đảm có đủ các nội dung quy định tại Điều 35 của Luậtnày. Đối với gói thầu không áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, trong văn bảntrình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ lý do áp dụng hình thức lựachọn khác;

d) Phần công việc chưa đủ điều kiện lậpkế hoạch lựa chọn nhà thầu (nếu có), trong đó nêu rõ nội dung và giá trị củaphần công việc này;

đ) Phần tổng hợp giá trị của các phầncông việc quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này. Tổng giá trị của phầnnày không được vượt tổng mức đầu tư của dự án hoặc dự toán mua sắm được phêduyệt.

3. Tài liệu kèm theo văn bản trìnhduyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu:

Khi trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhàthầu phải gửi kèm theo bản chụp các tài liệu làm căn cứ lập kế hoạch lựa chọnnhà thầu theo quy định tại Điều 34 của Luật này.

Điều 37. Thẩm địnhvà phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu

1. Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhàthầu:

a) Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầulà việc tiến hành kiểm tra, đánh giá các nội dung theo quy định tại các điều33, 34, 35 và 36 của Luật này;

b) Tổ chức được giao thẩm định kế hoạchlựa chọn nhà thầu lập báo cáo thẩm định trình người có thẩm quyền phê duyệt;

c) Tổ chức được giao thẩm định kế hoạchlựa chọn nhà thầu lập báo cáo thẩm định trình người đứng đầu chủ đầu tư hoặcngười đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án phê duyệt kế hoạch lựachọn nhà thầu đối với trường hợp gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết địnhphê duyệt dự án.

2. Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhàthầu:

a) Căn cứ báo cáo thẩm định, người cóthẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bằng văn bản để làm cơ sở tổchức lựa chọn nhà thầu sau khi dự án, dự toán mua sắm được phê duyệt hoặc đồngthời với quyết định phê duyệt dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp đủ điềukiện;

b) Căn cứ báo cáo thẩm định, người đứngđầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án phêduyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu cần thực hiện trước khi cóquyết định phê duyệt dự án.

Điều 38. Quy trìnhlựa chọn nhà thầu

1. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối vớiđấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế được thực hiện như sau:

a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;

b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;

c) Đánh giá hồ sơ dự thầu và thươngthảo hợp đồng;

d) Trình, thẩm định, phê duyệt và côngkhai kết quả lựa chọn nhà thầu;

đ) Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.

2. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối vớichỉ định thầu được thực hiện như sau:

a) Đối với chỉ định thầu theo quy trìnhthông thường bao gồm các bước: chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhàthầu; đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu; trình,thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; hoàn thiện, ký kếthợp đồng;

b) Đối với chỉ định thầu theo quy trìnhrút gọn bao gồm các bước: chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu; thươngthảo, hoàn thiện hợp đồng; trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhàthầu; ký kết hợp đồng.

3. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối vớichào hàng cạnh tranh được thực hiện như sau:

a) Đối với chào hàng cạnh tranh theoquy trình thông thường bao gồm các bước: chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chứclựa chọn nhà thầu; đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo hợp đồng; trình, thẩmđịnh, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; hoàn thiện, ký kết hợpđồng;

b) Đối với chào hàng cạnh tranh theoquy trình rút gọn bao gồm các bước: chuẩn bị và gửi yêu cầu báo giá cho nhàthầu; nhà thầu nộp báo giá; đánh giá các báo giá và thương thảo hợp đồng;trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; hoàn thiện, ký kết hợpđồng.

4. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối vớimua sắm trực tiếp được thực hiện như sau:

a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;

b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;

c) Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảovề các đề xuất của nhà thầu;

d) Trình, thẩm định, phê duyệt và côngkhai kết quả lựa chọn nhà thầu;

đ) Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.

5. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối vớitự thực hiện được thực hiện như sau:

a) Chuẩn bị phương án tự thực hiện vàdự thảo hợp đồng;

b) Hoàn thiện phương án tự thực hiện vàthương thảo, hoàn thiện hợp đồng;

c) Ký kết hợp đồng.

6. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối vớilựa chọn nhà thầu tư vấn cá nhân được thực hiện như sau:

a) Chuẩn bị và gửi điều khoản thamchiếu cho nhà thầu tư vấn cá nhân;

b) Nhà thầu tư vấn cá nhân nộp hồ sơ lýlịch khoa học;

c) Đánh giá hồ sơ lý lịch khoa học củanhà thầu tư vấn cá nhân;

d) Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;

đ) Trình, phê duyệt và công khai kếtquả lựa chọn nhà thầu;

e) Ký kết hợp đồng.

7. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối vớicác gói thầu có sự tham gia thực hiện của cộng đồng được thực hiện như sau:

a) Chuẩn bị phương án lựa chọn cộngđồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương để triển khai thực hiện góithầu;

b) Tổ chức lựa chọn;

c) Phê duyệt và công khai kết quả lựachọn;

d) Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.

8. Chính phủ quy định chi tiết Điềunày.

Chương IV

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HỒSƠ DỰ THẦU, HỒ SƠ ĐỀ XUẤT; XÉT DUYỆT TRÚNG THẦU

Điều 39. Phươngpháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, muasắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp

1. Phương pháp giá thấp nhất:

a) Phương pháp này áp dụng đối với cácgói thầu đơn giản, quy mô nhỏ trong đó các đề xuất về kỹ thuật, tài chính,thương mại được coi là cùng một mặt bằng khi đáp ứng các yêu cầu ghi trong hồsơ mời thầu;

b) Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầubao gồm: tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và các tiêu chí của góithầu;

c) Đối với các hồ sơ dự thầu đã đượcđánh giá đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá quy định tại điểm b khoản này thì căn cứvào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch để so sánh, xếp hạng. Các nhàthầu được xếp hạng tương ứng theo giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch,trừ đi giá trị giảm giá (nếu có). Nhà thầu có giá thấp nhất được xếp thứ nhất.

2. Phương pháp giá đánh giá:

a) Phương pháp này áp dụng đối với góithầu mà các chi phí quy đổi được trên cùng một mặt bằng về các yếu tố kỹ thuật,tài chính, thương mại cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa, công trình;

b) Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầubao gồm: tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm trong trường hợp không ápdụng sơ tuyển; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; tiêu chuẩn xác định giá đánhgiá.

Các yếu tố được quy đổi trên cùng mộtmặt bằng để xác định giá đánh giá bao gồm: chi phí cần thiết để vận hành, bảodưỡng và các chi phí khác liên quan đến xuất xứ của hàng hóa, lãi vay, tiến độ,chất lượng của hàng hóa hoặc công trình xây dựng thuộc gói thầu, uy tín của nhàthầu thông qua tiến độ và chất lượng thực hiện các hợp đồng tương tự trước đóvà các yếu tố khác;

c) Đối với các hồ sơ dự thầu đã vượtqua bước đánh giá về kỹ thuật thì căn cứ vào giá đánh giá để so sánh, xếp hạng.Nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp thứ nhất.

3. Phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật vàgiá:

a) Phương pháp này áp dụng đối với góithầu công nghệ thông tin, viễn thông hoặc gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp,hỗn hợp khi không áp dụng được phương pháp giá thấp nhất và phương pháp giáđánh giá quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;

b) Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầubao gồm: tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm trong trường hợp không ápdụng sơ tuyển; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp.Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa kỹ thuật vàgiá;

c) Đối với các hồ sơ dự thầu đã vượtqua bước đánh giá về kỹ thuật thì căn cứ vào điểm tổng hợp để so sánh, xếp hạngtương ứng. Nhà thầu có điểm tổng hợp cao nhất được xếp thứ nhất.

4. Đối với tiêu chuẩn đánh giá về nănglực, kinh nghiệm, sử dụng tiêu chí đạt, không đạt. Đối với tiêu chuẩn đánh giávề kỹ thuật, sử dụng phương pháp chấm điểm hoặc tiêu chí đạt, không đạt. Đốivới phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá quy định tại khoản 3 Điều này sửdụng phương pháp chấm điểm. Khi sử dụng phương pháp chấm điểm, phải quy địnhmức điểm yêu cầu tối thiểu về kỹ thuật không thấp hơn 70% tổng số điểm về kỹthuật.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điềunày.

Điều 40. Phươngpháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn

1. Đối với nhà thầu tư vấn là tổ chứcthì áp dụng một trong các phương pháp sau đây:

a) Phương pháp giá thấp nhất được ápdụng đối với các gói thầu tư vấn đơn giản. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu làtiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật. Đối với các hồ sơ dự thầu đã vượt qua bướcđánh giá về kỹ thuật thì căn cứ vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sailệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có). Nhà thầu có giá thấp nhất được xếp thứnhất;

b) Phương pháp giá cố định được áp dụngđối với các gói thầu tư vấn đơn giản, chi phí thực hiện gói thầu được xác địnhcụ thể và cố định trong hồ sơ mời thầu. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu làtiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật. Đối với các hồ sơ dự thầu đã vượt qua bướcđánh giá về kỹ thuật, có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đigiá trị giảm giá (nếu có) không vượt chi phí thực hiện gói thầu thì căn cứ điểmkỹ thuật để so sánh, xếp hạng. Nhà thầu có điểm kỹ thuật cao nhất được xếp thứnhất;

c) Phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật vàgiá được áp dụng đối với gói thầu tư vấn chú trọng tới cả chất lượng và chi phíthực hiện gói thầu. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu là tiêu chuẩn đánh giá vềkỹ thuật và tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp. Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp được xâydựng trên cơ sở kết hợp giữa kỹ thuật và giá. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giátổng hợp phải bảo đảm nguyên tắc tỷ trọng điểm về kỹ thuật từ 70% đến 80%, điểmvề giá từ 20% đến 30% tổng số điểm của thang điểm tổng hợp, tỷ trọng điểm về kỹthuật cộng với tỷ trọng điểm về giá bằng 100%. Nhà thầu có điểm tổng hợp caonhất được xếp thứ nhất;

d) Phương pháp dựa trên kỹ thuật đượcáp dụng đối với gói thầu tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao, đặc thù. Tiêu chuẩnđánh giá hồ sơ dự thầu là tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật. Khi xây dựng tiêuchuẩn đánh giá về kỹ thuật phải quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu không thấphơn 80% tổng số điểm về kỹ thuật. Nhà thầu có hồ sơ dự thầu đáp ứng điểm kỹthuật tối thiểu theo quy định và đạt điểm kỹ thuật cao nhất được xếp thứ nhấtvà được mời đến mở hồ sơ đề xuất tài chính làm cơ sở để thương thảo hợp đồng.

2. Đối với tiêu chuẩn đánh giá về kỹthuật quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này thì sử dụng phươngpháp chấm điểm. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật phải quy định mứcđiểm yêu cầu tối thiểu không thấp hơn 70% tổng số điểm về kỹ thuật, trừ trườnghợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.

3. Đối với nhà thầu tư vấn là cá nhân,tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu là tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ lý lịch khoahọc, đề xuất kỹ thuật (nếu có). Nhà thầu có hồ sơ lý lịch khoa học, đề xuất kỹthuật tốt nhất và đáp ứng yêu cầu của điều khoản tham chiếu được xếp thứ nhất.

Điều 41. Phươngpháp đánh giá hồ sơ đề xuất

Phương pháp đánh giá hồ sơ đề xuấttrong chào hàng cạnh tranh thực hiện theo phương pháp giá thấp nhất quy địnhtại khoản 1 Điều 39 của Luật này.

Điều 42. Xét duyệttrúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn

1. Nhà thầu tư vấn là tổ chức được xemxét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất hợplệ;

b) Có đề xuất về kỹ thuật đáp ứng yêucầu;

c) Có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệuchỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất đối với phương phápgiá thấp nhất; có điểm kỹ thuật cao nhất đối với phương pháp giá cố định vàphương pháp dựa trên kỹ thuật; có điểm tổng hợp cao nhất đối với phương phápkết hợp giữa kỹ thuật và giá;

d) Có giá đề nghị trúng thầu không vượtgiá gói thầu được phê duyệt. Trường hợp dự toán của gói thầu được phê duyệtthấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu được phê duyệt thì dự toán này sẽ thay thếgiá gói thầu để làm cơ sở xét duyệt trúng thầu.

2. Nhà thầu tư vấn là cá nhân được xemxét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có hồ sơ lý lịch khoa học, đề xuấtkỹ thuật (nếu có) tốt nhất và đáp ứng yêu cầu của điều khoản tham chiếu;

b) Có giá đề nghị trúng thầu không vượtgiá gói thầu được phê duyệt. Trường hợp dự toán của gói thầu được phê duyệtthấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu được phê duyệt thì dự toán này sẽ thay thếgiá gói thầu để làm cơ sở xét duyệt trúng thầu.

3. Đối với nhà thầu không được lựachọn, trong thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ lý do nhà thầukhông trúng thầu.

Điều 43. Xét duyệttrúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xâylắp, hỗn hợp

1. Nhà thầu cung cấp dịch vụ phi tưvấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp được xem xét, đề nghị trúng thầu khiđáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất hợplệ;

b) Có năng lực và kinh nghiệm đáp ứngyêu cầu;

c) Có đề xuất về kỹ thuật đáp ứng yêucầu;

d) Có sai lệch thiếu không quá 10% giádự thầu;

đ) Có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệuchỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất đối với phương phápgiá thấp nhất; có giá đánh giá thấp nhất đối với phương pháp giá đánh giá; cóđiểm tổng hợp cao nhất đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá;

e) Có giá đề nghị trúng thầu không vượtgiá gói thầu được phê duyệt. Trường hợp dự toán của gói thầu được phê duyệtthấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu được phê duyệt thì dự toán này sẽ thay thếgiá gói thầu để làm cơ sở xét duyệt trúng thầu.

2. Đối với nhà thầu không được lựachọn, trong thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ lý do nhà thầukhông trúng thầu.

Chương V

MUA SẮM TẬP TRUNG, MUASẮM THƯỜNG XUYÊN, MUA THUỐC, VẬT TƯ Y TẾ; CUNG CẤP SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CÔNG

Mục 1

MUA SẮM TẬPTRUNG

Điều 44. Quy địnhchung về mua sắm tập trung

1. Mua sắm tập trung là cách tổ chứcđấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu thông qua đơn vị mua sắm tập trung nhằmgiảm chi phí, thời gian, đầu mối tổ chức đấu thầu, tăng cường tính chuyênnghiệp trong đấu thầu, góp phần tăng hiệu quả kinh tế.

2. Mua sắm tập trung được áp dụng trongtrường hợp hàng hóa, dịch vụ cần mua sắm với số lượng nhiều, chủng loại tươngtự ở một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc chủ đầu tư.

3. Mua sắm tập trung được thực hiệntheo một trong hai cách sau đây:

a) Đơn vị mua sắm tập trung tập hợp nhucầu mua sắm, tiến hành lựa chọn nhà thầu, trực tiếp ký hợp đồng với nhà thầuđược lựa chọn cung cấp hàng hóa, dịch vụ;

b) Đơn vị mua sắm tập trung tập hợp nhucầu mua sắm, tiến hành lựa chọn nhà thầu, ký văn bản thỏa thuận khung với mộthoặc nhiều nhà thầu được lựa chọn làm cơ sở để các đơn vị có nhu cầu mua sắmtrực tiếp ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

4. Đơn vị mua sắm tập trung thực hiệnviệc lựa chọn nhà thầu trên cơ sở nhiệm vụ được giao hoặc hợp đồng ký với cácđơn vị có nhu cầu.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điềunày.

Điều 45. Thỏathuận khung

1. Thỏa thuận khung trong mua sắm tậptrung là thỏa thuận dài hạn giữa đơn vị mua sắm tập trung với một hoặc nhiềunhà thầu được lựa chọn, trong đó bao gồm các tiêu chuẩn và điều kiện để làm cơsở cho việc mua sắm theo từng hợp đồng cụ thể.

2. Thời hạn cho việc sử dụng thỏa thuậnkhung được quy định trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu nhưng không quá 03 năm.

Mục 2

MUA SẮM THƯỜNGXUYÊN

Điều 46. Điều kiệnáp dụng

Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổchức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vịsự nghiệp công lập áp dụng mua sắm thường xuyên đối với hàng hóa, dịch vụ khiđáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

1. Sử dụng nguồn vốn mua sắm thườngxuyên;

2. Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mụchàng hóa, dịch vụ mua sắm thường xuyên để duy trì hoạt động thường xuyên của cơquan, tổ chức, đơn vị.

Điều 47. Tổ chứclựa chọn nhà thầu

1. Việc lựa chọn nhà thầu trong mua sắmthường xuyên được thực hiện theo quy định tại các điều 38, 39, 40, 41, 42 và 43của Luật này.

2. Chính phủ quy định chi tiết về muasắm thường xuyên.

Mục 3

MUA THUỐC, VẬTTƯ Y TẾ

Điều 48. Lựa chọnnhà thầu cung cấp thuốc, vật tư y tế

1. Hình thức, phương thức, kế hoạch,quy trình lựa chọn nhà thầu và phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đềxuất đối với lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, vật tư y tế được thực hiện theoquy định tại các chương II, III và IV của Luật này.

2. Việc lựa chọn nhà thầu cung cấpthuốc còn được thực hiện theo hình thức đàm phán giá. Hình thức đàm phán giáđược áp dụng đối với gói thầu mua thuốc chỉ có từ một đến hai nhà sản xuất;thuốc biệt dược gốc, thuốc hiếm, thuốc trong thời gian còn bản quyền và cáctrường hợp đặc thù khác.

3. Nhà thầu được xem xét đề nghị trúngthầu cung cấp từng mặt hàng thuốc khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Các điều kiện quy định tại các điểma, b, d, đ và e khoản 1 Điều 43 của Luật này;

b) Có đề xuất về kỹ thuật được đánh giáđáp ứng yêu cầu về chất lượng, cung cấp, bảo quản và thời hạn sử dụng thuốc.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điềunày.

Điều 49. Mua thuốctập trung

1. Mua thuốc tập trung được thực hiện ởcấp quốc gia và cấp địa phương.

2. Mua thuốc tập trung và lộ trình thựchiện mua thuốc tập trung do Chính phủ quy định.

Điều 50. Ưu đãitrong mua thuốc

Việc ưu đãi trong mua thuốc được thựchiện theo quy định tại Điều 14 của Luật này. Đối với thuốc sản xuất trong nướcđược Bộ Y tế công bố đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cungcấp thì trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải quy định nhà thầu không đượcchào thuốc nhập khẩu.

Điều 51. Tráchnhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong đấu thầu thuốc, vật tư y tế

1. Bộ Y tế có trách nhiệm ban hành danhmục thuốc đấu thầu; danh mục thuốc đấu thầu tập trung; danh mục thuốc được ápdụng hình thức đàm phán giá.

2. Chính phủ quy định trách nhiệm củacác bộ, ngành trong đấu thầu thuốc, vật tư y tế và việc công khai giá thuốc,vật tư y tế theo kết quả lựa chọn nhà thầu.

Điều 52. Thanhtoán chi phí mua thuốc, vật tư y tế

Trường hợp các cơ sở y tế ngoài cônglập không chọn áp dụng quy định của Luật này đối với mua thuốc, vật tư y tế thìcơ sở y tế đó chỉ được thanh toán từ nguồn quỹ bảo hiểm y tế theo đúng mặt hàngthuốc và đơn giá thuốc, giá vật tư y tế đã trúng thầu của các cơ sở y tế cônglập tuyến tỉnh trên cùng địa bàn.

Mục 4

CUNG CẤP SẢN PHẨM,DỊCH VỤ CÔNG

Điều 53. Hình thứclựa chọn nhà thầu

Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp sảnphẩm, dịch vụ công được thực hiện theo các hình thức đấu thầu rộng rãi, đấuthầu hạn chế, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, tự thựchiện.

Điều 54. Quy trìnhlựa chọn nhà thầu

1. Quy trình lựa chọn nhà thầu cung cấpsản phẩm, dịch vụ công được thực hiện như sau:

a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;

b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;

c) Đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đềxuất và thương thảo hợp đồng;

d) Trình, thẩm định, phê duyệt và côngkhai kết quả lựa chọn nhà thầu;

đ) Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điềunày.

Chương VI

LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ

Điều 55. Kế hoạchlựa chọn nhà đầu tư

1. Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà đầutư:

a) Quyết định phê duyệt dự án;

b) Điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tếđối với các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi;

c) Các văn bản có liên quan.

2. Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà đầutư:

a) Tên dự án;

b) Tổng mức đầu tư và tổng vốn của dựán;

c) Sơ bộ vốn góp của Nhà nước, cơ chếtài chính của Nhà nước để hỗ trợ việc thực hiện dự án (nếu có);

d) Hình thức và phương thức lựa chọnnhà đầu tư;

đ) Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọnnhà đầu tư;

e) Loại hợp đồng;

g) Thời gian thực hiện hợp đồng.

Điều 56. Quy trìnhlựa chọn nhà đầu tư

1. Quy trình lựa chọn nhà đầu tư đượcthực hiện như sau:

a) Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư;

b) Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;

c) Đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đềxuất;

d) Trình, thẩm định, phê duyệt và côngkhai kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

đ) Đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợpđồng.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điềunày.

Điều 57. Trình,thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư, hồ sơ mời sơ tuyển, kết quảsơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà đầu tư

1. Bên mời thầu trình người có thẩmquyền kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư, hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơmời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư, đồng thời gửi tổ chứcthẩm định.

2. Tổ chức thẩm định lập báo cáo thẩmđịnh kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư, hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơmời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư trình người có thẩm quyền.

3. Người có thẩm quyền căn cứ hồ sơtrình và báo cáo thẩm định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư, hồ sơ mời sơtuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhàđầu tư.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điềunày.

Điều 58. Phươngpháp đánh giá hồ sơ dự thầu

1. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầubao gồm: phương pháp giá dịch vụ, phương pháp vốn góp của Nhà nước, phương pháplợi ích xã hội, lợi ích nhà nước và phương pháp kết hợp.

2. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầubao gồm: tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá vềkỹ thuật; tiêu chuẩn đánh giá về tài chính.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điềunày.

Điều 59. Xét duyệttrúng thầu trong lựa chọn nhà đầu tư

1. Nhà đầu tư được lựa chọn phải đápứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuấthợp lệ;

b) Đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinhnghiệm;

c) Đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật;

d) Đáp ứng yêu cầu về tài chính;

đ) Dự án đạt hiệu quả cao nhất.

2. Đối với nhà đầu tư không được lựachọn, trong thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư phải nêu rõ lý do nhà đầu tưkhông trúng thầu.

Chương VII

LỰA CHỌN NHÀ THẦU, NHÀĐẦU TƯ QUA MẠNG

Điều 60. Lựa chọnnhà thầu, nhà đầu tư qua mạng

1. Khi thực hiện lựa chọn nhà thầu, nhàđầu tư qua mạng, các nội dung và quy trình sau đây được thực hiện trên hệ thốngmạng đấu thầu quốc gia:

a) Đăng tải thông tin về đấu thầu theoquy định tại Điều 8 của Luật này;

b) Đăng tải hồ sơ mời quan tâm, hồ sơmời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

c) Nộp bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thựchiện hợp đồng, thỏa thuận liên danh;

d) Nộp, rút hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơtuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;

đ) Mở thầu;

e) Đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơtuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;

g) Ký kết, thanh toán hợp đồng;

h) Các nội dung khác có liên quan.

2. Chính phủ quy định chi tiết việc lựachọn nhà thầu, nhà đầu tư qua mạng và lộ trình áp dụng.

Điều 61. Yêu cầuđối với hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

1. Công khai, không hạn chế truy cập,tiếp cận thông tin.

2. Người sử dụng nhận biết được thờigian thực khi truy cập vào hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Thời gian trên hệthống mạng đấu thầu quốc gia là thời gian thực và là thời gian chuẩn trong đấuthầu qua mạng.

3. Hoạt động liên tục, thống nhất, ổnđịnh, an toàn thông tin, có khả năng xác thực người dùng, bảo mật và toàn vẹndữ liệu.

4. Thực hiện ghi lại thông tin và truyxuất được lịch sử các giao dịch trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

5. Bảo đảm nhà thầu, nhà đầu tư khôngthể gửi hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đến bênmời thầu sau thời điểm đóng thầu.

Chương VIII

HỢP ĐỒNG

Mục 1

HỢP ĐỒNG VỚI NHÀTHẦU

Điều 62. Loại hợpđồng

1. Hợp đồng trọn gói:

a) Hợp đồng trọn gói là hợp đồng có giácố định trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc tronghợp đồng. Việc thanh toán đối với hợp đồng trọn gói được thực hiện nhiều lầntrong quá trình thực hiện hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành hợp đồng. Tổngsố tiền mà nhà thầu được thanh toán cho đến khi hoàn thành các nghĩa vụ theohợp đồng bằng đúng giá ghi trong hợp đồng;

b) Khi áp dụng hợp đồng trọn gói, giágói thầu để làm căn cứ xét duyệt trúng thầu phải bao gồm cả chi phí cho các yếutố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng, chi phí dự phòngtrượt giá. Giá dự thầu phải bao gồm tất cả các chi phí cho các yếu tố rủi ro vàchi phí trượt giá có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng;

c) Hợp đồng trọn gói là loại hợp đồngcơ bản. Khi quyết định áp dụng loại hợp đồng quy định tại khoản 2 và khoản 3Điều này, người phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải bảo đảm loại hợp đồngnày phù hợp hơn so với hợp đồng trọn gói. Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tưvấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợpcó quy mô nhỏ phải áp dụng hợp đồng trọn gói;

d) Đối với gói thầu xây lắp, trong quátrình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, các bên liên quan cần rà soát lại bảngkhối lượng công việc theo thiết kế được duyệt; nếu nhà thầu hoặc bên mời thầuphát hiện bảng số lượng, khối lượng công việc chưa chính xác so với thiết kế,bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định việc điều chỉnh khối lượngcông việc để bảo đảm phù hợp với thiết kế;

đ) Khi áp dụng hợp đồng trọn gói, chủđầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, đơn vị mua sắmtập trung hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm đối với mua sắm tập trung chịu tráchnhiệm về tính chính xác của số lượng, khối lượng công việc. Trường hợp sử dụngnhà thầu tư vấn để lập hồ sơ thiết kế, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu thì tronghợp đồng giữa chủ đầu tư, bên mời thầu, đơn vị mua sắm tập trung hoặc đơn vị cónhu cầu mua sắm với nhà thầu tư vấn phải có quy định về trách nhiệm của các bêntrong việc xử lý, đền bù đối với việc tính toán sai số lượng, khối lượng côngviệc.

2. Hợp đồng theo đơn giá cố định:

Hợp đồng theo đơn giá cố định là hợpđồng có đơn giá không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộnội dung công việc trong hợp đồng. Nhà thầu được thanh toán theo số lượng, khốilượng công việc thực tế được nghiệm thu theo quy định trên cơ sở đơn giá cốđịnh trong hợp đồng.

3. Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh:

Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh là hợpđồng có đơn giá có thể được điều chỉnh căn cứ vào các thỏa thuận trong hợp đồngđối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Nhà thầu được thanh toántheo số lượng, khối lượng công việc thực tế được nghiệm thu theo quy định trêncơ sở đơn giá ghi trong hợp đồng hoặc đơn giá đã được điều chỉnh.

4. Hợp đồng theo thời gian:

Hợp đồng theo thời gian là hợp đồng ápdụng cho gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn. Giá hợp đồng được tính trên cơ sởthời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ và các khoản chi phí ngoài thùlao. Nhà thầu được thanh toán theo thời gian làm việc thực tế trên cơ sở mứcthù lao tương ứng với các chức danh và công việc ghi trong hợp đồng.

Điều 63. Hồ sơ hợpđồng

1. Hồ sơ hợp đồng bao gồm các tài liệusau đây:

a) Văn bản hợp đồng;

b) Phụ lục hợp đồng gồm danh mục chitiết về phạm vi công việc, biểu giá, tiến độ thực hiện (nếu có);

c) Quyết định phê duyệt kết quả lựachọn nhà thầu.

2. Ngoài các tài liệu quy định tạikhoản 1 Điều này, tùy theo quy mô, tính chất của gói thầu, hồ sơ hợp đồng cóthể bao gồm một hoặc một số tài liệu sau đây:

a) Biên bản hoàn thiện hợp đồng;

b) Văn bản thỏa thuận của các bên vềđiều kiện của hợp đồng, bao gồm điều kiện chung, điều kiện cụ thể;

c) Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và cáctài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu được lựa chọn;

d) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và cáctài liệu sửa đổi, bổ sung hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

đ) Các tài liệu có liên quan.

3. Khi có sự thay đổi các nội dungthuộc phạm vi của hợp đồng, các bên phải ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng.

Điều 64. Điều kiệnký kết hợp đồng

1. Tại thời điểm ký kết, hồ sơ dự thầu,hồ sơ đề xuất của nhà thầu được lựa chọn còn hiệu lực.

2. Tại thời điểm ký kết, nhà thầu đượclựa chọn phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về năng lực kỹ thuật, tài chính để thựchiện gói thầu. Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đốivới mua sắm thường xuyên, đơn vị mua sắm tập trung hoặc đơn vị có nhu cầu muasắm đối với mua sắm tập trung tiến hành xác minh thông tin về năng lực của nhàthầu, nếu vẫn đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu thì mới tiến hành ký kết hợpđồng.

3. Chủ đầu tư đối với dự án, bên mờithầu đối với mua sắm thường xuyên, đơn vị mua sắm tập trung hoặc đơn vị có nhucầu mua sắm đối với mua sắm tập trung phải bảo đảm các điều kiện về vốn tạmứng, vốn thanh toán, mặt bằng thực hiện và các điều kiện cần thiết khác đểtriển khai thực hiện gói thầu theo đúng tiến độ.

Điều 65. Hợp đồngvới nhà thầu được lựa chọn

1. Sau khi lựa chọn được nhà thầu, chủđầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, đơn vị mua sắmtập trung hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm đối với mua sắm tập trung và nhà thầuđược lựa chọn phải tiến hành ký kết hợp đồng thực hiện gói thầu. Đối với nhàthầu liên danh, tất cả thành viên tham gia liên danh phải trực tiếp ký, đóngdấu (nếu có) vào văn bản hợp đồng. Hợp đồng ký kết giữa các bên phải tuân thủquy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Một gói thầu có thể được thực hiệntheo một hoặc nhiều hợp đồng; trong một hợp đồng có thể áp dụng một hoặc nhiềuloại hợp đồng quy định tại Điều 62 của Luật này. Trường hợp áp dụng nhiều loạihợp đồng thì phải quy định rõ loại hợp đồng tương ứng với từng nội dung công việccụ thể.

3. Hợp đồng được ký kết giữa các bênphải phù hợp với nội dung trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu,hồ sơ đề xuất, kết quả thương thảo hợp đồng, quyết định phê duyệt kết quả lựachọn nhà thầu.

4. Giá hợp đồng không được vượt giá trúngthầu. Trường hợp bổ sung khối lượng công việc ngoài hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêucầu dẫn đến giá hợp đồng vượt giá trúng thầu thì phải bảo đảm giá hợp đồngkhông được vượt giá gói thầu hoặc dự toán được phê duyệt; nếu dự án, dự toánmua sắm gồm nhiều gói thầu, tổng giá hợp đồng phải bảo đảm không vượt tổng mứcđầu tư, dự toán mua sắm được phê duyệt.

5. Chính phủ quy định nội dung hợp đồngliên quan đến đấu thầu.

Điều 66. Bảo đảmthực hiện hợp đồng

1. Bảo đảm thực hiện hợp đồng được ápdụng đối với nhà thầu được lựa chọn, trừ nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, nhàthầu được lựa chọn theo hình thức tự thực hiện và tham gia thực hiện của cộngđồng.

2. Nhà thầu được lựa chọn phải thựchiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực.

3. Căn cứ quy mô, tính chất của góithầu, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồsơ yêu cầu theo mức xác định từ 2% đến 10% giá trúng thầu.

4. Thời gian có hiệu lực của bảo đảmthực hiện hợp đồng tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến ngày các bên hoànthành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc ngày chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hànhđối với trường hợp có quy định về bảo hành. Trường hợp cần gia hạn thời gianthực hiện hợp đồng, phải yêu cầu nhà thầu gia hạn tương ứng thời gian có hiệulực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.

5. Nhà thầu không được hoàn trả bảo đảmthực hiện hợp đồng trong trường hợp sau đây:

a) Từ chối thực hiện hợp đồng khi hợpđồng đã có hiệu lực;

b) Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng;

c) Thực hiện hợp đồng chậm tiến độ dolỗi của mình nhưng từ chối gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.

Điều 67. Nguyêntắc điều chỉnh hợp đồng

1. Việc điều chỉnh hợp đồng phải đượcquy định cụ thể trong văn bản hợp đồng, văn bản thỏa thuận về điều kiện của hợpđồng (nếu có).

2. Việc điều chỉnh hợp đồng chỉ được ápdụng trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực.

3. Việc điều chỉnh giá hợp đồng chỉđược áp dụng đối với hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo đơn giá điềuchỉnh và hợp đồng theo thời gian.

4. Giá hợp đồng sau khi điều chỉnh phảibảo đảm không vượt giá gói thầu hoặc dự toán được phê duyệt. Trường hợp dự án,dự toán mua sắm gồm nhiều gói thầu, tổng giá hợp đồng sau khi điều chỉnh phảibảo đảm không vượt tổng mức đầu tư, dự toán mua sắm được phê duyệt.

5. Đối với hợp đồng theo đơn giá điềuchỉnh, việc điều chỉnh đơn giá được thực hiện từ thời điểm phát sinh yếu tố làmthay đổi giá và chỉ áp dụng đối với khối lượng được thực hiện theo đúng tiến độghi trong hợp đồng hoặc tiến độ được điều chỉnh theo quy định tại khoản 6 vàkhoản 7 Điều này.

6. Tiến độ thực hiện hợp đồng chỉ đượcđiều chỉnh trong trường hợp sau đây:

a) Trường hợp bất khả kháng, không liênquan đến vi phạm hoặc sơ suất của các bên tham gia hợp đồng;

b) Thay đổi phạm vi công việc, thiếtkế, biện pháp thi công do yêu cầu khách quan làm ảnh hưởng đến tiến độ thựchiện hợp đồng;

c) Việc bàn giao mặt bằng không đúngvới các thỏa thuận trong hợp đồng ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng màkhông do lỗi của nhà thầu gây ra.

7. Trường hợp điều chỉnh tiến độ thựchiện hợp đồng mà không làm kéo dài tiến độ hoàn thành dự án thì các bên thamgia hợp đồng thỏa thuận, thống nhất việc điều chỉnh. Trường hợp điều chỉnh tiếnđộ thực hiện hợp đồng làm kéo dài tiến độ hoàn thành dự án thì phải báo cáongười có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Mục 2

HỢP ĐỒNG VỚI NHÀĐẦU TƯ

Điều 68. Loại hợpđồng

Hợp đồng trong lựa chọn nhà đầu tư baogồm: Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT), Hợp đồng xây dựng -chuyển giao – kinh doanh (BTO), Hợp đồng xây dựng – sở hữu – kinh doanh (BOO),Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT) và các loại hợp đồng khác theo quy địnhcủa pháp luật về đầu tư.

Điều 69. Hồ sơ hợpđồng

1. Hồ sơ hợp đồng bao gồm các tài liệusau đây:

a) Văn bản hợp đồng;

b) Phụ lục hợp đồng (nếu có);

c) Biên bản đàm phán hợp đồng;

d) Quyết định phê duyệt kết quả lựachọn nhà đầu tư;

đ) Văn bản thỏa thuận của các bên vềđiều kiện của hợp đồng, bao gồm điều kiện chung, điều kiện cụ thể;

e) Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và cáctài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà đầu tư được lựa chọn;

g) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và cáctài liệu sửa đổi, bổ sung hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

h) Các tài liệu có liên quan.

2. Khi có sự thay đổi các nội dungthuộc phạm vi của hợp đồng, các bên phải ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng.

Điều 70. Điều kiệnký kết hợp đồng

1. Tại thời điểm ký kết, hồ sơ dự thầu,hồ sơ đề xuất của nhà đầu tư được lựa chọn còn hiệu lực.

2. Tại thời điểm ký kết, nhà đầu tưđược lựa chọn phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về năng lực kỹ thuật, tài chính đểthực hiện dự án. Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền tiến hành xác minhthông tin về năng lực của nhà đầu tư, nếu vẫn đáp ứng yêu cầu thực hiện dự ánthì mới tiến hành ký kết hợp đồng.

3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phảibảo đảm các điều kiện về vốn góp của Nhà nước, mặt bằng thực hiện và các điềukiện cần thiết khác để triển khai thực hiện dự án theo đúng tiến độ.

Điều 71. Hợp đồngvới nhà đầu tư được lựa chọn

1. Sau khi lựa chọn được nhà đầu tư, cơquan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng với nhà đầu tư được lựa chọn hoặcvới nhà đầu tư được lựa chọn và doanh nghiệp dự án. Đối với nhà đầu tư liêndanh, tất cả các ngành viên liên danh phải trực tiếp ký, đóng dấu (nếu có) vàovăn bản hợp đồng. Hợp đồng ký kết giữa các bên phải tuân thủ các quy định củaLuật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Hợp đồng được ký kết giữa các bênphải phù hợp với nội dung trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu,hồ sơ đề xuất, kết quả đàm phán hợp đồng, quyết định phê duyệt kết quả lựa chọnnhà đầu tư và văn bản thỏa thuận đầu tư.

Điều 72. Bảo đảmthực hiện hợp đồng

1. Nhà đầu tư được lựa chọn phải thựchiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực.

2. Căn cứ quy mô, tính chất của dự án,giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơyêu cầu theo mức xác định từ 1% đến 3% tổng mức đầu tư của dự án.

3. Thời gian có hiệu lực của bảo đảmthực hiện hợp đồng tính từ ngày hợp đồng được ký chính thức đến ngày công trìnhđược hoàn thành và nghiệm thu hoặc ngày các điều kiện bảo đảm việc cung cấpdịch vụ được hoàn thành theo quy định của hợp đồng. Trường hợp cần gia hạn thờigian thực hiện hợp đồng, phải yêu cầu nhà đầu tư gia hạn tương ứng thời gian cóhiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.

4. Nhà đầu tư không được hoàn trả bảođảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp sau đây:

a) Từ chối thực hiện hợp đồng khi hợpđồng đã có hiệu lực;

b) Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng;

c) Thực hiện hợp đồng chậm tiến độ dolỗi của mình nhưng từ chối gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.

Chương IX

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊNTRONG LỰA CHỌN NHÀ THẦU, NHÀ ĐẦU TƯ

Điều 73. Tráchnhiệm của người có thẩm quyền

1. Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhàthầu, nhà đầu tư, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 74 của Luậtnày.

2. Giải quyết kiến nghị trong quá trìnhlựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

3. Xử lý vi phạm về đấu thầu theo quyđịnh của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Hủy thầu theo quy định tại các khoản2, 3 và 4 Điều 17 của Luật này.

5. Đình chỉ cuộc thầu, không công nhậnkết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư hoặc tuyên bố vô hiệu đối với các quyếtđịnh của chủ đầu tư, bên mời thầu khi phát hiện có hành vi vi phạm về đấu thầuhoặc quy định khác của pháp luật có liên quan.

6. Tổ chức kiểm tra, giám sát, theo dõicông tác đấu thầu, thực hiện hợp đồng.

7. Đối với lựa chọn nhà thầu, ngoài quyđịnh tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này, người có thẩm quyền còn cótrách nhiệm sau đây:

a) Điều chỉnh nhiệm vụ và thẩm quyền củachủ đầu tư trong trường hợp không đáp ứng quy định của pháp luật về đấu thầu vàcác yêu cầu của dự án, gói thầu;

b) Yêu cầu chủ đầu tư, bên mời thầucung cấp hồ sơ, tài liệu để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát, theo dõi, giảiquyết kiến nghị, xử lý vi phạm về đấu thầu và công việc quy định tại khoản 4 vàkhoản 5 Điều này;

c) Có ý kiến đối với việc xử lý tìnhhuống trong trường hợp phức tạp theo đề nghị của chủ đầu tư quy định tại điểm akhoản 2 Điều 86 của Luật này.

8. Đối với lựa chọn nhà đầu tư, ngoàiquy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này, người có thẩm quyền còn cótrách nhiệm sau đây:

a) Quyết định lựa chọn bên mời thầu;

b) Phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, kếtquả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

c) Quyết định xử lý tình huống;

d) Ký kết và quản lý việc thực hiện hợpđồng;

đ) Hủy thầu theo quy định tại khoản 1Điều 17 của Luật này;

e) Yêu cầu bên mời thầu cung cấp hồ sơ,tài liệu để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát, theo dõi, giải quyết kiếnnghị, xử lý vi phạm về đấu thầu và công việc quy định tại khoản 4 và khoản 5Điều này.

9. Quyết định thành lập bên mời thầuvới nhân sự đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật này đối với lựa chọnnhà đầu tư, mua sắm thường xuyên. Trường hợp nhân sự không đáp ứng, phải tiếnhành lựa chọn một tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp để làm bên mời thầu hoặc thựchiện một số nhiệm vụ của bên mời thầu.

10. Bồi thường thiệt hại theo quy địnhcủa pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra.

11. Giải trình việc thực hiện các quyđịnh tại Điều này theo yêu cầu của cơ quan cấp trên, cơ quan thanh tra, kiểmtra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

12. Thực hiện trách nhiệm khác theo quyđịnh của Luật này.

Điều 74. Tráchnhiệm của chủ đầu tư

1. Phê duyệt các nội dung trong quátrình lựa chọn nhà thầu, bao gồm:

a) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu trongtrường hợp gói thầu được thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án;

b) Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơtuyển, danh sách ngắn;

c) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

d) Danh sách xếp hạng nhà thầu;

đ) Kết quả lựa chọn nhà thầu.

2. Ký kết hoặc ủy quyền ký kết và quảnlý việc thực hiện hợp đồng với nhà thầu.

3. Quyết định thành lập bên mời thầuvới nhân sự đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật này. Trường hợp nhânsự không đáp ứng, phải tiến hành lựa chọn một tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp đểlàm bên mời thầu hoặc thực hiện một số nhiệm vụ của bên mời thầu.

4. Quyết định xử lý tình huống.

5. Giải quyết kiến nghị trong quá trìnhlựa chọn nhà thầu.

6. Bảo mật các tài liệu liên quan trongquá trình lựa chọn nhà thầu.

7. Lưu trữ các thông tin liên quantrong quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quyđịnh của Chính phủ.

8. Báo cáo công tác đấu thầu hàng năm.

9. Bồi thường thiệt hại theo quy địnhcủa pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra.

10. Hủy thầu theo quy định tại khoản 1Điều 17 của Luật này.

11. Chịu trách nhiệm trước pháp luật vàngười có thẩm quyền về quá trình lựa chọn nhà thầu.

12. Cung cấp thông tin, tài liệu liênquan và giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này theo yêu cầu củangười có thẩm quyền, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước vềhoạt động đấu thầu.

13. Trường hợp chủ đầu tư đồng thời làbên mời thầu thì còn phải thực hiện các trách nhiệm quy định tại Điều 75 củaLuật này.

14. Thực hiện các trách nhiệm khác theoquy định của Luật này.

Điều 75. Tráchnhiệm của bên mời thầu

1. Đối với lựa chọn nhà thầu thực hiệngói thầu thuộc dự án:

a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chứclựa chọn nhà thầu, đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu,hồ sơ đề xuất;

b) Quyết định thành lập tổ chuyên gia;

c) Yêu cầu nhà thầu làm rõ hồ sơ quantâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trong quá trình đánh giáhồ sơ;

d) Trình duyệt kết quả lựa chọn danhsách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu;

đ) Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng vớinhà thầu;

e) Bồi thường thiệt hại theo quy địnhcủa pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra;

g) Bảo mật các tài liệu trong quá trìnhlựa chọn nhà thầu;

h) Bảo đảm trung thực, khách quan, côngbằng trong quá trình lựa chọn nhà thầu;

i) Cung cấp các thông tin cho Báo đấuthầu và hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; cung cấp thông tin, tài liệu liên quanvà giải trình việc thực hiện các quy định tại khoản này theo yêu cầu của ngườicó thẩm quyền, chủ đầu tư, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhànước về hoạt động đấu thầu;

k) Chịu trách nhiệm trước pháp luật vàchủ đầu tư về quá trình lựa chọn nhà thầu.

2. Đối với lựa chọn nhà thầu trong muasắm thường xuyên, ngoài quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản1 Điều này, bên mời thầu còn phải thực hiện trách nhiệm sau đây:

a) Phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêucầu;

b) Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;

c) Ký kết và quản lý việc thực hiện hợpđồng với nhà thầu;

d) Quyết định xử lý tình huống;

đ) Giải quyết kiến nghị trong quá trìnhlựa chọn nhà thầu;

e) Hủy thầu theo quy định tại khoản 1Điều 17 của Luật này;

g) Chịu trách nhiệm trước pháp luật vàngười có thẩm quyền về quá trình lựa chọn nhà thầu;

h) Lưu trữ các thông tin liên quantrong quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quyđịnh của Chính phủ;

i) Cung cấp các thông tin cho Báo đấuthầu và hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; cung cấp thông tin, tài liệu liên quanvà giải trình việc thực hiện các quy định tại khoản này theo yêu cầu của ngườicó thẩm quyền, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạtđộng đấu thầu;

k) Báo cáo công tác đấu thầu hàng năm.

3. Đối với lựa chọn nhà đầu tư:

a) Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư; tổchức lựa chọn nhà đầu tư; tổ chức đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồsơ đề xuất theo quy định của Luật này;

b) Quyết định thành lập tổ chuyên gia;

c) Yêu cầu nhà đầu tư làm rõ hồ sơ dựsơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trong quá trình đánh giá hồ sơ;

d) Trình duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, kếtquả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

đ) Đàm phán hợp đồng với nhà đầu tư;

e) Bồi thường thiệt hại cho các bênliên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật;

g) Bảo mật các tài liệu trong quá trìnhlựa chọn nhà đầu tư;

h) Lưu trữ các thông tin liên quantrong quá trình lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về lưu trữ vàquy định của Chính phủ;

i) Giải quyết kiến nghị trong quá trìnhlựa chọn nhà đầu tư;

k) Bảo đảm trung thực, khách quan, côngbằng trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư;

l) Cung cấp các thông tin cho Báo đấuthầu và hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; cung cấp thông tin, tài liệu liên quanvà giải trình việc thực hiện các quy định tại khoản này theo yêu cầu của ngườicó thẩm quyền, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạtđộng đấu thầu.

4. Thực hiện các trách nhiệm khác theoquy định của Luật này.

Điều 76. Tráchnhiệm của tổ chuyên gia

1. Trung thực, khách quan, công bằngtrong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

2. Đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơtuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất theo đúng yêu cầu.

3. Báo cáo bên mời thầu về kết quả đánhgiá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và danhsách xếp hạng nhà thầu, nhà đầu tư.

4. Bảo mật các tài liệu liên quan trongquá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

5. Bảo lưu ý kiến của mình.

6. Bồi thường thiệt hại theo quy địnhcủa pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra.

7. Cung cấp thông tin, tài liệu liênquan và giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này theo yêu cầu củangười có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơquan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

8. Thực hiện các trách nhiệm khác theoquy định của Luật này.

Điều 77. Tráchnhiệm của nhà thầu, nhà đầu tư

1. Yêu cầu bên mời thầu làm rõ hồ sơmời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

2. Thực hiện các cam kết theo hợp đồngđã ký và cam kết với nhà thầu phụ (nếu có).

3. Kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trongquá trình tham dự thầu.

4. Tuân thủ các quy định của pháp luậtvề đấu thầu.

5. Bảo đảm trung thực, chính xác trongquá trình tham dự thầu, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo.

6. Bồi thường thiệt hại theo quy địnhcủa pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra.

7. Cung cấp thông tin, tài liệu liênquan và giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này theo yêu cầu củangười có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơquan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

8. Thực hiện các trách nhiệm khác theoquy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 78. Tráchnhiệm của tổ chức thẩm định

1. Hoạt động độc lập, tuân thủ quy địnhcủa Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan khi tiến hành thẩmđịnh.

2. Yêu cầu chủ đầu tư, bên mời thầucung cấp đầy đủ các tài liệu liên quan.

3. Bảo mật các tài liệu trong quá trìnhthẩm định.

4. Trung thực, khách quan, công bằngtrong quá trình thẩm định.

5. Bảo lưu ý kiến và chịu trách nhiệmvề báo cáo thẩm định.

6. Bồi thường thiệt hại theo quy địnhcủa pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra.

7. Cung cấp thông tin, tài liệu liênquan và giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này theo yêu cầu củangười có thẩm quyền, chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắmthường xuyên, mua sắm tập trung, cơ quan tranh tra, kiểm tra, cơ quan quản lýnhà nước về hoạt động đấu thầu.

8. Thực hiện trách nhiệm khác theo quyđịnh của Luật này.

Điều 79. Tráchnhiệm của bên mời thầu tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

Ngoài các trách nhiệm quy định tại Điều75 của Luật này, bên mời thầu tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia còn cótrách nhiệm sau đây:

1. Trang bị cơ sở hạ tầng về công nghệthông tin đáp ứng yêu cầu đấu thầu qua mạng;

2. Quản lý và không tiết lộ khóa bí mậtcủa chứng thư số được cấp. Trường hợp bên mời thầu bị mất chứng thư số hoặcphát hiện chứng thư số bị sử dụng trái phép thì phải thông báo ngay cho tổ chứccung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số để hủy bỏ và cấp mới chứng thư số; giahạn thời hạn hiệu lực của chứng thư số bảo đảm chứng thư số còn hiệu lực trongsuốt quá trình tổ chức đấu thầu;

3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật vềtính chính xác và trung thực của các thông tin đã đăng ký, đăng tải lên hệthống mạng đấu thầu quốc gia khi đăng nhập bằng chứng thư số của mình;

4. Kiểm tra và xác nhận việc đăng tảicác thông tin của mình đã nhập vào hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

5. Tuân thủ quy định của Luật này vàquy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 80. Tráchnhiệm của nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

Ngoài các trách nhiệm quy định tại Điều77 của Luật này, nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc giacòn có trách nhiệm sau đây:

1. Trang bị cơ sở hạ tầng về công nghệthông tin khi tham gia đấu thầu qua mạng;

2. Quản lý và không tiết lộ khóa bí mậtcủa chứng thư số được cấp. Trường hợp người sử dụng thuộc nhà thầu, nhà đầu tưbị mất hoặc phát hiện có một bên thứ ba đang sử dụng chứng thư số của đơn vịmình thì phải tiến hành ngay việc thay đổi khóa bí mật chứng thư số, hủy bỏchứng thư số theo hướng dẫn của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số;gia hạn thời hạn hiệu lực của chứng thư số bảo đảm chứng thư số còn hiệu lựctrong suốt quá trình tham gia đấu thầu;

3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật vềtính chính xác và trung thực của các thông tin đã đăng ký, đăng tải trên hệthống mạng đấu thầu quốc gia khi đăng nhập bằng chứng thư số của mình;

4. Chịu trách nhiệm về kết quả khi thamgia đấu thầu qua mạng trong trường hợp gặp sự cố do hệ thống mạng ở phía nhàthầu, nhà đầu tư làm cho tài liệu không mở và đọc được;

5. Tuân thủ quy định của Luật này vàquy định khác của pháp luật có liên quan.

Chương X

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀHOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU

Điều 81. Nội dungquản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu

1. Ban hành, phổ biến, tuyên truyền,hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách vềđấu thầu.

2. Cấp chứng chỉ hành nghề hoạt độngđấu thầu.

3. Quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡngvề đấu thầu.

4. Tổng kết, đánh giá, báo cáo tìnhhình thực hiện hoạt động đấu thầu.

5. Quản lý hệ thống thông tin và các cơsở dữ liệu về đấu thầu trên phạm vi cả nước.

6. Theo dõi, giám sát, kiểm tra, thanhtra, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu và xử lý vi phạmpháp luật về đấu thầu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luậtcó liên quan.

7. Hợp tác quốc tế về đấu thầu.

Điều 82. Tráchnhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhànước về hoạt động đấu thầu trên phạm vi cả nước.

2. Thủ tướng Chính phủ thực hiện tráchnhiệm sau đây:

a) Quyết định các nội dung về đấu thầuquy định tại Điều 73 của Luật này đối với các dự án thuộc thẩm quyền của mình;

b) Phê duyệt phương án lựa chọn nhàthầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt;

c) Chỉ đạo công tác thanh tra, giảiquyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong đấu thầu theo quy định của Luậtnày và quy định khác của pháp luật có liên quan;

d) Thực hiện trách nhiệm khác theo quyđịnh của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 83. Tráchnhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1. Chịu trách nhiệm trước Chính phủthực hiện thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu trên phạm vi cảnước theo quy định tại Điều 81 của Luật này.

2. Ngoài quy định tại khoản 1 Điều này,Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm sau đây:

a) Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhàthầu, nhà đầu tư các dự án thuộc thẩm quyền xem xét, quyết định của Thủ tướngChính phủ;

b) Xây dựng, quản lý, hướng dẫn sử dụnghệ thống mạng đấu thầu quốc gia và Báo đấu thầu;

c) Thực hiện các nhiệm vụ khác về đấuthầu được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

Điều 84. Tráchnhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các cấp

Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dâncác cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:

1. Thực hiện quản lý công tác đấu thầu;

2. Tổng kết, đánh giá, báo cáo tìnhhình thực hiện hoạt động đấu thầu;

3. Giải quyết kiến nghị trong hoạt độngđấu thầu;

4. Kiểm tra, thanh tra, giải quyếtkhiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;

5. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức về đấuthầu cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác đấu thầu;

6. Trường hợp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp là người có thẩm quyền thì cònphải thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Điều 73 của Luật này; trường hợplà chủ đầu tư thì còn phải thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Điều 74 củaLuật này.

Điều 85. Tráchnhiệm của tổ chức vận hành hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

1. Quản lý và vận hành hệ thống mạngđấu thầu quốc gia.

2. Bảo mật thông tin trong quá trìnhđấu thầu qua mạng theo quy định.

3. Cung cấp các dịch vụ hướng dẫn chủđầu tư, bên mời thầu, nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện đấu thầu qua mạng và đăngký, đăng tải thông tin trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

4. Lưu trữ thông tin phục vụ công táctra cứu, theo dõi, giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán.

5. Thông báo công khai điều kiện về hạtầng công nghệ thông tin của người sử dụng khi tham gia đấu thầu qua mạng.

Điều 86. Xử lýtình huống

1. Xử lý tình huống là việc giải quyếttrường hợp phát sinh trong đấu thầu chưa được quy định cụ thể, rõ ràng trongpháp luật về đấu thầu. Người quyết định xử lý tình huống phải chịu trách nhiệmtrước pháp luật về quyết định của mình trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc sauđây:

a) Cạnh tranh, công bằng, minh bạch vàhiệu quả kinh tế;

b) Căn cứ vào kế hoạch lựa chọn nhàthầu, nhà đầu tư; hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơyêu cầu; hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; kếtquả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; hợp đồng đã ký kết với nhà thầu, nhà đầu tưđược lựa chọn; tình hình thực tế triển khai thực hiện gói thầu, dự án.

2. Thẩm quyền xử lý tình huống trongđấu thầu:

a) Đối với lựa chọn nhà thầu thực hiệngói thầu thuộc dự án, người quyết định xử lý tình huống là chủ đầu tư. Trongtrường hợp phức tạp, chủ đầu tư quyết định xử lý tình huống sau khi có ý kiếncủa người có thẩm quyền;

b) Đối với lựa chọn nhà thầu trong muasắm thường xuyên, mua sắm tập trung, người quyết định xử lý tình huống là bênmời thầu;

c) Đối với lựa chọn nhà đầu tư, ngườiquyết định xử lý tình huống là người có thẩm quyền.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điềunày.

Điều 87. Thanhtra, kiểm tra và giám sát hoạt động đấu thầu

1. Thanh tra hoạt động đấu thầu:

a) Thanh tra hoạt động đấu thầu đượctiến hành đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đấu thầu quy địnhtại Luật này;

b) Thanh tra hoạt động đấu thầu làthanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực đấu thầu. Tổ chức và hoạt động của thanhtra về đấu thầu được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.

2. Kiểm tra hoạt động đấu thầu:

a) Kiểm tra hoạt động đấu thầu bao gồm:kiểm tra việc ban hành văn bản hướng dẫn về đấu thầu của các bộ, ngành, địaphương và doanh nghiệp; kiểm tra đào tạo về đấu thầu; kiểm tra việc lập và phêduyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; kiểm tra việc tổ chức lựa chọnnhà thầu, nhà đầu tư; ký kết hợp đồng và các hoạt động khác liên quan đến đấuthầu;

b) Kiểm tra về đấu thầu được tiến hànhthường xuyên hoặc đột xuất theo quyết định của người đứng đầu cơ quan có thẩmquyền kiểm tra.

3. Giám sát hoạt động đấu thầu:

Việc giám sát hoạt động đấu thầu làcông việc thường xuyên của người có thẩm quyền nhằm bảo đảm quá trình lựa chọnnhà thầu, nhà đầu tư tuân thủ theo quy định của Luật này.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điềunày.

Điều 88. Khiếunại, tố cáo

Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyếtkhiếu nại, tố cáo về đấu thầu được thực hiện theo quy định của pháp luật vềkhiếu nại, tố cáo.

Chương XI

HÀNH VI BỊ CẤM VÀ XỬ LÝVI PHẠM VỀ ĐẤU THẦU

Điều 89. Các hànhvi bị cấm trong đấu thầu

1. Đưa, nhận, môi giới hối lộ.

2. Lợi dụng chức vụ quyền hạn để canthiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu.

3. Thông thầu, bao gồm các hành vi sauđây:

a) Thỏa thuận về việc rút khỏi việc dựthầu hoặc rút đơn dự thầu được nộp trước đó để một hoặc các bên tham gia thỏathuận thắng thầu;

b) Thỏa thuận để một hoặc nhiều bênchuẩn bị hồ sơ dự thầu cho các bên tham dự thầu để một bên thắng thầu;

c) Thỏa thuận về việc từ chối cung cấphàng hóa, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc các hình thức gây khó khăn khác chocác bên không tham gia thỏa thuận.

4. Gian lận, bao gồm các hành vi sauđây:

a) Trình bày sai một cách cố ý hoặc làmsai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu của một bên trong đấu thầu nhằm thu đượclợi ích tài chính hoặc lợi ích khác hoặc nhằm trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụnào;

b) Cá nhân trực tiếp đánh giá hồ sơquan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, thẩm định kết quảlựa chọn danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư cố ý báo cáo saihoặc cung cấp thông tin không trung thực làm sai lệch kết quả lựa chọn nhàthầu, nhà đầu tư;

c) Nhà thầu, nhà đầu tư cố ý cung cấpcác thông tin không trung thực trong hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơdự thầu, hồ sơ đề xuất làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

5. Cản trở, bao gồm các hành vi sauđây:

a) Hủy hoại, lừa dối, thay đổi, chegiấu chứng cứ hoặc báo cáo sai sự thật; đe dọa, quấy rối hoặc gợi ý đối với bấtkỳ bên nào nhằm ngăn chặn việc làm rõ hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ, gianlận hoặc thông đồng đối với cơ quan có chức năng, thẩm quyền về giám sát, kiểmtra, thanh tra, kiểm toán;

b) Các hành vi cản trở đối với nhàthầu, nhà đầu tư, cơ quan có thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểmtoán.

6. Không bảo đảm công bằng, minh bạch,bao gồm các hành vi sau đây:

a) Tham dự thầu với tư cách là nhàthầu, nhà đầu tư đối với gói thầu, dự án do mình làm bên mời thầu, chủ đầu tưhoặc thực hiện các nhiệm vụ của bên mời thầu, chủ đầu tư;

b) Tham gia lập, đồng thời tham giathẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầuđối với cùng một gói thầu, dự án;

c) Tham gia đánh giá hồ sơ dự thầu, hồsơ đề xuất đồng thời tham gia thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tưđối với cùng một gói thầu, dự án;

d) Là cá nhân thuộc bên mời thầu, chủđầu tư nhưng trực tiếp tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư hoặctham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư hoặclà người đứng đầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu đốivới các gói thầu, dự án do cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặcchồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em một đứng tên dự thầu hoặclà người đại diện theo pháp luật của nhà thầu, nhà đầu tư tham dự thầu;

đ) Nhà thầu tham dự thầu gói thầu muasắm hàng hóa, xây lắp do mình cung cấp dịch vụ tư vấn trước đó;

e) Đứng tên tham dự thầu gói thầu thuộcdự án do chủ đầu tư, bên mời thầu là cơ quan, tổ chức nơi mình đã công táctrong thời hạn 12 tháng, kể từ khi thôi việc tại cơ quan, tổ chức đó;

g) Nhà thầu tư vấn giám sát đồng thờithực hiện tư vấn kiểm định đối với gói thầu do mình giám sát;

h) Áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu,nhà đầu tư không phải là hình thức đấu thầu rộng rãi khi không đủ điều kiệntheo quy định của Luật này;

i) Nêu yêu cầu cụ thể về nhãn hiệu,xuất xứ hàng hóa trong hồ sơ mời thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xâylắp hoặc gói thầu hỗn hợp khi áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạnchế;

k) Chia dự án, dự toán mua sắm thànhcác gói thầu trái với quy định của Luật này nhằm mục đích chỉ định thầu hoặchạn chế sự tham gia của các nhà thầu.

7. Tiết lộ, tiếp nhận những tài liệu,thông tin sau đây về quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, trừ trường hợpquy định tại điểm b khoản 7 và điểm e khoản 8 Điều 73, khoản 12 Điều 74, điểm ikhoản 1 Điều 75, khoản 7 Điều 76, khoản 7 Điều 78, điểm d khoản 2 và điểm dkhoản 4 Điều 92 của Luật này:

a) Nội dung hồ sơ mời quan tâm, hồ sơmời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trước thời điểm phát hành theo quyđịnh;

b) Nội dung hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơtuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, sổ tay ghi chép, biên bản cuộc họp xétthầu, các ý kiến nhận xét, đánh giá đối với từng hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơtuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trước khi công khai danh sách ngắn, kết quảlựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

c) Nội dung yêu cầu làm rõ hồ sơ dựthầu, hồ sơ đề xuất của bên mời thầu và trả lời của nhà thầu, nhà đầu tư trongquá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trước khi công khai kết quả lựachọn nhà thầu, nhà đầu tư;

d) Báo cáo của bên mời thầu, báo cáocủa tổ chuyên gia, báo cáo thẩm định, báo cáo của nhà thầu tư vấn, báo cáo củacơ quan chuyên môn có liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tưtrước khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

đ) Kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầutư trước khi được công khai theo quy định;

e) Các tài liệu khác trong quá trìnhlựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được đóng dấu mật theo quy định của pháp luật.

8. Chuyển nhượng thầu, bao gồm các hànhvi sau đây:

a) Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầukhác phần công việc thuộc gói thầu có giá trị từ 10% trở lên hoặc dưới 10%nhưng trên 50 tỷ đồng (sau khi trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhàthầu phụ) tính trên giá hợp đồng đã ký kết;

b) Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấpthuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc thuộc trách nhiệm thực hiện của nhàthầu, trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ đã kê khai tronghợp đồng.

9. Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồnvốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn tới tình trạng nợ đọng vốn của nhàthầu.

Điều 90. Xử lý viphạm

1. Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luậtvề đấu thầu và quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất,mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứutrách nhiệm hình sự; trường hợp hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu gây thiệthại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhânthì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

2. Ngoài việc bị xử lý theo quy địnhtại khoản 1 của Điều này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhânvi phạm pháp luật về đấu thầu còn bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu và đưa vàodanh sách các nhà thầu vi phạm trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

3. Thẩm quyền cấm tham gia hoạt độngđấu thầu được quy định như sau:

a) Người có thẩm quyền ban hành quyếtđịnh cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với các dự án, dự toán mua sắm trongphạm vi quản lý của mình; trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì đề nghị Bộtrưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương ban hành quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu trongphạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương hoặc đề nghị Bộ trưởng Bộ Kế hoạch vàĐầu tư ban hành quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu trên phạm vi cảnước;

b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngangbộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hànhquyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu trong phạm vi quản lý của bộ, ngành,địa phương mình đối với những trường hợp do người có thẩm quyền đề nghị theoquy định tại điểm a khoản này;

c) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư banhành quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu trên phạm vi cả nước đối vớinhững trường hợp do người có thẩm quyền đề nghị theo quy định tại điểm a khoảnnày.

4. Công khai xử lý vi phạm:

a) Quyết định xử lý vi phạm phải đượcgửi cho tổ chức, cá nhân bị xử lý và các cơ quan, tổ chức liên quan, đồng thờiphải được gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi, tổng hợp;

b) Quyết định xử lý vi phạm phải đượcđăng tải trên Báo đấu thầu, hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điềunày.

Chương XII

GIẢI QUYẾT KIẾN NGHỊ VÀTRANH CHẤP TRONG ĐẤU THẦU

Mục 1

GIẢI QUYẾT KIẾNNGHỊ TRONG ĐẤU THẦU

Điều 91. Giải quyếtkiến nghị trong đấu thầu

1. Khi thấy quyền và lợi ích hợp phápcủa mình bị ảnh hưởng, nhà thầu, nhà đầu tư có quyền:

a) Kiến nghị với bên mời thầu, chủ đầutư, người có thẩm quyền về các vấn đề trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhàđầu tư; về kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư theo quy trình giải quyết kiếnnghị quy định tại Điều 92 của Luật này;

b) Khởi kiện ra Tòa án vào bất kỳ thờigian nào, kể cả đang trong quá trình giải quyết kiến nghị hoặc sau khi đã cókết quả giải quyết kiến nghị.

2. Nhà thầu, nhà đầu tư đã khởi kiện raTòa án thì không gửi kiến nghị đến bên mời thầu, chủ đầu tư, người có thẩmquyền. Trường hợp đang trong quá trình giải quyết kiến nghị mà nhà thầu, nhàđầu tư khởi kiện ra Tòa án thì việc giải quyết kiến nghị được chấm dứt ngay.

Điều 92. Quy trìnhgiải quyết kiến nghị

1. Quy trình giải quyết kiến nghị vềcác vấn đề trong quá trình lựa chọn nhà thầu như sau:

a) Nhà thầu được gửi văn bản kiến nghịđến chủ đầu tư đối với dự án; bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, muasắm tập trung từ khi xảy ra sự việc đến trước khi có thông báo kết quả lựa chọnnhà thầu;

b) Chủ đầu tư, bên mời thầu phải có vănbản giải quyết kiến nghị gửi đến nhà thầu trong thời hạn 07 ngày làm việc, kểtừ ngày nhận được văn bản kiến nghị của nhà thầu;

c) Trường hợp chủ đầu tư, bên mời thầukhông có văn bản giải quyết kiến nghị hoặc nhà thầu không đồng ý với kết quảgiải quyết kiến nghị thì nhà thầu có quyền gửi văn bản kiến nghị đến người cóthẩm quyền trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn trả lời hoặcngày nhận được văn bản giải quyết kiến nghị của chủ đầu tư, bên mời thầu;

d) Người có thẩm quyền phải có văn bảngiải quyết kiến nghị gửi đến nhà thầu trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từngày nhận được văn bản kiến nghị của nhà thầu.

2. Quy trình giải quyết kiến nghị vềkết quả lựa chọn nhà thầu như sau:

a) Nhà thầu gửi văn bản kiến nghị đếnchủ đầu tư đối với dự án; bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, mua sắmtập trung trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thông báo kết quả lựa chọn nhàthầu;

b) Chủ đầu tư, bên mời thầu phải có vănbản giải quyết kiến nghị gửi nhà thầu trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từngày nhận được văn bản kiến nghị của nhà thầu;

c) Trường hợp chủ đầu tư, bên mời thầukhông có văn bản trả lời hoặc nhà thầu không đồng ý với kết quả giải quyết kiếnnghị thì nhà thầu có quyền gửi văn bản kiến nghị đồng thời đến người có thẩmquyền và Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị trong thời hạn 05 ngày làm việc,kể từ ngày hết hạn trả lời hoặc ngày nhận được văn bản giải quyết kiến nghị củachủ đầu tư, bên mời thầu. Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị cấp trung ươngdo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập; cấp bộ, cơ quan ngang bộ do Bộtrưởng, thứ trưởng cơ quan ngang bộ thành lập; cấp địa phương do người đứng đầucơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu ở địa phương thành lập;

d) Khi nhận được văn bản kiến nghị, Hộiđồng tư vấn giải quyết kiến nghị có quyền yêu cầu nhà thầu, chủ đầu tư, bên mờithầu và các cơ quan liên quan cung cấp thông tin để xem xét và có văn bản báocáo người có thẩm quyền về phương án, nội dung trả lời kiến nghị trong thời hạn20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của nhà thầu;

đ) Trong trường hợp cần thiết, Hội đồngtư vấn giải quyết kiến nghị căn cứ văn bản kiến nghị của nhà thầu đề nghị ngườicó thẩm quyền xem xét tạm dừng cuộc thầu. Nếu chấp thuận, trong thời hạn 05ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Hội đồng tư vấn giải quyết kiếnnghị, người có thẩm quyền có văn bản thông báo tạm dừng cuộc thầu. Văn bản tạmdừng cuộc thầu phải được gửi đến chủ đầu tư, bên mời thầu, nhà thầu trong thờihạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra văn bản thông báo tạm dừng cuộc thầu. Thờigian tạm dừng cuộc thầu được tính từ ngày chủ đầu tư, bên mời thầu nhận đượcthông báo tạm dừng đến khi người có thẩm quyền ban hành văn bản giải quyết kiếnnghị;

e) Người có thẩm quyền ban hành quyếtđịnh giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu trong thời hạn 05 ngàylàm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của Hội đồng tư vấn giảiquyết kiến nghị.

3. Quy trình giải quyết kiến nghị vềcác vấn đề trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư như sau:

a) Nhà đầu tư gửi văn bản kiến nghị đếnbên mời thầu từ khi xảy ra sự việc đến trước khi có thông báo kết quả lựa chọnnhà đầu tư;

b) Bên mời thầu phải có văn bản giảiquyết kiến nghị gửi đến nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đượcvăn bản kiến nghị của nhà đầu tư;

c) Trường hợp bên mời thầu không có vănbản giải quyết kiến nghị hoặc nhà đầu tư không đồng ý với kết quả giải quyếtkiến nghị thì nhà đầu tư có quyền gửi văn bản kiến nghị đến người có thẩm quyềntrong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn trả lời hoặc ngày nhận đượcvăn bản giải quyết kiến nghị của bên mời thầu;

d) Người có thẩm quyền phải có văn bảngiải quyết kiến nghị gửi đến nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từngày nhận được văn bản kiến nghị của nhà đầu tư.

4. Quy trình giải quyết kiến nghị vềkết quả lựa chọn nhà đầu tư như sau:

a) Nhà đầu tư gửi văn bản kiến nghị đếnbên mời thầu trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thông báo kết quả lựa chọnnhà đầu tư;

b) Bên mời thầu phải có văn bản giảiquyết kiến nghị gửi đến nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đượcvăn bản kiến nghị của nhà đầu tư;

c) Trường hợp bên mời thầu không có vănbản trả lời hoặc nhà đầu tư không đồng ý với kết quả giải quyết kiến nghị thìnhà đầu tư có quyền gửi văn bản kiến nghị đồng thời đến người có thẩm quyền vàHội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từngày hết hạn trả lời hoặc ngày nhận được văn bản giải quyết kiến nghị của bênmời thầu;

d) Khi nhận được văn bản kiến nghị, Hộiđồng tư vấn giải quyết kiến nghị có quyền yêu cầu nhà đầu tư, bên mời thầu vàcác cơ quan liên quan cung cấp thông tin để xem xét và có văn bản báo cáo ngườicó thẩm quyền về phương án, nội dung trả lời kiến nghị trong thời hạn 30 ngày,kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của nhà đầu tư;

đ) Trong trường hợp cần thiết, Hội đồngtư vấn giải quyết kiến nghị căn cứ văn bản kiến nghị của nhà đầu tư đề nghịngười có thẩm quyền xem xét tạm dừng cuộc thầu. Nếu chấp thuận, trong thời hạn10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị,người có thẩm quyền có văn bản thông báo tạm dừng cuộc thầu. Văn bản tạm dừngcuộc thầu phải được gửi đến bên mời thầu, nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làmviệc, kể từ ngày ra văn bản thông báo tạm dừng cuộc thầu. Thời gian tạm dừngcuộc thầu được tính từ ngày bên mời thầu nhận được thông báo tạm dừng đến khingười có thẩm quyền ban hành văn bản giải quyết kiến nghị;

e) Người có thẩm quyền ban hành quyếtđịnh giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà đầu tư trong thời hạn 10ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của Hội đồng tư vấn giải quyếtkiến nghị.

5. Trường hợp nhà thầu, nhà đầu tư gửivăn bản kiến nghị trực tiếp đến người có thẩm quyền mà không tuân thủ theo quytrình giải quyết kiến nghị quy định tại Điều này thì văn bản kiến nghị khôngđược xem xét, giải quyết.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điềunày.

Mục 2

GIẢI QUYẾT TRANHCHẤP TRONG ĐẤU THẦU TẠI TÒA ÁN

Điều 93. Nguyêntắc giải quyết

Việc giải quyết tranh chấp trong đấuthầu tại Tòa án được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Điều 94. Quyền yêucầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Khi khởi kiện, các bên có quyền yêu cầuTòa án tạm dừng ngay việc đóng thầu; phê duyệt danh sách ngắn; phê duyệt kếtquả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; ký kết hợp đồng; thực hiện hợp đồng và cácbiện pháp khẩn cấp tạm thời khác theo quy định của pháp luật.

Chương XIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 95. Hiệu lựcthi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từngày 01 tháng 7 năm 2014.

2. Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 hếthiệu lực thi hành kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

3. Bãi bỏ Mục 1 Chương VI Luật Xây dựngsố 16/2003/QH11 và Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liênquan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12.

Điều 96. Quy địnhchi tiết

Chính phủ quy định chi tiết các điều,khoản được giao trong Luật.

________________________________________________________________

Luật này đã được Quốc hội nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 26 tháng11 năm 2013.

 

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

(Đã ký)

Nguyễn Sinh Hùng

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Luật Đấu thầu ban hành ngày ngày 26 tháng 11 năm 2013.
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề