Đối phó thế nào khi mẹ mất, con gái bị cha bào hành.

Thưa luật sư, em có một người bạn là con gái sinh năm 2002 nhà ở Bình Dương. Nhưng mẹ bạn đó mất sớm còn ba thì lấy vợ khác và có con riêng, ba bạn đó không còn yêu thương bạn đó nữa mà chuyển sang cờ bạc rồi đánh đập bạn đó suốt ngày, khiến cuộc sống của bạn đó khổ hơn rất nhiều. Hiện tại bạn đó vì bị đánh đập quá nên đã chuyển về nhà ngoại ở Dầu Dây sinh sống, nhưng được vài tháng nhà ngoại bạn đó cũng không muốn cho bạn đó ở nữa và muốn đuổi bạn đó về Bình Dương ở với ba bạn đó lại như trước. Mà giờ về đó sẽ lại bị đánh đập như trước, em muốn dắt bạn đó về nhà mình cho bạn đó công việc, rồi cho bạn đó chỗ ở nhưng trong luật pháp dẫn bạn đó theo thì sẽ phạm tội dụ dỗ trẻ em vì bạn đó chưa đủ 18 tuổi. Nhưng e rất muốn dắt bạn đó về vì không muốn thấy bạn đó bị ba bạn đó đánh nữa. Luật sư có cách nào tư vấn cho em không ạ, vừa muốn dắt bạn đó về mà không muốn vi phạm pháp luật

Tấn Tài

Căn cứ pháp lý

cach day con gai 1 1

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật Việt Phong, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật Việt Phong xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến việc giúp đỡ người chưa thành niên.

Dựa theo thông tin được cung cấp và căn cứ theo pháp luật có liên quan đến việc bảo đảm về an toàn, tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của một cá nhân được quy định tại chương XIV BLHS 2015, một cá nhân có hành vi tác động đến các quyền và lợi ích của công dân khác đã được Nhà nước và pháp luật thừa nhận, đảm bảo, đặc biệt đối với tượng được tác động là người chưa thành niên – dưới 18 tuổi có thể bị xử lý hình theo điều 325 BLHS 2015 quy định:

Điều 325. Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp 
1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: 
a) Rủ rê, lôi kéo, mua chuộc, kích động hoặc xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc sống sa đọa; 
b) Đe dọa, uy hiếp, dùng vũ lực hoặc có hành vi khác ép buộc người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc sống sa đọa; 
c) Chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp. 
Theo đó, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân có hành vi lôi kéo, dụ dỗ người khác theo khoản 1 điều 325 khi thoả mãn 1 số các dấu hiệu như:

– Đối với người dụ dỗ phải có hành vi rủ rê, lối kéo hoặc ép buộc người dưới 18 tuổi thực hiện các hoạt động có thể bị xử lý hình sự theo hành vi mà người đó vi phạm hoặc sống một cách sa đoạ như đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhiều lần có liên quan đến vấn đề, an ninh, an toàn xã hội được quy định tại mục 1 nghị định 167/2013/NĐ-CP.

– Hoặc chứa chấp, chăm sóc, nuôi dưỡng người dưới 18 tuổi mà biết người đó trước đấy đã vi phạm pháp luật hình sự.

Tiếp theo, liên quan đến thắc mắc về việc giao kết hợp đồng lao động với người dưới 18 tuổi. Căn cứ theo các quy định về giao kết hợp đồng lao động với người chưa thành niên, áp dụng vào trường hợp này, pháp luật công nhận và cho phép các bên trong giao dịch thực hiện việc ký kết hợp đồng lao động tuy nhiên cần phải có sự đồng ý từ người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên căn cứ theo quy định tại khoản 2 điều 3 Nghị định 05/2015:

Điều 3. Người giao kết hợp đồng lao động
2. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi và có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động;
c) Người đại diện theo pháp luật đối với người dưới 15 tuổi và có sự đồng ý của người dưới 15 tuổi;
d) Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.

Theo đó, nếu không có sự đồng ý từ người đại diện của người chưa thành niên thì giao dịch trong trường hợp này được xem là vô hiệu do vi phạm điều 125 BLDS 2015 quy định:

Điều 125. Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
1. Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Ngoài ra, khi có yêu cầu từ người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên, người xác lập hợp đồng lao động với người chưa thành niên sẽ bị xử phạt hành chính căn cứ theo khoản 2 điều 4 Nghị định 88/2013 quy định:

4. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:
“Điều 5. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;
b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;
c) Giao kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động.
Từ các phân tích trên, việc xác lập hợp đồng lao động là không đúng theo quy định và sẽ bị xem là không có hiệu lực đối với các bên.

Cuối cùng liên quan đến thắc mắc về việc người chưa thành niên bị thành viên trong gia đình bạo hành, căn cứ theo điều 49 Nghị định 167/2013 quy định:

Điều 49. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Theo đó, người bị vi phạm trong trường hợp này có thể khiếu nại đến chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã căn cứ theo điều 67 Nghị định 167/2013 quy định:

Điều 67. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội; đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy;
buộc người vi phạm phải chấm dứt hành vi nguy hiểm.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về các vấn đề pháp lý liên quan đến bạo lực gia đình và xác lập hợp đồng lao động đối với người chưa thành niên. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Văn Minh

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề