Thủ tục xin xuất khẩu thuốc thú y và thủ tục thông quan hàng hoá

Công ty chúng tôi chuyên sản xuất và phân phối thuốc thú y tại Việt Nam. Hiện nay chúng tôi có các đơn đặt hàng xuất khẩu sang các nước Trung Đông và Pakistan. Vì là lần đầu có đơn hàng xuất khẩu nên chúng tôi chưa biết thủ tục xin xuất khẩu cũng như thủ tục thông quan hàng hoá như thế nào để có thể xuất khẩu hàng cho khách hàng ở nước ngoài.
Vũ Thị Minh
Cơ sở pháp lý:
– Luật thú y 2015
– Luật Hải quan 2014
– Quy định về thủ tục đăng ký sản xuất, kinh doanh thử nghiệm thuốc thú y, giống vi sinh vật dùng trong thú y (Ban hành kèm theo quyết định số 194 NN-TY/QĐ ngày 31/3/1994 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm)
dieu kien de duoc buon ban nhap khau thuoc thu y sblaw 1

Luật sư tư vấn:
Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật Việt Phong, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật Việt Phong xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục xin xuất khẩu thuốc thú y cũng như thủ tục thông quan hàng hoá.
Trong trường hợp này, bạn tham khảo Quy định về thủ tục đăng ký sản xuất, kinh doanh thử nghiệm thuốc thú y, giống vi sinh vật dùng trong thú y (Ban hành kèm theo quyết định số 194 NN-TY/QĐ ngày 31/3/1994 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm). 
Thứ nhất, về điều kiện để xuất khẩu thuốc thú y, tại Điều 3 và Điều 13 của Quy định về thủ tục đăng ký sản xuất, kinh doanh thử nghiệm thuốc thú y, giống vi sinh vật dùng trong thú y có quy định về các điều kiện như sau:
Điều 3: Tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh, thử nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu, kiểm nghiệm thuốc thú y, giống vi sinh vật dùng trong thú y phải đăng ký theo đúng các thủ tục của bản Quy định này và các luật khác có liên quan; nộp lệ phí và các phí theo quy định của Bộ Nông nghiệp-CNTP và Bộ Tài chính.

Điều 13: Thuốc thú y sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu trước khi lưu hành đều phải qua thủ tục kiểm nghiệm về thuốc Thú y.
Số lượng mẫu kiểm nghiệm, thời hạn kiểm nghiệm theo quy chế về kiểm nghiệm thuốc Thú y của Bộ Nông nghiệp –CNTP
 
Sau khi xem xét thỏa mãn các điều kiện trên, công ty xét đến những hồ sơ đăng ký xin xuất khẩu thuốc thú y. Điều 33 của Quy định về thủ tục đăng ký sản xuất, kinh doanh thử nghiệm thuốc thú y, giống vi sinh vật dùng trong thú y quy định:
Điều 33: Tổ chức, cá nhân trong nước xin xuất khẩu thuốc thú y phải lập hồ sơ đăng ký gồm:
1/ Đơn xin xuất khẩu thuốc thú y và danh mục hàng xin xuất khẩu theo mẫu quy định tại bản phụ lục của quy định này.
2/ Chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng của từng loại thuốc xin xuất khẩu.
3/ Giấy phép sản xuất và chứng nhận được phép lưu hành tại Việt Nam.
4/ Hợp đồng ký kết giữa bên bán và bên mua trong trường hợp xin xuất khẩu thương mại.
Hồ sơ đăng ký lập thàng 04 bản gửi về Cục Thú y. Nếu xin uỷ thác phải lập thành 05 bản.
Trong phạm vi 30 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Thú y phải trình Bộ Nông nghiệp và CNTP.

Về thủ tục thông quan hàng hoá, sau khi đàm phán, ký kết hợp đồng và xin giấy phép xuất khẩu, bạn tiếp tục thực hiện những quy trình sau: 
1. Đặt booking và lấy container rỗng
Nếu lô hàng của công ty bạn được bán theo điều kiện CIF thì bạn phải liên hệ với hãng tàu hoặc FWD để tìm được giá tàu tốt nhất cho việc vận chuyển lô hàng. Còn trong trường hợp bạn bán theo điều kiện FOB. Bạn sẽ không cần phải liên hệ tàu đặt booking mà consignee là người đặt booking.
Quy trình lấy container rỗng tại cảng: Ra cảng đổi lấy booking confirmation tại thương vụ cảng sau khi xuất CIF và có booking. Công việc này giúp xác nhận với hãng tàu là bạn đã đồng ý lấy container và seal. Còn khi xuất bằng FOB, bạn sẽ nhận được transport confirmation và đem đi đổi lấy booking, sau đó làm tương tự như với CIF.
2. Chuẩn bị hàng xuất và kiểm tra hàng xuất
Sau khi khách hàng đồng ý về hóa đơn chiếu lệ. Bạn cần lên kế hoạch để sản xuất hàng hóa nhằm đảm bảo về số lượng và chất lượng như đã cam kết trong hợp đồng.
Bước tiếp theo trong quy trình xuất khẩu hàng hóa sau khi đã có booking là lên kế hoạch lấy container để đóng hàng và kiểm tra hàng lần 2 trước khi niêm seal.
3. Đóng gói hàng, ký hiệu chuyên chở (shipping mark)
Đóng gói hàng tại kho:
Trong giai đoạn này, bộ phận xuất nhập khẩu cần phải phối hợp với bộ phận kỹ thuật, công nhân tại nhà máy để đóng hàng hóa. Bạn phải ghi đầy đủ thông tin trên lô hàng theo yêu cầu của khách hàng (vì có liên quan đến hợp đồng ngoại thương). Các thông tin bao gồm: tên mặt hàng, nước sản xuất, trọng lượng tịnh, trọng lượng bì, các ký hiệu hướng dẫn vận chuyển (hàng dễ vỡ, hàng cồng kềnh,…).
Đóng hàng tại cảng:
Quy trình đóng hàng tại cảng cũng khá tương tự như với đóng hàng tại kho. Tuy nhiên, đóng hàng tại cảng đòi hỏi nhiều giấy tờ và thủ tục hơn. Thông thường khi đóng hàng tại cảng, sẽ phải thuê công nhân đóng hàng của cảng.
4. Mua bảo hiểm lô hàng
Hãy liên hệ các công ty bảo hiểm để mua bảo hiểm cho lô hàng của bạn. Hạn mức bảo hiểm sẽ hoàn toàn lệ thuộc vào giá trị hàng hóa của bạn. Đối với các loại hàng hóa thông thường mức mua bảo hiểm sẽ là 2% trên tổng giá trị hàng hóa. Trong trường hợp lô hàng xuất theo điều kiện FOB hoặc CNF thì sẽ không cần phải mua bảo hiểm.
5. Làm thủ tục hải quan
Đây là một bước cũng rất quan trọng trong quy trình xuất khẩu hàng hóa. Bước này bao gồm các công việc sau: mở tờ khai hải quan, đăng ký tờ khai, đóng phí, lấy tờ khai, thanh lý tờ khai, vào sổ tàu, thực xuất tờ khai hải quan.
Mở tờ khai hải quan:
Để có thể mở được tờ khai hải quan, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau: giấy giới thiệu nhân viên giao nhận; giấy tiếp nhận hồ sơ do hải quan cấp (2 bản); tờ khai hải quan (2 bản); hợp đồng ngoại thương (bản sao); hóa đơn thương mại (invoice) và phiếu đóng hàng (packing list).
Đăng ký tờ khai:
Đăng ký viên sẽ dựa vào những thông tin trên bước mở tờ khai để nhập thông tin và trình lãnh đạo hải quan ký để lô hàng xuất đi được thông quan. Nếu lô hàng không có bất cứ một vấn đề gì thì sẽ được vào luồng xanh. Ngược lại, nếu lô hàng rơi vào diện bị kiểm tra thì có thể vào luồng vàng hoặc luồng đỏ.
Đóng phí:
Bạn phải tiến hành đóng phí làm thủ tục hải quan.
Lấy tờ khai:
Bộ phận hải quan sẽ ghi số container và số seal vào mặt sau của tờ khai (phần dành cho hải quan).
Thanh lý tờ khai:
Người làm thủ tục hải quan sẽ trình tờ khai đã được hoàn thiện để nhân viên thương vụ cảng kiểm tra container và seal đã được hạ chưa và hạ có đúng không. Xong bước này, container sẽ được nhận vào hệ thống của cảng.
Vào sổ tàu:
Khi container đã được hạ thì tiếp theo sẽ được vào sổ tàu. Nhân viên giao nhận phải ký vào biên bản bàn giao và xác nhận tình trạng container.
Thực xuất tờ khai hải quan:
Sau khi lô hàng đã được giao cho khách thì nhân viên giao nhận phải làm thực xuất cho lô hàng, bao gồm các giấy tờ: tờ khai hải quan (1 bản chính, 1 bản sao), commercial invoice (1 bản chính), vận đơn đường biển (bill tàu).

6. Giao hàng cho tàu
Công việc tiếp theo sau khi kết thúc việc thông quan cho lô hàng là bạn phải cung cấp chi tiết bill để hãng tàu làm vận đơn. Bước này phải được thực hiện trước giờ cắt máng closing time và trước bước thực xuất. Giao hàng cho tàu sẽ được kết thúc khi bạn đã nhận được vận đơn đường biển, có thể là bill gốc (3 bản) hoặc surrendered bill.
7. Thanh toán tiền hàng
Bước cuối cùng trong quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển chính là thanh toán tiền hàng. Trong bước này, người làm thủ tục xuất nhập khẩu phải hoàn thành bộ chứng từ thanh toán bao gồm: hóa đơn thương mại (commercrial invoice); phiếu đóng gói (packing list); vận đơn đường biển; giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và giấy chứng nhận khử trùng. Trong trường hợp bạn thanh toán bằng L/C thì bạn phải nộp bộ chứng từ đến ngân hàng bảo lãnh thông báo
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục xin xuất khẩu thuốc thú y cũng như thủ tục thông quan hàng hoá. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp luật.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia. Nguyễn Thị Hoà (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Thủ tục xin xuất khẩu thuốc thú y và thủ tục thông quan hàng hoá
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề