Bị tạm giam vẫn được quyền tiếp cận thông tin

Người bị tạm giam, tạm giữ vẫn có quyền công dân, họ được phép tiếp cận thông tin, yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền cung cấp mọi thông tin liên quan nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng. Đây là một trong những nội dung đáng lưu ý trong buổi làm việc ngày 24/6 của Bộ Tư pháp với Hội đồng thẩm định Luật Tiếp cận thông tin.

Tư vấn pháp luật trực tuyến gọi 1900 6186

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589
Hội đồng thẩm định (tạm viết tắt là Hội đồng) nhất trí cao về sự cần thiết ban hành Luật Tiếp cận thông tin nhằm triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 và bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của người dân. Về phạm vi điều chỉnh, Hội đồng nhất trí cho rằng, để tăng cường tính công khai, minh bạch trong việc tiếp cận thông tin, cần làm rõ phạm vi thông tin bị hạn chế tiếp cận theo hướng liệt kê cả loại thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư…
Liên quan đến chủ thể có trách nhiệm cung cấp thông tin, đa số thanh niên Hội đồng cùng thống nhất, đó phải là tất cả các cơ quan nhà nước, bao gồm cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tuy nhiên, cũng có thành viên đề nghị mở rộng hơn theo hướng chủ thể có trách nhiệm cung cấp thông tin là tất cả các cơ quan nhà nước và các tổ chức có sử dụng tài sản, ngân sách nhà nước. Ở nội dung loại thông tin được phép tiếp cận, Hội đồng khẳng định, đó là những thông tin do cơ quan nhà nước tạo ra và nắm giữ. Đây là nội dung được đánh giá cao trong dự luật, thể hiện quyền hạn tối ưu của công dân trong việc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cung cấp thông tin.
Đề cập đến câu chuyện chủ thể tiếp cận thông tin, một số thành viên của Hội đồng cho rằng việc quy định hạn chế quyền tiếp cận thông tin của người bị tạm giam, tạm giữ là chưa hợp lý. Bởi, về mặt pháp lý các đối tượng này vẫn là công dân và chưa bị tước hay hạn chế quyền công dân. Ngoài ra, các ý kiến của chuyên gia cũng cho rằng, nhà nước nên tạo điều kiện cho các đối tượng nêu trên được tiếp cận thông tin để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Ở nội dung quy định cơ quan thi hành và giám sát, Hội đồng cùng nhất trí quy định giao Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của người dân. Tuy vậy, có thành viên tỏ vẻ hoài nghi về tính khả thi, vì Chính phủ chỉ quản lý hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, không thể điều chỉnh tới các cơ quan khác như tòa án, viện kiểm sát, các cơ quan của Quốc hội… Vì lẽ đó, số ít thành viên đề nghị cân nhắc thành lập một cơ quan giám sát của Quốc hội để bảo đảm việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Theo Báo Tiền Phong ( Bảo Thắng) 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Bị tạm giam vẫn được quyền tiếp cận thông tin
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề