Phạm tội giết người nhưng phạm tội chưa đạt

Posted on Tư vấn luật hình sự 605 lượt xem

Tóm tắt câu hỏi:

A có ý định giết chị C (là vợ của A) để tự do lấy nhân tình. A bỏ thuốc độc vào ấm thuốc bắc của chị C làm chị C bị ngộ độc nhưng không chết, tổn hại sức khoẻ không đáng kể. Khoảng một tháng sau đó, A tán thuốc ngủ thành bột và trộn với bột sắn dây. Chị C không biết bột sắn dây có trộn thuốc ngủ nên pha một cốc uống và đã tử vong.
Vậy em muốn hỏi là đối với trường hợp như trên, lần cố giết chị C thứ nhất có được xét xử riêng là một tội giết người chưa đạt không, hay là nó chỉ là tình tiết tăng nặng cho lần giết thứ hai khi xét xử.
Người gửi: Đình Trung Nguyễn

Bài viết liên quan:

toi giet nguoi 1

(Ảnh minh họa: Internet)

Liên hệ Luật sư gọi: 1900 6589

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1.Cơ sở pháp lý

– Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH năm 2017 hợp nhất Bộ luật Hình sự

2. Phạm tội giết người nhưng phạm tội chưa đạt

Căn cứ Điều 15 Văn bản hợp nhất 01/2017 định nghĩa phạm tội chưa đạt như sau:
Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.”
Theo đó, Bộ luật Hình sự quy định ba dấu hiệu xác định trường hợp phạm tội chưa đạt, cụ thể:
Thứ nhất, người phạm tội bắt đầu thực hiện tội phạm, thể hiện ở chỗ: Người phạm tội đã thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm.
Cụ thể: Anh A đã bỏ thuốc độc vào ấm thuốc bắc của chị C.
Thứ hai, người phạm tội không thực hiện tội phạm được đến cùng, nghĩa là hành vi của họ chưa thoả mãn hết các dấu hiệu (thuộc mặt khách quan) của cấu thành tội phạm. Chẳng hạn như, người phạm tội đã thực hiện được hành vi khách quan nhưng chưa gây hậu quả của tội phạm.
Cụ thể: Anh A bỏ thuốc độc vào ấm thuốc bắc của chị C chị C bị ngộ độc nhưng không chết mà chị bị tổn hại ít.
Thứ ba, người phạm tội không thực hiện tội phạm được đến cùng do những nguyên nhân ngoài ý muốn của họ, mặc dù bản thân người phạm tội vẫn muốn tội phạm hoàn thành nhưng tội phạm không hoàn thành như ý muốn. 
Cụ thể: Anh A hạ độc là muốn chị C chết nhưng kết quả không như mong muốn của anh A, chị C không chết, nguyên nhân có thể do Chị C uống thuốc độc liều lượng ít không đủ để giết chết chị hoặc chưa đủ thời gian phát huy tác dụng của thuốc thì chị C đã kịp thời được cứu chữa.
Như vậy, lần thứ nhất cố giết chị C không thành nhưng về tính nguy hiểm là đáng kể bởi hành vi mà anh A thực hiện là do cố ý giết người, vì vậy, anh A vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi cố ý giết người, tuy nhiên đây là trường hợp phạm tội chưa đạt.
Căn cứ Khoản 1 Điều 52 Văn bản hợp nhất 01/2017 quy định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, như sau:
“1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
d) Phạm tội có tính chất côn đồ;
đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;
e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
g) Phạm tội 02 lần trở lên;
h) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
i) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi trở lên;
k) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
m) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc tàn ác để phạm tội;
n) Dùng thủ đoạn hoặc phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội;
o) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;
p) Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.”
Theo đó, chỉ các tình tiết trên mới được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Phạm tội chưa đạt không thuộc các trường hợp trên, do đó, phạm tội chưa đạt không được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của lần giết người thứ hai.
Như vậy, đối với hai lần giết người của anh A không thể gộp là một tội, ở đây: Lần thứ nhất, anh A phạm tội giết người nhưng phạm tội chưa đạt. Lần thứ hai, anh A phạm tội giết người. Do, hai hành vi phạm tội này xảy ra tại hai thời điểm khác nhau, hơn nữa, hành vi phạm tội lần đầu không bổ trợ cho lần phạm tội thứ hai. Vì vậy, đối với lần thực hiện hành vi phạm tội, nếu đủ yếu tố cấu thành thì có thể anh A sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hai tội danh riêng biệt.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Phạm tội giết người nhưng phạm tội chưa đạt. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.  
                                                                                                                       Chuyên viên: Trần Thị Quỳnh

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Phạm tội giết người nhưng phạm tội chưa đạt
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề