Xử lý hành vi “không tố giác tội phạm”

Posted on Tư vấn luật hình sự 304 lượt xem

Tôi đang vướng vào một vụ án hình sự và bị toà tố giác tội không tố giác tội phạm. Trong vụ án tôi có đánh nạn nhân và bỏ chạy nhưng sau đó bạn của tôi cướp xe và bỏ trốn. Tôi ko hế biết vụ cướp xe đó, mức khung hình phạt toà gửi giấy cho tôi, tôi thấy có 3 mức , phạt hành chính, án treo 3 năm và tù 6 tháng tới 3 năm. Luật sư cho tôi hỏi liệu tôi có phải đi tù ko ạ? 
Đây là lần đầu tiên tôi bị nên tôi không rõ như thế nào . luật sư giúp tôi với ạ 

Huỳnh thanh lâm

Căn cứ pháp lý: 

– Bộ Luật Hình sự 2015 

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những dữ liệu bạn đưa ra, có thể thấy rằng bạn đang bị Tòa án khởi tố về tội “không tố giác tội phạm” liên quan đến hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản. Để khởi tố hình sự đối với 1 cá nhân cần phải thỏa mãn 1 số điều kiện cấu thành tội phạm như về chủ thể, khách thể, chủ quan, khách quan.
Theo điều 390 BLHS 2015 quy định:
Điều 390. Tội không tố giác tội phạm
1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.

Sau đây, chúng tôi sẽ làm rõ 1 số vấn đề về truy cứu TNHS: 

Chủ thể (Người thực hiện hành vi): về vấn đề này được xem xét phụ thuộc vào độ tuổi của người thực hiện hành vi. Do bạn không nói rõ bạn bao nhiêu tuổi nên chưa thể tư vấn rõ ràng, cụ thể cho bạn. Tuy nhiên, về nguyên tắc xử lý sẽ được chia thành 1 số trường hợp: 
  • Đối với cá nhân từ 14 –  16 tuổi sẽ bị xử lý theo điểm b khoản 2 điều 91 BLHS quy định:
Điều 91. Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ trường hợp quy định tại Điều 123 (tội giết người); Điều 134, các khoản 4, 5 và khoản 6 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 141 (tội hiếp dâm), Điều 142 (tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi); Điều 144 (tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi); Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của Bộ luật này;
  • Đối với cá nhân từ 16 – 18 tuổi sẽ bị xử lý theo điểm a khoản 2 điều 91 BLHS quy định
Điều 91. Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ trường hợp quy định tại Điều 134 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 141 (tội hiếp dâm); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của Bộ luật này;

  • Đối với cá nhân trên 18 tuổi sẽ bị xử lý hình sự về mọi tội phạm.
Khách thể: hành vi không tố giác tội phạm xâm hại đến hoạt động đúng đắn của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm và người phạm tội
Chủ quan: người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý – không chủ động khai báo sự việc cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Khách quan: liên quan đến hành vi, trong trường hợp này biểu hiện là không thực hiện hành động thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về một tội phạm đã được thực hiện hoặc đang được chuẩn bị. Tuy nhiên, dựa vào dữ liệu bạn đưa ra là bạn không hề tham gia thảo luận hoặc biết trước được hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản ( bạn cần đưa ra được bằng chứng chứng minh mình về sự vô can của mình đối với hành vi chiếm đoạt tài sản, có thể thông qua lời khai của những người bị xét xử trước đó hoặc lời khai của nạn nhân ) thì Tòa án sẽ không đủ căn cứ để có thể khởi kiện bạn về tội “không tố giác tội phạm”.    

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về xử lý hình sự với tội không tố giác tội phạm . Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Vũ Quân

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Xử lý hành vi “không tố giác tội phạm”
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề