Nội dung câu hỏi
Xin chào luật sư, em và bạn gái đang thắc mắc một số vấn đề. Cụ thể Ông ngoại em và ông ngoại cô ấy là anh em ruột, mẹ em và mẹ cô ấy là chị em chú-bác, thì em và bạn ấy có thể tiếp tục mối quan hệ không ạ? Em mong luật sư giải đáp giúp. Em cảm ơn ạ!
- Hai người cận huyết thống có được quyền kết hôn?
- Điều kiện kết hôn giữa những người cận huyết thống
- Điều kiện kết hôn giữa nam và nữ
- Quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn
- Những điểm cần lưu ý về điều kiện kết hôn hợp pháp
Luật sư tư vấn
Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Luật Việt Phong! Về vấn đề của bạn, Luật Việt Phong xin được tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Luật hôn nhân và gia đình 2014
Họ hàng đời thứ 4 có được kết hôn với nhau?
Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn:
“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
Các trường hợp cấm kết hôn được quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
“a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.”
Khoản 18 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.”
Theo thông tin bạn cung cấp, ông ngoại bạn và ông ngoại của người yêu bạn là anh em ruột, mẹ bạn và mẹ người yêu bạn là chị em chú-bác. Căn cứ theo quy định tại Khoản 18 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014, trong trường hợp của bạn, việc xác định những người có họ trong phạm vi ba đời như sau:
Đời thứ nhất: hai cụ sinh ra ông ngoại của bạn và ông ngoại của người yêu bạn
Đời thứ hai: ông ngoại bạn và ông ngoại người yêu bạn
Đời thứ ba: mẹ của bạn và mẹ của người yêu bạn
Đời thứ tư: bạn và người yêu bạn
Theo đó, bạn và người yêu bạn cùng thuộc đời thứ tư nên hai bạn không thuộc trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Nếu hai bạn đáp ứng các điều kiện về nam, nữ kết hôn với nhau theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì hai bạn có quyền được đăng ký kết hôn.
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
- Xử phạt hành vi kinh doanh karaoke không có giấy phép và gây tiếng ồn
- Có thể ly hôn vì mâu thuẫn với bố mẹ chồng không?
- Mức xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi xả rác không đúng nơi quy định?
- Người nào không phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông?
- Thành viên hợp danh ký hợp đồng kinh doanh trước khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được không?