Phân biệt Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép kinh doanh và Giấy chứng nhận đầu tư

Tóm tắt câu hỏi

Xin chào luật sư, tôi có câu hỏi như sau rất mong được luật sư tư vấn: 
Hiện nay tôi đang tìm hiểu về mảng doanh nghiệp và đầu tư. Tuy nhiên, tôi thường có những nhầm lẫn và thắc mắc đối với một số loại giấy tờ liên quan. Rất mong luật sự phân biệt giúp tôi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép kinh doanh và Giấy chứng nhận đầu tư. Xin cám ơn luật sư! 
Người gửi: Hạ Đình (Bình Phước)
Bài viết liên quan:
dang ky kinh doanh 18053111434688186

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình đến Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, Luật Việt Phong xin tư vấn cho bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý:

– Luật Doanh nghiệp 2014
– Luật Đầu tư 2014

2/ Phân biệt Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép kinh doanh và Giấy chứng nhận đầu tư

Thứ nhất, khái niệm.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp. Trong đó, đăng ký doanh nghiệp được hiểu là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký những thay đổi hoặc dự kiến thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác theo quy định của Nghị định này.
Giấy phép kinh doanh là loại giấy phép được cấp cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề có điều kiện và cơ quan nhà nước xét thấy đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Ví dụ các ngành nghề kinh doanh có điều kiện như: Kinh doanh xăng dầu, kinh doanh rượu, kinh doanh bảo hiểm… Thông thường, doanh nghiệp thường phải thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp để có được Giấy chứng nhận doanh nghiệp rồi sau đó mới thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh.
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản, bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư. Các trường hợp cần phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài; Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây:  Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh; Có tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên; có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế nắm giữ từ 51 % vốn điều lệ trở lên
Thứ hai, thủ tục cấp:
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: được thực hiện thông qua quá trình đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thường bao gồm bắt buộc phải có Giấy Đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Ngoài ra với mỗi loại hình doanh nghiệp lại yêu cầu các hồ sơ khác nhau. Ví dụ như đối với công ty hợp danh thì còn cần:  Điều lệ công ty, Danh sách thành viên, Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên, Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
Giấy phép kinh doanh, hồ sơ xin cấp bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh
+ Hồ sơ đầy đủ và hợp lệ đối với từng nghành nghề chứng tỏ đáp ứng đủ các điều kiện pháp luật quy định. Trong một số ngành nghề còn yêu cầu bao gồm bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp…
+ Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định, kiểm tra các điều kiện.
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Với các dự án đầu tư khác nhau thì thủ tục sẽ thực hiện khác nhau. Tuy nhiên, thông thường thf nhà đầu tư phải nộp hồ sơ  bao gồm: 
+ Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
+  Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
+ Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;….
Sau đó, nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký đầu tư.
Thứ ba, điều kiện cấp:
–  Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
 Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
+ Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định của pháp luật. 
+ Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
+ Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí.
Giấy phép kinh doanh: Khi doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện đối với ngành nghề kinh doanh. Đối với mỗi nhành nghề kinh doanh thì pháp luật quy định những điều kiện khác nhau. Vì dụ đối với trường hợp kinh doanh dịch vụ Karaoke thì phải đáp ứng các điều kiện như: Phòng karaoke phải có diện tích sử dụng từ 20m2 trở lên, không kể công trình phụ, đảm bảo điều kiện về cách âm, phòng, chống cháy nổ; Địa điểm hoạt động karaoke phải cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử – văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước từ 200m trở lên;…
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: cơ quan có thẩm quyền căn cứ trên tính hợp pháp của dự án đầu tư và hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư 
Thứ tư, nội dung.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp; Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; Vốn điều lệ.
Giấy phép kinh doanh: Tên doanh nghiệp; Địa chỉ của doanh nghiệp; Nội dung kinh doanh (bao gồm các hoạt động được phép thực hiện)…
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Mã số dự án đầu tư; Tên, địa chỉ của nhà đầu tư; Tên dự án đầu tư; Địa điểm thực hiện dự án đầu tư; diện tích đất sử dụng; Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư; Vốn đầu tư của dự án (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động), tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn; Thời hạn hoạt động của dự án; Tiến độ thực hiện dự án đầu tư: tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động (nếu có); tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động, hạng mục chủ yếu của dự án, trường hợp dự án thực hiện theo từng giai đoạn, phải quy định mục tiêu, thời hạn, nội dung hoạt động của từng giai đoạn; Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có); Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án (nếu có).
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Phân biệt Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép kinh doanh và Giấy chứng nhận đầu tư. Chúng tôi hy vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài 1900 6589 tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Phùng Thị Mai

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Phân biệt Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép kinh doanh và Giấy chứng nhận đầu tư
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề