Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả?

Posted on Tư vấn luật SHTT 326 lượt xem

Tóm tắt câu hỏi:

Có phải tất cả các loại hình tác phẩm đều được bảo hộ quyền tác giả?

Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

( Ảnh minh họa:Internet)
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi 1900 6589

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn ! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:

1. Cơ sở pháp lý

– Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009;

– Nghị Định số 3198/VBHN-BVHTTDL, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Dân sự, Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan.

2. Có phải tất cả các loại hình tác phẩm đều được bảo hộ quyền tác giả?

Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả:

Theo Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009, quyền sở hữu trí tuệ bao gồm cả  quyền tác giả; quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Và căn cứ theo quy định tại khoản 7, Điều 4, Luật này :

“Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.”

Quy định của pháp luật Việt Nam về các  loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả được quy định cụ thể  tại Điều 14, Luật này mới bảo hộ quyền tác giả; các loại tác phẩm đó bao gồm:

“a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

c) Tác phẩm báo chí;

d) Tác phẩm âm nhạc;

đ) Tác phẩm sân khấu;

e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

h) Tác phẩm nhiếp ảnh;

i) Tác phẩm kiến trúc;

k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;

l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.”

Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn. Theo quy định tại khoản 2, Điều này thì các tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều 14  nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

Điều kiện để tác phẩm quy định tại khoản 1, 2, Điều này  được bảo hộ phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.

Các tác phẩm không được bảo hộ quyền tác giả:

Theo phân tích ở trên, có thể thấy được rằng các tác phẩm mà không phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình hay tác phẩm phái sinh mà làm phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm thì cũng sẽ không được bảo hộ quyền tác giả.

Ngoài ra, theo quy định của pháp luật Việt Nam thì những đối tượng được quy định tại Điều 15, Luật này và được hướng dẫn chi tiết tại Điều 21, Nghị Định số 3198/VBHN-BVHTTDL sẽ không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả, cụ thể như sau:

Thứ nhất, Tin tức thời sự thuần túy đưa tin là các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, chỉ mang tính chất đưa tin không có tính sáng tạo.

Thứ hai, Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó. Văn bản hành chính  bao gồm văn bản của cơ quan, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì không phải bất kỳ loại hình tác phẩm nào cũng được Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam bảo hộ quyền tác giả.

Trên đây là tư vấn  của công ty Luật Việt Phong về Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề