Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam hiện nay

Tất cả các quốc gia trên thế giới dù xác lập đất đai theo hình thức sở hữu tư nhân, sở hữu nhà nước hay sở hữu toàn dân,… cũng đều dựa trên những cơ sở lí luận và thực tiễn nhất định phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội mang tính đặc thù của mỗi nước. Sau đây Luật Việt Phong xin chia sẻ những phân tích về cơ sở lí luận và thực tiễn để xây dựng chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam.
Căn cứ pháp lí:
quan niem ve so huu toan dan ve dat dai 1
Luật sư tư vấn:
Trước đây, Việt Nam cũng giống với các nước khác trên thế giới đều thừa nhận sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau về đất đai. Kể từ sau khi Hiến pháp 1980 ra đời cho đến các bản Hiến pháp 1992, Hiến pháp 2003, pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận một hình thức sở hữu đất đai duy nhất: Sở hữu toàn dân về đất đai. Việc quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân dựa trên những cơ sở lí luận và thực tiễn sau:
Về cơ sở lý luận: 

– Cơ sở lý luận của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai được xây dựng dựa trên một số luận điểm khoa học của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mac – Lênin về tính tất yếu khách quan của việc quốc hữu hóa đất đai. Học thuyết Mac – Leenin cho rằng nhân loại cần phải thay thế hình thức sở hữu tư nhân về đất đai bằng cách “xã hội hóa” đất đai thông qua việc thực hiện quốc hữu hóa đất đai. 
– Có thể thấy “Quốc hữu hóa đất đai” là một việc làm mang tính tất yếu khách quan và phù hợp với tiến trình phát triển của xã hội loài người. 

Về cơ sở thực tiễn:

Sự khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân của Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992Hiến pháp 2013 dựa trên những cơ sở thực tiễn sau đây:
Về mặt chính trị, ở nước ta, vốn đất đai quý báu do công sức, mồ hôi, xương máu của các thế hệ người Việt Nam tạo lập và giữ gìn, là thành quả của quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Vì vậy, nó phải thuộc về toàn thể nhân dân. Hơn nữa, nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, do đó, việc xác lập hình thức sở hữu toàn dân về đất đai nhằm góp phần củng cố và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
 
– Về mặt lịch sử, xuất phát từ yêu cầu của công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm giành và giữ nền độc lập dân tộc, hình thức sở hữu nhà nước về đất đai (đại diện là nhà vua ở các nhà nước phong kiến) đã tồn tại từ rất sớm và tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Ở khía cạnh khác, nghề trồng lúa nước ra đời và tồn tại hàng nghìn năm ở nước ta và trở thành một ngành sản xuất chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. Việc xác lập hình thức đất đai thuộc sở hữu nhà nước sẽ tạo điều kiện để các nhà nước phong kiến huy động sức mạnh của toàn dân vào công tác đắp đê, làm thủy lợi trên quy mô lớn. Mặt khác, việc quy định hình thức sở hữu nhà nước về đất đai mà đại diện là nhà vua giúp nhà nước phong kiến củng cố chính quyền và xây dựng nhà nước trung ương tập quyền.
Về mặt thực tế, hiện nước ta còn hơn 4 triệu ha đất tự nhiên chưa sử dụng. Việc xác lập đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lí sẽ giúp Nhà nước thuận lợi trong việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất  theo kế hoạch phát triển chung nhằm quản lí chặt chẽ và từng bước đưa diện tích đất này vào khai thác, sử dụng hợp lí. Bên cạnh đó, việc xác lập hình thức sở hữu toàn dân về đất đai sẽ tạo thuận lợi cho Nhà nước trong việc sử dụng đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích chung của cộng đồng. 
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về vấn đề cơ sở lí luận và thực tiễn để xây dựng chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia. Nguyễn Thị Hoà (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam hiện nay
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề