Thẻ đi lại của doanh nhân APEC (ABTC) là một loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước và vùng lãnh thổ tham gia Chương trình thẻ đi lại của doanh nhân APEC cấp cho doanh nhân của mình để tạo thuận lợi cho việc đi lại thực hiện các hoạt động hợp tác kinh doanh, thương mại, đầu tư, dịch vụ; tham dự các hội nghị, hội thảo và các mục đích kinh tế khác tại các nước và vùng lãnh thổ thuộc APEC tham gia Chương trình. Người mang thẻ ABTC, khi nhập cảnh, xuất cảnh các nước và vùng lãnh thổ có tên ghi trong thẻ thì không cần phải có thị thực của các nước và vùng lãnh thổ đó. Với những lợi thế đó nên hiện nay nhiều doanh nhân đã có nhu cầu cấp loại thẻ này. Trong phạm vi bài viết, Luật Việt Phong tư vấn thủ tục xin cấp thẻ APEC như sau:
431 3

1. Đối tượng được cấp thẻ APEC:

* Doanh nhân Việt Nam đang làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước bao gồm:
– Chủ tịch hồi đồng thành viên; Chủ tịch công ty; Tổng giám đốc tổng công ty do Thủ tướng chính phủ bổ nhiệm;
– Thành viên Hội đồng thành viên; Tổng giám đốc; Phó tổng giám đốc; Giám đốc; Phó giám đốc tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế;
– Giám đốc; Phó giám đốc; Trưởng chi nhánh; Trưởng phòng; Phó trưởng phòng; Kế toán trưởng các doanh nghiệp, ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng, khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc khu kinh tế.
* Doanh nhân Việt Nam đang làm việc tại các doanh nghiệp theo qui định của pháp luật bao gồm:
– Chủ doanh nghiệp tư nhân (DNTN)
– Chủ tịch HĐTV; Chủ tịch HĐQT; Thành viên HĐQT; Tổng giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp
– Chủ tịch HĐTV; Chủ tịch HĐQT; Thành viên HĐQT; Tổng giám đốc, Giám đốc hợp tác xã hoặc liên hợp tác xã
– Kế toán trưởng; Trưởng phòng; Trưởng chi nhánh các doanh nghiệp và các chức danh tương đương khác.
* Các Cán bộ, công chức, viên chức đang có nhiệm vụ tham gia các hoạt động của APEC gồm:
Bộ trưởng, Thứ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ tham dự các cuộc họp, hội nghị và các hoạt động về hợp tác, phát triển kinh tế của APEC; Cán bộ, công chức, viên chức có nhiệm vụ tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo và các hoạt động khác của APEC; Trưởng đại diện, Phó đại diện cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại các nước và vùng lãnh thổ thành viên APEC.
Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của cấp có thẩm quyền, Bộ trưởng Bộ Công an có thể xét, cấp thẻ ABTC cho những người không thuộc quy định trên (Theo quyết định số 54/2015/QĐ-TTG).

2. Hồ sơ cần chuẩn bị

* Thành phần hồ sơ: 
– 01 tờ khai đề nghị cấp, cấp lại thẻ ABTC (mẫu X05), có xác nhận và giáp lai ảnh của Thủ trưởng doanh nghiệp hoặc cơ quan trực tiếp quản lý doanh nhân.
– 02 ảnh cỡ 3cm x 4cm, mới chụp, phông nền màu trắng, đầu để trần, mặt nhìn thẳng, không đeo kính màu (01 ảnh dán vào tờ khai, 01 ảnh để rời). 
– Văn bản thông báo đề nghị cấp thẻ hoặc văn bản cho phép sử dụng thẻ của cấp có thẩm quyền, cụ thể:
+ Văn bản của Thủ tướng Chính phủ nếu là doanh nhân do Thủ tướng bổ nhiệm chức vụ hoặc trực tiếp quản lý;
+ Văn bản của Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ (hoặc cấp tương đương), nếu là doanh nhân do Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ (hoặc cấp tương đương) bổ nhiệm chức vụ hoặc là doanh nhân làm việc tại doanh nghiệp do cơ quan cấp Bộ (hoặc cấp tương đương) ra quyết định thành lập hoặc trực tiếp quản lý. 
+ Văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nếu là doanh nhân do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm chức vụ hoặc là doanh nhân làm việc tại doanh nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập hoặc trực tiếp quản lý.
* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

3. Thủ tục thực hiện

* Trình tự thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ
– Doanh nhân đề nghị cấp mới thẻ ABTC trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh. 
Trường hợp cơ quan, doanh nghiệp cử cán bộ, nhân viên nộp hồ sơ thì người được cử phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan, doanh nghiệp, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân còn giá trị sử dụng của bản thân.  
– Cán bộ quản lý xuất nhập cảnh tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: 
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận giao cho người nộp và yêu cầu nộp lệ phí cho cán bộ thu lệ phí. 
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời. 
– Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ và chủ nhật). 
Bước 3: Nhận kết quả
– Nhận thẻ ABTC tại Cục Quản lý xuất, nhập cảnh – Bộ Công an: 
+ Người nhận đưa giấy biên nhận, biên lai thu tiền để đối chiếu. Cán bộ trả kết quả kiểm tra và yêu cầu ký nhận, trả thẻ cho người đến nhận kết quả. 
+ Nhận kết quả tại địa chỉ đã đăng ký với doanh nghiệp bưu chính (thực hiện theo hướng dẫn của doanh nghiệp bưu chính). 
– Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ, thứ bảy và chủ nhật).
* Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 21 ngày làm việc.
* Cơ quan thực hiện: Cục quản lý xuất nhập cảnh
* Kết quả: Thẻ ABTC.
Lưu ý: Thẻ ABTC có thời hạn sử dụng 05 năm, kể từ ngày cấp và không được gia hạn; trường hợp thẻ ABTC hết thời hạn sử dụng sẽ được cấp thẻ mới.

4. Phương thức tiếp cận dịch vụ của Luật Việt Phong

– Tư vấn trực tiếp và thực hiện dịch vụ pháp lý tại văn phòng cho quý khách hàng có điều kiện thời gian đến trụ sở công ty Luật Việt Phong yêu cầu tư vấn;
– Tư vấn qua tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: Quý khách hàng ở xa hoặc không có thời gian đến tư vấn trực tiếp có thể liên hệ tổng đài luật sư 1900 6589, Quý khách hàng chỉ cần nhấc điện thoại và Gọi 1900 6589 sau khi kết nối sẽ được luật sư tư vấn chu đáo, tận tình theo quy định pháp luật;
– Tư vấn qua Email bằng hình thức liên hệ đến hòm thư luatsu@luatvietphong.vn Luật sư tiếp nhận thông tin và phản hồi tư vấn trong vòng 03 ngày làm việc.