Tính giờ dạy thêm đối với giáo viên như thế nào?.

Posted on Tư vấn luật hành chính 247 lượt xem

Tóm tắt câu hỏi:

Tính giờ dạy thêm đối với giáo viên như thế nào?.

Kính gửi công ty Luật Việt  Phong.Tôi muốn hỏi về lĩnh vực giáo dục , vấn đề của tôi như sau: Việc tính giờ dạy thêm của giáo viên công lập hiện nay được tính theo thông tư 07 ra ngày 8 tháng 3 năm 2013 . Nhưng hiện nay chúng tôi được tính tiền theo công thức theo thông tư 07 nhưng phải trừ 10,5 % các khoản bảo hiểm và tính tiền dạy thêm từng tháng và chia bình quân cho 12 tháng. Vậy cách tính này đúng không?. Hiện nay theo giải thích của hiệu trưởng, thông tư bắt chúng tôi sau khi dạy đủ năm, lấy số tiết thực dạy trừ tiết định mức , số tiết dư đó mới được trả thêm ( không được tính theo tháng). Vậy điều này đúng hay sai?.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: Yến Lê (Quảng Ninh)

Tính giờ dạy thêm đối với giáo viên như thế nào?.

( Ảnh minh họa:Internet)
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi 1900 6589

 

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn ! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý:

-Thông tư 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC Hà Nội, ngày 08 tháng 3 năm 2013 Hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập;

-Công văn 4064/2014/BHXH-THU;

2/ Tính giờ dạy thêm đối với giáo viên như thế nào?.

Theo thông tư 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC Hà Nội, ngày 08 tháng 3 năm 2013 Hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập thì tại Khoản 1 Điều 3 có quy định về Nguyên tắc tính trả tiền lương dạy thêm giờ như sau:

“1. Tiền lương của một tháng làm căn cứ tính trả tiền lương dạy thêm giờ của nhà giáo, bao gồm: mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng, các khoản phụ cấp lương và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có”

– Như vậy, có thể thấy căn cứ để tính tiền lương dạy thêm giờ được áp dụng là tiền lương của một tháng. Còn số tiết dư(số giờ dạy thêm) được xét theo năm học. Năm học theo Theo khoản 3 Điều 3 thông tư 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC “ Năm học quy định tại Thông tư liên tịch này được tính từ tháng 7 năm trước đến hết tháng 6 của năm liền kề.” Theo đó, có thể nhận thấy việc trường bạn không áp dụng theo tháng là đúng luật định.Cách tính tiền lương dạy thêm giờ thì tại Điều 4 Thông tư 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC Quy định như sau:

“d) Số giờ dạy thêm/năm học = [Số giờ dạy thực tế/năm học + Số giờ dạy quy đổi/năm học (nếu có) + Số giờ dạy tính thêm/năm học (nếu có) + Số giờ dạy được giảm theo chế độ/năm học (nếu có)] – (Định mức giờ dạy/năm).”

-Dẫn chiếu quy định nêu trên kết hợp thông tin bạn cung cấp thì việc trường bạn lấy số tiết thực dạy trừ tiết định mức , số tiết dư đó mới được trả thêm ( không được tính theo tháng) là không sai quy định. Tuy nhiên trong trường hợp giả sử như bạn có số giờ dạy quy đổi/năm học (nếu có), Số giờ dạy tính thêm/năm học (nếu có), Số giờ dạy được giảm theo chế độ/năm học (nếu có) thì cần phải được cộng vào theo đúng như quy định tại Điều 4 ở trên.

Theo quy định tại Công văn 4064/2014/BHXH-THU thì tại mục 3 có quy định về Mức tiền lương làm cơ sở đóng BHXH, BHYT, BHTN:

“3.1- Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì căn cứ để đóng BHXH, BHYT, BHTN là hệ số tiền lương tháng theo ngạch bậc, cấp quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) tính theo mức lương cơ sở do Chính phủ quy định.

Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính đóng BHXH, BHYT, BHTN là mức lương cơ sở và mức tiền lương tối đa để tính mức đóng BHXH, BHYT, BHTN là 20 lần mức lương cơ sở.

3.2 – Đối với người lao động hưởng tiền lương theo quy định của người sử dụng lao động thì căn cứ để đóng BHXH, BHYT, BHTN là tiền lương tháng được ghi trong hợp đồng lao động.

Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính mức đóng BHXH là mức lương tối thiểu vùng và mức tiền lương tối đa để tính mức đóng BHXH là 20 lần mức lương cơ sở.

Mức tiền lương tháng tối đa để tính mức đóng BHYT là 20 lần mức lương cơ sở.

Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính đóng BHTN là mức lương tối thiểu vùng và mức tiền lương tối đa để tính mức đóng BHTN là 20 lần mức lương tối thiểu vùng.

-Theo đó, thông qua quy định trên thì bạn thuộc trường hợp là đối tượng được hưởng lương do nhà nước quy định, bởi vậy cho nên căn cứ để đóng BHXH, BHYT, BHTN là hệ số tiền lương tháng. Chính vì vậy, tiền lương đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng sẽ được trừ vào tiền lương của mỗi tháng, ví dụ như lương tháng 3/2016 của chị A là 7tr đã bao gồm phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên và tiền lương thực tế..thì sau khi trừ đi 8%(8% là con số giả sử) tiền đóng Bảo hiểm xã hội của tháng 3 thì tổng số lương chị A được nhận của tháng 3 sẽ là 6.440000 nghìn đồng, cứ như vậy, mỗi tháng sẽ có 8% được trích từ tiền lương của chị A để đóng BHXH.Trong trường hợp của bạn thì qua thông tin bạn cung cấp bạn có nói trường bạn ” trừ 10,5 % các khoản bảo hiểm và tính tiền dạy thêm từng tháng và chia bình quân cho 12 tháng.” Từ những phân tích ở trên có thể thấy rằng tiền lương dạy thêm giờ của giáo viên sẽ không bị lấy làm căn cứ để đóng bảo hiểm xã hội, mà tiền để đóng bảo hiểm xã hội chỉ được áp dụng với tiền lương thực tế hằng tháng. Cho nên, việc trường của bạn “trừ 10,5% các khoản bảo hiểm vào tiền dạy thêm giờ và tính tiền dạy thêm từng tháng và chia bình quân cho 12 tháng” của bạn là không có căn cứ .

Ngoài ra, để hiểu hơn về cách tính tiền lương làm thêm giờ chị có thể tham khảo Điều 4 Thông tư 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC để có thể tính toán số tiền lương được hưởng cho thời gian làm thêm giờ của mình.

Trên đây là tư vấn  của công ty Luật Việt Phong về vấn đề Tính giờ dạy thêm đối với giáo viên như thế nào?. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Tính giờ dạy thêm đối với giáo viên như thế nào?.
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề