Chế tài xử lý giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, cưỡng ép và đe doạ

Posted on Tư vấn luật dân sự 233 lượt xem

Chồng tôi và công ty có ký biên bản hợp tác đầu tư. Theo đó công ty để 1 suất đất cho chồng tôi với giá 400tr trả góp mỗi tháng trừ 3tr vào tiền lương. Nếu chồng tôi nghỉ việc trước 3 năm kể từ ngày ký kết biên bản hợp tác đầu tư thì không được hưởng tiền chiết khấu 585000/m2 và phải thanh toán hết số tiền còn lại trong vòng 1 tháng. Trong biên bản cũng có điều khoản 1 trong 2 bên không được yêu cầu chấm dứt biên bản này trước thời hạn. Hiện tại công ty lấy lý do ít việc yêu cầu chồng tôi nghỉ việc và đồng thời đề nghị trả lại cho chồng tôi số tiền trả góp đã đóng đến thời điểm hiện tại, tính theo lãi suất gửi ngân hàng. Chồng tôi không đồng ý và muốn kiện ra toà. Vậy tôi muốn hỏi nếu theo kiện thì khả năng thắng kiện là bao nhiêu phần trăm. Tôi cảm ơn văn phòng.

Vũ Thị Mai Anh.

Căn cứ pháp lý:

– Bộ Luật lao động 2012
– Bộ Luật dân sự 2015

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:từ những thông tin bạn cung cấp, chúng tôi nhận thấy bạn đang gặp vướng mắc trong vấn đề pháp lý liên quan đến chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.

Dựa theo thông tin được cung cấp, 2 bên trong giao dịch dân sự đã thiết lập 2 hợp đồng theo đúng trình tự thủ tục về điều kiện khi xác lập hợp đồng được pháp luật công nhận đó là:

  • Hợp đồng hợp tác đầu tư
  • Hợp đồng trả góp đối với 1 mảnh đất

Tuy nhiên, sau một thời gian, công ty đã yêu cầu người lao động xác lập mọt giao dịch khác nhằm mục đích che giấu 2 giao dịch trước đó. Như vậy, theo điều 127 BLDS 2015 quy định:

Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.

Theo đó, nếu có chứng cứ chứng minh về hành vi đe dọa, cưỡng ép từ phía người sử dụng lao động thì giao dịch được xác lập sau với mục đích che giấu cho 2 giao dịch trước đó sẽ không có hiệu lực giữa các bên. Để thực hiện được quyền và lợi ích được pháp luật thừa nhận, bạn có quyền yêu cầu Tòa án nơi thực hiên hợp đồng đầu tư giải quyết căn cứ theo điểm g khoản 1 điều 40 BLTTDS 2015 quy định:

Điều 40. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu
1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:
g) Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;
Trên đây là tư vấn  của công ty Luật Việt Phong về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Thu Thủy

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề