Người giúp việc phải làm gì khi chủ nhà không chịu trả tiền lương?

Tóm tắt câu hỏi:

Người giúp việc phải làm gì khi chủ nhà không chịu trả tiền lương?

Tôi đã ký hợp đồng lao động (không xác định thời hạn) và làm người giúp việc tại gia đình bà D được 2 tháng với mức lương là 4 triệu đồng/ tháng. Lúc mới đầu vào làm bà D không có thái độ gì với tôi, nhưng sau khi tôi làm được nửa tháng thì bà D bắt đầu mắng mỏ và nói những câu xúc phạm tôi. Tôi có tìm hiểu từ nhà hàng xóm được biết bà D đã thay rất nhiều người giúp việc cũng vì họ không chịu được tính của bà D. Cũng vì mưu sinh, tôi đành nhẫn nhịn, bà D mắng mỏ gì tôi đều giả vờ không nghe thấy, nhưng thời gian gần đây bà D lại ngày càng làm quá, tôi không làm sai gì cả mà bà ta vẫn có những lời rất nặng nề xúc phạm tôi, có hôm bà D còn tát tôi vì tôi giặt máy một số quần áo của bà, tôi quyết định nghỉ việc ở đó, tuy nhiên bà D lại không chịu trả tiền lương cho tôi, bà D nói tôi không làm đúng việc bà ta sai, lười biếng, không tôn trọng nhà chủ…tôi đã nhiều lần đến đòi tiền nhưng bà D vẫn không trả. Tôi phải làm gì để lấy lại tiền lương cho mình? Mong luật sư tư vấn giúp.

Người gửi: Hoàng Thị Lan (Bắc Ninh)

Người giúp việc phải làm gì khi chủ nhà không chịu trả tiền lương?

 

Luật sư tư vấn:

Xin chào chị! Cám ơn chị đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của chị, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn chị như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

– Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 1 năm 2015 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động;

– Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 08 năm 2013  Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội,đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đng.

2/ Người giúp việc phải làm gì khi chủ nhà không chịu trả tiền lương?

Điều 24 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định về nguyên tắc trả lương cho người lao động như sau:

“1. Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

2.Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng. Việc người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động do trả lương chậm được quy định như sau:

a) Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm;

b) Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.”

Theo đó, việc bà D không trả lương cho chị theo đúng thỏa thuận là trái với quy định của pháp luật. Bà D sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình theo quy định sau:

 Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, hành vi trả lương không đúng kì hạn sẽ bị xử phạt hành chính:
 “3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật lao động; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; trả lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm cho người lao động thấp hơn mức quy định tại Điều 97 của Bộ luật lao động; khấu trừ tiền lương của người lao động trái quy định tại Điều 101 của Bộ luật lao động; trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định tại Điều 98 của Bộ luật lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.”

Trong trường hợp của chị, vì bà D nhất quyết không chịu trả tiền lương thì chị  có thể  làm đơn gửi đến Phòng lao động thương binh và xã hội nơi chị làm việc để họ cử hòa giải viên lao động giải quyếttrong ba ngày kể từ ngày nhận đơn họ sẽ thực hiện việc hòa giải. Sau đó, nếu không đồng ý với kết quả hòa giải thì chị có thể khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện, nơi chị làm việc để yêu cầu đòi lại tiền lương và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, hành vi xúc phạm, lăng mạ chị của bà D là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của chị, hành vi đó có thể phải bồi thường theo pháp luật dân sự hoặc cấu thành tội phạm và bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Người giúp việc phải làm gì khi chủ nhà không chịu trả tiền lương? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Người giúp việc phải làm gì khi chủ nhà không chịu trả tiền lương?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề