Doanh nghiệp khởi nghiệp kết hợp với tổ chức xã hội?

Tóm tắt tình huống

Công ty Cổ phần Comeback là doanh nghiệp khởi nghiệp hoạt động về lĩnh vực giao vận. Chúng tôi có kết hợp với Câu lạc bộ Thanh niên Khởi nghiệp Hà Nội trực thuộc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Nhằm hướng tới sự phát triển của Công ty Comeback, cũng như hỗ trợ cho các bạn thanh niên khởi nghiệp trong CLB có môi trường hoạt động và trải nghiệm thực tế, đại diện phía bên doanh nghiệp và phía câu lạc bộ chúng tôi có đi đến thỏa thuận, mong muốn ký kết với nhau một hợp đồng trị giá 150 triệu đồng. Với mục đích, phía bên doanh nghiệp sẽ hỗ trợ kinh phí, phía bên CLB hỗ trợ nhân sự để thương hiệu của Comeback lan tỏa đến các tầng khách hàng rộng rãi hơn; các bạn sinh viên có cơ hội tiếp cận thị trường sớm hơn. Vậy, chúng tôi xin được hỏi Luật sư cách hợp pháp hóa mong muốn trên của doanh nghiệp và câu lạc bộ? 
Người gửi: Lê Thị Oanh
ttg chung kien le ky ket ttht ctrinh tn khoi nghiep 1 1476603663 

Luật sư tư vấn

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến công ty Luật Việt Phong. Về vấn đề của bạn, chúng tôi tư vấn như sau: 

1. Căn cứ pháp lý

– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Luật Doanh nghiệp năm 2014.

2. Hợp pháp hóa tư cách pháp nhân của tổ chức xã hội, ký kết làm việc với doanh nghiệp khởi nghiệp

Với những thắc mắc và mong muốn từ phía Doanh nghiệp của bạn, chúng tôi phân tích và hỗ trợ tư vấn như sau: 
Căn cứ theo điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về pháp nhân:
“1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức, theo quy định tại điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập…” 
Với cơ cấu tổ chức, hoạt động và điều lệ được quy định trong luật Doanh nghiệp 2014, công ty Cổ phần Comeback có tư cách pháp nhân để ký bất cứ hợp đồng kinh tế nào không trái với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, về phía Câu lạc bộ Thanh niên Khởi nghiệp Hà Nội – vì hoạt động theo điều lệ của Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam và là tổ chức Tình nguyện xã hội – Nên CLB không đáp ứng đủ điều kiện để có tư cách pháp nhân, đứng ra ký kết hợp đồng kinh tế. Chính vì vậy, nếu lấy đại diện chủ thể ký hợp đồng là CLB thì hợp đồng sẽ vô hiệu vì vi phạm về điều kiện chủ thể. 
Để hợp pháp hóa mong muốn của phía Doanh nghiệp khởi nghiệp và nguyện vọng phát triển của Thanh niên khởi nghiệp, công ty Luật Việt Phong chúng tôi đưa ra giải pháp là:
Thứ nhất: hợp thức hóa về mặt chủ thể: 
Để phía CLB có đủ tư cách pháp nhân đứng ra ký kết hợp đồng, nên cử đại diện CLB ký kết. Vì căn cứ theo điều 101 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định chủ thể trong quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân: 
“1. Trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Khi có sự thay đổi người đại diện thì phải thông báo cho bên tham gia quan hệ dân sự biết. …” Như vậy, để hợp thức hóa về chủ thể phía CLB, người đứng đầu hoặc thành viên trong Ban chủ nhiệm CLB đại diện đứng ra ký hợp đồng với Doanh nghiệp khởi nghiệp là hoàn toàn hợp pháp.
Thứ hai: Hợp pháp hóa về mặt nội dung:
Nội dung của hợp đồng cần lưu ý không vi phạm các điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Nếu vi phạm khi soạn thảo nội dung, hợp đồng sẽ bị vô hiệu. 
Đồng thời, để đảm bảo nội dung của hợp đồng rõ ràng, hai bên cần quy định rõ về thời hạn sử dụng nhân sự ở phía CLB, thời hạn chuyển giao tiền hỗ trợ, quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các trường hợp vi phạm hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, đơn phương chấm dứt hợp đồng cụ thể,…
Với một số thay đổi và lưu ý như trên, trong quá trình soạn thảo và ký kết hợp đồng pháp lý, phía Doanh nghiệp khởi nghiệp là công ty Comeback của bạn vẫn sẽ đảm bảo được mong muốn lan tỏa thương hiệu của mình đến nhiều tầng lớp trong thị trường kinh doanh và hỗ trợ cho thanh niên Khởi nghiệp thành công. 
Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về vấn đề hợp pháp hóa tư cách pháp nhân của tổ chức xã hội. Mong rằng, quý khách có thể vận dụng kiến thức trên để áp dụng vào công việc của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc pháp lý nào, quý khách vui lòng liên hệ với tổng đài 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp chuyên viên pháp lý và luật sư tư vấn. 
Chuyên viên: Phạm Thùy Dung

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Doanh nghiệp khởi nghiệp kết hợp với tổ chức xã hội?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề