Quy định pháp luật đối với lao động chưa thành niên

Posted on Tư vấn luật lao động 219 lượt xem

Tóm tắt tình huống

Chào luật sư. Tôi là chủ một quán café ở Hà Nội. Tôi có đăng tuyển nhân viên và có một cháu gái mới 17 tuổi đến xin làm việc. Tôi muốn hỏi liệu tôi có thể nhận cháu gái này vào làm việc hay không vì tôi nghe nói người lao động phải trên 18 tuổi?
Người gửi: Nguyễn Huyền
starbucks 1

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1, Căn cứ pháp lý

– Bộ luật Lao động 2012;
– Thông tư số 10/2013/TT-BLĐTBXH ban hành danh mục các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên.

2, Quy định pháp luật đối với lao động chưa thành niên

Theo điều 161 Bộ luật Lao động 2012 thì người lao động chưa thành niên được hiểu là người lao động dưới 18 tuổi. Theo đó pháp luật cho phép sử dụng lao động chưa thành niên, tuy nhiên chỉ được sử dụng trong một số trường hợp nhất định và đối với các ngành nghề nhất định.
Điều 165 Bộ luật Lao động 2012 quy định các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên:
“1. Cấm sử dụng người chưa thành niên làm các công việc sau đây:
a) Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên;
b) Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ;
c) Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc;
d) Phá dỡ các công trình xây dựng;
đ) Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại;
e) Lặn biển, đánh bắt cá xa bờ;
g) Công việc khác gây tổn hại cho sức khoẻ, an toàn hoặc đạo đức của người chưa thành niên.
2. Cấm sử dụng người chưa thành niên làm việc ở các nơi sau đây:
a) Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm;
b) Công trường xây dựng;
c) Cơ sở giết mổ gia súc;
d) Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, phòng tắm hơi, phòng xoa bóp;
đ) Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sức khoẻ, sự an toàn và đạo đức của người chưa thành niên.”
Các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc chỗ làm việc, công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách được quy định cụ thể tại Thông tư 10/2013/TT-BLĐTBXH.
Trong trường hợp trên, bạn là chủ quán café nên đáp ứng đủ điều kiện về ngành nghề cũng như nơi làm việc, do đó bạn hoàn toàn có thể nhận cháu gái 17 tuổi vào làm việc. Bên cạnh điều kiện về công việc và nơi làm việc, đối với lao động chưa thành niên thì thời giờ làm việc quy định là không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về quy định pháp luật đối với lao động chưa thành niên. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Nguyễn Tiến Đạt

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Quy định pháp luật đối với lao động chưa thành niên
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề