Quyền tác giả dưới dạng tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Posted on Tư vấn luật SHTT 422 lượt xem

Nội dung tư vấn:

Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền tác giả. Vậy pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam đã quy định như thế nào về quyền tác giả đối với tác phẩm ứng dụng.

10

Luật sư tư vấn:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009
  • Nghị định 22/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ năm 2005 là luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan

Quyền tác giả dưới dạng tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Theo khoản 2 Điều 13 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định về tác phẩm mỹ thuật ứng dụng:

“Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm), thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí.”

Và tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là một trong những loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo hoặc sở hữu. Quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền tài sản và quyền nhân thân. Thứ nhất về quyền nhân thân được quy định tại Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009:

“Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

1. Đặt tên cho tác phẩm;

2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.”

Thứ hai về quyền tài sản được quy định tại Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009:

“1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

a) Làm tác phẩm phái sinh;

b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

c) Sao chép tác phẩm;

d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.

3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.”

Theo điểm a) khoản 2 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đỏi, bổ sung 2009: “a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;”

Như vậy tác phẩm mỹ thuật ứng dụng có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm kể từ khi tác phẩm công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng chưa công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm kể từ khi tác phẩm được định hình.

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề