Hiến pháp năm 2013

Posted on Luật 293 lượt xem

QUỐC HỘI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2013

 

HIẾN PHÁP

NƯỚCCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

LỜI NÓI ĐẦU

Trải qua mấy nghìn năm lịch sử,Nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, đấu tranh anh dũng để dựng nước vàgiữ nước, đã hun đúc nên truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa, kiêncường, bất khuất và xây dựng nên nền văn hiến Việt Nam.

Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạocủa Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rènluyện, Nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh lâu dài, đầy gian khổ, hy sinh vìđộc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của Nhân dân. Cách mạng tháng Támthành công, ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độclập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam. Bằng ý chí và sức mạnh của toàn dân tộc, được sự giúp đỡ củabạn bè trên thế giới, Nhân dân ta đã giành chiến thắng vĩ đại trong các cuộc đấutranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụquốc tế, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộcđổi mới, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựngđất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kế thừa Hiến pháp năm 1946,Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, Nhân dân Việt Namxây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dânchủ, công bằng, văn minh.

Chương I.

CHẾĐỘ CHÍNH TRỊ

Điều 1.

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ,bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.

Điều 2.

1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhândân, vì Nhân dân.

2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mànền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũtrí thức.

3. Quyền lực nhà nước là thốngnhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việcthực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Điều 3.

Nhà nước bảo đảm và phát huyquyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyềncon người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điềukiện phát triển toàn diện.

Điều 4.

1. Đảng Cộng sản Việt Nam – Độitiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân laođộng và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp côngnhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tưtưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xãhội.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bómật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịutrách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình.

3. Các tổ chức của Đảng và đảngviên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Điều 5.

1. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nướcViệt Nam.

2. Các dân tộc bình đẳng, đoànkết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị,chia rẽ dân tộc.

3. Ngôn ngữ quốc gia là tiếngViệt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc,phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình.

4. Nhà nước thực hiện chính sáchphát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực,cùng phát triển với đất nước.

Điều 6.

Nhân dân thực hiện quyền lực nhànước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồngnhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.

Điều 7.

1. Việc bầu cử đại biểu Quốc hộivà đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bìnhđẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

2. Đại biểu Quốc hội, đại biểuHội đồng nhân dân bị cử tri hoặc Quốc hội, Hội đồng nhân dân bãi nhiệm khikhông còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân.

Điều 8.

1. Nhà nước được tổ chức và hoạtđộng theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật,thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.

2. Các cơ quan nhà nước, cán bộ,công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệchặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiênquyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, háchdịch, cửa quyền.

Điều 9.

1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làtổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổchức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giaicấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơsở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dântộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xãhội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phầnxây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Công đoàn Việt Nam, Hội nôngdân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ ViệtNam, Hội cựu chiến binh Việt Nam là các tổ chức chính trị – xã hội được thànhlập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chínhđáng của thành viên, hội viên tổ chức mình; cùng các tổ chức thành viên kháccủa Mặt trận phối hợp và thống nhất hành động trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

3. Mặt trận Tổ quốc ViệtNam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội kháchoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước tạo điềukiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổchức xã hội khác hoạt động.

Điều 10.

Công đoàn Việt Nam là tổ chứcchính trị – xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lậptrên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợiích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lýkinh tế – xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quannhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền,nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập,nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệTổ quốc.

Điều 11.

1. Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng,bất khả xâm phạm.

2. Mọi hành vi chống lại độc lập,chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảovệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị.

Điều12.

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữunghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động vàtích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền vàtoàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng,cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòaxã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viêncó trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phầnvào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thếgiới.

Điều 13.

1. Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nềnđỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.

2. Quốc huy nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xungquanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam.

3. Quốc ca nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài Tiến quân ca.

4. Quốc khánh nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam là ngày Tuyên ngôn độc lập 2 tháng 9 năm 1945.

5. Thủ đô nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội.

Chương II.

QUYỀNCON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

Điều 14.

1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinhtế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến phápvà pháp luật.

2. Quyền con người, quyền côngdân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vìlý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội,sức khỏe của cộng đồng.

Điều 15.

1. Quyền công dân không tách rờinghĩa vụ công dân.

2. Mọi người có nghĩa vụ tôntrọng quyền của người khác.

3. Công dân có trách nhiệm thựchiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.

4. Việc thực hiện quyền conngười, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền vàlợi ích hợp pháp của người khác.

Điều 16.

1. Mọi người đều bình đẳng trướcpháp luật.

2. Không ai bị phân biệt đối xửtrong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Điều 17.

1. Công dân nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.

2. Công dân Việt Nam không thể bịtrục xuất, giao nộp cho nhà nước khác.

3. Công dân Việt Nam ở nước ngoàiđược Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ.

Điều 18.

1. Người Việt Nam định cư ở nướcngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.

2. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nướcngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bóvới gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

Điều 19.

Mọi người có quyền sống. Tính mạngcon người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.

Điều 20.

1. Mọi người có quyền bất khả xâmphạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm;không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nàokhác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

2. Không ai bị bắt nếu không cóquyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sátnhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luậtđịnh.

3. Mọi người có quyền hiến mô, bộphận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học,dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể ngườiphải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.

Điều 21.

1. Mọi người có quyền bất khả xâmphạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệdanh dự, uy tín của mình.

Thông tin về đời sống riêng tư,bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.

2. Mọi người có quyền bí mật thưtín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.

Không ai được bóc mở, kiểm soát,thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thôngtin riêng tư của người khác.

Điều 22.

1. Công dân có quyền có nơi ở hợppháp.

2. Mọi người có quyền bất khả xâmphạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được ngườiđó đồng ý.

3. Việc khám xét chỗ ở do luậtđịnh.

Điều 23.

Công dân có quyền tự do đi lại vàcư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thựchiện các quyền này do pháp luật quy định.

Điều 24.

1. Mọi người có quyền tự do tínngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳngtrước pháp luật.

2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộquyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

3. Không ai được xâm phạm tự dotín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

Điều 25.

Công dân có quyền tự do ngônluận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thựchiện các quyền này do pháp luật quy định.

Điều 26.

1. Công dân nam, nữ bình đẳng vềmọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới.

2. Nhà nước, xã hội và gia đìnhtạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trongxã hội.

3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử vềgiới.

Điều 27.

Công dân đủ mười tám tuổi trở lêncó quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội,Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.

Điều 28.

1. Công dân có quyền tham giaquản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhànước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.

2. Nhà nước tạo điều kiện để côngdân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếpnhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.

Điều29.

Công dân đủ mười tám tuổi trở lêncó quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.

Điều 30.

1. Mọi người có quyền khiếu nại,tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái phápluật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân cóthẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại cóquyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy địnhcủa pháp luật.

3. Nghiêm cấm việc trả thù ngườikhiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làmhại người khác.

Điều 31.

1. Người bị buộc tội được coi làkhông có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản ánkết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

2. Người bị buộc tội phải đượcTòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai. Trườnghợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai.

3. Không ai bị kết án hai lần vìmột tội phạm.

4. Người bị bắt, tạm giữ, tạmgiam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặcngười khác bào chữa.

5. Người bị bắt, tạm giữ, tạmgiam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyềnđược bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người viphạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử,thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật.

Điều 32.

1. Mọi người có quyền sở hữu vềthu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất,phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.

2. Quyền sở hữu tư nhân và quyềnthừa kế được pháp luật bảo hộ.

3. Trường hợp thật cần thiết vìlý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng,chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản củatổ chức, cá nhân theo giá thị trường.

Điều 33.

Mọi người có quyền tự do kinhdoanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

Điều 34.

Công dân có quyền được bảo đảm ansinh xã hội.

Điều 35.

1. Công dân có quyền làm việc,lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.

2. Người làm công ăn lương đượcbảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độnghỉ ngơi.

3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử,cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu.

Điều 36.

1. Nam, nữ có quyền kết hôn,ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồngbình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.

2. Nhà nước bảo hộ hôn nhân vàgia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em.

Điều 37.

1. Trẻ em được Nhà nước, gia đìnhvà xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề vềtrẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sứclao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.

2. Thanh niên được Nhà nước, giađình và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực,trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân; đi đầu trongcông cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc.

3. Người cao tuổi được Nhà nước,gia đình và xã hội tôn trọng, chăm sóc và phát huy vai trò trong sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc.

Điều38.

1. Mọi người có quyền được bảovệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và cónghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh.

2. Nghiêm cấm các hành vi đe dọacuộc sống, sức khỏe của người khác và cộng đồng.

Điều 39.

Công dân có quyền và nghĩa vụ họctập.

Điều40.

Mọi người có quyền nghiên cứukhoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ cáchoạt động đó.

Điều 41.

Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếpcận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở vănhóa.

Điều 42.

Công dân có quyền xác định dântộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp.

Điều43.

Mọi người có quyền được sốngtrong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.

Điều 44.

Công dân có nghĩa vụ trung thànhvới Tổ quốc.

Phản bội Tổ quốc là tội nặngnhất.

Điều 45.

1. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụthiêng liêng và quyền cao quý của công dân.

2. Công dân phải thực hiện nghĩavụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

Điều 46.

Công dân có nghĩa vụ tuân theoHiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xãhội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng.

Điều 47.

Mọi người có nghĩa vụ nộp thuếtheo luật định.

Điều 48.

Người nước ngoài cư trú ở ViệtNam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; được bảo hộ tính mạng, tàisản và các quyền, lợi ích chính đáng theo pháp luật Việt Nam.

Điều 49.

Người nước ngoài đấu tranh vì tựdo và độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, dân chủ và hòa bình hoặc vì sựnghiệp khoa học mà bị bức hại thì được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam xem xét cho cư trú.

Chương III.

KINHTẾ, XÃ HỘI, VĂN HÓA, GIÁO DỤC, KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

Điều 50.

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợptác quốc tế, gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và côngbằng xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước.

Điều 51.

1. Nền kinh tế Việt Nam là nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu,nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

2. Các thành phần kinh tế đều làbộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc cácthành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.

3. Nhà nước khuyến khích, tạođiều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sảnxuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đấtnước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh đượcpháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.

Điều 52.

Nhà nước xây dựng và hoàn thiệnthể chế kinh tế, điều tiết nền kinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thịtrường; thực hiện phân công, phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước; thúcđẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân.

Điều53.

Đất đai, tài nguyên nước, tàinguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiênkhác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữutoàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Điều54.

1. Đất đai là tài nguyên đặc biệtcủa quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo phápluật.

2. Tổ chức, cá nhân được Nhà nướcgiao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất đượcchuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định củaluật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ.

3. Nhà nước thu hồi đất do tổchức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mụcđích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, côngcộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quyđịnh của pháp luật.

4. Nhà nước trưng dụng đấttrong trường hợp thật cần thiết do luật định để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng,an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chốngthiên tai.

Điều 55.

1. Ngân sách nhà nước, dự trữquốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chính công khác do Nhà nướcthống nhất quản lý và phải được sử dụng hiệu quả, công bằng, công khai, minhbạch, đúng pháp luật.

2. Ngân sách nhà nước gồm ngân sáchtrung ương và ngân sách địa phương, trong đó ngân sách trung ương giữ vai tròchủ đạo, bảo đảm nhiệm vụ chi của quốc gia. Các khoản thu, chi ngân sách nhànước phải được dự toán và do luật định.

3. Đơn vị tiền tệ quốc gia làĐồng Việt Nam. Nhà nước bảo đảm ổn định giá trị đồng tiền quốc gia.

Điều56.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân phảithực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng trong hoạt độngkinh tế – xã hội và quản lý nhà nước.

Điều 57.

1. Nhà nước khuyến khích, tạođiều kiện để tổ chức, cá nhân tạo việc làm cho người lao động.

2. Nhà nước bảo vệ quyền, lợi íchhợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựngquan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.

Điều 58.

1. Nhà nước, xã hội đầu tư pháttriển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân, thực hiện bảo hiểm y tếtoàn dân, có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào dân tộc thiểusố, đồng bào ở miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệtkhó khăn.

2. Nhà nước, xã hội và gia đìnhcó trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người mẹ, trẻ em, thực hiện kế hoạchhóa gia đình.

Điều 59.

1. Nhà nước, xã hội tôn vinh,khen thưởng, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với nước.

2. Nhà nước tạo bình đẳng về cơhội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội,có chính sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo và ngườicó hoàn cảnh khó khăn khác.

3. Nhà nước có chính sách pháttriển nhà ở, tạo điều kiện để mọi người có chỗ ở.

Điều 60.

1. Nhà nước, xã hội chăm lo xâydựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếpthu tinh hoa văn hóa nhân loại.

2. Nhà nước, xã hội phát triểnvăn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh củaNhân dân; phát triển các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đáp ứng nhu cầuthông tin của Nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3. Nhà nước, xã hội tạo môitrường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng con ngườiViệt Nam có sức khỏe, văn hóa, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ýthức làm chủ, trách nhiệm công dân.

Điều 61.

1. Phát triển giáo dục là quốcsách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhântài.

2. Nhà nước ưu tiên đầu tư và thuhút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáodục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí; từng bước phổ cập giáodục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chínhsách học bổng, học phí hợp lý.

3. Nhà nước ưu tiên phát triểngiáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điềukiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài;tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hóa và học nghề.

Điều 62.

1. Phát triển khoa học và côngnghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triểnkinh tế – xã hội của đất nước.

2. Nhà nước ưu tiên đầu tư vàkhuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, ứngdụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ; bảo đảm quyền nghiên cứu khoahọc và công nghệ; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

3. Nhà nước tạo điều kiện để mọingười tham gia và được thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động khoa học và côngnghệ.

Điều 63.

1. Nhà nước có chính sách bảo vệmôi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiênnhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai,ứng phó với biến đổi khí hậu.

2. Nhà nước khuyến khích mọi hoạtđộng bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng táitạo.

3. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễmmôi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh họcphải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.

Chương IV.

BẢOVỆ TỔ QUỐC

Điều 64.

Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hộichủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân.

Nhà nước củng cố và tăng cườngnền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân mà nòng cốt là lực lượng vũ trangnhân dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc,góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới.

Cơ quan, tổ chức, công dân phảithực hiện đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh.

Điều 65.

Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệtđối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệđộc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc giavà trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hộichủ nghĩa; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.

Điều66.

Nhà nước xây dựng Quân đội nhândân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượngthường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu, lực lượng dânquân tự vệ vững mạnh và rộng khắp, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốcphòng.

Điều 67.

Nhà nước xây dựng Công an nhândân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, làm nòng cốt trongthực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội,đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Điều68.

Nhà nước phát huy tinh thần yêunước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của Nhân dân, giáo dục quốc phòng và anninh cho toàn dân; xây dựng công nghiệp quốc phòng, an ninh; bảo đảm trang bịcho lực lượng vũ trang nhân dân, kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế, kinhtế với quốc phòng, an ninh; thực hiện chính sách hậu phương quân đội; bảo đảmđời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sỹ, công nhân, viên chức phù hợpvới tính chất hoạt động của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; xây dựng lựclượng vũ trang nhân dân hùng mạnh, không ngừng tăng cường khả năng bảo vệ Tổquốc.

Chương V.

QUỐCHỘI

Điều 69.

Quốc hội là cơ quan đại biểu caonhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam.

Quốc hội thực hiện quyền lậphiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sáttối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Điều70.

Quốc hội có những nhiệm vụ vàquyền hạn sau đây:

1. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiếnpháp; làm luật và sửa đổi luật;

2. Thực hiện quyền giám sát tốicao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo côngtác của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dântối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toánnhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;

3. Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu,chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế – xã hội của đất nước;

4. Quyết định chính sách cơ bản vềtài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyếtđịnh phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngânsách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chínhphủ; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phêchuẩn quyết toán ngân sách nhà nước;

5. Quyết định chính sách dân tộc,chính sách tôn giáo của Nhà nước;

6. Quy định tổ chức và hoạt độngcủa Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhândân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương và cơquan khác do Quốc hội thành lập;

7. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủtịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viênỦy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốchội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Việnkiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toánnhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập; phê chuẩn đề nghịbổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thànhviên khác của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phê chuẩn danh sáchthành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, Hội đồng bầu cử quốc gia.

Sau khi được bầu, Chủ tịch nước,Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phảituyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp;

8. Bỏ phiếu tín nhiệm đối vớingười giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;

9. Quyết định thành lập, bãi bỏbộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnhđịa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính -kinh tế đặc biệt; thành lập, bãi bỏ cơ quan khác theo quy định của Hiến pháp vàluật;

10. Bãi bỏ văn bản của Chủ tịchnước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhândân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghịquyết của Quốc hội;

11. Quyết định đại xá;

12. Quy định hàm, cấp trong lựclượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm, cấp nhà nước khác;quy định huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước;

13. Quyết định vấn đề chiến tranhvà hòa bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảođảm quốc phòng và an ninh quốc gia;

14. Quyết định chính sách cơ bảnvề đối ngoại; phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điềuước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia, tư cáchthành viên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức quốc tế vàkhu vực quan trọng, các điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụcơ bản của công dân và điều ước quốc tế khác trái với luật, nghị quyết của Quốchội;

15. Quyết định trưng cầu ý dân.

Điều71.

1. Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hộilà năm năm.

2. Sáu mươi ngày trước khi Quốchội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khóa mới phải được bầu xong.

3. Trong trường hợp đặc biệt, nếuđược ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thìQuốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủyban thường vụ Quốc hội. Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không đượcquá mười hai tháng, trừ trường hợp có chiến tranh.

Điều 72.

Chủ tịch Quốc hội chủ tọa cácphiên họp của Quốc hội; ký chứng thực Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;lãnh đạo công tác của Ủy ban thường vụ Quốc hội; tổ chức thực hiện quan hệ đốingoại của Quốc hội; giữ quan hệ với các đại biểu Quốc hội.

Các Phó Chủ tịch Quốc hội giúpChủ tịch Quốc hội làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch Quốc hội.

Điều 73.

1. Ủy ban thường vụ Quốc hội làcơ quan thường trực của Quốc hội.

2. Ủy ban thường vụ Quốc hội gồmChủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên.

3. Số thành viên Ủy ban thường vụQuốc hội do Quốc hội quyết định. Thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội không thểđồng thời là thành viên Chính phủ.

4. Ủy ban thường vụ Quốc hội củamỗi khóa Quốc hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình cho đến khi Quốc hộikhóa mới bầu ra Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Điều74.

Ủy ban thường vụ Quốc hội cónhững nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Tổ chức việc chuẩn bị, triệutập và chủ trì kỳ họp Quốc hội;

2. Ra pháp lệnh về những vấn đềđược Quốc hội giao; giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;

3. Giám sát việc thi hành Hiếnpháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụQuốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểmsát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;

4. Đình chỉ việc thi hành văn bảncủa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhândân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hộiquyết định việc bãi bỏ văn bản đó tại kỳ họp gần nhất; bãi bỏ văn bản của Chínhphủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tốicao trái với pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;

5. Chỉ đạo, điều hòa, phối hợphoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; hướng dẫn và bảo đảmđiều kiện hoạt động của đại biểu Quốc hội;

6. Đề nghị Quốc hội bầu, miễnnhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủyviên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban củaQuốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước;

7. Giám sát và hướng dẫn hoạtđộng của Hội đồng nhân dân; bãi bỏ nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhànước cấp trên; giải tán Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ươngtrong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi íchcủa Nhân dân;

8. Quyết định thành lập, giảithể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương;

9. Quyết định việc tuyên bố tìnhtrạng chiến tranh trong trường hợp Quốc hội không thể họp được và báo cáo Quốchội quyết định tại kỳ họp gần nhất;

10. Quyết định tổng động viênhoặc động viên cục bộ; ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ởtừng địa phương;

11. Thực hiện quan hệ đối ngoạicủa Quốc hội;

12. Phê chuẩn đề nghị bổnhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam;

13. Tổ chức trưng cầu ý dân theoquyết định của Quốc hội.

Điều 75.

1. Hội đồng dân tộc gồm Chủ tịch,các Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Chủ tịch Hội đồng dân tộc do Quốc hội bầu; cácPhó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng dân tộc do Ủy ban thường vụ Quốc hội phêchuẩn.

2. Hội đồng dân tộc nghiên cứu vàkiến nghị với Quốc hội về công tác dân tộc; thực hiện quyền giám sát việc thihành chính sách dân tộc, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hộimiền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

3. Chủ tịch Hội đồng dân tộc đượcmời tham dự phiên họp của Chính phủ bàn về việc thực hiện chính sách dân tộc.Khi ban hành quy định thực hiện chính sách dân tộc, Chính phủ phải lấy ý kiếncủa Hội đồng dân tộc.

4. Hội đồng dân tộc có nhữngnhiệm vụ, quyền hạn khác như Ủy ban của Quốc hội quy định tại khoản 2 Điều 76.

Điều 76.

1. Ủy ban của Quốc hội gồm Chủnhiệm, các Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên. Chủ nhiệm Ủy ban do Quốc hội bầu; cácPhó Chủ nhiệm và các Ủy viên Ủy ban do Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.

2. Ủy ban của Quốc hội thẩm tradự án luật, kiến nghị về luật, dự án khác và báo cáo được Quốc hội hoặc Ủy banthường vụ Quốc hội giao; thực hiện quyền giám sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyềnhạn do luật định; kiến nghị những vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của Ủy ban.

3. Việc thành lập, giải thể Ủyban của Quốc hội do Quốc hội quyết định.

Điều 77.

1. Hội đồng dân tộc, các Ủy bancủa Quốc hội có quyền yêu cầu thành viên Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dântối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước vàcá nhân hữu quan báo cáo, giải trình hoặc cung cấp tài liệu về những vấn đềcần thiết. Người được yêu cầu có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu đó.

2. Các cơ quan nhà nước có tráchnhiệm nghiên cứu và trả lời những kiến nghị của Hội đồng dân tộc và các Ủy bancủa Quốc hội.

Điều 78.

Khi cần thiết, Quốc hội thành lậpỦy ban lâm thời để nghiên cứu, thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đềnhất định.

Điều 79.

1. Đại biểu Quốc hội là người đạidiện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhândân cả nước.

2. Đại biểu Quốc hội liên hệ chặtchẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ýkiến, nguyện vọng của cử tri với Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan; thựchiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của đại biểu và củaQuốc hội; trả lời yêu cầu và kiến nghị của cử tri; theo dõi, đôn đốc việc giảiquyết khiếu nại, tố cáo và hướng dẫn, giúp đỡ việc thực hiện quyền khiếu nại,tố cáo.

3. Đại biểu Quốc hội phổ biến vàvận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật.

Điều 80.

1. Đại biểu Quốc hội có quyềnchất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng vàcác thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước.

2. Người bị chất vấn phải trả lờitrước Quốc hội tại kỳ họp hoặc tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội trongthời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội; trong trường hợp cần thiết, Quốc hội, Ủyban thường vụ Quốc hội cho trả lời bằng văn bản.

3. Đại biểu Quốc hội có quyền yêucầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệmvụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc cánhân có trách nhiệm trả lời những vấn đề mà đại biểu Quốc hội yêu cầu trongthời hạn luật định.

Điều 81.

Không được bắt, giam giữ, khởi tốđại biểu Quốc hội nếu không có sự đồng ý của Quốc hội hoặc trong thời gian Quốchội không họp không có sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội; trong trườnghợp đại biểu Quốc hội phạm tội quả tang mà bị tạm giữ thì cơ quan tạm giữ phảilập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Điều 82.

1. Đại biểu Quốc hội có tráchnhiệm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ đại biểu, có quyền tham gia làm thành viên củaHội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội.

2. Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủtướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngangbộ và các cơ quan khác của Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện để đại biểuQuốc hội làm nhiệm vụ đại biểu.

3. Nhà nước bảo đảm kinh phí hoạtđộng của đại biểu Quốc hội.

Điều 83.

1. Quốc hội họp công khai. Trongtrường hợp cần thiết, theo đề nghị của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốchội, Thủ tướng Chính phủ hoặc của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốchội, Quốc hội quyết định họp kín.

2. Quốc hội họp mỗi năm hai kỳ.Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặcít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bấtthường. Ủy ban thường vụ Quốc hội triệu tập kỳ họp Quốc hội.

3. Kỳ họp thứ nhất của Quốc hộikhóa mới được triệu tập chậm nhất là sáu mươi ngày, kể từ ngày bầu cử đại biểuQuốc hội, do Chủ tịch Quốc hội khóa trước khai mạc và chủ tọa cho đến khi Quốchội khóa mới bầu ra Chủ tịch Quốc hội.

Điều 84.

1. Chủ tịch nước, Ủy ban thườngvụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dântối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Ủy ban trung ươngMặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặttrận có quyền trình dự án luật trước Quốc hội, trình dự án pháp lệnh trước Ủyban thường vụ Quốc hội.

2. Đại biểu Quốc hội có quyềntrình kiến nghị về luật, pháp lệnh và dự án luật, dự án pháp lệnh trước Quốchội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Điều 85.

1. Luật, nghị quyết của Quốc hộiphải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành; trường hợplàm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp, quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ củaQuốc hội, bãi nhiệm đại biểu Quốc hội phải được ít nhất hai phần ba tổng số đạibiểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy banthường vụ Quốc hội phải được quá nửa tổng số thành viên Ủy ban thường vụ Quốchội biểu quyết tán thành.

2. Luật, pháp lệnh phải được côngbố chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày được thông qua, trừ trường hợp Chủtịch nước đề nghị xem xét lại pháp lệnh.

Chương VI.

CHỦTỊCH NƯỚC

Điều 86.

Chủ tịch nước là người đứng đầuNhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đốingoại.

Điều 87.

Chủ tịch nước do Quốc hội bầutrong số đại biểu Quốc hội.

Chủ tịch nước chịu trách nhiệm vàbáo cáo công tác trước Quốc hội.

Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theonhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làmnhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch nước.

Điều 88.

Chủ tịch nước có những nhiệm vụvà quyền hạn sau đây:

1. Công bố Hiến pháp, luật, pháplệnh; đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạnmười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, nếu pháp lệnh đó vẫn được Ủyban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất tríthì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;

2. Đề nghị Quốc hội bầu, miễnnhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyếtcủa Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộtrưởng và thành viên khác của Chính phủ;

3. Đề nghị Quốc hội bầu, miễnnhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sátnhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm,cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chứcPhó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Việntrưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định đặc xá; căn cứvào nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá;

4. Quyết định tặng thưởng huânchương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước; quyếtđịnh cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịchViệt Nam;

5. Thống lĩnh lực lượng vũ trangnhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, quyết định phong,thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hảiquân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổngcục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hộihoặc của Ủy ban thường vụ Quốc hội, công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tìnhtrạng chiến tranh; căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, ra lệnhtổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp;trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp được, công bố, bãi bỏtình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;

6. Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toànquyền của nước ngoài; căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốchội, bổ nhiệm, miễn nhiệm; quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyềncủa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phong hàm, cấp đại sứ; quyết định đàmphán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước; trình Quốc hội phê chuẩn, quyếtđịnh gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế quy định tại khoản 14Điều 70; quyết định phê chuẩn, gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tếkhác nhân danh Nhà nước.

Điều 89.

1. Hội đồng quốc phòng và an ninhgồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Danh sách thành viên Hội đồng quốcphòng và an ninh do Chủ tịch nước trình Quốc hội phê chuẩn.

Hội đồng quốc phòng và an ninhlàm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.

2. Hội đồng quốc phòng và an ninhtrình Quốc hội quyết định tình trạng chiến tranh, trường hợp Quốc hội không thểhọp được thì trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định; động viên mọi lựclượng và khả năng của đất nước để bảo vệ Tổ quốc; thực hiện những nhiệm vụ,quyền hạn đặc biệt do Quốc hội giao trong trường hợp có chiến tranh; quyếtđịnh việc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia hoạt động góp phần bảo vệ hòabình ở khu vực và trên thế giới.

Điều 90.

Chủ tịch nước có quyền tham dựphiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, phiên họp của Chính phủ.

Chủ tịch nước có quyền yêu cầuChính phủ họp bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiệnnhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước.

Điều 91.

Chủ tịch nước ban hành lệnh,quyết định để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Điều 92.

Phó Chủ tịch nước do Quốc hội bầutrong số đại biểu Quốc hội.

Phó Chủ tịch nước giúp Chủ tịchnước thực hiện nhiệm vụ và có thể được Chủ tịch nước ủy nhiệm thay Chủ tịchnước thực hiện một số nhiệm vụ.

Điều 93.

Khi Chủ tịch nước không làm việcđược trong thời gian dài thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước.

Trong trường hợp khuyết Chủ tịchnước thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu raChủ tịch nước mới.

Chương VII.

CHÍNHPHỦ

Điều 94.

Chính phủ là cơ quan hành chínhnhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyềnhành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

Chính phủ chịu trách nhiệm trướcQuốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủtịch nước.

Điều 95.

1. Chính phủ gồm Thủ tướng Chínhphủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Cơ cấu, số lượng thành viên Chínhphủ do Quốc hội quyết định.

Chính phủ làm việc theo chế độtập thể, quyết định theo đa số.

2. Thủ tướng Chính phủ là ngườiđứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủvà những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủtrước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

3. Phó Thủ tướng Chính phủ giúpThủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ vàchịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được phân công. Khi Thủtướng Chính phủ vắng mặt, một Phó Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ.

4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hộivề ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, cùng các thành viên khác của Chínhphủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ.

Điều 96.

Chính phủ có những nhiệm vụ vàquyền hạn sau đây:

1. Tổ chức thi hành Hiến pháp,luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốchội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;

2. Đề xuất, xây dựng chính sáchtrình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định hoặc quyết định theo thẩmquyền để thực hiệnnhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều này; trình dự ánluật, dự án ngân sách nhà nước và các dự án khác trước Quốc hội; trình dự ánpháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội;

3. Thống nhất quản lý về kinh tế,văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin,truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;thi hành lệnh động viên hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấpvà các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sảncủa Nhân dân;

4. Trình Quốc hội quyết địnhthành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điềuchỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hànhchính – kinh tế đặc biệt; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập,giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương;

5. Thống nhất quản lý nền hànhchính quốc gia; thực hiện quản lý về cán bộ, công chức, viên chức và công vụtrong các cơ quan nhà nước; tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyếtkhiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước;lãnh đạo công tác của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy bannhân dân các cấp; hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân trong việc thực hiệnvăn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thựchiện nhiệm vụ, quyền hạn do luật định;

6. Bảo vệ quyền và lợi ích củaNhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân; bảo đảm trật tự, an toànxã hội;

7. Tổ chức đàm phán, ký điều ướcquốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước; quyết định việc ký,gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế nhân danh Chínhphủ, trừ điều ước quốc tế trình Quốc hội phê chuẩn quy định tại khoản 14 Điều70; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dânViệt Nam ở nước ngoài;

8. Phối hợp với Ủy ban trung ươngMặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hộitrong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Điều 97.

Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệmkỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ chođến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ.

Điều 98.

Thủ tướng Chính phủ do Quốc hộibầu trong số đại biểu Quốc hội.

Thủ tướng Chính phủ có nhữngnhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Lãnh đạo công tác của Chínhphủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật;

2. Lãnh đạo và chịu trách nhiệmvề hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảođảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia;

3. Trình Quốc hội phê chuẩn đềnghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng vàThành viên khác của Chính phủ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng, chứcvụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm vàquyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương;

4. Đình chỉ việc thi hành hoặcbãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân, Chủtịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp,luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành nghịquyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiếnpháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy banthường vụ Quốc hội bãi bỏ;

5. Quyết định và chỉ đạo việc đàmphán, chỉ đạo việc ký, gia nhập điều ước quốc tế thuộc nhiệm vụ, quyền hạn củaChính phủ; tổ chức thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam là thành viên;

6. Thực hiện chế độ báo cáo trướcNhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quantrọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Điều 99.

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang bộ là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ,lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nướcvề ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hànhpháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang bộ báo cáo công tác trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; thực hiện chếđộ báo cáo trước Nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý.

Điều 100.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành văn bản pháp luật để thực hiệnnhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó và xử lýcác văn bản trái pháp luật theo quy định của luật.

Điều 101.

Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặttrận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chínhtrị – xã hội được mời tham dự phiên họp của Chính phủ khi bàn các vấn đề cóliên quan.

Chương VIII.

TÒAÁN NHÂN DÂN, VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

Điều 102.

1. Tòa án nhân dân là cơ quan xétxử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

2. Tòa án nhân dân gồm Tòa ánnhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định.

3. Tòa án nhân dân có nhiệm vụbảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hộichủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,cá nhân.

Điều 103.

1. Việc xét xử sơ thẩm của Tòa ánnhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.

2. Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độclập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệpvào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm.

3. Tòa án nhân dân xét xử côngkhai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tụccủa dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầuchính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín.

4. Tòa án nhân dân xét xử tập thểvà quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.

5. Nguyên tắc tranh tụng trongxét xử được bảo đảm.

6. Chế độ xét xử sơ thẩm, phúcthẩm được bảo đảm.

7. Quyền bào chữa của bị can, bịcáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm.

Điều 104.

1. Tòa án nhân dân tối cao là cơquan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Tòa án nhân dân tối cao giámđốc việc xét xử của các Tòa án khác, trừ trường hợp do luật định.

3. Tòa án nhân dân tối cao thựchiện việc tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trongxét xử.

Điều 105.

1. Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa ánnhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cáchchức và nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án khác do luật định.

2. Chánh án Tòa án nhân dân tốicao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốchội không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốchội, Chủ tịch nước. Chế độ báo cáo công tác của Chánh án các Tòa án khác doluật định.

3. Việc bổ nhiệm, phê chuẩn,miễn nhiệm, cách chức, nhiệm kỳ của Thẩm phán và việc bầu, nhiệm kỳ của Hộithẩm do luật định.

Điều 106.

Bản án, quyết định của Tòa ánnhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng;cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.

Điều 107.

1. Viện kiểm sát nhân dân thựchành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

2. Viện kiểm sát nhân dân gồmViện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác do luật định.

3. Viện kiểm sát nhân dân cónhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chếđộ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp củatổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh vàthống nhất.

Điều 108.

1. Nhiệm kỳ của Viện trưởng Việnkiểm sát nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Việc bổ nhiệm, miễnnhiệm, cách chức, nhiệm kỳ của Viện trưởng các Viện kiểm sát khác và của Kiểmsát viên do luật định.

2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhândân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thờigian Quốc hội không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy banthường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Chế độ báo cáo công tác của Viện trưởng cácViện kiểm sát khác do luật định.

Điều 109.

1. Viện kiểm sát nhân dân do Việntrưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạocủa Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên; Viện trưởng các Viện kiểm sátcấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tốicao.

2. Khi thực hành quyền công tố vàkiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉđạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.

Chương IX.

CHÍNHQUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

Điều 110.

1. Các đơn vị hành chính của nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:

Nước chia thành tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương;

Tỉnh chia thành huyện, thị xã vàthành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận,huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương;

Huyện chia thành xã, thị trấn;thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thànhphường.

Đơn vị hành chính – kinh tế đặcbiệt do Quốc hội thành lập.

2. Việc thành lập, giải thể,nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến Nhân dân địaphương và theo trình tự, thủ tục do luật định.

Điều 111.

1. Chính quyền địa phương được tổchức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Cấp chính quyền địa phương gồmcó Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nôngthôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do luật định.

Điều 112.

1. Chính quyền địa phương tổ chứcvà bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương; quyết định các vấnđề của địa phương do luật định; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nướccấp trên.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn củachính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa cáccơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địaphương.

3. Trong trường hợp cần thiết,chính quyền địa phương được giao thực hiện một số nhiệm vụ của cơ quan nhà nướccấp trên với các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đó.

Điều 113.

1. Hội đồng nhân dân là cơ quanquyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làmchủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhândân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

2. Hội đồng nhân dân quyết địnhcác vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp vàpháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

Điều 114.

1. Ủy ban nhân dân ở cấp chínhquyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hộiđồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trướcHội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

2. Ủy ban nhân dân tổ chức việcthi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết củaHội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.

Điều 115.

1. Đại biểu Hội đồng nhân dân làngười đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương; liên hệ chặt chẽvới cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo vớicử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu,kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đạibiểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp vàpháp luật, chính sách của Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, động viênNhân dân tham gia quản lý nhà nước.

2. Đại biểu Hội đồng nhân dân cóquyền chất vấn Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các thành viên khác của Ủy ban nhândân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Thủ trưởngcơ quan thuộc Ủy ban nhân dân. Người bị chất vấn phải trả lời trước Hội đồngnhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền kiến nghị với các cơ quan nhànước, tổ chức, đơn vị ở địa phương. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nàycó trách nhiệm tiếp đại biểu, xem xét, giải quyết kiến nghị của đại biểu.

Điều 116.

1. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhândân thực hiện chế độ thông báo tình hình của địa phương cho Mặt trận Tổ quốcViệt Nam và các đoàn thể nhân dân, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các tổ chứcnày về xây dựng chính quyền và phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương; phốihợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân động viên Nhân dâncùng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh ở địaphương.

2. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổquốc Việt Nam và người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội ở địa phương đượcmời tham dự các kỳ họp Hội đồng nhân dân và được mời tham dự hội nghị Ủy bannhân dân cùng cấp khi bàn các vấn đề có liên quan.

Chương X.

HỘIĐỒNG BẦU CỬ QUỐC GIA, KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

Điều 117.

1. Hội đồng bầu cử quốc gia là cơquan do Quốc hội thành lập, có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉđạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

2. Hội đồng bầu cử quốc gia gồmChủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên.

3. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạncụ thể của Hội đồng bầu cử quốc gia và số lượng thành viên Hội đồng bầu cử quốcgia do luật định.

Điều 118.

1. Kiểm toán nhà nước là cơ quando Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiệnkiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

2. Tổng Kiểm toán nhà nước làngười đứng đầu Kiểm toán nhà nước, do Quốc hội bầu. Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toánnhà nước do luật định.

Tổng Kiểm toán nhà nước chịutrách nhiệm và báo cáo kết quả kiểm toán, báo cáo công tác trước Quốc hội;trong thời gian Quốc hội không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo trước Ủy banthường vụ Quốc hội.

3. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạncụ thể của Kiểm toán nhà nước do luật định.

Chương XI.

HIỆULỰC CỦA HIẾN PHÁP VÀ VIỆC SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP

Điều 119.

1. Hiến pháp là luật cơ bản củanước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất.

Mọi văn bản pháp luật khác phảiphù hợp với Hiến pháp.

Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đềubị xử lý.

2. Quốc hội, các cơ quan của Quốchội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơquan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp.

Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luậtđịnh.

Điều 120.

1. Chủ tịch nước, Ủy ban thườngvụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội cóquyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp. Quốc hội quyết định việc làmHiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốchội biểu quyết tán thành.

2. Quốc hội thành lập Ủy ban dựthảo Hiến pháp. Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủyban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụQuốc hội.

3. Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạnthảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp.

4. Hiến pháp được thông qua khicó ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Việctrưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định.

5. Thời hạn công bố, thời điểm cóhiệu lực của Hiến pháp do Quốc hội quyết định.

Hiến pháp này đã được Quốc hộinước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày28 tháng 11 năm 2013.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

Nguyễn Sinh Hùng

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Hiến pháp năm 2013
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề