Xử lý hành vi đi vào vạch cấm khi tham gia giao thông

Chiều tối ngày mùng 4/10/2019 tôi sử dụng xe gắn máy đi qua đoạn từ nội bài dẽ sang đường cao tốc đi bắc ninh-bắc giang được một đoạn thì tôi rẽ sang đường một chiều đi được khoảng 50m thì tôi bị cảnh giao thông giữ lại và nói tôi đi vào đường xương cá. Cảnh sát yêu cầu tôi nộp phạt 1.200.000đ vì đi vào khu vực đường kẻ vạch cấm. Vậy có hỏi sao mà phạt nhiều vậy thì anh cảnh sát nói lỗi của anh nên anh phải chịu phạt. Vậy cho tôi hỏi theo tôi biết thì chỉ phạt 100.000đ mà tại sao ở đây lại phải nộp phạt nhiều như thế? Và việc bị phạt nhiều hơn so với nghị định tôi có được quyền tố cáo csgt làm việc tại đoạn cao tốc bắc ninh bắc giang không?
Nguyễn văn thắng


Căn cứ pháp lý:

– Quy chuẩn 41:2016/BGTVT quy định về vạch kẻ đường
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
– Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 

vach 1

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật Việt Phong, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật Việt Phong xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến xử lý hành vi đi vào vạch cấm khi tham gia giao thông.

Căn cứ vào Phụ lục G Quy chuẩn 41:2016/BGTVT quy định về vạch kẻ đường có nêu như sau:

G1.4. Nhóm vạch kênh hóa dòng xe
a. Vạch 4.1: Vạch kênh hóa dòng xe dạng gạch chéo
Áp dụng: Vạch kênh hóa dòng xe dạng gạch chéo được sử dụng để giới hạn các phần mặt đường không sử dụng cho xe chạy mà sử dụng để kênh hóa các dòng giao thông giao thông trên đường. Khi vạch 4.1 được sử dụng, các phương tiện giao thông phải đi theo tuyến đường quy định, không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch trừ những trường hợp khẩn cấp theo quy định tại Luật giao thông đường bộ.
Quy cách vạch như sau:
Vạch 4.1 bao gồm các vạch liền nét, màu trắng được vẽ song song, mỗi vạch rộng 45 cm, khoảng cách hai mép vạch 100 cm, vạch nghiêng một góc 135o theo chiều ngược chiều kim đồng hồ so với hướng chuyển động của xe. Vạch xác định phạm vi kẻ vạch kênh hóa dòng xe dạng gạch chéo là vạch đơn liền nét, màu trắng. Vạch này có bề rộng nét vẽ b = 20 cm. 
b. Vạch 4.2: vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V
Áp dụng: Vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V được sử dụng để giới hạn các phần mặt đường không sử dụng cho xe chạy mà sử dụng để kênh hóa các dòng giao thông giao thông trên đường. Khi vạch 4.2 được sử dụng, các phương tiện giao thông phải đi theo tuyến đường quy định, không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch trừ những trường hợp khẩn cấp theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ.
Quy cách vạch như sau:
Vạch 4.2 bao gồm các vạch liền nét, màu trắng được vẽ song song, mỗi vạch rộng 45 cm, khoảng cách hai mép vạch 100 cm, vạch nghiêng một góc 135 o theo chiều ngược chiều kim đồng hồ so với hướng chuyển động của xe. Vạch xác định phạm vi kẻ vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V là vạch đơn liền nét, màu trắng. Vạch này có bề rộng nét vẽ b = 20 cm. 

Trên tinh thần của pháp luật, việc các phương tiện giao thông lấn vạch hay cắt qua vạch được coi là hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ, vì vậy Cảnh sát giao thông tiến hành xử phạt hành chính đối với bạn là có căn cứ

Tuy nhiên, nói về mức xử phạt trong trường hợp này, cần phải xem xét các căn cứ pháp luật liên quan, cụ thể ở Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có nêu rõ:

Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm d, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 2; điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k, điểm l, điểm o, điểm r, điểm s khoản 3; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm I khoản 4; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; điểm a, điểm c khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này;

Căn cứ vào quy định trên, có thể thấy trường hơp của bạn chỉ có thể áp dụng mức phạt cao nhất là 400.000 đồng đối hành vi điều khiển xe máy đi lên vạch kẻ xương cá. Vì vậy, việc cảnh sát giao thông tiến hành xử phạt bạn với mức xử phạt là 1.200.000 đồng là chưa phù hợp với quy định của pháp luật. Trong trường hợp này bạn hoàn toàn có thể khiếu nại xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:

Điều 15. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện trong xử lý vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử lý vi phạm hành chính có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Việc khiếu nại có thể đúng hoặc không đúng, tuy nhiên bạn hoàn toàn có quyền khiếu nại khi có căn cứ cho rằng quyền lợi của mình bị xâm hại. Nếu việc khiếu nại không thành công thì bạn cũng không bị xử phạt thêm về lỗi nào khác. Trình tự khiếu nại được quy định tại Điều 7 Luật Khiếu nại năm 2011 như sau:

Điều 7. Trình tự khiếu nại
1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Như vậy, bạn có thể thực hiện khiếu nại trực tiếp đến người ra quyết định xử phạt hành chính đối với bạn hoặc đến cơ quan có người có hành vi hành chính. Cụ thể, bạn có thể tới trụ sở Đội, Trạm cảnh sát giao thông đó để thực hiện khiếu nại.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về vấn xử lý hành vi đi vào vạch cấm khi tham gia giao thông. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia. Nguyễn Thị Hoà (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Xử lý hành vi đi vào vạch cấm khi tham gia giao thông
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề