Xử phạt vi phạm hành chính đối với Kiểm lâm

Tôi làm việc tại xã miền núi cao. Hàng ngày đi trên đường tỉnh lộ 20, mà đường tỉnh lộ 20 nằm xuyên giữa rừng của vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (hai bên đường là đất của vườn quốc gia). Trên đoạn đường 20 này có hai trạm kiểm lâm của vườn và đồng thời mỗi trạm đều có rào chắn barie. Khi tôi và người dân đi qua barie này đều bị kiểm lâm dừng xe kiểm tra người, xe và hành lý mang theo. Chúng tôi là người dân và cán bộ đi làm ăn hàng ngày phải di chuyển qua tuyến đường này, việc kiểm lâm liên tục dừng xe kiểm tra khiến chúng tôi rất bức xúc. Vậy xin kính hỏi nhà luật hành vi như vậy của lực lượng kiểm lâm có đúng quy định pháp luật không và chúng tôi phải làm gì. Xin cảm ơn.

Nguyễn Hải

Cơ sở pháp lý:

– Nghị định 01/2019/NĐ-CP về kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.

khong bi xu phat vi pham hanh chinh 1511170059 2

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật Việt Phong, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật Việt Phong xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến quyền hạn của Kiểm lâm trong vườn quốc gia.

Dựa theo thông tin được cung cấp và căn cứ theo pháp luật về kiểm lâm, tại điều 6 Nghị định 01/2019/NĐ-CP quy định:

Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ
1. Xây dựng chương trình, kế hoạch về bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ.
2. Phối hợp với Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ, Kiểm lâm cấp huyện và các cơ quan chức năng trên địa bàn xây dựng quy chế phối hợp, thực hiện chương trình, kế hoạch về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, tổ chức đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp thuộc phạm vi được giao.
3. Xử lý vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính; khởi tố, điều tra vụ án hình sự hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi được giao theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.
4. Phối hợp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, vận động quần chúng nhân dân trong khu vực bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng.
5. Theo dõi thông tin dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; phối hợp với Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng, trong trường hợp cần thiết báo cáo cơ quan có thẩm quyền tổ chức huy động lực lượng, phương tiện tổ chức chữa cháy rừng.
6. Quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ, phương tiện, trang thiết bị nghiệp vụ chuyên dụng, đồng phục theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo định kỳ và theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao.

Hướng dẫn bổ sung cho quy định tại điều 6 Nghị định 01/2019/NĐ-CP, điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:

Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
c) Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;

Từ các căn cứ trên, kiểm lâm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được quyền yêu cầu dừng xe và kiểm tra khi có căn cứ về việc vi phạm đối với người có hành vi sai phạm. 

Trong trường hợp kiểm lâm có hành vi vượt quá thẩm quyền cho phép, người có quyền và lợi ích hợp pháp được quyền khiếu nại tố cáo đến người đứng đầu cơ quan kiểm lâm theo quy định tại điều 12 Luật tố cáo 2011 hoặc  khởi kiện hành chính đến toà án nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại điều 32 Luật tố tụng hành chính 2015 để được đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về quyền hạn của Kiểm lâm trong vườn quốc gia. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Khánh Lâm

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề