Quy định về việc gặp gỡ, thăm hỏi nhân thân đang bị tạm giam

Tóm tắt tình huống:

Cho em hỏi. Em ở thành phố Hồ Chí Minh. Ông xã em bị bắt ngày 9/3/2017 theo chuyên án xăng dầu Q7. Do Bộ công an lập. Đến nay em chỉ biết và nhận 1 tờ giấy do BCA Hà Nội gửi vào Thông báo chồng em đang bị tạm giam tại trại T17 Bộ công an ở Củ Chi về tội: Tiêu thụ tài sản người khác phạm tội mà có. Đến nay em chưa được gặp chồng. Xin cho em biết giờ em phải làm sao và có cách nào để giúp chồng em không? Xin nhờ giúp ạ.
Người gửi: Nguyễn Thị Ngọc
tam giam 1

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến luật Việt Phong. Về vấn đề của bạn, công ty luật Việt Phong xin tư vấn giúp bạn như sau:

1. Cơ sở pháp lý

– Nghị định 98/2002/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế về tạm giữ, tạm giam ban hành kèm theo Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ;
– Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003.

2. Quy định về việc gặp gỡ, thăm hỏi nhân thân đang bị tạm giam

Theo như dữ liệu bạn cung cấp thì chồng bạn bị bắt ngày 09/03/2017 theo chuyên án xăng dầu của Bộ Công an. Đồng thời, theo như thông báo của Bộ Công an thì chồng bạn đang bị tạm giam tại trại T17 Bộ Công an tại Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh về tội Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Tuy nhiên bạn chưa được gặp chồng mình kể từ thời điểm bị bắt. Điều 88 Bộ luật Tố tụng Hình sự có quy định rõ ràng về tạm giam như sau:
Điều 88. Tạm giam
1. Tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp sau đây:
a) Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng;
b) Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
2. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ những trường hợp sau đây:
a) Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã;
b) Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử;
c) Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.”
Ngoài ra pháp luật có quy định về việc gặp gỡ, thăm hỏi nhân thân đang bị tạm giam tại Khoản 4, Điều 1 Nghị định 98/2002/NĐ-CP như sau:
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 21 của Quy chế:
“1. Việc trích xuất người bị tạm giam, tạm giữ để tiến hành các hoạt động ở bên ngoài khu vực trại tạm giam, nhà tạm giữ trong các trường hợp sau:
a) Đưa đi khám, chữa bệnh, giám định pháp y; giám định pháp ý tâm thần;
b) Để thực hiện các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử;
c) Cho gặp thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác;
d) Cho người nước ngoài bị tạm giữ, tạm giam tiếp xúc lãnh sự hoặc tiếp xúc với các tổ chức nhân đạo theo quy định tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, hoặc theo sự thoả thuận trực tiếp của Nhà nước Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, tạm giam hoặc vì lý do đối ngoại đối với từng trường hợp cụ thể.
2. Ngoài những trường hợp trích xuất quy định tại khoản 1 Điều này, Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam có trách nhiệm bàn giao người bị tạm giữ, tạm giam trong các trường hợp dưới đây:
a) Khi có quyết định của cơ quan quản lý trại giam đưa người bị kết án phạt tù đến trại giam;
b) Khi có quyết định của Hội đồng thi hành án tử hình đưa người bị kết án tử hình đi thi hành án tử hình;
c) Khi có quyết định của cơ quan thụ lý vụ án chuyển người bị tạm giữ, tạm giam đến nơi giam, giữ khác;
d) Để tiến hành các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này ở bên trong khu vực nhà tạm giữ, trại tạm giam. Trong trường hợp đó, Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam căn cứ vào quyết định phân công thụ lý vụ án, văn bản của cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý cho thân nhân, luật sư, người bào chữa khác, đại diện cơ quan, tổ chức nước ngoài thăm gặp, tiếp xúc với người bị tạm giữ, tạm giam để quyết định đưa người bị tạm giữ, tạm giam ra khỏi buồng giam, giữ “.
Như vậy có thể khẳng định rằng chồng bạn trong thời gian tạm giam được phép có người thân thích đến thăm. Tuy nhiên việc thăm hỏi đó phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan đang thụ lý vụ án. Trong trường hợp bạn không được phép thăm chồng bạn tại trại tạm giam, điều này chứng tỏ rằng việc bạn đến thăm có thể ảnh hưởng đến quá trình điều tra xử lý vụ án của cơ quan công an. Vậy nên nếu bạn muốn gặp chồng bạn, bạn nên đến cơ quan điều tra để xin văn bản đồng ý cho phép người bị tạm giam được thân nhân thăm hỏi, sau đó đến trại tạm giam và trình văn bản đó cho Giám thị Trại tạm giam. Bên cạnh đó, trong số dữ liệu bạn cung cấp không nêu rõ vấn đề của chồng bạn, như chồng bạn đóng vai trò gì trong vụ án, số tài sản phạm tội mà chồng bạn tiêu thụ là bao nhiêu, nhiều hay ít, hay từ lúc bị bắt chồng bạn có biểu hiện chạy tội, trốn tội, không thành khẩn hay không, nên rất khó cho chúng tôi có thể khẳng định rõ ràng rằng các quyết định của cơ quan có thẩm quyền là đúng hay sai.
Bạn có thể liên hệ với luật sư bào chữa để giúp chồng mình trong trường hợp này.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Quy định về việc gặp gỡ, thăm hỏi nhân thân đang bị tạm giam. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Nguyễn Hương Diền

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Quy định về việc gặp gỡ, thăm hỏi nhân thân đang bị tạm giam
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

5/5 - (1 bình chọn)

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề