Tư vấn thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế

Posted on Tư vấn luật SHTT 237 lượt xem

Tóm tắt câu hỏi về thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế:

Tôi là Nguyễn Văn Hai, tôi có sáng chế ra một chiếc máy đa năng trong lĩnh vực nông nghiệp. Bây giờ tôi muốn đăng ký bảo hộ sáng chế cho chiếc máy đó được không? và thủ tục bảo hộ như thế nào, có cần điều kiện gì không?.

Người gửi: Nguyễn Văn Hai ( Tiền Giang)

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

Căn cứ theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), để sáng chế được bảo hộ thì chiếc máy đa năng anh sáng chế ra cần đáp ứng một số điều kiện chung:

1. Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ:

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có tính mới;

b) Có trình độ sáng tạo;

c) Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có tính mới;

b) Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Lưu ý:

– Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.

– Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

– Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.

tu-van-thu-tuc-dang-ky-bao-ho-sang-che

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

2. Tư vấn thủ tục đăng ký sáng chế:

Căn cứ theo quy định tại mục 2, Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp; thủ tục đăng ký sáng chế như sau:

Đơn đăng ký sáng chế

  • Đơn đăng ký sáng chế (đơn) phải đáp ứng các yêu cầu chung quy định tại điểm 7 và điểm 10.1 của Thông tư này và đáp ứng các yêu cầu cụ thể quy định tại điểm này.
  • Đơn phải chỉ rõ đối tượng cần được bảo hộ là sản phẩm hoặc quy trình phù hợp với quy định tại khoản 12 Điều 4 của Luật Sở hữu trí tuệ.
  • Đơn phải bảo đảm tính thống nhất quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 101 của Luật Sở hữu trí tuệ và theo các hướng dẫn sau đây.

Đơn được coi là bảo đảm tính thống nhất nếu:

a) Yêu cầu bảo hộ một đối tượng duy nhất; 

b) Yêu cầu bảo hộ một nhóm đối tượng có mối liên hệ kỹ thuật, thể hiện ý đồ sáng tạo chung duy nhất, thuộc các trường hợp sau đây:

(i) Một đối tượng dùng để tạo ra (sản xuất, chế tạo, điều chế) đối tượng kia;

(ii) Một đối tượng dùng để thực hiện đối tượng kia;

(iii) Một đối tượng dùng để sử dụng đối tượng kia;

(iv) Các đối tượng thuộc cùng một dạng, có cùng chức năng để bảo đảm thu được cùng một kết quả.

Tờ khai

Người nộp đơn phải nộp 02 bản tờ khai theo mẫu 01-SC quy định tại Phụ lục A của Thông tư này. Tại mục “Phân loại sáng chế quốc tế” trong tờ khai, người nộp đơn cần nêu chỉ số phân loại giải pháp kỹ thuật cần bảo hộ theo Bảng phân loại quốc tế về sáng chế (theo Thoả ước Strasbourg) mới nhất được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Nếu người nộp đơn không phân loại hoặc phân loại không chính xác thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ phân loại và người nộp đơn phải nộp phí dịch vụ phân loại theo quy định.

Bản mô tả sáng chế

Người nộp đơn phải nộp 02 bản mô tả sáng chế. Bản mô tả sáng chế phải bao gồm phần mô tả sáng chế và phạm vi bảo hộ sáng chế.

a) Phần mô tả thuộc bản mô tả sáng chế phải bộc lộ hoàn toàn bản chất của giải pháp kỹ thuật được đăng ký. Trong phần mô tả phải có đầy đủ các thông tin đến mức căn cứ vào đó, bất kỳ người nào có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng đều có thể thực hiện được giải pháp đó; phải làm rõ tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp của giải pháp kỹ thuật (nếu văn bằng bảo hộ yêu cầu được cấp là Bằng độc quyền sáng chế); làm rõ tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp của giải pháp kỹ thuật (nếu văn bằng bảo hộ yêu cầu được cấp là Bằng độc quyền giải pháp hữu ích).

Người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng được hiểu là người có các kỹ năng thực hành kỹ thuật thông thường và biết rõ các kiến thức chung phổ biến trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

b) Phần mô tả phải bao gồm các nội dung sau đây:

(i) Tên sáng chế: thể hiện vắn tắt đối tượng hoặc các đối tượng được đăng ký (sau đây gọi là “đối tượng”); tên sáng chế phải ngắn gọn và không được mang tính khuếch trương hoặc quảng cáo;

(ii) Lĩnh vực sử dụng sáng chế: lĩnh vực trong đó đối tượng được sử dụng hoặc liên quan;

(iii) Tình trạng kỹ thuật của lĩnh vực sử dụng sáng chế: tình trạng kỹ thuật thuộc lĩnh vực nói trên tại thời điểm nộp đơn (các đối tượng tương tự đã biết, nếu có);

(iv) Bản chất kỹ thuật của sáng chế: bản chất của đối tượng, trong đó phải nêu rõ các dấu hiệu (đặc điểm) tạo nên đối tượng và phải chỉ ra các dấu hiệu (đặc điểm) mới so với các giải pháp kỹ thuật tương tự đã biết;

(v) Mô tả vắn tắt các hình vẽ kèm theo (nếu có);

(vi) Mô tả chi tiết các phương án thực hiện sáng chế;

(vii) Ví dụ thực hiện sáng chế;

(viii) Những lợi ích (hiệu quả) có thể đạt được.

c) Phạm vi bảo hộ sáng chế (sau đây gọi là “phạm vi bảo hộ” hoặc “yêu cầu bảo hộ”)

Phạm vi (yêu cầu) bảo hộ được dùng để xác định phạm vi quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. Phạm vi (yêu cầu) bảo hộ phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, phù hợp với phần mô tả và hình vẽ, trong đó phải làm rõ những dấu hiệu mới của đối tượng yêu cầu được bảo hộ (sau đây gọi là “đối tượng”) và phải phù hợp với các quy định sau đây:

d) Phạm vi (yêu cầu) bảo hộ phải được phần mô tả minh họa một cách đầy đủ, bao gồm các dấu hiệu kỹ thuật cơ bản cần và đủ để xác định được đối tượng, để đạt được mục đích đề ra và để phân biệt đối tượng với đối tượng đã biết.

e) Các dấu hiệu kỹ thuật trong phạm vi (yêu cầu) bảo hộ phải rõ ràng, chính xác và được chấp nhận trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

g) Phạm vi (yêu cầu) bảo hộ không được viện dẫn đến phần mô tả và hình vẽ, trừ trường hợp viện dẫn đến những phần không thể mô tả chính xác bằng lời, như trình tự nucleotit và trình tự axit amin, nhiễu xạ đồ, giản đồ trạng thái….

h) Nếu đơn có hình vẽ minh hoạ yêu cầu bảo hộ thì dấu hiệu nêu trong phạm vi (yêu cầu) bảo hộ có thể kèm theo các số chỉ dẫn, nhưng phải đặt trong ngoặc đơn. Các số chỉ dẫn này không được coi là làm giới hạn phạm vi (yêu cầu) bảo hộ.

i) Phạm vi (yêu cầu) bảo hộ nên (nhưng không bắt buộc) được thể hiện thành hai phần: “Phần giới hạn” và “Phần khác biệt”, trong đó: “Phần giới hạn” bao gồm tên đối tượng và những dấu hiệu của đối tượng đó trùng với các dấu hiệu của đối tượng đã biết gần nhất và được nối với “Phần khác biệt” bởi cụm từ “khác biệt ở chỗ” hoặc “đặc trưng ở chỗ” hoặc các từ tương đương; “Phần khác biệt” bao gồm các dấu hiệu khác biệt của đối tượng so với đối tượng đã biết gần nhất và các dấu hiệu này kết hợp với các dấu hiệu của “Phần giới hạn” cấu thành đối tượng yêu cầu bảo hộ.

k) Phạm vi (yêu cầu) bảo hộ có thể bao gồm một hoặc nhiều điểm. Trong đó phạm vi (yêu cầu) bảo hộ nhiều điểm có thể được dùng để thể hiện một đối tượng cần được bảo hộ, với điểm đầu tiên (gọi là điểm độc lập) và điểm (các điểm) tiếp theo dùng để cụ thể hoá điểm độc lập (gọi là điểm phụ thuộc); hoặc thể hiện một nhóm đối tượng yêu cầu được bảo hộ, với một số điểm độc lập, mỗi điểm độc lập thể hiện một đối tượng yêu cầu được bảo hộ trong nhóm đó, mỗi điểm độc lập này có thể có điểm (các điểm) phụ thuộc.

l) Các điểm của phạm vi (yêu cầu) bảo hộ phải được đánh số liên tiếp bằng chữ số Ả-rập, sau đó là dấu chấm.

m) Phạm vi (yêu cầu) bảo hộ nhiều điểm dùng để thể hiện một nhóm đối tượng phải đáp ứng các yêu cầu: các điểm độc lập, thể hiện các đối tượng riêng biệt, không được viện dẫn đến các điểm khác của phạm vi (yêu cầu) bảo hộ, trừ trường hợp việc viện dẫn đó cho phép tránh được việc lặp lại hoàn toàn nội dung của điểm khác; các điểm phụ thuộc phải được thể hiện ngay sau điểm độc lập mà chúng phụ thuộc.

Bản tóm tắt sáng chế

Người nộp đơn phải nộp 02 bản tóm tắt sáng chế. Bản tóm tắt sáng chế được dùng để mô tả một cách vắn tắt (không quá 150 từ) về bản chất của sáng chế. Bản tóm tắt phải bộc lộ những nội dung chủ yếu về bản chất của giải pháp kỹ thuật nhằm mục đích thông tin. Bản tóm tắt có thể có hình vẽ, công thức đặc trưng.

2. Thẩm định hình thức, công bố đơn đăng ký sáng chế

Các thủ tục thẩm định hình thức, công bố đơn đăng ký sáng chế được thực hiện theo thủ tục chung quy định tại điểm 13 và điểm 14 của Thông tư này.

3. Lệ phí bảo hộ sáng chế

– Lệ phí nộp đơn: 180.000 đồng.

– Lệ phí công bố đơn: 120.000 đồng.

– Phí thẩm định nội dung: 420.000 đồng.

– Phí tra cứu: 120.000 đồng.

– Lệ phí cấp bằng: 120.000 đồng.

– Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng.

4. Thời hạn thực hiện thủ tục bảo hộ sáng chế

– Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nhận đơn;

– Công bố đơn: 18 tháng kể từ ngày ưu tiên hoặc tháng thứ 2 từ ngày có yêu cầu thẩm định nội dung;

– Thẩm định nội dung: 12 tháng từ ngày có yêu cầu thẩm định nội dung hoặc ngày công bố.

5. Dịch vụ đăng ký bảo hộ sáng chế tại Luật Việt Phong 

Khi có yêu cầu dịch vụ tư vấn thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế từ khách hàng, Luật Việt Phong sẽ thực hiện các công việc sau đây để hoàn thiện thủ tục đăng ký sáng chế cho khách hàng:

  • Tư vấn cho khách hàng những vấn đề pháp lý sơ bộ
  • Soạn thảo hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế
  • Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam
  • Theo dõi tiến độ thẩm định hồ sơ
  • Tư vấn, định hướng cho khách hàng về việc sửa đơn yêu cầu bảo hộ khi bị Cục sở hữu trí tuệ bác đơn
  • Kiểm tra tổng thể tiến độ thẩm định, xét duyệt của hồ sơ
  • Thực hiện công việc trọng gói từ a-z cho đến khi yêu cầu dịch vụ được thực hiện xong
  • Bàn giao kết quả thực hiện dịch vụ cho khách hàng khi hồ sơ đăng ký bảo hộ được hoàn tất

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế.Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Tư vấn thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề