Thế nào là cấm kết hôn trong phạm vi ba đời?

Cho tôi hỏi là bà ngoại tôi và ông nội người yêu tôi là 2 chị em ruột vậy theo luật hôn nhân thì cóđược kết hôn không. cho tôi hỏi thêm là Nguời đồng bào thì có tuân theo luật không ạ vì e dân tộc k’ho . Tôi muốn tiến tới hôn nhân nhưng mọi người trong làng không chấp nhận cho hôn nhân của tôi vì tôi và người yêu chỉ mới đời thứ 2.Tôi mong luật sư tư vấn cho, xin chân thành cảm ơn!

Rơ ông k’ Rís

gax1475497705 3

Căn cứ pháp lý:

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật Việt Phong, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật Việt Phong xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến điều kiện kết hôn.

Công dân nam, nữ nếu đủ điều kiện thì đều có thể đăng ký kết hôn theo Điều 8 Luật HN&GĐ 2014 quy định:

Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này…

Nam, nữa muốn kết hôn phải không vi phạm Điều 5 Luật HN&GĐ 2014 quy định:

Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
…2. Cấm các hành vi sau đây:
..d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;..

Những người có cùng dòng máu trực hệ, có họ trong phạm vi ba đời được giải thích tại Điều 03 Luật HN&GĐ 2014 quy định:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
…17. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.
18. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba….

Do vậy trường hợp của bạn được giải thích như sau: đời 1 là cụ sinh ra ông + bà, Đời 2 là ông + bà, đời 03 là bố mẹ của bạn và của người yêu, đời 04 là bạn và người yêu. Nên theo quy định pháp luật bạn và người yêu hoàn toàn có thể đăng ký kết hôn. Bất kể cá nhân nào là công dân Việt Nam thì đều phải tuân theo pháp luật Việt Nam, không phân biệt già trẻ, gái trai, hay dân tộc, tôn giáo, vùng miền.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về vấn đề pháp lý liên quan đến điều kiện kết hôn. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Đức Luân

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề