Quy định pháp luật về Tội dâm ô với trẻ em?

Posted on Tư vấn luật hình sự 334 lượt xem

Tóm tắt câu hỏi

Quy định pháp luật về Tội dâm ô với trẻ em?
Người gửi: Nguyễn Văn A( Ninh Thuận)
Bài viết liên quan:
tai xuong 2 18061520494403554 1

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật hình sự 2015
– Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017
– Th.S Đinh Văn Quế,(2006) Bình luận Khoa học Bộ luật hình sự, NXB. Thành phố Hồ Chính Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
– Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình
– Bộ luật dân sự 2015

2. Quy định pháp luật về Tội dâm ô với trẻ em?

Khoản 1 Điều 146 Bộ luật hình sự 2015 quy định dấu hiệu cấu thành tội dâm ô với người dưới 16 tuổi (tức dâm ô với trẻ em do trẻ em được xác định là người dưới 16 tuổi) như sau: 
“Điều 146. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi
1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”
Như vậy, từ quy định này chúng tôi phân tích các dấu hiệu cấu thành tội này như sau:
–  Về mặt khách quan:
+ Hành vi: người phạm tội có hành vi Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác.
Về việc xác định hành vi nào là được coi là hành vi dâm ô trong trường hợp này thì pháp luật chưa có hướng dẫn, tuy nhiên, trích lời bình luận của Th.S Đinh Văn Quế, Nguyên Chánh tòa Hình sự TAND tối cao về tội dâm ô với trẻ em trong cuốn Bình luận Khoa học Bộ luật hình sự, 2006, NXB. Thành phố Hồ Chính Minh, Thành phố Hồ Chí Minh” thì tác giả xác định hành vi dâm ô như sau:
“Dâm ô đối với trẻ em là hành vi của người đã thành niên dùng mọi thủ đoạn có tính chất dâm dục đối với người dưới 16 tuổi nhằm thỏa mãn dục vọng của mình nhưng không có ý định giao cấu với nạn nhân
Hành vi dâm ô được thể hiện đa dạng như: sờ mó, hôn hít bộ phận sinh dục của nạn nhân; dùng bộ phận sinh dục của mình chà xát với bộ phận sinh dục của nạn nhân hoặc bắt nạn nhân sờ mó, hôn hít bộ phận sinh dục của mình nhằm thỏa mãn dục vọng, nhưng không có ý định giao cấu với nạn nhân. 
Nạn nhân có thể bị người phạm tội cưỡng ép buộc phải thực hiện hành vi dâm ô, nhưng cũng có thể đồng tình với người phạm tội để người phạm tội thực hiện hành vi dâm ô hoặc tự nguyện thực hiện hành vi dâm ô với người phạm tội
…”
+ Hậu quả: Không cần có hậu quả. Dấu hiệu hậu quả không phải là dấu hiệu cấu thành tội phạm(dấu hiệu định tội) mà chỉ là dấu hiệu định khung.
– Về mặt chủ thể:
Chủ thể của tội phạm này có thể là nam hoặc nữ, nhưng chủ yếu là nam và nhất thiết phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự (xác định theo Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017)
– Về mặt chủ quan:
+ Lỗi:lỗi trong tội này luôn luôn là lỗi cố ý
+ Mục đích:thỏa mãn dục vọng của bản thân người phạm tội nhưng không nhằm mục đích giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với nạn nhân.
Nếu có ý định giao cấu với nạn nhân nhưng không giao cấu được thì không phải là hành vi dâm ô mà tùy từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm trẻ em, tội cưỡng dâm trẻ em hoặc tội giao cấu với trẻ em.
– Về khách thể: khách thể của tội này là quyền bất khả xâm phạmvà quyền được bảo vệ về thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị hại. Người bị hại phải là người dưới 16 tuổi, có thể là nữ hoặc là nam, nhưng chủ yếu là trẻ em nữ. 
Như vậy, nếu thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội này mà chúng tôi đã phân tích ở trên thì người thực hiện hành vi dâm ô với trẻ em sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội dâm ô với người dưới 16 tuổi. Về khung hình phạt và mức hình phạt cụ thể áp dụng cho người phạm tội thì tùy thuộc vào tính chất và mức độ và hậu quả của hành vi và điều kiện hoàn cảnh của người phạm tội mà Tòa sẽ ra phán quyết cụ thể.
Cụ thể các khung hình phạt của tội này được quy định tại Điều 146 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm e Khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017 như sau:
“Điều 146. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi
1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
đ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
– Trách nhiệm hành chính:
Trường hợp hành vi dâm ô với trẻ em không đủ cấu thành tội dâm ô với người dưới 16 tuổi như chúng tôi trình bày ở trên thì người thực hiện hành vi này sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này, tuy nhiên, sẽ bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác(phải chứng minh) quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:
“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác”
– Trách nhiệm dân sự:
Kể cả trong trường hợp người thực hiện hành vi bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội dâm ô với người dưới 16 tuổi hay bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì người này vẫn có thể phải chịu trách nhiệm dân sự nếu có yêu cầu của người bị hại hoặc người giám hộ của người bị hại. Cụ thể, hành vi dâm ô được xem là hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị hại (phải chứng minh) do đó, khi người bị hại có yêu cầu và được Tòa chấp nhận thì người thực hiện hành vi này phải công khai xin lỗi người bị hại và bồi thường hiệt hại về sức khỏe (nếu có) và thiệt hại về danh dự, nhân phẩm cho người bị hại (hoặc thân nhân người bị hại). Mức bồi thường được xác định theo thỏa thuận hoặc theo nguyên tắc quy định tại Điều 590, 592 Bộ luật dân sự 2015.
Trên đây là tư vấn từ Luật Việt Phong về Quy định pháp luật về Tội dâm ô với trẻ em. Chúng tôi hy vọng quý khách có thể vận dụng được các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan , hoặc cần tư vấn, giải đáp quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý
Chuyên viên: Nguyễn Thị Thu

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Quy định pháp luật về Tội dâm ô với trẻ em?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề