Luật viên chức năm 2010

Posted on Luật 244 lượt xem

QUỐC HỘI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———

Luật số: 58/2010/QH12

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2010

 

LUẬT

VIÊNCHỨC

Căn cứ Hiến pháp nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điềutheo Nghị quyết số 51/2001/QH10,
Quốc hội ban hành Luật viên chức.

ChươngI

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về viên chức; quyền nghĩa vụ của viênchức; tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Điều2. Viên chức

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vịtrí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làmviệc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định củapháp luật.

Điều3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Viên chức quảnlý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệmđiều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệpcông lập nhưng không phải là công chức và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý.

2. Đạo đức nghềnghiệp là các chuẩn mực về nhận thức và hành vi phù hợp với đặc thù của từnglĩnh vực hoạt động nghề nghiệp do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định.

3. Quy tắc ứng xửlà các chuẩn mực xử sự của viên chức trong thi hành nhiệm vụ và trong quan hệxã hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phù hợp với đặc thù công việctrong từng lĩnh vực hoạt động và được công khai để nhân dân giám sát việc chấphành.

4. Tuyển dụnglà việc lựa chọn người có phẩm chất, trình độ và năng lực vào làm viên chứctrong đơn vị sự nghiệp công lập.

5. Hợp đồng làmviệc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụnglàm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm,tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.

Điều4. Hoạt động nghề nghiệp của viên chức

Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiệncông việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn,nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Luật này và các quyđịnh khác của pháp luật có liên quan.

Điều5. Các nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức

1. Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luậttrong quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp.

2. Tận tụy phục vụ nhân dân.

3. Tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ,đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử.

4. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan, tổchức có thẩm quyền và của nhân dân.

Điều6. Các nguyên tắc quản lý viên chức

1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sựthống nhất quản lý của Nhà nước.

2. Bảo đảm quyền chủ động và đề cao trách nhiệm của ngườiđứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đánh giá viên chứcđược thực hiện trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm vàcăn cứ vào hợp đồng làm việc.

4. Thực hiện bình đẳng giới, các chính sách ưu đãi củaNhà nước đối với viên chức là người có tài năng, người dân tộc thiểu số, ngườicó công với cách mạng, viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùngsâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệtkhó khăn và các chính sách ưu đãi khác của Nhà nước đối với viên chức.

Điều7. Vị trí việc làm

1. Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn vớichức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượngngười làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quảnlý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Chính phủ quy định nguyên tắc, phương pháp xác địnhvị trí việc làm, thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định số lượng vị trí việclàm trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Điều8. Chức danh nghề nghiệp

1. Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độvà năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.

2. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quanngang bộ có liên quan quy định hệ thống danh mục, tiêu chuẩn và mã số chức danhnghề nghiệp.

Điều9. Đơn vị sự nghiệp công lập và cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động của đơn vị sựnghiệp công lập

1. Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan cóthẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lậptheo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phụcvụ quản lý nhà nước.

2. Đơn vị sự nghiệp công lập gồm:

a) Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủhoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọilà đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ);

b) Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủhoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọilà đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ).

3. Chính phủ quy định chi tiết tiêu chí phân loại đơn vịsự nghiệp công lập quy định tại khoản 2 Điều này đối với từng lĩnh vực sự nghiệpcăn cứ vào khả năng tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy,nhân sự và phạm vi hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.

4. Căn cứ điều kiện cụ thể, yêu cầu quản lý đối với mỗiloại hình đơn vị sự nghiệp công lập trong từng lĩnh vực, Chính phủ quy định việcthành lập, cơ cấu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý trong đơnvị sự nghiệp công lập, mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với người đứng đầu đơnvị sự nghiệp công lập.

Điều10. Chính sách xây dựng và phát triển các đơn vị sự nghiệp công lập và đội ngũviên chức

1. Nhà nước tập trung xây dựng hệ thống các đơn vị sựnghiệp công lập để cung cấp những dịch vụ công mà Nhà nước phải chịu trách nhiệmchủ yếu bảo đảm nhằm phục vụ nhân dân trong lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa họcvà các lĩnh vực khác mà khu vực ngoài công lập chưa có khả năng đáp ứng; bảo đảmcung cấp các dịch vụ cơ bản về y tế, giáo dục tại miền núi, biên giới, hải đảovùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặcbiệt khó khăn.

2. Chính phủ phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền chỉđạo việc lập quy hoạch, tổ chức, sắp xếp lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp cônglập theo hướng xác định lĩnh vực hạn chế và lĩnh vực cần tập trung ưu tiên pháttriển, bảo đảm sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, tập trung nguồn lực nhằm nângcao chất lượng các hoạt động sự nghiệp. Không tổ chức đơn vị sự nghiệp công lậpchỉ thực hiện dịch vụ kinh doanh, thu lợi nhuận.

3. Tiếp tục đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sựnghiệp công lập theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thực hiện hạch toán độclập; tách chức năng quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ với chức năng điềuhành các đơn vị sự nghiệp công lập.

4. Nhà nước có chính sách xây dựng, phát triển đội ngũviên chức có đạo đức nghề nghiệp, có trình độ và năng lực chuyên môn đáp ứngyêu cầu ngày càng cao của khu vực cung ứng dịch vụ công; phát hiện, thu hút, bồidưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng để nâng cao chấtlượng phục vụ nhân dân.

ChươngII

QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA VIÊN CHỨC

Mục1. QUYỀN CỦA VIÊN CHỨC

Điều11. Quyền của viên chức về hoạt động nghề nghiệp

1. Được pháp luật bảo vệ trong hoạt động nghề nghiệp.

2. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị,chuyên môn, nghiệp vụ.

3. Được bảo đảm trang bị, thiết bị và các điều kiện làmviệc.

4. Được cung cấp thông tin liên quan đến công việc hoặcnhiệm vụ được giao.

5. Được quyết định vấn đề mang tính chuyên môn gắn vớicông việc hoặc nhiệm vụ được giao.

6. Được quyền từ chối thực hiện công việc hoặc nhiệm vụtrái với quy định của pháp luật.

7. Được hưởng các quyền khác về hoạt động nghề nghiệptheo quy định của pháp luật.

Điều12. Quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương

1. Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chứcdanh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụđược giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ởmiền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng cóđiều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề cómôi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.

2. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tácphí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệpcông lập.

3. Được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quyđịnh của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.

Điều13. Quyền của viên chức về nghỉ ngơi

1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theoquy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụnghoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiềncho những ngày không nghỉ.

2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo,vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp sốngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 nămđể nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệpcông lập.

3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức đượcnghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.

4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lýdo chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Điều14. Quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quyđịnh

1. Được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việcquy định trong hợp đồng làm việc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Được ký hợp đồng vụ, việc với cơ quan, tổ chức, đơnvị khác mà pháp luật không cấm nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sựđồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hànhcông ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnhviện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp phápluật chuyên ngành có quy định khác.

Điều15. Các quyền khác của viên chức

Viên chức được khen thưởng, tôn vinh, được tham gia hoạtđộng kinh tế xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở; được tạo điều kiệnhọc tập hoạt động nghề nghiệp ở trong nước và nước ngoài theo quy định của phápluật. Trường hợp bị thương hoặc chết do thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ đượcgiao thì được xét hưởng chính sách như thương binh hoặc được xét để công nhậnlà liệt sĩ theo quy định của pháp luật.

Mục2. NGHĨA VỤ CỦA VIÊN CHỨC

Điều16. Nghĩa vụ chung của viên chức

1. Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của ĐảngCộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước.

2. Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm,chính, chí công vô tư.

3. Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong hoạtđộng nghề nghiệp; thực hiện đúng các quy định, nội quy, quy chế làm việc củađơn vị sự nghiệp công lập.

4. Bảo vệ bí mật nhà nước; giữ gìn và bảo vệ của công,sử dụng hiệu quả tiết kiệm tài sản được giao.

5. Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thực hiệnquy tắc ứng xử của viên chức.

Điều17. Nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp

1. Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo đảmyêu cầu về thời gian và chất lượng.

2. Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việchoặc nhiệm vụ.

3. Chấp hành sự phân công công tác của người có thẩmquyền.

4. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năngchuyên môn, nghiệp vụ.

5. Khi phục vụ nhân dân, viên chức phải tuân thủ cácquy định sau:

a) Có thái độ lịch sự, tôn trọng nhân dân;

b) Có tinh thần hợp tác, tác phong khiêm tốn;

c) Không hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đốivới nhân dân;

d) Chấp hành các quy định về đạo đức nghề nghiệp.

6. Chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghềnghiệp.

7. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của phápluật.

Điều18. Nghĩa vụ của viên chức quản lý

Viên chức quản lý thực hiện các nghĩa vụ quy định tạiĐiều 16, Điều 17 của Luật này và các nghĩa vụ sau:

1. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của đơn vịtheo đúng chức trách, thẩm quyền được giao;

2. Thực hiện dân chủ, giữ gìn sự đoàn kết, đạo đức nghềnghiệp trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách;

3. Chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm vềviệc thực hiện hoạt động nghề nghiệp của viên chức thuộc quyền quản lý, phụtrách;

4. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực; quản lý, sử dụngcó hiệu quả cơ sở vật chất, tài chính trong đơn vị được giao quản lý, phụtrách;

5. Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống thamnhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đơn vị được giao quản lý, phụtrách.

Điều19. Những việc viên chức không được làm

1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặcnhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đìnhcông.

2. Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và củanhân dân trái với quy định của pháp luật.

3. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội,tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.

4. Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chốnglại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gâyphương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhândân và xã hội.

5. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người kháctrong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.

6. Những việc khác viên chức không được làm theo quy địnhcủa Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vàcác quy định khác của pháp luật có liên quan.

ChươngIII

TUYỂN DỤNG, SỬ DỤNG VIÊN CHỨC

Mục1. TUYỂN DỤNG

Điều20. Căn cứ tuyển dụng

Việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu côngviệc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương củađơn vị sự nghiệp công lập.

Điều21. Nguyên tắc tuyển dụng

1. Bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, khách quanvà đúng pháp luật.

2. Bảo đảm tính cạnh tranh.

3. Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu của vị trí việclàm.

4. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệpcông lập.

5. Ưu tiên người có tài năng, người có công với cách mạng,người dân tộc thiểu số.

Điều22. Điều kiện đăng ký dự tuyển

1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệtdân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyểnviên chức:

a) Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;

b) Từ đủ 18 tuổi trở lên. Đối với một số lĩnh vực hoạtđộng văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theoquy định của pháp luật; đồng thời, phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đạidiện theo pháp luật;

c) Có đơn đăng ký dự tuyển;

d) Có lý lịch rõ ràng;

đ) Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghềhoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm;

e) Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;

g) Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị tríviệc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không được trái với quy địnhcủa pháp luật.

2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viênchức:

a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lựchành vi dân sự;

b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hànhbản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hànhchính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.

Điều23. Phương thức tuyển dụng

Việc tuyển dụng viên chức được thực hiện thông qua thituyển hoặc xét tuyển.

Điều24. Tổ chức thực hiện tuyển dụng

1. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tựchủ, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng viên chứcvà chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyềntự chủ, cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việctuyển dụng viên chức hoặc phân cấp cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lậpthực hiện việc tuyển dụng.

2. Căn cứ vào kết quả tuyển dụng, người đứng đầu đơn vịsự nghiệp công lập ký kết hợp đồng làm việc với người trúng tuyển vào viên chức.

3. Chính phủ quy định chi tiết các nội dung liên quan đếntuyển dụng viên chức quy định tại Luật này.

Mục2. HỢP ĐỒNG LÀM VIỆC

Điều25. Các loại hợp đồng làm việc

1. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng màtrong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồngtrong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng. Hợp đồng làm việc xác địnhthời hạn áp dụng đối với người trúng tuyển vào viên chức, trừ trường hợp quy địnhtại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 58 của Luật này.

2. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồngmà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợpđồng. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với trường hợp đãthực hiện xong hợp đồng làm việc xác định thời hạn và trường hợp cán bộ, côngchức chuyển thành viên chức theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 58của Luật này.

Điều26. Nội dung và hình thức của hợp đồng làm việc

1. Hợp đồng làm việc có những nội dung chủ yếu sau:

a) Tên, địa chỉ của đơn vị sự nghiệp công lập và ngườiđứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;

b) Họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người đượctuyển dụng.

Trường hợp người được tuyển dụng là người dưới 18 tuổithì phải có họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người đại diện theo phápluật của người được tuyển dụng;

c) Công việc hoặc nhiệm vụ, vị trí việc làm và địa điểmlàm việc;

d) Quyền và nghĩa vụ của các bên;

đ) Loại hợp đồng, thời hạn và điều kiện chấm dứt của hợpđồng làm việc;

e) Tiền lương, tiền thưởng và chế độ đãi ngộ khác (nếucó);

g) Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi;

h) Chế độ tập sự (nếu có);

i) Điều kiện làm việc và các vấn đề liên quan đến bảo hộlao động;

k) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

l) Hiệu lực của hợp đồng làm việc;

m) Các cam kết khác gắn với tính chất, đặc điểm củangành, lĩnh vực và điều kiện đặc thù của đơn vị sự nghiệp công lập nhưng khôngtrái với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Hợp đồng làm việc được ký kết bằng văn bản giữa ngườiđứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập với người được tuyển dụng làm viên chức vàđược lập thành ba bản, trong đó một bản giao cho viên chức.

3. Đối với các chức danh nghề nghiệp theo quy định củapháp luật do cấp trên của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm thìtrước khi ký kết hợp đồng làm việc phải được sự đồng ý của cấp đó.

Điều27. Chế độ tập sự

1. Người trúng tuyển viên chức phải thực hiện chế độ tậpsự, trừ trường hợp đã có thời gian từ đủ 12 tháng trở lên thực hiện chuyên môn,nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng.

2. Thời gian tập sự từ 03 tháng đến 12 tháng và phải đượcquy định trong hợp đồng làm việc.

3. Chính phủ quy định chi tiết chế độ tập sự.

Điều28. Thay đổi nội dung, ký kết tiếp, tạm hoãn và chấm dứt hợp đồng làm việc

1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng làm việc, nếu mộtbên có yêu cầu thay đổi nội dung hợp đồng làm việc thì phải báo cho bên kia biếttrước ít nhất 03 ngày làm việc. Khi đã chấp thuận thì các bên tiến hành sửa đổi,bổ sung nội dung liên quan của hợp đồng làm việc. Trong thời gian tiến hành thoảthuận, các bên vẫn phải tuân theo hợp đồng làm việc đã ký kết. Trường hợp khôngthoả thuận được thì các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc đã ký kết hoặcthoả thuận chấm dứt hợp đồng làm việc.

2. Đối với hợp đồng làm việc xác định thời hạn, trước khihết hạn hợp đồng làm việc 60 ngày, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập căncứ vào nhu cầu của đơn vị, trên cơ sở đánh giá khả năng hoàn thành nhiệm vụ củaviên chức, quyết định ký kết tiếp hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viênchức.

3. Việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng làm việc, chấm dứthợp đồng làm việc được thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.

4. Khi viên chức chuyển công tác đến cơ quan, tổ chức,đơn vị khác thì chấm dứt hợp đồng làm việc và được giải quyết các chế độ, chínhsách theo quy định của pháp luật.

5. Khi viên chức được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm giữ chứcvụ được pháp luật quy định là công chức tại đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cóquyết định nghỉ hưu thì hợp đồng làm việc đương nhiên chấm dứt.

Điều29. Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc

1. Đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợpđồng làm việc với viên chức trong các trường hợp sau:

a) Viên chức có 02 năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ởmức độ không hoàn thành nhiệm vụ;

b) Viên chức bị buộc thôi việc theo quy định tại điểm dkhoản 1 Điều 52 và khoản 1 Điều 57 của Luật này;

c) Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xácđịnh thời hạn bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục, viên chức làm việc theohợp đồng làm việc xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 06 tháng liên tục màkhả năng làm việc chưa hồi phục. Khi sức khỏe của viên chức bình phục thì đượcxem xét để ký kết tiếp hợp đồng làm việc;

d) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khảkháng khác theo quy định của Chính phủ làm cho đơn vị sự nghiệp công lập buộcphải thu hẹp quy mô, khiến vị trí việc làm mà viên chức đang đảm nhận khôngcòn;

đ) Khi đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt độngtheo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc, trừ trườnghợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp cônglập phải báo cho viên chức biết trước ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng làm việckhông xác định thời hạn hoặc ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng làm việc xác địnhthời hạn. Đối với viên chức do cơ quan quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thựchiện tuyển dụng, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc do người đứng đầuđơn vị sự nghiệp công lập quyết định sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của cơquan quản lý đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập không đượcđơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong các trường hợp sau:

a) Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn, đang điều trị bệnhnghề nghiệp theo quyết định của cơ sở chữa bệnh, trừ trường hợp quy định tại điểmc khoản 1 Điều này;

b) Viên chức đang nghỉ hàng năm, nghỉ về việc riêng vànhững trường hợp nghỉ khác được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chophép;

c) Viên chức nữ đang trong thời gian có thai, nghỉ thaisản, nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập chấmdứt hoạt động.

4. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xácđịnh thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằngvăn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tụcthì phải báo trước ít nhất 03 ngày.

5. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác địnhthời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:

a) Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểmlàm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợpđồng làm việc;

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trảlương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc;

c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;

d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khănkhông thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;

đ) Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định củacơ sở chữa bệnh;

e) Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.

6. Viên chức phải thông báo bằng văn bản về việc đơnphương chấm dứt hợp đồng làm việc cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lậpbiết trước ít nhất 03 ngày đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b,c, đ và e khoản 5 Điều này; ít nhất 30 ngày đối với trường hợp quy định tại điểmd khoản 5 Điều này.

Điều30. Giải quyết tranh chấp về hợp đồng làm việc

Tranh chấp liên quan đến việc ký kết, thực hiện hoặc chấmdứt hợp đồng làm việc được giải quyết theo quy định của pháp luật về lao động.

Mục3. BỔ NHIỆM, THAY ĐỔI CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP, THAY ĐỔI VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA VIÊNCHỨC

Điều31. Bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp

1. Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chứcđược thực hiện theo nguyên tắc sau:

a) Làm việc ở vị trí việc làm nào thì bổ nhiệm vào chứcdanh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm đó;

b) Người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phảicó đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó.

2. Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chứcđược thực hiện thông qua thi hoặc xét theo nguyên tắc bình đẳng, công khai,minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.

3. Viên chức được đăng ký thi hoặc xét thay đổi chứcdanh nghề nghiệp nếu đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và đủ điều kiện, tiêuchuẩn theo quy định của pháp luật.

4. Chính phủ quy định cụ thể quy trình, thủ tục thi hoặcxét, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp của viên chức, phân công, phân cấp việc tổchức thi hoặc xét, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp của viên chức.

Các bộ, cơ quan ngang bộ được giao quản lý nhà nước vềcác lĩnh vực hoạt động của viên chức chủ trì, phối hợp với Bộ Nội Vụ quy định cụthể tiêu chuẩn Chức danh nghề nghiệp; điều kiện thi hoặc xét thay đổi chức danhnghề nghiệp của viên chức.

Điều32. Thay đổi vị trí việc làm

1. Khi đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu, viên chứccó thể được chuyển sang vị trí việc làm mới nếu có đủ tiêu chuẩn chuyên môn,nghiệp vụ của vị trí việc làm đó.

2. Việc lựa chọn viên chức vào vị trí việc làm còn thiếudo người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lýđơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minhbạch, khách quan và đúng pháp luật.

3. Khi chuyển sang vị trí việc làm mới, việc sửa đổi, bổsung nội dung hợp đồng làm việc hoặc có thay đổi chức danh nghề nghiệp được thựchiện theo quy định tại khoản 1 Điều 28 và Điều 31 của Luật này.

Mục4. ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

Điều33. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng viên chức

1. Việc đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện đối với viênchức trước khi bổ nhiệm chức vụ quản lý, thay đổi chức danh nghề nghiệp hoặc nhằmbổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.

2. Nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo,bồi dưỡng viên chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức vụ quản lý, chức danh nghềnghiệp, yêu cầu bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghềnghiệp.

3. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng viên chức gồm:

a) Đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ quản lý;

b) Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp;

c) Bồi dưỡng nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năngphục vụ hoạt động nghề nghiệp.

4. Các bộ, cơ quan ngang bộ được giao quản lý nhà nướcvề các lĩnh vực hoạt động của viên chức quy định chi tiết về nội dung, chươngtrình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng viên chức làm việc trong ngành,lĩnh vực được giao quản lý.

Điều34. Trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng viên chức

1. Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm xây dựng vàtổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng viên chức.

2. Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm tạo điều kiệnđể viên chức được tham gia đào tạo, bồi dưỡng.

3. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức do viên chức,nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các nguồn khác bảo đảm.

Điều35. Trách nhiệm và quyền lợi của viên chức trong đào tạo, bồi dưỡng

1. Viên chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng phải chấp hànhnghiêm chỉnh quy chế đào tạo, bồi dưỡng và chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo, bồidưỡng.

2. Viên chức được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng đượchưởng tiền lương và phụ cấp theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sựnghiệp công lập; thời gian đào tạo, bồi dưỡng được tính là thời gian công tácliên tục, được xét nâng lương.

3. Viên chức được đơn vị sự nghiệp công lập cử đi đào tạonếu đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc tự ý bỏ việc phải đền bù chi phíđào tạo theo quy định của Chính phủ.

Mục5. BIỆT PHÁI, BỔ NHIỆM, MIỄN NHIỆM

Điều36. Biệt phái viên chức

1. Biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sựnghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theoyêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệpcông lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết địnhviệc biệt phái viên chức.

2. Thời hạn cử biệt phái không quá 03 năm, trừ một sốngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định.

3. Viên chức được cử biệt phái phải chịu sự phân côngcông tác và quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến.

4. Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lậpcử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi kháccủa viên chức.

5. Viên chức được cử biệt phái đến miền núi, biên giới,hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế -xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Chínhphủ.

6. Hết thời hạn biệt phái, viên chức trở về đơn vị cũcông tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái cótrách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phùhợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.

7. Không thực hiện biệt phái viên chức nữ đang mangthai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

Điều37. Bổ nhiệm viên chức quản lý

1. Việc bổ nhiệm viên chức quản lý phải căn cứ vào nhucầu của đơn vị sự nghiệp công lập, tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ quản lý vàtheo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục.

2. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của đơn vị sự nghiệpcông lập, viên chức giữ chức vụ quản lý được bổ nhiệm có thời hạn không quá 05năm. Trong thời gian giữ chức vụ quản lý, viên chức được hưởng phụ cấp chức vụquản lý; được tham gia hoạt động nghề nghiệp theo chức danh nghề nghiệp đã đượcbổ nhiệm.

3. Khi viên chức quản lý hết thời hạn giữ chức vụ quảnlý, phải xem xét bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại. Trường hợp không được bổnhiệm lại, cấp có thẩm quyền bổ nhiệm có trách nhiệm bố trí viên chức vào vịtrí việc làm theo nhu cầu công tác, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viênchức.

4. Viên chức quản lý được bố trí sang vị trí việc làmkhác hoặc được bổ nhiệm chức vụ quản lý mới thì đương nhiên thôi giữ chức vụ quảnlý đang đảm nhiệm, trừ trường hợp được giao kiêm nhiệm.

5. Thẩm quyền bổ nhiệm viên chức giữ chức vụ quản lý dongười đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩmquyền quyết định theo phân cấp quản lý.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều38. Xin thôi giữ chức vụ quản lý hoặc miễn nhiệm đối với viên chức quản lý

1. Viên chức quản lý có thể xin thôi giữ chức vụ quảnlý hoặc được miễn nhiệm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Không đủ sức khoẻ;

b) Không đủ năng lực, uy tín;

c) Theo yêu cầu nhiệm vụ;

d) Vì lý do khác.

2. Viên chức quản lý xin thôi giữ chức vụ quản lý nhưngchưa được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cấp có thẩm quyền đồngý cho thôi giữ chức vụ quản lý vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạncủa mình.

3. Viên chức quản lý sau khi được thôi giữ chức vụ quảnlý hoặc miễn nhiệm được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cấp có thẩmquyền bố trí vào vị trí việc làm theo nhu cầu công tác, phù hợp với chuyên môn,nghiệp vụ của viên chức.

4. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xem xét, quyết định việcxin thôi giữ chức vụ quản lý, miễn nhiệm viên chức quản lý được thực hiện theoquy định của pháp luật.

Mục6. ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC

Điều39. Mục đích của đánh giá viên chức

Mục đích của đánh giá viên chức để làm căn cứ tiếp tụcbố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luậtvà thực hiện chế độ, chính sách đối với viên chức.

Điều40. Căn cứ đánh giá viên chức

Việc đánh giá viên chức được thực hiện dựa trên các căncứ sau:

1. Các cam kết trong hợp đồng làm việc đã ký kết;

2. Quy định về đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xứ củaviên chức.

Điều41. Nội dung đánh giá viên chức

1. Việc đánh giá viên chức được xem xét theo các nộidung sau:

a) Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồnglàm việc đã ký kết;

b) Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp;

c) Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân,tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức;

d) Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức.

2. Việc đánh giá viên chức quản lý được xem xét theocác nội dung quy định tại khoản 1 Điều này và các nội dung sau:

a) Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thựchiện nhiệm vụ;

b) Kết quả hoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụtrách.

3. Việc đánh giá viên chức được thực hiện hàng năm; khikết thúc thời gian tập sự; trước khi ký tiếp hợp đồng làm việc; thay đổi vị tríviệc làm; xét khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, đào tạo,bồi đường.

Điều42. Phân loại đánh giá viên chức

1. Hàng năm, căn cứ vào nội dung đánh giá, viên chức đượcphân loại như sau:

1. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;

2. Hoàn thành tốt nhiệm vụ,

3. Hoàn thành nhiệm vụ;

4. Không hoàn thành nhiệm vụ.

Điều43. Trách nhiệm đánh giá viên chức

1. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có tráchnhiệm tổ chức việc đánh giá viên chức thuộc thẩm quyền quản lý.

2. Căn cứ vào điều kiện cụ thể, người đứng đầu đơn vị sựnghiệp công lập thực hiện việc đánh giá hoặc phân công, phân cấp việc đánh giáviên chức thuộc thẩm quyền quản lý. Người được giao thẩm quyền đánh giá viên chứcphải chịu trách nhiệm trước người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về kết quảđánh giá.

3. Người có thẩm quyền bổ nhiệm chịu trách nhiệm đánhgiá viên chức quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập.

4. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục đánhgiá viên chức quy định tại Điều này.

Điều44. Thông báo kết quả đánh giá, phân loại viên chức

1. Nội dung đánh giá viên chức phải được thông báo choviên chức.

2. Kết quả phân loại viên chức được công khai trong đơnvị sự nghiệp công lập.

3. Nếu không nhất trí với kết quả đánh giá và phân loạithì viên chức được quyền khiếu nại lên cấp có thẩm quyền.

Mục7. CHẾ ĐỘ THÔI VIỆC, HƯU TRÍ

Điều45. Chế độ thôi việc

1. Khi chấm dứt hợp đồng làm việc, viên chức được hưởngtrợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theoquy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội, trừ trường hợpquy định tại khoản 2 Điều này.

2. Viên chức không được hưởng trợ cấp thôi việc nếu thuộcmột trong các trường hợp sau:

a) Bị buộc thôi việc;

b) Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà vi phạm quyđịnh tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 29 của Luật này;

c) Chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 5Điều 28 của Luật này.

Điều46. Chế độ hưu trí

1. Viên chức được hưởng chế độ hưu trí theo quy định củapháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội.

2. Trước 06 tháng, tính đến ngày viên chức nghỉ hưu, cơquan, tổ chức, đơn vị quản lý viên chức phải thông báo bằng văn bản về thời điểmnghỉ hưu; trước 03 tháng, tính đến ngày viên chức nghỉ hưu, cơ quan, tổ chức,đơn vị quản lý viên chức ra quyết định nghỉ hưu.

3. Đơn vị sự nghiệp công lập có thể ký hợp đồng vụ, việcvới người hưởng chế độ hưu trí nếu đơn vị có nhu cầu và người hưởng chế độ hưutrí có nguyện vọng; trong thời gian hợp đồng, ngoài khoản thù lao theo hợp đồng,người đó được hưởng một số chế độ, chính sách cụ thể về cơ chế quản lý bảo đảmđiều kiện cho hoạt động chuyên môn do Chính phủ quy định.

ChươngIV.

QUẢN LÝ VIÊN CHỨC

Điều47. Quản lý nhà nước về viên chức

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về viên chức.

2. Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiệnviệc quản lý nhà nước về viên chức và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

a) Xây dựng và ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơquan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về viên chức;

b) Chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ lậpquy hoạch, kế hoạch xây dựng, phát triển đội ngũ viên chức trình cấp có thẩmquyền quyết định;

c) Chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ trongviệc ban hành hệ thống danh mục, tiêu chuẩn và mã số chức danh nghề nghiệp;

d) Quản lý công tác thống kê về viên chức; hướng dẫn việclập, quản lý hồ sơ viên chức; phát triển và vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia vềviên chức;

đ) Thanh tra, kiểm tra việc quản lý nhà nước về viên chức;

e) Hàng năm, báo cáo Chính phủ về đội ngũ viên chức.

3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyềnhạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về viên chức.

4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trungương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước vềviên chức.

Điều48. Quản lý viên chức

1. Nội dung quản lý viên chức bao gồm:

a) Xây dựng vị trí việc làm;

b) Tuyển dụng viên chức;

c) Ký hợp đồng làm việc;

d) Bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp;

đ) Thay đổi vị trí việc làm, biệt phái, chấm dứt hợp đồnglàm việc, giải quyết chế độ thôi việc;

e) Bổ nhiệm, miễn nhiệm viên chức quản lý; sắp xếp, bốtrí và sử dụng viên chức theo nhu cầu công việc;

g) Thực hiện việc đánh giá, khen thưởng, kỷ luật viênchức;

h) Thực hiện chế độ tiền lương, các chính sách đãi ngộ,chế độ đào tạo, bồi dưỡng viên chức;

i) Lập, quản lý hồ sơ viên chức; thực hiện chế độ báocáo về quản lý viên chức thuộc phạm vi quản lý.

2. Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ thựchiện các nội dung quản lý quy định tại khoản 1 Điều này. Người đứng đầu đơn vịsự nghiệp công lập chịu trách nhiệm báo cáo cấp trên về tình hình quản lý, sử dụngviên chức tại đơn vị.

3. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyềntự chủ, cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quảnlý viên chức hoặc phân cấp thực hiện các nội dung quản lý quy định tại khoản 1Điều này cho đơn vị sự nghiệp công lập được giao quản lý.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều49. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định liên quan đến quản lýviên chức

Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại của viên chức đốivới các quyết định của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cấp có thẩmquyền liên quan đến quản lý viên chức được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều50. Kiểm tra, thanh tra

1. Cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp cônglập thanh tra, kiểm tra việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức tại các đơnvị sự nghiệp công lập được giao quản lý.

2. Bộ Nội vụ thanh tra việc tuyển dụng, sử dụng và quảnlý viên chức theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật cóliên quan.

3. Các bộ, cơ quan ngang bộ thanh tra việc thực hiện hoạtđộng nghề nghiệp của viên chức thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý.

ChươngV

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều51. Khen thưởng

1. Viên chức có công trạng, thành tích và cống hiếntrong công tác, hoạt động nghề nghiệp thì được khen thưởng, tôn vinh theo quy địnhcủa pháp luật về thi đua, khen thưởng.

2. Viên chức được khen thưởng do có công trạng, thànhtích đặc biệt được xét nâng lương trước thời hạn, nâng lương vượt bậc theo quyđịnh của Chính phủ.

Điều52. Các hình thức kỷ luật đối với viên chức

1. Viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trongquá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì tuỳ theo tính chất, mức độ viphạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau:

a) Khiển trách;

b) Cảnh cáo;

c) Cách chức;

d) Buộc thôi việc.

2. Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thứcquy định tại khoản 1 Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghềnghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.

3. Hình thức kỷ luật cách chức chỉ áp dụng đối với viênchức quản lý.

4. Quyết định kỷ luật được lưu vào hồ sơ viên chức.

5. Chính phủ quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật,trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức.

Điều53. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật

1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn do Luật này quyđịnh mà khi hết thời hạn đó thì viên chức có hành vi vi phạm không bị xem xét xửlý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm có hành vi viphạm.

2. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với viên chức là khoảngthời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm của viên chức đến khi có quyết địnhxử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền.

Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 02 tháng; trường hợp vụviệc có những tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xácminh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 04tháng.

3. Trường hợp viên chức đã bị khởi tố, truy tố hoặc đãcó quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyếtđịnh đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạmkỷ luật thì bị xem xét xử lý kỷ luật; trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết định phảigửi quyết định và tài liệu có liên quan cho đơn vị quản lý viên chức để xem xétxử lý kỷ luật.

Điều54. Tạm đình chỉ công tác

1. Trong thời hạn xử lý kỷ luật, người đứng đầu đơn vịsự nghiệp công lập quyết định tạm đình chỉ công tác của viên chức nếu thấy viênchức tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý kỷ luật. Thờigian tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có thể kéodài thêm nhưng không quá 30 ngày. Hết thời gian tạm đình chỉ công tác, nếu viênchức không bị xử lý kỷ luật thì được bố trí vào vị trí việc làm cũ.

2. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác, viên chứcđược hưởng lương theo quy định của Chính phủ.

Điều55. Trách nhiệm bồi thường, hoàn trả

1. Viên chức làm mất, hư hỏng trang bị, thiết bị hoặccó hành vi khác gây thiệt hại tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập thì phải bồithường thiệt hại.

2. Viên chức khi thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ đượcphân công có lỗi gây thiệt hại cho người khác mà đơn vị sự nghiệp công lập phảibồi thường thì có nghĩa vụ hoàn trả cho đơn vị sự nghiệp công lập.

Chính phủ quy định chi tiết việc xác định mức hoàn trảcủa viên chức.

Điều56. Các quy định khác liên quan đến việc kỷ luật viên chức

1. Viên chức bị khiển trách thì thời hạn nâng lương bịkéo dài 03 tháng; bị cảnh cáo thì thời hạn nâng lương bị kéo dài 06 tháng. Trườnghợp viên chức bị cách chức thì thời hạn nâng lương bị kéo dài 12 tháng, đồng thờiđơn vị sự nghiệp công lập bố trí vị trí việc làm khác phù hợp.

2. Viên chức bị kỷ luật từ khiển trách đến cách chứcthì không thực hiện việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm trong thời hạn12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.

3. Viên chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bịđiều tra, truy tố, xét xử thì không được bổ nhiệm, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng,giải quyết nghỉ hưu hoặc thôi việc.

4. Viên chức quản lý đã bị kỷ luật cách chức do thamnhũng hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì không được bổ nhiệm vào vịtrí quản lý.

5. Viên chức bị cấm hành nghề hoặc bị hạn chế hoạt độngnghề nghiệp trong một thời hạn nhất định theo quyết định của cơ quan có thẩmquyền, nếu không bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì đơn vị sự nghiệp công lậpphải bố trí viên chức vào vị trí việc làm khác không liên quan đến hoạt độngnghề nghiệp bị cấm hoặc bị hạn chế.

6. Viên chức bị xử lý kỷ luật, bị tạm đình chỉ công táchoặc phải bồi thường, hoàn trả theo quyết định của đơn vị sự nghiệp công lập nếuthấy không thỏa đáng thì có quyền khiếu nại, khởi kiện hoặc yêu cầu giải quyếttheo trình tự do pháp luật quy định.

Điều57. Quy định đối với viên chức bị truy cứu trách nhiệm hình sự

1. Viên chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởngán treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì bị buộc thôi việc, kể từngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

2. Viên chức quản lý bị Tòa án tuyên phạm tội thì đươngnhiên thôi giữ chức vụ quản lý, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệulực pháp luật.

ChươngVI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều58. Chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức

1. Việc chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chứcđược thực hiện như sau:

a) Việc tuyển dụng viên chức vào làm công chức phải thựchiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. Trường hợp viên chức đãcó thời gian làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập từ đủ 05 năm trở lên thì đượcxét chuyển thành công chức không qua thi tuyển;

b) Viên chức được tiếp nhận, bổ nhiệm vào vị trí việclàm được pháp luật quy định là công chức thì quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm đồngthời là quyết định tuyển dụng;

c) Viên chức được bổ nhiệm giữ các vị trí trong bộ máylãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập mà pháp luật quy định là côngchức thì được bổ nhiệm vào ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm, tiềnlương được hưởng theo cơ chế trả lương của đơn vị sự nghiệp công lập, được giữnguyên chức danh nghề nghiệp đã được bổ nhiệm, được thực hiện hoạt động nghềnghiệp theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liênquan;

d) Cán bộ, công chức được chuyển sang làm viên chức tạiđơn vị sự nghiệp công lập khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật này;

đ) Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vịsự nghiệp công lập khi hết thời hạn bổ nhiệm mà không được bổ nhiệm lại nhưng vẫntiếp tục làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập đó thì được chuyển làm viên chứcvà bố trí công tác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ;

e) Quá trình cống hiến, thời gian công tác của viên chứctrước khi chuyển sang làm cán bộ, công chức và ngược lại được xem xét khi thựchiện các nội dung liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng và các quyền lợikhác.

2. Chính phủ quy định chi tiết điều này.

Điều59. Quy định chuyển tiếp

1. Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 07 năm2003 có các quyền, nghĩa vụ và được quản lý như viên chức làm việc theo hợp đồnglàm việc không xác định thời hạn theo quy định của Luật này. Đơn vị sự nghiệpcông lập có trách nhiệm hoàn tất các thủ tục để bảo đảm các quyền lợi, chế độchính sách về ổn định việc làm, chế độ tiền lương và các quyền lợi khác mà viênchức đang hưởng.

2. Viên chức được tuyển dụng từ ngày 01 tháng 07 năm2003 đến ngày Luật này có hiệu lực tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc đã ký kếtvới đơn vị sự nghiệp công lập, có các quyền, nghĩa vụ và được quản lý theo quyđịnh của Luật này.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều60. Áp dụng quy định của Luật viên chức đối với các đối tượng khác

Chính phủ quy định việc áp dụng Luật viên chức đối vớinhững người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệpcông lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Điều61. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm2012.

Điều62. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều,khoản được giao trong Luật này; hướng dẫn thi hành những nội dung cần thiếtkhác của Luật này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.

Luật này đã được Quốc hội nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15tháng 11 năm 2010.

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

Nguyễn Phú Trọng

 

 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Luật viên chức năm 2010
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề