Một số vấn đề pháp lý về vay tín chấp

Tóm tắt câu hỏi:

Một số vấn đề pháp lý về vay tín chấp

Kính gửi các vị luật sư!
Con tên là Võ Hoàng Đăng Thi. Con có theo dõi trang web và nhận thấy những thông tin được cung cấp rất hay, rất bổ ích. Thật sự con cảm ơn rất nhiều vì những kiến thức mà mọi người đã mang lại cho con.
Hiện nay, con có một số thắc mắc về vấn đề: Quy định của Nhà Nước trong vay Tín Chấp. Mong mọi người giúp con giải đáp, những vấn đề của con như sau:
1. Các tổ chức, cá nhân nào được quyền vay và cho vay tín chấp?
2. Lãi suất quy định trong cho vay tín chấp là bao nhiêu?
3. Sai phạm như thế nào thì sẽ bị xử phạt hành chính và hình sự (đối với cả người vay và người cho vay tín chấp)?
Con xin cảm ơn mọi người vì đã đọc mail,
Đăng Thi

Người gửi:  Võ Hoàng Đăng Thi

Một số vấn đề pháp lý về vay tín chấp

( Ảnh minh họa:Internet)
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi 1900 6589

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/  Căn cứ pháp lý

– Bộ luật dân sự năm 2005;

– Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009;

– Luật các tổ chức tín dụng năm 2010.

2/ Một số vấn đề pháp lý về vay tín chấp

Vay tín chấp là hình thức vay tiền ngân hàng và các tổ chức tín dụng được bảo đảm bằng sự tín nhiệm, không cần có tài sản thế chấp. Khái niệm trên cho thấy, vay tín chấp không phải là việc cho vay không có bảo đảm mà cao hơn, tài sản bảo đảm là sự tín nhiệm giữa người cho vay (các ngân hàng, tổ chức tín dụng) và người vay, thông thường là các doanh nghiệp. Vay tín chấp có một số đặc điểm sau:

 Vay tín chấp không được thực hiện được trong giai đoạn đầu của mối quan hệ giữa người cho vay và người vay. Để có được sự tín nhiệm, quan hệ vay – cho vay phải trải qua một thời gian nhất định.

Thế chủ động trong việc quyết định cho vay tín chấp thuộc về người cho vay. Bởi lẽ, khi và chỉ khi người cho vay có được độ tin cậy rất cao đối với người vay mới có thể quyết định cho vay tín chấp.

Người vay (các doanh nghiệp) đóng một vai trò to lớn trong quá trình tạo ra sự tín nhiệm để có thể vay tín chấp. Trong nhiều trường hợp, chính hoạt động kinh doanh có hiệu quả và sự minh bạch của doanh nghiệp lại là nhân tố quyết định để ngân hàng và các tổ chức tín dụng quyết định cho vay tín chấp.

– Sự tín nhiệm (“tài sản” đảm bảo tiền vay) lại là loại tài sản vô hình, không thể đem đấu giá để thu hồi vốn cho vay. Vì vậy, quyết định cho vay tín chấp của các ngân hàng và tổ chức tín dụng cần đặc biệt cẩn trọng.

a/ Về điều kiện của các chủ thể trong quan hệ vay tín chấp:

Chủ thể vay tín chấp:

– Tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay tiền tại các ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng thì đều có thể thực hiện việc vay tín chấp.

Về cá nhân: Tuổi từ 18 đến 55 đối với nữ và 60 đối với nam. Riêng khách hàng làm việc trong lĩnh vực đặc thù (như: quân nhân chuyên nghiệp, sỹ quan, giáo sư,…) phù hợp với độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật.

+Có hộ khẩu thường trú/tạm trú trên cùng tỉnh/thành phố với Chi nhánh cho vay hoặc làm việc thường xuyên tại tỉnh/thành phố Chi nhánh cho vay và có hộ khẩu thường trú tại địa bàn giáp ranh Chi nhánh cho vay.

+Có thu nhập thường xuyên và ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ trong suốt thời gian vay vốn.

Về tổ chức, điều kiện đối với tổ chức và doanh nghiệp nói chung theo quy định của pháp luật: Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã, Luật các tổ chức tín dụng…

Về chủ thể cho vay tín chấp:

Tổ chức tín dụng: ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân. Có thể liệt kê ra các tổ chức tính dụng phi ngân hàng (công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính) hiện nay thực hiện chức năng cho vay vốn tín chấp như: FE Credit, Home Credit,…

b/ Lãi suất quy định trong cho vay tín chấp

Điều 476 Bộ luật dân sự 2005 quy định về lãi suất như sau:

“1. Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.

2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.”

Theo đó, mức lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước được xác định theo Quyết định 2868/QĐ-NHNN 29/11/2010 của Ngân hàng Nhà nước, kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2010, lãi suất cơ bản là 9%/ năm.

Như vậy lãi suất cho vay các tổ chức tín dụng không được quá: 9% x 1,5 = 13,5%/năm. 

Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 2 Điều 91 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 có ghi rõ:

Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật” .

Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 83 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì trong trường hợp các văn bản pháp luật do cùng một đơn vị cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì sẽ áp dụng theo văn bản được ban hành sau. Kết hợp hai điều này có nghĩa là từ năm 2011 trở đi, các công ty tài chính được phép cho vay với lãi suất không bị giới hạn ở mức 150% lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước mà được thỏa thuận lãi suất tùy theo tình hình thị trường sao cho hợp lí.

c/ Xử phạt vi phạm hành chính khi vi phạm các quy định khi vay tín chấp

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 96/2014/NĐ-CP thì có các mức xử phạt tương ứng với các hành vi sau:

“1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Lưu giữ hồ sơ cấp tín dụng không đúng quy định của pháp luật;

b) Phát hành cam kết bảo lãnh không theo mẫu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thiết kế.

2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng theo quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Lập hợp đồng cấp tín dụng không đủ các nội dung theo quy định của pháp luật;

b) Miễn, giảm lãi suất cấp tín dụng không đúng quy định của pháp luật;

c) Cơ cấu lại thời hạn trả nợ không đúng quy định của pháp luật;

d) Áp dụng lãi suất cấp tín dụng không đúng quy định của pháp luật.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Cấp tín dụng không có hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản;

b) Thu không đúng quy định của pháp luật các loại phí liên quan đến hoạt động cấp tín dụng;

c) Ép khách hàng sử dụng tiền vay gửi lại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Cấp tín dụng đối với tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;

b) Cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 127 Luật Các tổ chức tín dụng;

c) Vi phạm quy định về cấp tín dụng tại Khoản 3 Điều 127 Luật Các tổ chức tín dụng;

d) Vay vốn thông qua khách hàng vay;

đ) Ký hợp đồng cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật.”

…”

Theo đó, các tổ chức, cá nhân có các hành vi trên thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức tương ứng.

d/ Truy cứu trách nhiệm hình sự khi vi phạm các quy định khi vay tín chấp

Theo Điều 179, Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 có quy định về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng như sau:

“1.  Người nào trong hoạt động tín dụng mà có một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến bảy năm:

a) Cho vay không có bảo đảm trái quy định của pháp luật;

b) Cho vay quá giới hạn quy định;

c) Hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về cho vay trong hoạt động  tín dụng.

2.  Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến hoạt động tín dụng từ một năm đến năm năm.”

Như vậy, có thể thấy các hình thức xử lý vi phạm được liệt kê ở trên thì đa số đều áp dụng cho chủ thể cho vay tín chấp, điều này cũng hoàn toàn hợp lý, vì trong quan hệ hợp đồng vay tín chấp này thì người vay luôn là người có vị thế yếu hơn, là người đang có nhu cầu đi vay phải lệ thuộc vào người cho vay, đôi khi người đi vay ở vị trí bất lợi đặc biệt trong các thỏa thuận về lãi suất.

Pháp luật hiện tại không có quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vay tín chấp vì vậy trường hợp người vay tín chấp vi phạm thì sẽ được pháp luật về dân sự điều chỉnh, bởi vì bản chất của vay tín chấp là hợp đồng vay tài sản nên nếu người vay có vi phạm thì đó là vi phạm nghĩa vụ về hợp đồng được giao kết giữa các bên, có thể là nghĩa vụ trả nợ, đến hạn trả nợ mà người vay không thanh toán thì có thể bị bên cho vay tín chấp khởi kiện lên cơ quan Tòa án để yêu cầu người vay hoàn trả nghĩa vụ tài sản và cả khoản lãi chậm trả.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về vấn đề Một số vấn đề pháp lý về vay tín chấp. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Một số vấn đề pháp lý về vay tín chấp
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề