Tội vận chuyển trái phép gỗ

Anh trai em có mua xe ô tô,được thuê chở gỗ từ Kon Tum ra Nam Định và bị công an và kiểm lâm Nam Định bắt. Bước đầu công an cho biết xe chở 9m3 gỗ dổi,có hồ sơ gỗ đem theo do chủ hàng cấp nhưng hồ sơ chỉ ghi đúng 1m3 gỗ. Giờ xe của anh trai em đang bị tạm giữ để xử lý. Quý công ty có thể tư vấn giúp em vụ này không ạ?

Hồ Xuân Trường

Căn cứ pháp lý:

cac loai go doi 1

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật Việt Phong, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật Việt Phong xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: 

Theo như thông tin bạn cung cấp thì anh của bạn đã vận chuyển gỗ dổi trái phép cho người khác, căn cứ theo quy định của pháp luật thì gỗ dổi không thuộc loại gỗ nguy cấp, quý, hiếm. Điều 22 Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt đối vận chuyển lâm sản trái pháp luật như sau:

Điều 22. Vận chuyển lâm sản trái pháp luật
Người có hành vi vận chuyển lâm sản (bao gồm từ thời điểm tập kết lâm sản để xếp lên phương tiện vận chuyển hoặc đã xếp lên phương tiện vận chuyển) không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng hồ sơ không phù hợp với lâm sản thực tế vận chuyển; gỗ không có dấu búa kiểm lâm theo quy định của pháp luật, bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị dưới 5.000.000 đồng.
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị dưới 3.000.000 đồng.
c) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm dưới 1 m3.
d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA dưới 0,7 m3.
đ) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị dưới 7.000.000 đồng.
e) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị dưới 10.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
c) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ 1 m3 đến 1,5 m3.
d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ 0,7 m3 đến 1 m3.
đ) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
e) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 13.000.000 đồng.
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
c) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị dưới 7.000.000 đồng.
d) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 1,5 m3 đến 3 m3.
đ) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 1 m3 đến 1,5 m3.
e) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA dưới 0,3 m3.
g) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 13.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 7.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.
c) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
d) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 3 m3 đến 6 m3.
đ) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 1,5 m3 đến 2 m3.
e) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA từ 0,3 m3 đến 0,5 m3.
g) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng.
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
c) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
d) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 6 m3 đến 10 m3.
đ) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 2 m3 đến 3 m3.
e) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA từ trên 0,5 m3 đến 0,7 m3.
g) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
“…”
12. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm c, đ Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, Điểm b các Khoản: 1, 2 và 10; Điểm a, Điểm b, Điểm c các Khoản: 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều này.
b) Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9 và Khoản 10 Điều này.
…”

Như vậy, với 9m3 gỗ dổi, tuy có hồ sơ do chủ hàng cấp nhưng hồ sơ chỉ ghi 1m3 gỗ thì anh của bạn sẽ bị xử phạt từ 30 triệu đến 50 triệu đồng, tang vật và phương tiện đều bị tịch thu trong trường hợp này. 

Điều 47 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về việc tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm như sau:

Điều 47. Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm
1. Việc tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy được áp dụng đối với:
a) Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;
b) Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội;
c) Vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành.
2. Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.
3. Vật, tiền là tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu.

Do chiếc xe của anh bạn là phương tiện trực tiếp thực hiện hoạt động vận chuyển gỗ lậu nên chiếc xe này sau khi bị tịch thu sẽ được sung vào ngân sách nhà nước hoặc bị tiêu hủy chứ không được trả lại.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về vấn đề pháp lý liên quan đến việc vận chuyển trái phép gỗ. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Hải An

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Tội vận chuyển trái phép gỗ
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề