Có thể khởi kiện về đất đai khi người để lại di sản đã chia?

Tóm tắt tình huống:

Kính chào luật sư !
Tôi là Nguyễn Minh Tiến.
Địa chỉ: Số X, tổ Y, Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội
Tôi có câu hỏi về lĩnh vực đất đai muốn hỏi Luật sư như sau:
Cụ Trần Thị Loan có 7 người con, 4 trai, 3 gái. Bốn người con trai đều được cụ cho đất, ba người con gái đã lấy chồng và không được chia đất. Cụ Loan đứng tên một mảnh đất (A); (A=A1+A2) trước khi tách sổ đỏ chia cho người con trai trưởng và con trai út. Trước khi chết (2015) cụ đã tách sổ đỏ cho con trai út là Nguyễn Văn Uyên, ông Nguyễn Văn Uyên đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) thửa đất (A1). Còn về phần con trai trưởng của cụ Trần Thị Loan là ông Nguyễn Văn Sơn đang sử dụng thửa đất còn lại (A2) với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên cụ Trần Thị Loan. Nay, ông Sơn cảm thấy bất hợp lý về diện tích đất được thừa kế, có ý định khởi kiện. Vậy:
1/ Người đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể bị kiện do tranh chấp từ phía anh, chị em trong nhà không?
2/ Với tư cách là luật sư của bên được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nêu trên, Luật sư sẽ tư vấn gì cho người được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để đảm bảo quyền lợi của mình?
3/Những văn bản pháp lý nào đang có hiệu lực hướng dẫn giải quyết vụ việc trên?
Trân trọng cảm ơn Quý Luật sư !
Người gửi: Nguyễn Minh Tiến
d2

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Việt Phong, về vấn đề của bạn Công ty Luật Việt Phong xin được tư vấn cho bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

2. Có thể khởi kiện về đất đai khi người để lại di sản đã chia?

Thứ nhất, về việc người đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể bị kiện do tranh chấp từ phía anh, chị em trong nhà không?
Theo thông tin mà bạn đã cung cấp đến cho chúng tôi, thì hiện nay ông Nguyễn Văn Sơn đang “cảm thấy bất hợp lý về diện tích đất được thừa kế, có ý định khởi kiện”, theo quy định của pháp luật tại khoản 5 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự có quy định về Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có quy định như sau: “Tranh chấp về thừa kế tài sản”. Như vậy, khi ông Nguyễn Văn sơn cảm thấy “bất hợp lý” không đồng ý thừa kế về việc sử dụng đất do Cụ Trần Thị Loan để lại thì ở trong trường hợp này thì Ông Nguyễn Văn Uyên sẽ có thể bị ông Nguyễn Văn Sơn khởi kiện tại Tòa án (cụ thể ở đây là Tòa án nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền giải quyết theo điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự).
Thứ hai, Với tư cách là luật sư của bên được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nêu trên, Luật sư sẽ tư vấn gì cho người được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để đảm bảo quyền lợi của mình?
Với tư cách là Luật sư của bên được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đất (cụ thể ở đây là ông Nguyễn Văn Uyên) thì ông Uyên có thể tham khảo về việc tư vấn của chúng tôi như sau:
– Một là, mảnh đất A1 mà ông Uyên đang sử dụng là them ý chí để  lại do sản mà cụ Trần Thị Loan đã chia cho ông Uyên.
Theo quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự có quy định về Quyền thừa kế như sau:
“Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc”
Bên cạnh đó, tại Điều 626 Bộ luật Dân sự có quy định về Quyền của người lập di chúc như sau:
“Người lập di chúc có quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.”
Mảnh đất mà ông Uyên hiện đang sử dụng đã được cụ Trần Thị Loan phân chia cho ông Uyên, theo quy định của pháp luật thì “Cá nhân có quyền lập di chúc định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật, hưởng di sản theo di chúc…”. Pháp luật nước ta tôn trọng ý chí trong việc để lại di chúc của người để lại di sản (tức cụ Trần Thị Loan), vì vậy mặc dù cả hai ông Uyên và ông Sơn đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất, nhưng theo ý chí của cụ Trần Thị Loan đã phân chia di sản cho hai ông, thì cả 2 ông Sơn và ông Uyên cần phải tôn trọng ý việc lập di chúc mà cụ đã lập ra và phân chia cho mỗi người, nên do đó với mảnh đất A2 của ông Sơn thì ông Sơn tiếp tục sử dụng và tiến hành xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất với mảnh đất A2 đó.
Thứ hai, mảnh đất A1 mà ông Uyên đang sử dụng đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất
Theo điểm a khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai có quy định về Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:
“4.Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:
a) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;”
Như trường hợp cuả ông Uyên đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất đai, đây là bằng chứng trong việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã chứng nhận việc sử dụng đất của ông Uyên trên mảnh đất A1 đó là hoàn toàn hợp pháp và đã đủ các điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất.
Ba là, điều mà ông Uyên cần làm tiếp theo đó chính là: chứng minh được rằng, trong khoảng thời gian mà Cụ Trần Thị Loan còn sống thì mảng đất mà ông Uyên và ông Sơn đang sử dụng không có tranh chấp và được sử dụng đất đất ổn định, chỉ khi mà Cụ Trần Thị Loan chết đi, thì mảnh đất A1 đó mới bị ông Sơn “tranh chấp và có khởi kiện lên Tòa án”, ở đây nếu như ông Sơn cảm thấy rằng việc sử dụng mảnh đất A2 đó là “bất hợp lý” thì lúc này ông Uyên cần đưa ra các chứng cứ để chứng minh trước Tòa rằng việc đó là có “bất hợp lý” như ông Sơn đã trình bày hay không?
Bốn là, cuối cùng để không phải mất thời gian cho cả hai bên (Ông Uyên và ông Sơn), hơn nữa 2 ông lại là anh em ruột với nhau, thì cả 2 nên ngồi lại với nhau “nói chuyện” để có thể đưa ra cách giải quyết hợp lý nhất cho cả 2, hãy suy nghĩ xem rằng là: việc đưa ra Tòa như vậy có lợi gì cho cả hai hay không? nó có tiêu cực gì?
Thứ ba, Những văn bản pháp lý nào đang có hiệu lực hướng dẫn giải quyết vụ việc trên?
Các văn bản sau đây, được đưa vào giải quyết vụ việc ở trên đây như sau:
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Có thể khởi kiện về đất đai khi người để lại di sản đã chia? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Nguyễn Thị Châu

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Có thể khởi kiện về đất đai khi người để lại di sản đã chia?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề