“Sổ đỏ” bị chiếm giữ trái pháp luật có kiện đòi được không?

Tóm tắt nội dung:

“Sổ đỏ” bị chiếm giữ trái pháp luật có kiện đòi được không?

Bố tôi được Ủy ban nhân dân cấp sổ đỏ vào tại huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ. Do muốn mở rộng sản xuất kinh doanh nên đã đưa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bác Minh là người cùng làng giữ để vay 100 triệu. Hiện nay, Bố tôi đã trả đầy đủ cả gốc và lãi nhưng bác Minh vẫn không chịu trả sổ đỏ.

Xin luật sư cho tôi hỏi: Bố tôi có thể kiện ra tòa để lấy sổ đỏ được không? Trường hợp bác Minh yêu cầu phải trả 20 triệu thì mới trả sổ đỏ thì có được không?

Người gửi: Nguyễn Văn Nam

cb538e65b2341c65c5fad63d917b1c93

 

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý.

– Bộ luật Dân sự năm 2005;

– Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010; 

– Bộ Luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009. 

2/ Về việc kiện đòi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Căn cứ theo điều 163 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì: ” Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.” Đồng thời căn cứ theo quy định tại khoản 8 điều 6 luật Ngân hàng năm thì  Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.

Đối chiếu các quy định trên, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ là căn cứ xác nhận về quyền sử dụng đất của cá nhân, tổ chức. Bản thân ‘sổ đỏ’ không phải là quyền sử dụng đất, không phải là tài sản.

Do đó, mặc dù giấy chứng nhận bị người khác chiếm giữ trái pháp luật, nhưng bố của bạn không thể khởi kiện đòi “sổ đỏ” vì “sổ đỏ” không phải là tài sản. Nếu bố bạn đã nộp đơn thì tòa án sẽ không thụ lý, vì không thuộc thẩm quyền giải quyết.

 Pháp luật hiện hành mới chỉ có hướng dẫn trong trường hợp mất “sổ đỏ”. Đối với trường hợp ‘sổ đỏ’ bị người khác chiếm giữ bất hợp pháp thì chưa có quy định cụ thể.

Trước tiên, để giải quyết một cách tốt nhất  bố bạn nên thương lượng với bác hàng xóm. Nếu không thể thương lượng được với người hàng xóm, bố của bạn có thể tham khảo các quy định dưới đây trong trường hợp xin cấp lại ‘sổ đỏ’ bị mất. (Liện hệ với Công ty luật Việt Phong).

3/ Hành vi chiếm giữ “sổ đỏ” trái pháp luật.

Theo thông tin bạn cung cấp, hành vi chiếm giữ ‘sổ đỏ’ của người khác như trên là trái pháp luật, nhưng lại không đủ yếu tố để cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự.

Tuy nhiên, hành vi dùng ‘sổ đỏ’ để ép đòi bố bạn phải đưa tiền hoặc tài sản có thể bị coi là hành vi dùng thủ đoạn uy hiếp tình thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại Điều 135, Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009.

Trên đây là tư vấn của công ty luật Việt Phong về  “Sổ đỏ” bị chiếm giữ trái pháp luật có kiện đòi được không? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: “Sổ đỏ” bị chiếm giữ trái pháp luật có kiện đòi được không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề