Những giấy tờ cần có khi làm thẻ căn cước công dân

Dạ . thưa e có bác là chủ hộ khẩu, đến giờ e đã được 19t rồi nhưng vẫn không làm được giấy cmnd vì lý do bác của e muốn cắt e ra khỏi SHK, và ko cho e mượn sổ để có thể ra phường làm hoàn thành việc thủ tục để e có thể làm giấy tờ tùy thân. E vẫn giữ giấy khai sinh nhưng đến nay ko làm được giấy cmnd vì ko có sổ hộ khẩu .

Ngọc Trà

Căn cứ pháp lý

– Luật căn cước công dân 2014
– Nghị định 137/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân
– Thông tư 35/2014/TT-BCA Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú.

can cuoc cong dan thumb1 1

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật Việt Phong, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật Việt Phong xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước công dân.

Dựa theo thông tin được cung cấp và căn cứ theo quy định về căn cước công dân, tại điều 19 Luật căn cước công dân quy định:

Điều 19. Người được cấp thẻ Căn cước công dân và số thẻ Căn cước công dân
1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.
2. Số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân.

Theo đó, công dân từ 14 tuổi trở lên quyền tiến hành thủ tục cấp thẻ căn cước công dân tại cơ quan công an nhân dân nơi người xin cấp cư trú. Áp dụng vào sự việc này, liên quan đến trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước công dân, tại điều 15 Nghị định 137/2015 quy định:

Điều 15. Trình tự, thủ tục cấp số định danh cá nhân đối với công dân đã đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú
1. Công dân đã đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú nhưng chưa được cấp số định danh cá nhân theo quy định thì khi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân, cơ quan quản lý căn cước công dân có trách nhiệm thu thập, chuyển các thông tin về công dân theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Luật Căn cước công dân cho cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an; trong đó ít nhất phải có các thông tin quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định này và các thông tin dưới đây để cấp số định danh cá nhân:
a) Nơi thường trú;
b) Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ, quan hệ với chủ hộ.
2. Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an kiểm tra thông tin của công dân, cấp và chuyển ngay số định danh cá nhân cho cơ quan cấp thẻ Căn cước công dân.
Theo đó, người tiến hành việc cấp thẻ căn cước công dân cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ bao gồm các thông tin:

– Hộ khẩu thường trú (sổ hộ khẩu, sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cấp)
– Kê khai tờ khai cấp CMND (theo mẫu)
– Lăn tay, chụp ảnh hoặc công dân nộp ảnh theo quy định

Tuy nhiên, theo thông tin ban đầu là việc chủ hộ gây khó dễ, không muốn cung cấp sổ đăng ký thường trú. Theo quy định pháp luật về cư trú, người tiến hành thủ tục cấp thẻ căn cước công dân được quyền gửi thông tin phản ánh đến cơ quan quản lý cư trú nơi đang sinh sống căn cứ theo điều 5 Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định:

Điều 5. Tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức về cư trú
2. Việc tiếp nhận thông tin thông qua các hình thức dưới đây:
a) Trực tiếp tại cơ quan đăng ký, quản lý cư trú;
b) Điện thoại;
c) Hòm thư góp ý;
d) Mạng internet, mạng máy tính;
đ) Các hình thức khác.
3. Các thông tin phản ánh của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức về cư trú phải được cán bộ đăng ký, quản lý cư trú ghi lại, trong đó thể hiện rõ thời gian, địa điểm xảy ra, liên quan đến tổ chức, cá nhân nào. Khi công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức đến phản ánh thông tin thì cần đề nghị họ cho biết họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ để cơ quan đăng ký, quản lý cư trú có văn bản trả lời khi cần thiết.

Sau khi gửi khiếu nại đến cơ quan quản lý cư trú, người tiến hành thủ tục được xác nhận về việc đã đăng ký thường trú căn cứ theo điều 13 Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định:

Điều 13. Xác nhận về việc trước đây công dân đã đăng ký thường trú
1. Thẩm quyền xác nhận: Cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú thì có thẩm quyền xác nhận việc công dân trước đây đã có hộ khẩu thường trú.
2. Hồ sơ đề nghị xác nhận bao gồm:
a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh công dân trước đây có hộ khẩu thường trú (nếu có).
3. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải xác nhận và trả kết quả cho công dân; trường hợp không xác nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Nội dung xác nhận bao gồm các thông tin cơ bản của từng cá nhân: Họ và tên, tên gọi khác (nếu có), ngày, tháng, năm sinh, giới tính, nguyên quán, dân tộc, tôn giáo, số chứng minh nhân dân, nơi thường trú, ngày, tháng, năm đăng ký thường trú, ngày, tháng, năm xóa đăng ký thường trú.
Sau khi có xác nhận về việc đã đăng ký thường trú, có thể tiến hành thủ tục cấp căn cước công dân.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về vấn đề pháp lý liên quan đến cấp thẻ căn cước công dân. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Đức Luân

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề