Pháp luật đầu tư Việt Nam quy định các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư thuộc nhóm B phải tiến hành thủ tục thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án. Với các chủ thể không có chuyên môn pháp lý, đây vẫn luôn được xem là một thủ tục khá phức tạp, cần nhận được sự hỗ trợ pháp lý từ những luật sư, chuyên viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Luật Việt Phong với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý, cam kết cung cấp tới quý khách dịch vụ thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhóm B một cách nhanh chóng, uy tín, hiệu quả nhất.
621 1

1. Hồ sơ trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi

Để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu tính khả thi, chủ đầu tư dự án cần nộp hồ sơ trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu tính khả thi, bao gồm:
– Văn bản trình duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi: Nội dung văn bản trình duyệt bao gồm căn cứ trình duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, thuyết minh nội dung chính của báo cáo nghiên cứu khả thi và các kiến nghị;
– Dự thảo báo cáo nghiên cứu khả thi;
– Văn bản thỏa thuận giữa Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh với nhà đầu tư (trường hợp nhà đầu tư đề xuất dự án);
– Quyết định phê duyệt đề xuất dự án;
– Văn bản thẩm định đề xuất dự án;
– Các tài liệu, văn bản pháp lý có liên quan.

2. Trình tự Luật Việt Phong thực hiện việc thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu tính khả thi dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư nhóm B

Bước 1: Tư vấn sơ bộ cho khách hàng về quy định pháp lý đối với thủ tục thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi: Đối tượng, điều kiện, hồ sơ, thủ tục
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ hoàn chỉnh, đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại:
– Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 01 bộ hồ sơ trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi; 
– Đơn vị thẩm định 04 bộ hồ sơ trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi.
Theo dõi tiến độ xét duyệt hồ sơ, tiến hành sửa đổi, bổ sung khi cần thiết:
– Sau khi nhận được hồ sơ, đơn vị thẩm định tổ chức lấy ý kiến góp ý bằng văn bản của các cơ quan, đơn vị có liên quan, trường hợp cần thiết có thể tổ chức họp thẩm định.
– Đơn vị thẩm định lập báo cáo thẩm định đối với báo cáo nghiên cứu khả thi.
 – Đơn vị thẩm định trình Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hồ sơ thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi trong thời hạn 30 ngày
– Căn cứ hồ sơ trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi và hồ sơ thẩm định, Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi.
Bước 3: Đại diện khách hàng nhận kết quả khi được phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi.
Bước 4: Bàn giao kết quả cho khách hàng khi yêu cầu dịch vụ hoàn thành

3. Luật Việt Phong hỗ trợ dịch vụ liên quan