Luật sư tư vấn thủ tục cấp Giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ làm răng giả

Người ta thường nói: “Răng với tóc là vóc con người”. Do đó khi có vấn đề về răng miệng, chúng ta phải đến cơ sở khám chữa bệnh ngay. Hiện tại có khá nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ làm răng giả. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng cũng như an toàn sức khỏe, chúng ta cần lựa chọn các cơ sở có uy tín và được nhà nước cấp phép hoạt động. Trong nội dung bài viết này, Luật Việt Phong cung cấp cho khách hàng các thông tin cần thiết về thủ tục Cấp Giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ làm răng giả:
co so dich vu lam rang gia 103 tran cung 20160202151951792

1. Trình tự thực hiện

Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ làm răng giả được thực hiện theo trình tự dưới đây:
Bước 1: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi hồ sơ  xin cấp giấy phép hoạt động (GPHĐ)về Sở Y tế.
Bước 2: Sở Y tế tiếp nhận và gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đề nghị
Bước 3: Không quá 90 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Y tế sẽ xem xét thẩm định hồ sơ  và thẩm định tại cơ sở xin cấp GPHĐ:
– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì Không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế phải có văn bản thông báo cho cơ sở xin cấp giấy phép hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian giải quyết thủ tục sẽ tính từ ngày nhận đủ hồ sơ bổ sung.
– Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, Sở Y tế thành lập đoàn thẩm định và tiến hành thẩm định tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để cấp giấy phép hoạt động.
– Trường hợp không cấp GPHĐ, Sở Y tế phải có văn bản trả lời và nêu lý do.
Bước 4: Trả GPHĐ cho cơ sở

2. Thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ

Thành phần hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động (theo mẫu Phụ lục 13 Thông tư số 41/2011/TT – BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế);
– Bản sao (có chứng thực) quyết định thành lập đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;
– Bản sao (có chứng thực) chứng chỉ hành nghề của tất cả người hành nghề  
– Danh sách người đăng ký hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (theo mẫu Phụ lục 6 Thông tư số 41/2011/TT – BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế);
– Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (theo mẫu Phụ lục 14 Thông tư số 41/2011/TT – BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế);
– Hồ sơ nhân sự của người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề;
– Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở dịch vụ làm răng giả;
– Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất phạm vi hoạt động chuyên môn, danh mục kỹ thuật dự kiến thực hiện trên cơ sở danh mục kỹ thuật chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ

3. Thời hạn  giải quyết

Thủ tục được giải quyết không quá 90 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

4. Cơ quan thực hiện thủ tục

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Y tế
– Cơ quan trực tiếp thực hiện:  Phòng Nghiệp vụ y Sở Y tế.

5. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ  làm răng giả

Yêu cầu, điều kiện 1: Cơ sở vật chất:
– Phòng khám và lắp răng, hàm giả phải có diện tích ít nhất 10 m2;
– Phòng làm răng, hàm giả phải có diện tích ít nhất 10 m2 hoặc ký hợp đồng với cơ sở làm răng giả khác;
– Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện vệ sinh khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.
Yêu cầu, điều kiện 2: Thiết bị y tế:
Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký.
Yêu cầu, điều kiện 3: Nhân sự:
Người phụ trách làm răng giả phải là thợ trồng răng (nha công) đã hành nghề từ năm 1980 trở về trước và tại thời điểm đó đã đủ 18 tuổi trở lên, đồng thời phải có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Yêu cầu, điều kiện 4: Phạm vi hoạt động chuyên môn:
– Làm răng giả, hàm giả, tháo lắp, cố định;
– Riêng đối với những thợ trồng răng tại Tp. Hồ Chí Minh đã được phép hành nghề từ năm 1980 trở về trước và đã được Sở Y tế tỉnh thành phố Hồ Chí Minh bồi dưỡng, tập huấn, thi kiểm tra tay nghề (1985, 1986) và cấp “Giấy chứng nhận kiểm tra tay nghề” đáp ứng yêu cầu, nếu muốn mở rộng phạm vi hành nghề trám răng sâu độ 1, 2, nhổ răng một chân lung lay thì phải được bổ sung trình độ chuyên môn và bảo đảm đủ điều kiện thiết bị y tế y tế và phải có hộp thuốc chống choáng theo quy định phù hợp với loại hình này.
(Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 của Bộ Y tế )
Khách hàng có nhu cầu tư vấn và sử dụng dịch vụ của Luật Việt Phong, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí 24/7: 1900 6589 để được tư vấn và hỗ trợ từ phía đội ngũ luật sư và chuyên viên tư vấn pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Luật sư tư vấn thủ tục cấp Giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ làm răng giả
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề